Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > -‘๑’- Người Đương Thời

-‘๑’- Người Đương Thời Chia sẻ những câu chuyện về những người nổi tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng

Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

this thread has 10 replies and has been viewed 41424 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 21-10-2010, 06:36 PM   #1
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Môn phái Nam Huỳnh Đạo chính thức khai môn ngày 24/11/2001. Hiện nay, Môn phái đã quy tụ hàng ngàn môn sinh và xây dựng được một đội ngũ Cao đồ hùng hậu có trình độ học thuật và đạo đức, đồng thời trang bị hệ thống võ đường mang tính hiện đại và chuyên nghiệp hóa cao.
Chưởng môn sáng lập Nam Huỳnh Đạo là Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, ông là hậu duệ đời thứ 7 của Võ tướng Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Huỳnh Đức đời nhà Nguyễn (1748-1819). Ngài là người tài đức, văn võ kiêm toàn, có công mở mang và phát triển miền Nam Gia Định và Ngài chính là Tiên sư của dòng võ Huỳnh Gia.
Võ sư chưởng môn vốn xuất thân từ dòng tộc có truyền thống nhiều đời Y – Võ, ông hấp thụ Võ công và Y gia trực tiếp từ ông nội và thân phụ, nguyên là lương y võ sư có tiếng lúc bấy giờ ở Long An. Riêng thân phụ chưởng môn còn là dịch giả cuốn “Hoàng Hán Y Học” là một trong các tác phẩm y học cổ truyền có giá trị. Trên nền tảng dòng võ gia truyền Huỳnh gia kết hợp các nguyên lý, nguyên tắc mang tính chỉ đạo của Y gia, Thái gia, Phật gia, Võ cổ truyền Việt Nam, đặc biệt với nguyện vọng làm tỏa sáng văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua võ thuật, Môn phái Nam Huỳnh Đạo chính thức sáng lập.

Thông qua các hoạt động văn hóa võ thuật tại các kỳ đại hội trong nước và quốc tế, Môn phái Nam Huỳnh Đạo được đông đảo nhân dân trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng. Đặc biệt, Môn phái đã được giới thiệu trên các đài truyền hình trung ương, địa phương và quốc tế như các nước Châu Âu, Nga, Mỹ, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, Môn phái đã nhận được nhiều lời mời giao lưu văn hóa võ thuật và giảng dạy tại các nước này.
Qua các hoạt động giao lưu văn hóa, nhiều đoàn võ thuật trong nước và quốc tế đã được đến tham quan hệ thống Đạo đường, Võ đường… Môn phái đã nhận được nhiều sự thán phục, đồng lòng ủng hộ của những người có tâm huyết xây dựng một nền võ học đậm đà bản sắc dân tộc. Các đoàn võ thuật sau khi giao lưu với Môn phái đều hết sức kính phục và ngỡ ngàng khi nhận chân những giá trị nền tảng Văn hóa Võ đạo Việt Nam.
Đạt được những thành tựu như hôm nay, Môn phái Nam Huỳnh Đạo luôn tâm nguyện sẽ là lực lượng tiên phong trong kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ sống có lý tưởng chân chính, xứng đáng với lịch sử hào hùng của Tổ tiên nòi giống Lạc Hồng.
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HuongViet vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 21-10-2010, 06:52 PM   #2
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?





Ngày 16 tháng 09 Dương Lịch hàng năm là ngày mang giá trị thiêng liêng đối với mỗi môn sinh Nam Huỳnh Đạo, đánh dấu một sự kiện trọng đại trong sự nghiệp phát triển của Môn phái. Ngày 16/09/1991 Môn phái chính thức khai môn tại Đình Nam Chơn, đây thực sự là thời điểm Văn hóa Võ đạo cao độ của toàn thể môn đồ hướng về chân tâm, chân học của Võ đạo Việt Nam.
Khởi nguồn từ sự giác ngộ của vị võ sư Chưởng Môn trẻ tuổi Huỳnh Tuấn Kiệt – người được giao sứ mệnh nắm giữ toàn bộ di sản của gia tộc họ Huỳnh nổi tiếng về Y Võ nhiều đời ở Long An. Với một căn tánh thông tuệ siêu việt, một trái tim đầy nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nước chân thành luôn trăn trở tìm phương cách tối ưu nhất để cống hiến những giá trị di sản quý báu của tổ tiên đến với toàn dân Việt Nam.
Vượt qua muôn vàn thử thách khắc nghiệt của những ngày đầu dựng nên ngọn cờ Võ học – Võ đạo trong hệ thống Võ dân tộc, Môn phái đã được đông đảo quần chúng nhân dân nhận chân và tín nhiệm. Ngày 24/11/2001, ba chữ Nam Huỳnh Đạo chính thức được dựng lên trong lòng nhân dân với những cống hiến thiết thực nhất. Đến nay, nhờ công đức sâu dày của tổ tiên và sự nỗ lực đầy quyết tâm và sáng tạo của Sư Phụ Chưởng Môn, Môn phái đã xây dựng được những nội hàm Văn hóa Võ đạo căn cơ tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển muôn đời sau.
Môn phái đã xây dựng được một lực lượng đông đảo cao đồ thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội. Những người đang ngày đêm miệt mài cống hiến vào sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, ngành nghề. Họ là những cán bộ đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa giáo dục của đất nước; những nhà giáo ưu tú; những người làm công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, giữ gìn an ninh tổ quốc. Ngoài ra, Môn phái còn có lực lượng tinh môn rộng khắp tại các quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ và một số nước khác trên thế giới. Lực lượng này đã và đang góp phần xây dựng những giá trị căn cơ làm nền tảng giới thiệu và phát huy nội hàm văn hóa Võ học – Võ đạo Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng đặt nền tảng căn cơ vững bền để Nam Huỳnh Đạo triển khai sâu rộng các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trên khắp các mặt trận và các vùng lãnh thổ nhằm góp phần xây dựng vị thế Việt Nam trên một tầm cao mới.
Môn phái Nam Huỳnh Đạo đang tham gia trực tiếp các giá trị kinh tế thông qua công tác bảo vệ sức khỏe người dân, giáo dục lối sống lành mạnh trong thế hệ thanh thiếu niên tránh những thói hư tật xấu dẫn đến các tệ nạn xã hội. Đây đang là những vấn đề trọng tâm của xã hội, tiêu tốn rất nhiều tiền của của nhân dân. Ngoài ra, Môn phái cũng đã hình thành và phát triển cơ bản các loại hình doanh nghiệp phục vụ cho sự cống hiến sâu rộng hơn. Về cơ bản, giá trị kinh tế mà các doanh nghiệp tạo ra phục vụ ngay công tác chăm lo đời sống lực lượng cán sự của Bản phái; đóng góp vào các hình thức học bổng khuyến học, hỗ trợ kinh phí đào tạo, xây dựng định hướng nghề nghiệp cho môn sinh. Về định hướng chiến lược, Môn phái sẽ áp dụng hình thức hỗ trợ kinh phí hoàn toàn, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân điều có thể tham gia học tập. Đặc biệt là công tác giáo dục cho người bất hạnh, trẻ mồ côi, người dân nghèo ở các vùng miền của tổ quốc.
Môn phái đã xây dựng một hệ thống Đạo đường hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo Tinh môn và giới thiệu bản sắc văn hóa Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới. Hệ thống Đạo đường của Môn phái là nơi truyền thụ và tu tập để gìn giữ những giá trị công phu của tổ tiên, đặc biệt lực lượng Tinh môn của Môn phái không chỉ là những người thuộc dòng tộc Huỳnh gia mà còn cho cả mọi người dân.
Qua các hoạt động giao lưu văn hóa, nhiều đoàn võ thuật trong nước và quốc tế sau khi giao lưu với Môn phái đều hết sức kính phục và ngỡ ngàng khi lần đầu tiên nhận chân những giá trị nền tảng Văn hóa Võ đạo Việt Nam, những điều tưởng chừng như chỉ còn trong những trang sử hào hùng lại đang hiện thân hàng ngày trên những con người bình dị nhất của Nam Huỳnh Đạo. Qua đó, những mối giao hảo giữa Môn phái và những người bạn trên khắp thế giới ngày càng trở nên bền chặt trên tinh thần đoàn kết, cùng nhau tiến bộ dù đó là những người bạn cách xa tận nữa vòng trái đất. Trong thời gian qua, Môn phái đã nhận được nhiều lời mời mang những nội hàm Văn hóa Võ đạo này đến giao lưu và giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới. Chắc chắn đây sẽ là những bước đi kế tiếp hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của Môn phái đó là nguyện vọng làm tỏa sáng văn hóa dân tộc thông qua Võ thuật – Võ đạo Việt Nam.

Buổi học Võ Đạo Nam Huỳnh Đạo
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HuongViet vì bạn đã đăng bài:
sweardatows (08-10-2015)
Old 21-10-2010, 07:00 PM   #3
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Văn hóa Việt Nam thấm đẫm tinh thần thượng võ
02/02/2010 8:20
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

Môn sinh Nam Huỳnh Đạo
Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, chưởng môn võ phái Nam Huỳnh Đạo vốn là hậu duệ đời thứ 7 của võ tướng Nguyễn Huỳnh Đức (tên thật là Huỳnh Tường Đức). Dù mới bước qua độ tuổi tứ tuần, ông đã có gần ba mươi năm nghiên cứu võ học. Là người kế thừa và xiển dương dòng võ Huỳnh Gia nổi tiếng, Huỳnh Tuấn Kiệt có những nhận thức và kiến giải sâu sắc về tinh thần nhân văn-thượng võ của văn hóa dân tộc…
Có không ít nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng Việt Nam có truyền thống “trọng văn khinh võ”. Ví dụ như trong dân gian có câu: “Quan văn cửu phẩm đã sang/Quan võ tứ phẩm còn mang gươm hầu” phản ánh một phần nào thực trạng đó. Ông có đồng ý với quan niệm này không?
Suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt đã trải qua bao cuộc chiến khi thì chống ngoại xâm giữ gìn bờ cõi, khi thì giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị của ngoại bang. Non sông qua bao thăng trầm còn lưu dấu biết bao võ công hiển hách, sử sách còn đó những chiến thắng oai hùng. Đấu tranh là phương thức tự vệ duy nhất của một dân tộc “đất không rộng, người không đông” khi phải đối phó với những kẻ thù lớn mạnh hơn mình cả chục lần. Nếu dân tộc ta không có một tinh thần thượng võ, và các triều đại không coi trọng nền võ bị, thì chúng ta đâu có một dải giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Vậy đâu là đặc trưng của nền võ học Việt Nam? Một môn võ thuần Việt phải có bản sắc như thế nào?

Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, chưởng môn võ phái Nam Huỳnh Đạo
Muốn tìm về nguồn cội võ học dân tộc, phải xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp của nền văn minh lúa nước cổ xưa. Đó là nền văn hóa trọng tĩnh, trong tương quan ngũ hành nó thuộc mộc tính. Cư dân trồng lúa nước thường tính tình hiền hòa, phong tục thuần phác. Do thường xuyên quan sát trời đất, khí hậu để gieo trồng và bảo vệ mùa màng, người Việt cổ đã biết suy luận ra phạm trù âm dương, ngũ hành nhằm giải thích thế giới. Bạn có thể tham khảo “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của viện sĩ Trần Ngọc Thêm. Sự cuồng nộ của thiên nhiên, sự đe dọa của thú dữ và sự xung đột giữa các bộ tộc làm con người thời cổ xưa phải tìm ra các phương pháp chiến đấu để sinh tồn. Nền văn minh rực rỡ Đông Sơn đã để lại những công cụ, vũ khí như trống đồng, rìu đồng, mũi tên đồng… đã minh chứng cho điều đó.
Xin dẫn thêm một cứ liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi, việc Thượng hoàng Trần Nhân Tông ngự cung Trùng Quang, vua Anh Tông đến chầu. Thượng hoàng nói: Nhà ta vốn là người hạ bạc, đời đời chuộng dũng cảm, nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên nguồn gốc. Trước đó một hoàng tộc triều Lý đã vượt biển sang Cao Ly, sát cánh cùng triều đình nước này chống quân Mông Cổ, lập nhiều chiến công hiển hách. Người đó chính là Hoa sơn tướng quân Lý Long Tường mà hậu duệ còn đến ngày hôm nay.
Như vậy trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần… vua tôi đều coi trọng việc võ. Võ công và văn trị luôn là hai mặt để trị quốc, giữ yên bờ cõi và an dân. Bản sắc của chiến trận và võ học Đại Việt đã được đúc kết thành nguyên lý: lấy đoản binh thắng trường trận, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều…
Nhưng nền võ học chúng ta không có những trường phái võ thuật lớn như Thiếu Lâm, Võ Đang… của Trung Quốc hoặc tầng lớp võ sĩ đạo chuyên nghiệp như Nhật Bản.
Văn hóa phản ánh sinh hoạt, tinh thần và tư tưởng của một dân tộc. Nó chịu sự chi phối của phong tục, tập quán, địa dư và tâm thức. Truyền thống văn hóa nông nghiệp Việt Nam, trong đó văn hóa làng xã vừa gìn giữ, bảo lưu vừa câu thúc, kìm hãm sự phát triển. Võ học Việt Nam cũng không tránh khỏi quy luật đó. Tuy không có các trường phái võ thuật lớn nhưng ta vẫn có các dòng võ lưu truyền trong các dòng tộc. Việt Nam còn có những vùng đất võ rất đặc trưng như Tây Sơn-Bình Định, Tân Khánh- Bà Trà, võ Kinh ở cố đô Huế, võ Héc ở vùng Thanh Nghệ, vùng đất võ Hà Tây. Hội vật làng Sình, vật Liễu Đôi, đất vật Trà Lũ… là những bằng chứng sống động đời sống thượng võ vẫn còn đến ngày hôm nay.
Trong quá khứ khi có chiến chinh, mọi người dân đều khoác áo lính (toàn dân vi binh). Khi dẹp tan giặc thù, người lính về lũy tre làng trở lại làm anh nông dân. Một xã hội thuần nông nghiệp như vậy làm sao sản sinh ra những tầng lớp võ sĩ, hiệp sĩ chuyên nghiệp như những nước khác. Đó cũng là đặc thù của văn hóa Việt Nam.
Tinh thần thượng võ dân tộc ngày nay cần được hiểu và vận dụng như thế nào?
Ngày xưa trong các trận kháng chiến chống Nguyên, Minh, Thanh… sau khi toàn thắng ông cha ta thường vỗ về, trao trả hàng binh. Làm như thế không phải vì ta sợ kẻ địch, mà vì dân tộc ta vốn có đức hiếu sinh, luôn biết “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Tinh thần thượng võ dân tộc ấy làm cho kẻ thù phải tâm phục, khẩu phục.
Ngày nay tinh thần thượng võ đặt trong bối cảnh hiện đại là lấy võ thuật làm phương tiện, rèn luyện thân tâm làm cứu cánh. Sự cân bằng và hợp nhất thân tâm của các cá thể trong xã hội sẽ tạo nên sinh lực to lớn cho văn hóa dân tộc. Việt Nam nên nhanh chóng đưa giáo dục võ thuật dân tộc vào học đường và các tổ chức xã hội. Bằng con đường võ thuật, chúng ta có thể thúc đẩy việc cải thiện thể chất nòi giống, nâng cao tinh thần dân tộc…
Xin cảm ơn võ sư.
Phước Thành (thực hiện)


Theo : [Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HuongViet vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 21-10-2010, 07:07 PM   #4
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức
12/11/2008 9:30
Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.
Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''. Lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng đá ong và vữa tam hợp theo hướng bắc-nam. Lăng được xây dựng theo lối cổ, đăng đối nghiêm ngặt, có vòng thành hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1,2m, dày 0,4m bao quanh.

Di tích nghệ thuật ''Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức''
Án ngữ lối vào mộ ở phía bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành, các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.
Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1,56m, rộng 0,95m được mang vào từ Huế. Mặt bia có dòng chử hán: ''Việt Cố Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn, Chưởng Tiền Quân, Tặng Thôi Trung Dực Vận Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Thái Phó Nguyễn Huỳnh Quận Công Chi Mộ''. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m, cao 0,3m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc. Nói chung lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo lối kiến trúc đầu đời Nguyễn: giản dị mà hùng tráng. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng 1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (nguyên viện trưởng Viện khảo cổ Sài Gòn). Trước đây vào năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ''Tiền quân phủ'' và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' bằng đồng. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghi như chào đón khách tham quan.
Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành huyền thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh- huyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã 3 đời. Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ cúng ông hết sức trọng thể. Truyền thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay.

Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ta còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba Giồng và cũng là người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương. Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích Quốc gia ngày 11/5/1993 (số quyết định 534-QĐ/BT).
Theo
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HuongViet vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 22-10-2010, 12:55 AM   #5
Hồ sơ
Do Kim Thanh
Senior Member
 
Do Kim Thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Cư ngụ: 35.2.99
Tuổi: 41
Số bài viết: 222
Tiền: 500
Thanks: 114
Thanked 91 Times in 66 Posts
Do Kim Thanh is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

K biết ông này sáng lập môn phái gì hay võ công gì. Chỉ biết cái tên, tách rời, đây là tên của một người, người bí mật. Hồi cấp 3 chỉ người ấy biết rõ mình đang nghĩ gì, trong lòng mình chất chứa những gì qua những lá thư mà mình chưa một lần gặp mặt và nói chuyện chính thức nào. Mỗi ngày đi học về người ấy lặng lẽ quan sát mình nhưng mình thì chẳng biết gì cả, những ngày mà 4 đứa thân (thường thì chỉ 3 đứa) tung tăng đi bộ về mỗi lần tan trường trong con hẽm chùa Thiên Khánh. Và cũng duy nhất người ấy mới hiểu mình tính đến tận bây giờ. Cảm ơn anh, người chưa biết mặt, tiếc là vì nóng giận và tổn thương em đã đốt những lá thư ấy, một trong những điều hối tiếc trong cuộc đời.
__________________
Try my best!!!
Do Kim Thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 4 thành viên gửi lời cám ơn đến Do Kim Thanh vì bạn đã đăng bài:
HuongViet (22-10-2010), JosephDora (29-11-2014), psydayDrype (26-09-2015), Stevvinhith (14-09-2015)
Old 22-10-2010, 01:29 PM   #6
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Trích:
Nguyên văn bởi Đỗ Kim Thành View Post
K biết ông này sáng lập môn phái gì hay võ công gì. Chỉ biết cái tên, tách rời, đây là tên của một người, người bí mật. Hồi cấp 3 chỉ người ấy biết rõ mình đang nghĩ gì, trong lòng mình chất chứa những gì qua những lá thư mà mình chưa một lần gặp mặt và nói chuyện chính thức nào. Mỗi ngày đi học về người ấy lặng lẽ quan sát mình nhưng mình thì chẳng biết gì cả, những ngày mà 4 đứa thân (thường thì chỉ 3 đứa) tung tăng đi bộ về mỗi lần tan trường trong con hẽm chùa Thiên Khánh. Và cũng duy nhất người ấy mới hiểu mình tính đến tận bây giờ. Cảm ơn anh, người chưa biết mặt, tiếc là vì nóng giận và tổn thương em đã đốt những lá thư ấy, một trong những điều hối tiếc trong cuộc đời.
oh ... bà được vinh dự thế à, hậu duệ đời thứ 7 của Nguyễn Huỳnh Đức chiếu cố .... thật là may mắn thay.
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến HuongViet vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 22-10-2010, 04:25 PM   #7
Hồ sơ
cucthan
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Số bài viết: 90
Tiền: 25
Thanks: 10
Thanked 31 Times in 18 Posts
cucthan is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Không biết ông Kiệt này, chỉ biết ông Nguyễn Tuấn Kiệt, khóa 94C, đang dạy võ trong đó, chi nhánh đường Trần Quang Khải.
cucthan is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 4 thành viên gửi lời cám ơn đến cucthan vì bạn đã đăng bài:
Evavrp (13-10-2022), HuongViet (22-10-2010), psydayDrype (11-11-2015), Stevvinhith (14-09-2015)
Old 22-10-2010, 04:52 PM   #8
Hồ sơ
Do Kim Thanh
Senior Member
 
Do Kim Thanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Cư ngụ: 35.2.99
Tuổi: 41
Số bài viết: 222
Tiền: 500
Thanks: 114
Thanked 91 Times in 66 Posts
Do Kim Thanh is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Trích:
Nguyên văn bởi HuongViet View Post
oh ... bà được vinh dự thế à, hậu duệ đời thứ 7 của Nguyễn Huỳnh Đức chiếu cố .... thật là may mắn thay.
Chắc chắn không phải ông hậu duệ đó. Vì người ĐKT đề cấp tới bây giờ chỉ khoảng cỡ 34 tuổi là cùng.
__________________
Try my best!!!
Do Kim Thanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 22-10-2010, 05:20 PM   #9
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Trích:
Nguyên văn bởi Đỗ Kim Thành View Post
K biết ông này sáng lập môn phái gì hay võ công gì. Chỉ biết cái tên, tách rời, đây là tên của một người, người bí mật. Hồi cấp 3 chỉ người ấy biết rõ mình đang nghĩ gì, trong lòng mình chất chứa những gì qua những lá thư mà mình chưa một lần gặp mặt và nói chuyện chính thức nào. Mỗi ngày đi học về người ấy lặng lẽ quan sát mình nhưng mình thì chẳng biết gì cả, những ngày mà 4 đứa thân (thường thì chỉ 3 đứa) tung tăng đi bộ về mỗi lần tan trường trong con hẽm chùa Thiên Khánh. Và cũng duy nhất người ấy mới hiểu mình tính đến tận bây giờ. Cảm ơn anh, người chưa biết mặt, tiếc là vì nóng giận và tổn thương em đã đốt những lá thư ấy, một trong những điều hối tiếc trong cuộc đời.
ồ ồ .. theo mêu tả như trên, tôi liên tưởng đến 1 người luôn luôn theo dõi từng bước, từng bước .... chân, bạn biết ai không? Đó là .... ông BẢO VỆ trường.
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 23-10-2010, 12:00 PM   #10
Hồ sơ
phanbo
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Số bài viết: 370
Tiền: 661
Thanks: 26
Thanked 180 Times in 83 Posts
phanbo is on a distinguished road
Default Ðề: Huỳnh Tuấn Kiệt là ai ?Bạn có biết không?

Cạt visit của lão võ sư Kiệt đây. Ai có nhu cầu thử thách võ nghệ của lão thì đừng ngần ngại call cho lão.



PS: ko biết sao dt mình chụp ảnh mờ quá, hic hic
phanbo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến phanbo vì bạn đã đăng bài:
psydayDrype (01-09-2015), Stevvinhith (14-09-2015)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Sẽ có một thiên sứ thay thế tôi yêu em! TrúcLy ..:: CLB Văn Thơ ::.. 12 31-08-2009 08:53 PM
Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi nhk Chuyện trẻ thơ 0 16-04-2009 12:44 PM
Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas cobemongmo ..:: CLB Văn Thơ ::.. 26 29-08-2006 06:30 PM
Liên Thanh Quyết Ngo Tuan Hiep Kim Dung-Tác giả & Tác phẩm 4 01-01-1970 07:00 AM
..::Cánh đồng Bất Tận::.. nobipotter ..:: CLB Văn Thơ ::.. 8 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:57 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps