Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Văn Thơ ::..

..:: CLB Văn Thơ ::.. Văn học , Thơ , Truyện , tùy bút , ..

Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas

Trà Hoa Nữ - Alexandre Dumas

this thread has 26 replies and has been viewed 35921 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 29-08-2006, 05:30 PM   #1
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

<span style=\'color:red\'>Chương 1

Người ta chỉ tạo nên nhân vật sau khi đã nghiên cứu kỹ con người. Cũng như, người ta chỉ nói được tiếng nước ngoài sau khi đã học hỏi nghiêm túc tiếng nói đó.
Tôi chưa đến tuổi để đi vào sáng tạo. Tôi xin chỉ làm công việc của người kể chuyện.
Xin bạn đọc tin chắc với tôi: chuyện này là một chuyện có thật. Tất cả những nhân vật trong đó, trừ vai chính, đều còn sống.
Vả chăng, ở Paris vẫn còn có chứng cho hầu hết những sự việc tôi thu thập ở đây. Những nhân chứng đó có thể xác nhận hoặc bổ sung cho câu chuyện, nếu ghi nhận của tôi còn thiếu sót. Nhờ một trường hợp đặc biệt, chỉ riêng tôi mới có thể viết laị sự việc đó. Bởi vì tôi là người độc nhất nắm được những chi tiết cuối cùng của nó. Thiếu những chi tiết này, không thể nào kể lại câu chuyện một cách đầy đủ và thú vị được.
Tôi xin cho biết tất cả những chi tiết đến với tôi như thế nào.
Ngày 13 tháng 03 năm 1847, tôi đọc được ở đường Lapphit một yết thị lớn màu vàng, thông báo một cuộc bán đấu giá những động sản và những đồ vật hiếm đắt tiền. Cuộc đấu giá này được thực hiện sau khi người chủ đã chết. Trên yết thị không ghi tên người chủ là ai. Nhưng cuộc bán đấu giá sẽ bắt đầu vào ngày 16, từ trưa đến năm giờ chiều, tại đường Anti, nhà số 9.
Yết thị còn cho biết trong hai ngày 13 và 14, mọi người có thể đến thăm căn nhà và xem trước đồ đạc.
Vốn là người yêu thích những đồ vật quý hiếm, tôi tự nhủ sẽ không bỏ qua dịp này, nếu không mua gì thì cũng đến để xem.
Ngày hôm sau, tôi đến ngôi nhà số 9 đường Anti. Còn sớm lắm, thế nhưng nhiều người đã có mặt trong phòng. Họ ăn mặc nhung lụa đẹp đẽ, có xe song mã sang trọng dừng đợi trước cửa, nhưng vẫn ngắm nhìn sự xa hoa tráng lệ đang trải ra trước mắt một cách ngạc nhiên, có thể nói có ý thán phục nữa là khác.
Lát sau, tôi hiểu sự thán phục và ngạc nhiên ấy. Bởi vì khi đã xem xét kỹ, tôi nhận biết một cách rõ ràng: đây là căn phòng của một người đàn bà chuyên sống với tình nhân. Nay, nếu có một điều mà các bà phong nhã muốn xem – và ở đây có những bà phong nhã – thì đó chính là tư thất của người đàn bà phóng đãng, mà cách phục sức hàng ngày dám cạnh tranh với các bà. Những người đàn bà này, cũng như các bà, thuê những lô riêng ngay bên cạnh các bà trong các nhà hát; và ở Paris, họ cũng phô bày một cách xấc xược cái nhan sắc hào nhoáng, đồ nữ trang và những vụ tại tiếng.
Người đàn bà trước kia là chủ căn phòng này đã chết rồi. Những người đàn bà khác, những con người đạo đức nhất, có thể đi sâu vào bên trong căn phòng của người đã khuất. Cái chết đã thuần khiết hoá không khí cái hang ổ uế tạp lộng lẫy này. Hơn nữa, nếu cần, các bà vẫn có lý do để tự biện hộ: các bà đến đây để mua đồ đạc và không cần biết đây là nhà của ai. Các bà đã đọc yết thị, để có thể lựa chọn trước. Thật là đơn giản. Điều này không thể ngăn cản các bà tìm kiếm, giữa tất cả những cái đẹp đẽ đó, những dấu vết đời tư của cô gái giang hồ sang trọng mà những kẻ khác, chắc chắc, đã từng truyền tụng cho nhau nhiều mẩu chuyện lạ lùng, đặc sắc.
Khốn thay! Những bí mật đã chết cả rồi cũng với nữ thần của nó. Vì vậy, dù với tất cả thịên chí, các bà cũng chỉ có thể bắt gặp được nhưng thứ được bày bán sau khi người chủ đã chết và không bắt gặp một cái gì được bán lúc người chủ còn sống. Vả lại, lắm thứ có thể mua được: bàn ghế rất đẹp, những đồ đạc bằng gỗ quý, những chậu sành sứ Xevơ, Trung Quốc, những tượng nhỏ ở Xâcxơ, xatanh, nhung, đăng ten, không thiếu thứ gì.
Tôi đi dạo trong căn phòng, theo chân những bà quý tộc tò mò đã đến đó trước tôi. Các bà đi vào một gian phòng căng đầy rèm vải Ba Tư. Tôi sắp bước vào thì bắt gặp các bà đang bước vội ra, miệng tủm tỉm cười. Hình như các bà hơi thẹn vì sự tò mò mới mẻ của mình.
Tôi như bị kích thích, lòng ham muốn được vào xem càng mạnh hơn. Đó chính là phòng trang sức đầy những chi tiết tỉ mỉ, mà tất cả đã biểu lộ đến cao độ sự hoang phí của người chủ đã chết.
Trên một cái bàn lớn kê sát vách, rộng ba thước, dài sáu thước (thước Anh) tất cả những bảo vật Ocôc và Ôđiôt sáng rực lên. Đó là một bộ sưu tập cực kỳ phong phú. Không một vật nào trong số hàng ngàn vật đó - những thứ rất cần cho sự trang sức của một người đàn bà như người chủ căn nhà này - được làm bằng một kim loại nào khác hơn vàng và bạc. Bộ sưu tập này chỉ có thể được hình thành dần dần, và chắc chắn không phải chỉ do riêng một tình nhân nào tạo lập được.
Không chút ngại ngùng, tôi đứng nhìn phòng trang sức của một kỹ nữ. Tôi thích thú quan sát từng chi tiết dù nó thế nào chăng nữa. Tất cả những vật này được chạm khắc rất đẹp và đều mang chữ đầu của những tên họ khác nhau.
Tôi nhìn tất cả những vật đó, mỗi vật biểu trưng cho một sự “bán mình” của cô gái đáng thương. Tôi tự nhủ, Thượng Đế đã khoan hồng đối với nàng; vì đã cho nàng được chết trong xa hoa và sắc đẹp, không để nàng phải chịu sự trừng phạt thông thường; nhìn thấy tuổi già của mình - tức cái chết đầu tiên đối với những cô gái giang hồ.
Thực vậy, còn gì buồn hơn là phải nhìn thấy sự già nua của tội lỗi, nhất là nơi người đàn bà? Nó không giữ được phẩm giá và cũng không gây được sự hấp dẫn. Sự hối hận cứ triền miên, không phải họ hối hận vì đã đi theo con đường xấu, mà vì những tính toán sai lầm đã có và vì những đồng tiền đã không dùng đúng chỗ. Đó là điều đáng buồn nhất mà người ta thường được nghe nói. Tôi được biết một người đàn bà, ngày trước lẳng lơ đã sinh được một cô bé. Theo lời những người cùng thời cô bé này đẹp không kém gì người mẹ xưa. Với đứa con khốn nạn này, chẳng bao giờ người mẹ đó bảo: “Con là con gái của mẹ”, trừ phi để ra lệnh cho cô phải nuôi bà lúc già yếu, như ngày trước bà phải nuôi cô, lúc cô còn thơ ấu. Cô bé khốn khổ tên là Luidơ, vâng lời mẹ làm việc hiến thân lấy tiền, không dục vọng, không đam mê, không thích thú; như cô đã chọn một cái nghề, nếu người ta nghĩ đến việc dạy cho cô một nghề.
Bắt buộc hàng ngày phải chứng kiến cảnh ăn chơi sa đoạ ngày từ lúc còn qúa trẻ, cộng thêm vào đó là tình trạng bện hoạn triền miên, cô gái đã đánh mất ý thức về thiện và ác mà Thượng Đế đã phân phát cho cô, nhưng chẳng một ai để ý giữ gìn và phát triển cái ý thức ấy cả.
Tôi còn nhớ cô gái ấy, ngày nào cũng lang thang trên những đại lộ phố phường đúng vào một thời khắc nhất định. Bà mẹ luôn đi kèm bên cạnh, cũng rất đều đặn, như một người mẹ đích thực đi theo bên cạnh đứa con gái đích thực của mình. Thuở ấy, tôi còn trẻ lắm, nên dễ chấp nhận cái luân lý dễ dàng của thời đại. Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ, cảnh canh giữ tội lỗi này gây cho tôi tâm trạng khinh bỉ và ghê tởm. Thêm vào đó, chưa bao giờ ta bắt gặp được một khuôn mặt đồng trinh nào lại có thứ tình cảm ngây thơ, vô tội đến như thế, một vóc dáng đau thương nào ảo não đến thế.
Người ta có thể nói, đây là hiện thân của Tủi Nhục.
Một ngày kia, khuôn mặt cô bừng sáng hẳn lên, giữa cảnh ăn chơi sa đoạ mà mẹ cô đã vạch chương trình. Hình như Thượng Đế đã cho phép cô gái tội lỗi đó được tiếp nhận một hạnh phúc. Xét cho cùng, lẽ nào Thượng Đế đã tạo ra một người con gái không nghị lực lại nỡ để nàng cứ phải sống không một niềm an ủi dưới gánh nặng đau thương của cuộc đời? Một ngày kia, cô nhận thấy mình đã có thai, và sự trinh trắng còn sót lại nơi cô như run lên sung sướng. Linh hồn có những nơi trú ẩn kỳ lạ. Luidơ chạy đi báo tin cho mẹ. Nói ra thật xấu hổ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không bàn đến sự vô luân của khoái lạc mà chỉ kể lại một sự kiện có thật. Có thể tốt hơn, chúng ta nên im đi, nếu chúng ta không cho rằng thỉnh thoảng nên nói đến sự đau khổ cực độ của những con người đã bị người đời buộc tội, khinh bỉ không cần đến một lời thanh minh, xét đoán. Thật đáng hổ thẹn! Nhưng quả thật người mẹ đã trả lời cho con gái của mình: “Chỉ với hai người, chúng ta đã chật vật lắm rồi. Thêm một người nữa thì lấy gì mà sống?” và “Những đứa con như thế là vô ích, thời gian thai nghén sẽ là thời gian bỏ đi”.
Ngày hôm sau, một cô đỡ, bạn thân của người mẹ, đến thăm Luidơ! Luidơ phải nằm liệt giường mấy ngày liền. Khi cô đi lại được, người cô trông xanh xao, gầy yếu hơn trước rất nhiều.

Ba tháng sau, một người đàn ông thương hại hoàn cảnh cô, đến chăm sóc, chữa trị tinh thần và thể xác cho cô. Nhưng sự xúc động trước đó đã qúa mạnh; và Luidơ đã chết, vì những biến chứng sau khi phải đẻ non.
Người mẹ còn sống: sống như thế nào? Chỉ có Thượng Đế biết!
Câu chuyện trở lại trong tâm trí tôi, lúc tôi đang đứng ngắm nghía những đồ vật bằng vàng bạc. Cứ như thế, thời gian lặng lẽ trôi qua, khi sực nhìn lại, thì trong căn phòng chỉ còn tôi và người đứng gác ở cửa. Ông chăm chú theo dõi tôi, hình như để xem tôi có lấy cắp gì không?
Tôi tiến đến gần ông ta. Quả thật, tôi đã làm cho người gác phải lo lắng đề phòng.
- Ông có thể cho tôi biết tên người chủ trước kia đã ở đây? – Tôi hỏi.
- Cô Macgơrit Gôchiê.
Tôi đã biết cô gái đó, qua tên gọi và những lần gặp mặt.
- Thế nào tôi nói với người gác - Macgơrit Gôchiê đã chết rồi.
- Thưa ông, phải.
- Từ bao giờ?
- Cách đây khoảng ba tuần.
- Tại sao người ta cho mọi người đến xem ngôi nhà này?
- Những người chủ nợ cho rằng điều đó có thể làm tăng được giá bán đồ đạc. Vải vóc và đồ đạc ở đây sẽ gây được ấn tượng mạnh đối với khách hàng khi họ xem trước chúng. Điều đó sẽ thúc đẩy tốt việc mua bán.
- Nghĩa là cô ta có nợ à?
- Ồ! Thưa ông, nhiều lắm.
- Với tiền bán đấu giá này, có thể trả đủ chứ?
- Thưa ông, thừa đủ.
- Vậy số tiền thừa sẽ thuộc về ai?
- Về gia đình cô ta.
- Cô ta có gia đình?
- Có lẽ thế.
- Cám ơn ông.
Yên tâm trước những ý tưởng của tôi, người gác cổng cúi chào tôi, và tôi bước ra.

“Cô gái khốn khổ” – Tôi tự nhủ lúc ra về. Cô ta chắc đã chết với một tâm trạng rất buồn thảm. Trong giới của cô, người ta chỉ có bạn khi khoẻ mạnh. Tôi tự nhiên cảm thấy thương xót cho số phận của Macgơrit Gôchiê…
Điều này có thể buồn cười đối với nhiều người. Nhưng tôi vốn có một thái độ khoan dung không bờ bến đối với những cô gái giang hồ phóng đãng; và tôi cũng chẳng chút bận tâm để lý giải vì sao mình có sự khoan dung đó.
Một hôm, đi lấy giấy xuất cảnh ở văn phòng tỉnh, tôi nhìn thấy trên đường phố bên cạnh một cô gái đang bị hai sen đầm áp giải. Tôi không biết cô gái đó đã làm gì. Tất cả điều tôi có thể nói là cô ta khóc sướt mướt và ôm hôn một đứa trẻ chừng ba tháng mà hoàn cảnh mới này buộc cô phải lìa xa nó. Kể từ ngày đó, tôi không bao giờ dám khỉnh bỉ một người đàn bà mà mình mới gặp lần đầu.

(Còn tiếp...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:32 PM   #2
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 2

Cuộc bán đấu giá được ấn định vào ngày 16.
Trước đó một ngày, người ta ngưng hẳn việc cho đến xem đồ đạc trong nhà, để những người thợ chuyên môn có đủ thời gian tháo gỡ rèm, màn xuống.
Những ngày ấy, tôi đi xa mới về. Theo lẽ thường người ta không cho tôi biết về cái chết của Macgơrit như một trong những tin quan trọng mà bạn bè thường báo lại cho bất cứ người nào từ xa trở về thủ đô được biết. Macgơrit thật xinh đẹp. Nhưng nếu cuộc sống cầu kỳ của người đàn bà như thế gây tai tiếng nhiều chừng nào, thì cái chết của họ ít gây xáo động chừng ấy. Đó là những lúc mặt trời lặn, lúc lặn xuống cũng như lúc mọc lên không hề rực rỡ. Cái chết của họ, nếu họ chết trẻ, thì tất cả những tình nhân họ được biét cùng một lúc. Bởi vì ở Paris, hầu hết những tình nhân của một cô gái tên tuổi đều rất quen biết nhau. Một vài kỷ niệm chung được nhắc lại. Rồi sau đó, cuộc đời những người này và những người khác vẫn cứ tiếp tục trôi đi, không hề để sự bất hạnh kia có thể khuấy động hay làm rơi một giọt nước mắt nào ở họ.
Ngày nay, khi người ta hai lăm tuổi, những giọt lệ trở nên quá khan hiếm. Nhiều lắm, chỉ những người thân thuộc đã bỏ tiền ra thuê những người khóc mướn mới phải nhỏ lệ vì số tiền đã bỏ ra mà thôi.
Còn tôi, tuy không hề có một kỷ niệm nào sâu nặng với Macgơrit, nhưng thật lòng khoan dung do bản năng, tình thương xót tự nhiên mà tôi vừa thú nhận, đã làm cho tôi suy nghĩ đến cái chết của cô có lẽ lâu hơn là cô xứng đáng được như vậy.
Nhớ lại, trước kia tôi thường gặp Macgơrit ở quảng trường Xăng Êlidê. Nàng thường đến nơi này, ngày nào cũng thế, trong một chiếc xe hai chỗ ngồi màu xanh da trời, thắng hai con ngựa màu be đẹp đẽ. Và như thế, trông nàng có một vẻ gì đó khác biệt hẳn với bạn bè của nàng. Sự khác biệt này càng nổi bật nhờ một nhan sắc thật sự ngoại hạng của nàng.
Những con người đáng thương này, mỗi khi ra đường, luôn luôn có kẻ cắp đi kèm.
Không một người đàn ông nào chịu để công chúng biết được những cuộc tình tự ban đêm với các cô gái giang hồ. Và những cô gái này sợ sự cô đơn. Các cô phải đem theo những người đàn bà khác, kém sung sướng hơn, không có xe riêng, hoặc một vài người đàn bà sang trọng đã về già, nơi họ sự hào nhoáng không còn lý do để tồn tại. Với những người đàn bà này, người ta có thể đến làm quen nói chuyện một cách tự nhiên, khi người ta muốn biết một vài chi tiết nào đó về cô gái mà các bà đi kèm.
Macgơrit thì khác hẳn. Cô đến quảng trường Xăng Êlidê bao giờ cũng đi một mình, đi riêng và lánh mặt đến mức tối đa: mùa đông, trong một tấm áo choàng lớn; mùa hè, với những chiếc áo dài rất đơn giản. Nếu cô mỉm cười với những người quen biết tình cờ gặp trên đường thì nụ cười riêng tư đó cũng rất kín đáo. Một bà hoàng cũng có thể cười như thế.
Cô không đi dạo từ ngã tư đến cổng vào Xăng Êlidê, như những người bạn cô vẫn đi từ xưa đến nay. Hai con ngựa nhanh chóng đưa cô đến khu rừng. Ở đó cô bước xuống xe, chậm rãi đi bách bộ trong khoảng một giờ, rồi lại lên xe, trở về nhà, với đôi ngựa phi nước đại.
Những cảnh ấy, mà đôi khi tôi được chứng kiến, giờ lại hiện ra trước mắt tôi. Tôi thương xót cái chết của người con gái đó, không khác nào người ta thương tiếc sự tàn phá hoàn toàn một công trình tuyệt đẹp.
Thực vậy, không dễ gì có thể tìm thấy được một sắc đẹp mê hồn như sắc đẹp của Macgơrit. người cô cao và mảnh dẻ, gần như hơi thái quá. Nhưng cô đã nắm được cái nghệ thuật tuyệt vời để làm tan biến những sơ sót của tạo hoá bằng sự sắp xếp giản dị tuyệt vời những thứ được dùng làm trang sức cho một người đàn bà. Tấm áo choàng Casơmia rộng buông gần chấm đất, để lộ mỗi bên một cái vạt rộng của chiếc áo đầm dài bằng lụa. Đôi găng tay che kín hai bàn tay áp sát vào ngực, để lộ những nếp nhăn rất khéo sắp xếp đến mức những con mắt khó tính đến mấy cũng không thể chỉ trích những đường nét chìm nổi.
Cái đầu tuyệt vời của nàng thật sự là một kỳ quan. Đầu nàng bé nhỏ, và nói như Mútxê, mẹ nàng đã tạo ra nó như thế để nắn nót nó chu đáo hơn.
Trên khuôn mặt trái xoan duyên dáng không thể tả, bạn hãy đặt lên đó một cặp mắt đen long lanh dưới đôi lông mày vòng cung, nét sắc như vẽ. Hãy giảm nhẹ sóng mắt bằng những hàng mi dài; và những hàng mi này, mỗi khi hạ xuống, toả râm phơn phớt trên sắc hồng của đôi má. Hãy vẽ một cái mũi thon nhỏ, thẳng nét, thông minh, với lỗ mũi hơi nở nang như để thu hút sức nồng cháy của cuộc sống nhục dục. Hãy hình dung một cái miệng đều đặn, với đôi môi duyên dáng nở trên những chiếc răng trắng như sữa. Hãy tô màu da với những sợi tơ nhung, thứ tơ nhung trông thấy trên một trái đào mà chưa một bàn tay nào động đến. Và như thế, bạn sẽ ý thức được toàn thể cái đầu duyên dáng sang trọng đó.
Tóc nàng đen huyền, gợn sóng tự nhiên, toả ra trên trán thành hai dải nhỏ rồi vòng ra phủ kín phía sau, trọn vẹn, chỉ đủ hé cho thấy hai viên kim cương lấp lánh nơi tai. Mỗi viên trị giá từ bốn đến năm ngàn frăng. Vì sao cuộc sống dữ dội của Macgơrit lại để lại trên khuôn mặt nàng cái ánh sáng trinh trắng, thơ ngây đến như thế? Đó chính là điều chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận mà không thể giải thích được.
Macgơrit có một chân dung tuyệt đẹp của chính mình, do Vidal vẽ. Đó là một người độc nhất có thể tạo lại nàng giống như nàng. Tôi có giữ được bức chân dung này trong vài ngày, sau khi nàng chết. Bức chân dung quả giống nàng đến lạ lùng, đủ để gợi lại cho tôi những chi tiết mà trí nhớ tôi không còn giữ được.
Trong số những chi tiết mà tôi mô tả ở trong chương này, một vài chi tiết mãi sau này mới đến với tôi. Nhưng tôi cần viết ngay, để khỏi phải trở lại khi bắt đầu câu chuyện kể về người đàn bà này.
Macgơrit dự tất cả các buổi trình diễn đầu tiên của các vở. Tối nào nàng cũng có mặt ở rạp hát hay ở vũ trường. Mỗi khi người ta cho trình bày một vở diễn mới, chắc chắn nàng sẽ có mặt, với ba vật bất ly thân luôn luôn đặt ở phía trước lô riêng của nàng tại tầng trệt; một ống nhòm, một túi kẹo và một bó hoa trà. Đều đặn mỗi tháng hai mươi lăm ngày hoa trà trắng, và năm ngày hoa trà đỏ. Người ta không biết lý do của sự đổi thay màu sắc này. Tôi nhận thấy điều đó, nhưng cũng không giải thích được. Những người thường đi xem ở các rạp nàng thường đến và các bạn nàng cũng nhận thấy điều đó như tôi.
Người ta không bao giờ thấy ở Macgơrit loại hoa nào khác ngoài hoa trà. Bởi thế, ở cửa hàng hoa bà Bacdông, nơi nàng thường đến mua hoa người ta gọi nàng bằng biệt danh “Trà hoa nữ”. Biệt danh này đã tồn tại. Tôi biết, cũng như tất cả những người sống trong một thế giới nào đó ở Paris, Macgơrit xưa kia đã là tình nhân của những chàng trai sang trọng hào nhoáng bậc nhất. Điều này nàng công nhiên nhìn nhận và những chàng trai kia cũng hãnh diện khoe khoang. Sự việc trên chứng tỏ họ rất ăn ý với nhau.
Tuy nhiên, người ta bảo rằng khoảng ba năm nay, từ sau chuyến đi Banhêe về, nàng chỉ sống với một ông quận công già nước ngoài, giàu kếch xù. Ông này đang cố gắng đưa nàng ra khỏi cuộc đời quá khứ. Điều này hình như được nàng chấp nhận khá dễ dàng.
Sau đây là những gì tôi được nghe người khác kể lại.
Mùa xuân, năm 1842, Macgơrit rất suy nhược. Các thầy thuốc buộc nàng phải đi chữa trị bằng nước suối và vì thế, nàng đến Banhêe.
Ở đó, trong số những người bệnh, có cô con gái ông quận công. Cô này không những có cùng bệnh trạng như nàng, mà còn có khuôn mặt giống Macgơrit đến nỗi nhiều người khác phải nhầm là hai chị em. Chỉ có điều, cô tiểu thư quận công trẻ tuổi này đã bị chứng lao phổi ở thời kỳ thứ ba, và đã từ trần sau khi Macgơrit đến được vài ngày.
Một buổi sáng, ông quận công – lúc đó còn lưu lại Banhêe như một người phải ở lại trên mảnh đất đã chôn vùi một phần trái tim mình - chợt bắt gặp Macgơrit trên đường đi tại một khúc quanh.
Như bắt gặp hình bóng cô gái mình đang đi qua, ông vội tiến đến gần Macgơrit, nắm tay nàng, rồi ôm choàng lấy nàng mà khóc. Và không cần hỏi nàng là ai, ông đã van nài xin được phép thường xuyên gặp nàng, được thương yêu nàng như thương yêu hình ảnh sống động của đứa con đã chết.
Macgơrit đang một mình ở Banhêe với một bà hầu phòng, lại không phải lo bị thiệt thòi chút nào trong việc ấy nên đã nhận lời.
Ở Banhêe có những người biết rõ nàng và đã công khai đến gặp ông quận công, cho ông biết hoàn cảnh thực của Gôchiê. Thật là một đòn khá mạnh đối với ông già, vì ông không còn thấy rằng người con gái này là hình ảnh của cô con gái mình nữa. Nhưng việc đã quá muộn! Người đàn bà trẻ đã trở thành một nhu cầu của tâm hồn ông và đó là cái cớ độc nhất, lý do duy nhất để ông có thể tiếp tục sống.
Ông không hề có một lời nào nặng nề với Macgơrit Gochiê. Ông không có quyền. Ông chỉ yêu cầu nàng, nếu có thể, hãy thay đổi cách sống. Để đền bù lại sự hy sinh đó, ông sẽ tạo cho nàng tất cả những gì nàng muốn. Và nàng đã nhận lời.
Phải nói vào thời kỳ đó, Macgơrit, bản chất vốn nồng nhiệt, nhưng đang trong bệnh hoạn. Quá khứ đối với nàng như một trong những nguyên nhân chính của bệnh trạng và một thứ mê tín nào đó đã làm nàng hy vọng rằng Thượng Đế sẽ cho phép nàng giữ lại sắc đẹp và sức khoẻ, nếu nàng biết hối lỗi và trở về với chúa.
Thật vậy, nước suối, những cuộc du ngoạn, sự mệt mỏi tự nhiên và sự nghỉ ngơi đã làm cho nàng gần như khoẻ hẳn vào cuối mùa hạ.
Ông quận công đưa Macgơrit trở về Paris. Ở đó, ông tiếp tục đến thăm nàng thường xuyên, như ở Banhêe.
Sự giao hảo đó – mà người khác không biết rõ cội nguồn sâu xa, cũng không biết rõ được lý do thật sự - đã gây ra nhiều tai tiếng. Bởi vì, ông quận công, vốn nổi tiếng về gia tài kếch sù của mình, giờ đây lại nổi tiếng thêm về sự ăn tiêu hoang phí.
Người ta cho đó chẳng qua là sự phóng đãng rất thường gặp ở những ông già giàu có. Chính sự phóng đãng này đã làm cho ông quận công già và người đàn bà trẻ kia gần gũi nhau. Người ta đặt ra đủ mọi giả thuyết, trừ sự thật diễn ra trước mắt.
Thực tế, tình cảm của người cha đó đối với Macgơrit rất trong sáng. Bất cứ một liên hệ nào ngoài những liên hệ thuần túy tâm hồn cô gái này, ông đều cho là tội lỗi. Không bao giờ ông nói một lời nào để Macgơrit – con gái ông - cảm thấy khó nghe.
Hãy miễn cho chúng tôi cái việc tạo cho vai chính của câu chuyện một điều gì khác hơn là sự thật. Chúng tôi xin nói thẳng ngày nào nàng còn ở Banhêe, lời hứa của nàng đối với ông quận công còn được thực hiện không gì khó khăn; và nàng đã giữ đúng. Nhưng một khi trở về Paris, người con gái vốn trước đây đã quen với cuộc sống phóng đãng ở những vũ trường, những chốn chè chén truỵ lạc, giờ lại phải sống cô đơn trừ những buổi viếng thăm thường lệ của ông quận công, cảm thấy có thể chết được vì buồn tẻ. Những sinh khí nóng bỏng của cuộc đời sóng gió ngày trước lại ùn ùn trỗi dậy trong đầu óc nàng, trong trái tim nàng.
Cũng nói thêm, Macgơrit trở về sau chuyến đi đó, lại xinh đẹp hơn trước rất nhiều. Nàng đã hai mươi tuổi. Căn bệnh chỉ được ru ngủ, chứ không phải bị đánh bại, lại tiếp tục gây cho nàng những dục vọng sôi động. Đó là hậu quả gần như thường xuyên của bệnh lao phổi. Những bạn thân của ông quận công không ngừng rình mò để bắt quả tang tội lỗi của người đàn bà mà họ cho là ông đã lầm để hại đến thanh danh của mình. Ông quận công đã đau khổ nhiều khi họ báo thẳng và chứng minh cho ông biết rằng người đàn bà trẻ nàyđã dùng những giờ mà chắc chắn ông không đến để tiếp khách; và những cuộc tiếp khách này kéo dài cho tới mãi sáng hôm sau.
Được chất vấn, Macgơrit thú nhận tất cả với ông quận công. Rồi không hề quanh co, nàng nói rằng ông đừng chăm sóc đến nàng nữa. Bởi nàng tự thấy không đủ sức để giữ trọn những lời hứa trước đây và không muốn tiếp tục nhận những ân huệ nơi một người mà nàng đã lừa dối.
Ông quận công, tám ngày liền không xuất hiện. Đó là tất cả những gì ông có thể làm được. Và sau ngày thứ tám, ông đến năn nỉ Macgơrit hãy cứ nhìn nhận ông. Ông sẵn sàng chấp nhận lối sống của nàng như nàng muốn, miễn là ông vẫn được đến thăm nàng như trước. Ông thề rằng dù phải chết đi nữa, ông cũng sẽ chẳng bao giờ đưa ra một lời phiền trách nàng.
Đó là tất cả những việc đã xảy ra trong ba tháng sau khi Macgơrit trở về Paris, nghĩa là vào khoảng tháng Mười Một hay tháng Mười Hai năm 1842.


(Còn tiếp...)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:34 PM   #3
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 3

Ngày 16, lúc một giờ, tôi đến phố Anti.
Từ trên xe, người ta đã nghe những tiếng hô vang của những người bán đấu giá.
Căn phòng đầy những khách hiếu kỳ, Người ta trông thấy ở đây, tất cả những danh vọng của những tội lỗi sang trọng được theo dõi xem xét một cách thâm hiểm bởi vài ba bà lớn. Một lần nữa, những bà này lại lấy cớ đến nơi bán đấu giá để có quyền được nhìn thấy tận mắt cuộc sống của người đàn bà mà họ không bao giờ có dịp thân thiện. Và có lẽ họ cũng đã thèm muốn thầm kín những thú vui dễ dàng cuả người đàn bà ấy.
Bà quận công F.. đi sát bên cô A… - một trong những cô gái giang hồ tân tiến. Bà huân tước T… đang lưỡng lự suy tính mua một dộng sản mà bà Đ… - người đàn bà ngoại tình sang trọng nhất và nổi danh nhất của thời đại – đang bám theo với giá cao. Ông quận công Y… vẫn thường qua Macgơrit để phá một mớ gia sản ở Paris và qua Paris để phá một mớ gia sản ở Mađơrit mà vẫn không tiêu hết được lợi tức hàng năm của mình - vừa tiếp chuyện với bà M… - một trong những con người kể chuyện láu lỉnh nhất, thỉnh thoảng viết lại những điều bà đã nói và ký tên ở những điều bà đã viết - vừa trao đổi những cái nhìn riêng tư với bà N… - người đàn bà đẹp, thường đi dạo ở quảng trường Xăng Êlidê với chiếc áo màu hồng hoặc xanh da trời, có xe riêng với hai con ngựa kéo to lớn, đẹp đẽ mà Tôny đã bán cho với gía mười ngàn frăng và bà đã trả đủ tiền rồi. Cuối cùng, cô R… - chỉ nhờ tài riêng của mình, đã làm cho vốn riêng tăng lên gấp hai lần so với những người đàn bà sang trọng có sẵn của hồi môn, và gấp ba lần so với những người đàn bà khác đã tạo nên cơ nghiệp nhờ nhân tình nhân ngãi – đã có mặt ở đây dù hôm nay trời lạnh, và hẳn không phải cô là người ít được những kẻ khác chú ý đến.
Chúng tôi còn có thể kể ra những chữ đầu tên của nhiều nhân vật khác nữa có mặt trong phòng khách này. Chính họ cũng rất ngạc nhiên khi lại được gặp gỡ nhau tại đây. Nhưng như thế tôi sợ sẽ làm mệt bạn đọc.
Chỉ cần nói, tất cả mọi người đều điên loạn. Trong số những người đàn bà có mặt tại đây, nhiều người đã từng quen biết với người đã chết, nhưng hình như họ không còn nhớ đến nàng nữa.
Người ta cười nói ồn ào. Những kẻ hô bán la chói óc. Trước những bàn đấu gía, những người khách luôn cố gắng một cách vô ích để áp đặt sự yên lặng, điều kiện cần thiết để họ có thể làm việc một cách bình tĩnh. Chưa bao giờ có một cuộc tụ họp phức tạp đến thế, sôi nổi ồn ào đến thế!
Tôi lặng lẽ nhẹ nhàng đi giữa sự náo nhiệt đáng buồn ấy, thầm nghĩ: sự ồn ào này đang diễn ra ngay bên cạnh căn phòng mà người xấu số đã trút hơi thở cuối cùng, và người ta đang bán đồ đạc trong nhà để trả những món nợ của nàng. Tôi đến đây để xem hơn là để mua. Nhìn khuôn mặt những người thầu đứng bán, tôi cảm thấy nét mặt họ rạng rỡ hẳn lên, mỗi khi có món hàng nào đó đạt đến một giá cao mà không ngờ tới.
Những con người lương thiện đã đầu tư trên sự bán mình của người đàn bà trẻ ấy và giờ đây đã thu lợi cả trăm phần. Họ đưa đơn kiện cáo nàng vào những giờ phút nàng hấp hối. Và bây giờ, sau cái chết của nàng, họ lại đến đây để nhận lãnh thành quả từ những tính toán đáng kính của họ, đồng thời nhận những món lãi sinh ra do những món tiền cho vay một cách bỉ ổi của họ.
Người xưa thật chí lý, khi họ đã chọn chung cho những kẻ lái buôn và những tên trộm cướp một vị thần để thờ.
Áo dài, hàng casơmia, đồ nữ trang… bán chạy nhanh chóng không tưởng được. Trong số đó, không có cái gì hợp với tôi cả và tôi đành chờ đợi.
Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng hô to: “Một quyển sách, đóng công phu, bìa da, mạ vàng, nhan đề “Manông Lexcô”. Có vài dòng chữ ở trang đầu. Mười frăng”.
- Mười hai! - Một giọng thốt lên, sau một lúc yên lặng khá lâu.
- Mười lăm! – Tôi hô lên.
Tại sao? Tôi không biết, chắc hẳn vì những dòng chữ viết trên cuốn sách đó.
- Mười lăm - Người hô gía lặp lại.
- Ba mươi! Người trả giá đầu tiên nhấn mạnh, vẻ thách thức, tin chắc rằng không ai có thể vượt lên được nữa.
Sự việc trở thành một cuộc đối chọi.
- Ba lăm! – Tôi la lớn.
- Bốn mươi!
- Năm mươi!
- Sáu mươi!
- Một trăm!
Tôi thú thật, nếu muốn gây ấn tượng, tôi đã thành công hoàn toàn. Bởi vì, sau cái giá đó, một sự yên lặng hoàn toàn bao phủ khắp căn phòng. Người ta chăm chú nhìn tôi, để biết cái người đã khăng khăng mua cho kỳ được cuốn sách kia.
Hình như cái giọng tôi hô tiếng cuối cùng đã làm cho đối thủ của tôi không còn nghi ngờ gì nữa: anh ta bỏ cuộc. Thế là tôi phải trả cuốn sách với giá mười lần đắt hơn. Còn anh ta chỉ khẽ nghiêng mình, nói với tôi một cách rất lịch sự, tuy hơi muộn một chút.
- Tôi xin nhường ông.
Không còn ai nói thêm gì nữa. Quyển sách được bán cho tôi. Nhưng tôi ngại một cuộc đương đầu mới mà tôi bắt buộc sẽ phải giữ lòng kiêu hãnh bằng cách làm đau đớn túi tiền của mình. Tôi xin ghi tên rồi đi ra. Chắc chắn những người chứng kiến cảnh tượng đó đã phải tự hỏi rằng tôi bỏ ra một trăm đồng để mua cuốn sách với mục đích gì, trong lúc có thể mua nó ở bất cứ nơi nào khác, với giá cao nhất cũng chỉ đến mười hay mười lăm frăng là cùng.
Một giờ sau, tôi nhờ người đến nhận sách cho mình.
Trên trang đầu của cuốn sách có ghi lời đề tặng cho người tặng sách, nét chữ viết tay rất đẹp. Lời đề tặng chỉ vẻn vẹn mấy chữ sau đây:
Manông gửi Macgơrit – Khiêm tặng.
Dưới ký tên: Acmân Đuyvan.
Người viết muốn nói gì ở các từ “Khiêm tặng”?
Phải chăng Manông đã nhận thấy nơi Macgơrit – Theo như ông Acmân Đuyvan nghĩ – một con người vượt hẳn mình về sự truỵ lạc hoặc về tâm tình?
Giải thích theo ý sau có thể dễ chấp nhận hơn. Bởi vì ý đầu là một sự thẳng thắn khiếm nhã mà Macgơrit không thể đồng ý, mặc dù nàng vẫn tự hiểu mình là người như thế nào.
Tôi lại phải đi, và tôi chỉ bận tâm vào cuốn sách vào buổi tối, khi đi nằm.
Manông Lexcô là một câu chuyện cảm động. Không một chi tiết nào của nó xa lạ đối với tôi. Tuy thế, khi có cuốn sách trong tay, tôi vẫn bị nó lôi cuốn. Tôi mở sách ra và đây là lần thứ một trăm, tôi sống lại với vai chính của tu sĩ Prêvốt. Vai chính này qúa thực, đến nỗi tôi có cảm tưởng như đã quen biết từ lâu. Trong hoàn cảnh mới này, một sự so sánh giữa người trong truyện với Macgơrit đã gây cho tôi những thích thú bất ngờ. Lòng khoan dung của tôi như lớn lên cùng nỗi đau thương của nàng, trở thành như một tình yêu đối với người con gái xấu số mà gia tài để lại đã cho tôi cơ hội có cuốn sách này. Manông trước kia đã chết trong một sa mạc, đúng vậy, nhưng chết trong cánh tay của người đàn ông đã yêu quý nàng với tất cả sự nồng cháy trong tâm hồn. Người này đã đào huyệt cho nàng, tưới lên đó những giọt nước mắt, và chôn vùi luôn ở đó trái tim của mình. Còn Macgơrit, một người con gái tội lỗi như Manông và cũng có thể được trở về với Chúa như Manông, đã chết giữa một sự xa hoa cực độ - nếu như tin vào những gì tôi đã thấy – nhưng lại giữa cái sa mạc của trái tim. Nó khô cằn hơn nhiều, đáng thương xót hơn nhiều so với cái sa mạc trong đó Manông được an nghỉ.
Macgơrit, quả vậy, như tôi được biết qua một số bạn hữu đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng của đời nàng, nàng không hề tìm được một sự an ủi thực sự nào ở bên giường bệnh. Trong hai tháng cuối cùng nàng phải chống chọi một sự hấp hối kéo dài, đầy khổ ải, đau thương.
Rồi từ Manông và Macgơrit, tôi lại nghĩ đến những người đàn bà quen biết mà tôi vẫn thường gặp họ vừa đi vừa hát. Họ đang dần dần tiến đến một cái chết đau thương tất yếu, gần như không bao giờ thay đổi.
Những con người khốn khổ! Nếu thương yêu họ là một sai lầm, thì ít ra chúng ta có thể thương xót họ. Các bạn thương xót người mù không bao giờ thấy được ánh sáng của ban ngày, người điếc không bao giờ nghe được âm thanh của tạo vật, người câm không bao giờ cất lên được những tiếng nói của tâm hồn. Nhưng vin vào một cớ e ngại giả tạo, bạn không chịu thương xót sự đui mù của trái tim, sự điếc lác của tâm hồn, sự câm lặng của lương tâm. Và đã làm cho người phụ nữ bị đày đoạ không thể thấy được con đường lương thiện, không thể nghe được tiếng gọi của Chúa và nói lên được ngôn ngữ thuần khiết của tình yêu và đức tin.
Huygô đã tạo nên Mariông Đơloocmơ, Mútxê đã tạo nên Becnơrết, Alecxanđơrơ Đuyma đã tạo nên Phécnăngđơ. Những nhà tư tưởng và thi sĩ, từ ngàn xưa, đã hiến dâng lòng khoan dung cho những người kỹ nữ. Và đôi khi vĩ nhân, bằng tình yêu và ngay cả tên tuổi của mình, đã phục hồi danh dự cho họ. Tôi nhấn mạnh như thế, là bởi vì trong số những bạn đọc của tôi, có nhiều người như đã sẵn sàng vứt cuốn sách này sợ sách này chỉ để ca ngợi tội lỗi và nghề mại dâm, và tuổi đời tác giả, chắc chắn đã góp phần tạo nên nỗi lo sợ này. Nếu ai đó nghĩ vậy, xin hãy vứt bỏ ý nghĩ sai lầm, và hãy tiếp tục đọc cuốn sách nếu chỉ vì ý nghĩa lầm lạc kia cản trở.
Tôi tin chắc một cách đơn giản vào nguyên lý này: Đối với đàn bà không được giáo dục về đạo đức, Thượng Đế hình như luôn luôn mở ra hai con đường mòn để dẫn họ đến đó. Hai con đường mòn này chính là sự đau khổ và tình yêu. Đó là những con đường đầy chông gai. Những người đàn bà nào đi vào sẽ phải trầy da, đổ máu. Nhưng đồng thời họ cũng sẽ để lại trên những gai góc của con đường ấy tất cả các thứ phục sức lộng lẫy nhơ nhuốc. Và họ đi đến đích với sự khoả thân cần thiết, không làm cho người ta phải đỏ mặt trước Chúa.
Những ai được gặp những người đàn bà dũng cảm này, phải nói lại cho tất cả mọi người biết mình đã gặp họ. Bởi vì nói lên sự việc này, tức là chúng ta đã chỉ được con đường nên đi.
Đâu đơn giản là chỉ việc đặt sẵn ngay trước ngưỡng cửa cuộc đời hai tấm bảng, một tấm mang lời chỉ dẫn: “con đường lương thiện” và tấm kia là lời răn đe: “con đường tội ác” rồi nói với những người đến đó: “Hãy lựa chọn đi!” Phải như đấng Kitô, chỉ những con đường dẫn từ con đường thứ hai đến con đường thứ nhất cho những kẻ nào đã bị cám dỗ và nhất là cho thấy: chặng đầu những con đường này không đến nỗi quá chằng chịt gai góc đến nỗi người ta e sợ không dám bước chân vào.
Đạo thiên chúa có một chuyện ngụ ngôn kỳ thú “Thằng con trai hoang phí” để khuyên chúng ta cần khoan hồng và tha thứ. Chúa Giêsu đầy tình thương đối với những tâm hồn đầy thương tích do dục vọng của con người gây ra và Chúa cũng thích băng bó những vết thương, chữa trị nó bằng chính những hương thơm. Người đã rút ra từ nó, để tự nó lành hẳn đi. Đúng như thế. Người ta bảo Mađơlen: “Người sẽ được tha tội nhiều, bởi vì người đã thương yêu”. Sự khoan hồng cao cả sẽ khơi dậy một đức tin cao cả.
Tại sao chúng ta lại cứng rắn hơn Đấng Kitô? Tại sao chúng ta cứ cứng đầu bám chặt những luận điệu của thế giới này, cái thế giới tỏ ra cứng rắn để người ta tưởng nó giàu nghị lực? Tại sao chúng lại đồng ý với nó để xua đuổi những tâm hồn đang bị rỉ máu vì những vết thương do tội lỗi của quá khứ gây nên, những tâm hồn chỉ chờ đợi được một bàn tay thân ái đến băng bó, giúp họ lấy lại được sự an lành của trái tim?
Tôi đang nói chuyện với những người cùng thế hệ với tôi - thế hệ mà những lý thuyết của ông Vônte, may mắn thay không còn nữa! - Với những người, cũng hiểu như tôi rằng nhân loại từ mười lăm năm nay đang lấy đà tiến lên, lao tới một cách can cường. Ý thức về thiện và ác đã được phân minh. Đức tin được xây dựng lại, sự tôn kính những gì thiêng liêng được trả lại. Và thế giới này, nếu không phải là hoàn toàn tốt đẹp, thì ít ra nó cũng đang dần dần trở nên tốt đẹp hơn. Những nỗ lực của tất cả con người thông minh đều hướng về một mục đích và tất cả những ý chí vĩ đại đều phục tùng một nguyên tắc: “phải tốt, phải trẻ, phải thực!”. Tôi ác chỉ là một điều hư ảo. Hãy giữ lòng tự trọng về điều thiện. Và nhất là không được thất vọng. Đừng khinh bỉ những người đàn bà không được làm mẹ, làm thiếu nữ, làm vợ. Không nên thu hẹp tình thương hạn chế chỉ trong gia đình, đừng biến lòng khoan dung thành tính ích kỷ. Bởi vì, thiên đường sẽ vui sướng trước sự hối cải của một người tội lỗi còn hơn cả khi tiếp nhận một trăm người lương thiện không hề phạm tội bao giờ. Chúng ta hãy nỗ lực làm cho thiên đường vui hơn và chắc chắn chúng ta sẽ được đền bù xứng đáng. Hãy để lại trên những con đường chúng ta đi lòng khoan dung cho tất cả những kẻ mà dục vọng trên cõi đời đã làm hư hỏng. Và có thể họ sẽ may mắn được cứu thoát bở một hy vọng thiêng liêng. Những bà già tốt bụng thường bảo, khi khuyên dùng một thứ thuốc nào đó do các bà tìm ra: “Nếu nó không làm lành bệnh, thì nó cũng không làm cho bệnh nặng thêm”. Lòng khoan dung của chúng ta cũng vậy, nếu nó không đem lại được điều tốt lành cho ai, thì cũng chẳng hại ai.
Thực vậy, tôi có vẻ táo bạo khi muốn đưa ra những kết luận to lớn từ một đề tài nhỏ bé. Nhưng tôi là một trong những người tin rằng: “Cái tất cả nằm trong cái nhỏ bé”. Đứa bé, tuy nhỏ tuổi nhưng đã hàm chứa trong nó một người lớn rồi. Bộ não tuy hẹp, nhưng đã che chở được tư tưởng. Con mắt tuy chỉ như một điểm nhỏ, nhưng đã ôm trùm vạn dặm.

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:36 PM   #4
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 4

Hai ngày sau, người ta đã bán sạch tất cả. Tổng số tiền thu được lên đến một trăm năm mươi ngàn frăng.
Những chủ nợ cùng chia nhau hai phần ba. Số còn lại được giao cho gia đình, gồm một em trai và một cháu trai.
Cô em này mở tròn đôi mắt, khi người có trách nhiệm đến báo tin cho biết: cô được một gia tài là năm mươi ngàn frăng.
Cách sáu bảy năm rồi, cô gái nhỏ này không gặp lại chị. Người chị này, một ngày nọ, đã biến mất, không biết đi nơi nào. Không ai nhận được tin tức gì về người chị, từ sau ngày người chị ra đi.
Nhận được tin, cô em vội vã đến Paris. Những người quen biết Macgơrit rất đỗi ngạc nhiên khi được biết rằng người độc nhất thừa hưởng gia sản kia là một cô gái mập chắc xinh đẹp, sinh sống ở nông thôn, chưa bao giờ đi xa khỏi làng.
Tài sản không hề mong ước bỗng dưng đến. Cô không hiểu ngọn ngành vào đâu cả.
Người ta cho hay cô em đã lại trở về nông thôn, đem theo một nỗi buồn sâu sắc về cái chết của người chị, nhưng ít nhất cũng được bù đắp phần nào, tiền lãi của số vốn thừa hưởng.
Tất cả những trường hợp đó lặp đi lặp lại ở Pariss, thành phố mẹ của tội lỗi và ô nhục, bắt đầu bị lãng quên dần. Và tôi cũng quên dần đi việc tôi đã tham dự vào biến cố đó như thế nào, cho đến khi một điều bất ngờ mới làm cho tôi biết được cuộc đời của Macgơrit với tất cả những chi tiết hết sức cảm động. Và sự xúc động đã thúc giục tôi phải viết lại câu chuyện này.
Đồ đạc đã bán sạch từ bốn năm ngày rồi. Gian phòng trống rỗng được dùng để cho thuê.
Bỗng nhiên một sáng, có kẻ đến gõ cửa nhà tôi.
Người giúp việc, đúng hơn là người gác kiêm cả ngươi giúp việc trong nhà, ra mở cửa rồi đem vào cho tôi một tấm danh thiếp, nói người đưa danh thiếp muốn nói chuyện với tôi.
Tôi nhìn tấm danh thiếp thấy dòng chữ; Acmân đuyvan.
Hình như tôi đã thấy cái tên này ở đâu rồi.Và tôi đã nhớ ra: trong trang đầu của cuốn sách Manông lexcô.
Con người tặng sách cho Macgơrit muốn nói gì với tôi? Tôi cho mời người khách lạ ấy vào tức khắc.
Đó là một người đàn ông trẻ, tóc hung hung, dáng to lớn, da hơi xanh, mặc một bộ đồ đi đường đầy bụi bặm, hình như đã vài ba ngày rồi chưa thay và cũng không buồn cho chải lại sau khi đã đến Paris.
Đuyvan rất xúc động, và cũng không cố che giấu sự xúc động của mình. Với đôi mắt đẫm lệ, giọng run run, anh ta nói với tôi:
- Thưa ông, xin ông thứ lỗi cho về việc tôi đến thăm ông hôm nay, với cách ăn mặc như thế này. Nhưng tôi cũng tin rằng giữa những người trẻ tuổi, chúng ta có thể thông cảm cho nhau dễ dàng. Hôm nay, tôi rất mong muốn được gặp ông, đến nỗi tôi không có thì giờ để đến khách sạn, dù tôi đã gửi hành lý đến đó rồi. Tôi chạy gấp đến đây, tuy còn sớm nhưng vẫn cứ lo không gặp được ông.
Tôi yêu cầu Đuyvan ngồi lại bên lò sưởi. Anh làm theo và rút khăn tay ra đưa lên cho khuất mặt trong chốc lát.
- Chắc ông không hiểu được – anh ta vừa nói vừa thở ra buồn bã - một người khách lạ như tôi, đến đây giờ này, với cách ăn mặc như thế này, và lại khóc như thế này, để mong nhờ ông một việc gì. Thưa ông, tôi đến đây, tình thực chỉ để nhờ ông giúp cho một việc quan trọng.
- Ông cứ nói, tôi sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của ông.
- Ông có đến tham dự cuộc bán đấu giá tài sản của Macgơrit Gôchiê?
Nói tới đó, sự xúc động mà người đàn ông trẻ đã dằn được trong giây lát vụt mạnh hơn anh ta, và anh buộc phải đưa hai bàn tay lên để che mắt.
- Tôi có vẻ đáng buồn cười quá!- Anh ta nói – Xin lỗi ông, và xin ông tin cho là chẳng bao giờ tôi có thể quên sự nhẫn nại mà ông đã có khi chịu khó nghe tôi.
- Thưa ông, - tôi đáp - Nếu tôi có thể giúp được điều gì đó để giảm đi một ít sự đau khổ của ông, ông cứ nói cho tôi biết. Tôi sẽ rất sung sướng khi giúp đỡ ông.
Nỗi đau khổ của Đuyvan thật đáng thương cảm, và mặc dù chưa biết mọi chuyện thế nào, tôi vẫn muốn được giúp anh.
Anh ta nói tiếp:
- Ông có mua gì tại cuộc bán đấu giá tài sản của Macgơrit?
- Thưa ông, có: một cuốn sách.
- Manông Lexcô?
- Đúng vậy.
- Ông còn giữ cuốn sách đó?
- Tôi để trong phòng ngủ của mình.
Nghe thấy thế. Acmân Đuyvan như nhẹ hẳn một gánh nặng, và cảm ơn tôi. Chừng như tôi đã giúp ích cho anh nhiều vì đã giữ lại cuốn sách.
Tôi liền đứng dậy, vào phòng lấy sách đem ra và đưa cho anh ta.
- Chính nó đây rồi! – Anh vừa nói, vừa nhìn lời đề tặng ở trang đầu, giở từng trang và nói tiếp. – Chính đây rồi!
Hai giọt nước mắt lớn nhỏ lên những trang giấy.
- Ôi! Thưa ông. – Anh ta ngẩng đầu lên nhìn tôi, không hề có ý giấu những giọt lệ và như còn muốn khóc thêm nữa là khác – ông có cần cuốn sách này lắm không?
- Thưa ông, thế nào?
- Vì tôi đến đây để xin ông nhượng lại cho tôi.
- Xin ông tha cho sự tò mò của tôi – tôi nói – Chính ông là người đã tặng cuốn sách này cho cô Macgơrit Gôchiê?
- Vâng, chính tôi.
- Thưa ông, cuốn sách này là của ông. Ông hãy nhận lại. Tôi sung sướng được trả nó lại cho ông.
Nhưng – Đuyvan hơi bối rối - vậy ít nhất, ông vui lòng cho tôi hoàn lại số tiền ông đã mua.
- Ông cho phép tôi tặng lại. Giá bán một cuốn sách trong một cuộc đấu giá như thế chẳng là bao. Và tôi cũng không nhớ rõ tôi đã trả bao nhiêu.
- Ông đã trả một trăm frăng.
- Đúng đấy - đến lượt mình, tôi cảm thấy hơi lúng túng – mà làm thế nào mà ông biết được?
- Cũng đơn giản thôi, thưa ông. Tôi hy vọng đến Paris kịp ngày bán đấu giá tài sản của Macgơrit. Nhưng mãi sáng nay tôi mới đến được. Tôi rất muốn có một vật do nàng để lại. Tôi đã chạy đến người phụ trách cuộc bán đấu giá để xin phép xem danh sách những vật đã bán và tên những người mua. Tôi thấy cuốn sách này ông mua và quyết định đến xin ông vui lòng nhượng lại cho, mặc dầu cái giá ông mua đã làm tôi e ngại rằng có thể ông cũng có một kỷ niệm nào đó trong việc mua cuốn sách.
Nói những lời như thế, Acmân tất nhiên e ngại rằng tôi cũng có thể quen biết Macgơrit như anh quen biết nàng.
Tôi vội trấn an anh ta:
- Tôi được biết cô Macgơrit chỉ vì đã từng gặp mặt thôi. Cái chết của cô gây xúc cảm nơi tôi cũng giống như xúc cảm của một người trai trẻ bao giờ cũng có khi hay tin về cái chết của một người đàn bà đẹp mà mình đã từng gặp mặt. Tôi muốn mua một cái gì đó của Macgơrit trong ngày bán đấu giá, và đã nhất quyết mua cho kỳ được cuốn sách này. Tôi không biết tại sao, chắc tại muốn trêu tức một anh chàng cứ cố leo giá như thách thức tôi tranh giành cuốn sách. Bởi thế, thưa ông, tôi xin nhắc lại rằng cuốn sách này là của ông. Xin ông hãy nhận lấy nó từ tay tôi không phải như tôi đã nhận nó từ tay người bán đấu giá. Mà hãy xem nó như vật cam kết cho một sự quen biết lâu dài hơn, sự liên hệ thân thiết hơn giữa chúng ta.
Thưa ông, ông tốt quá! – Đuyvan nắm chặt tay tôi – Tôi xin nhận và tôi sẽ biết ơn ông suốt đời.
Tôi muốn hỏi thêm Acmân về Macgơrit. Bởi vì lời đề tặng trong cuốn sách, chuyến đi của người con trai đó, nhiệt tình tìm lại cho được cuốn sách ở anh đã kích thích tính tò mò nơi tôi. Nhưng tôi sợ hỏi như thế làm cho Đuyvan hiểu nhầm là tôi đã từ chối không nhận tiền để có quyền xen vào việc riêng tư của anh.
Hình như đoán được ý của tôi, Đuyvan hỏi:
- Ông đã đọc cuốn sách này?
- Đọc hết cả.
- Ông nghĩ gì về hai dòng chữ tôi đã viết?
- Tôi hiểu ngay rằng người con gái đáng thương mà ông đã tặng cuốn sách không thuộc hạng tầm thường. Tôi không thể nào xem những dòng chữ đó chỉ là những lời khen sáo nhạt.
- Thưa ông, ông có lý. Người con gái đó đúng là một thiên thần. Đây, xin ông đọc bức thư này.
Và anh ta đưa cho tôi một tờ giấy, hình như nó đã được đọc đi đọc lại nhiều lần.
Tôi mở ra. Nội dung tờ giấy như sau:
“Anh Acmân thân mến, em đã nhận được thư anh. Anh vẫn đối tốt với em và em xin cảm ơn thượng đế vì điều này. Vâng, anh yêu quý, em đang lâm bệnh, một căn bệnh ngặt nghèo. Nhưng sự quan tâm của anh đã làm giảm đi nhiều nỗi đau đớn của em. Chắc em sẽ không còn sống được bao lâu nữa để mà được cái hạnh phúc nắm chặt lấy bàn tay đã viết lá thư rất cảm động em vừa nhận được. Những lời lẽ trong thư có thể làm cho em lành bệnh, nếu bệnh của em là căn bệnh có thể chữa lành. Em sẽ không được gặp lại anh, bởi vì, em đã đứng bên cái chết rồi, mà giờ đây em và anh lại đứng cách xa nhau đến trăm ngàn dặm. Anh Đuyvan ơi! Em Macgơrit của anh ngày xưa đã thay đổi nhiều rồi. Thà rằng anh đừng gặp em nữa còn hơn là phải gặp em trong lúc này. Anh hỏi em có tha lỗi cho anh không? Ôi! Tâm hồn cao thượng! Người bạn chí thân! Nỗi đau khổ mà anh để em phải chịu đựng chỉ là bằng chứng của tình yêu anh dành cho em mà thôi. Em nằm bệnh đã từ một tháng nay và em yêu quý thiết tha tình yêu của anh, đến nỗi ngày nào em cũng viết nhật ký đời em, bắt đầu từ lúc chún ta xa nhau cho mãi đến lúc nào em không còn đủ sức lực để viết.
Anh Đuyvan ơi! Nếu anh vẫn còn thực sự giữ lòng yêu thương em thì ngày trở về, anh hãy đến nhà Juyli Đupơra, Juyli sẽ trao cho anh cuốn nhật ký ấy. Anh sẽ tìm được trong đó cái lý do của câu chuyện đã xảy ra giữa chúng ta và hiểu mà tha thứ cho em. Juyli đối với em rất tốt. Chúng em thường ngồi nói về anh. Khi thư anh đến, Juyli cũng có mặt tại đó, và chúng em đã vừa khóc vừa đọc thư anh.
Trong trường hợp anh không cho em biết tin tức về anh, Juyli sẽ trao những tờ giấy này lại cho anh, khi anh trở về Pháp. Anh đừng cảm ơn em về tập nhật ký ấy. Sự nhớ lại hàng ngày những giây phút sung sướng độc nhất của đời em đã đem lại cho em một niềm vui rất lớn. Nếu anh tìm thấy lại được trong tập nhật ký sự tha thứ đối với quá khứ thì em lại tìm thấy ở đó một nguồn an ủi vĩnh cửu.
Em muốn để lại cho anh một cái gì đó có thể nhắc mãi hình ảnh em trong tâm trí anh. Nhưng tất cả tài sản của em đã bị tịch thu rồi và không còn một cái gì còn thuộc về em nữa.
Anh có hiểu cho không, người anh yêu quý, em sắp chết, và từ phòng ngủ của em, em đã nghe tiếng chân của người gác trong phòng khách. Những chủ nợ đã thuê người canh giữ ở đó, để không ai có thể vào lấy gì mang đi. Và nếu như em không chết, em cũng sẽ không còn gì cả. Các chủ nợ đang chờ đợi những giây phút cuối cùng của đời em để họ có thể bán đi đồ đạc.
Ôi người đời thật tàn nhẫn! Hay đúng hơn, em đã lầm, chính thượng đế rất công bằng và không thể nào lay chuyển được.
Thôi đành vậy, anh yêu quý, anh hãy đến lúc người ta bán đấu giá, và anh sẽ mua một cái gì đó. Bởi vì, nếu em để dành bất cứ một thứ gì cho anh mà người ta biết được, thì người ta sẽ cho là anh biển thủ đồ đạc bị tịch thu.
Cuộc đời mà em sẽ từ giã thật là bi đát!
Ước gì Thượng Đế sẽ rủ lòng thương! Ước gì Người sẽ cho em gặp lại anh trước khi chết. Nhưng chắc chắn hơn, em xin vĩnh biệt anh, anh yêu quý. Xin anh tha lỗi cho em nếu em không thể viết tiếp được nữa. Những người bảo sẽ chữa em lành bệnh, chỉ làm cho em ngày càng thêm hao mòn vì mất máu thôi, và bàn tay em giờ đây không đủ sức để viết thêm được nữa…
Macgơrit Gôchiê”
Thật vậy, những chữ cuối cùng rất khó đọc. Tôi trả bức thư cho Acmân. Có lẽ anh đã vừa đọc lại trong tâm trí những gì tôi đọc trên tờ giấy. Bởi vì, anh vừa cầm lấy bức thư vừa nói:
- Ai có thể nghĩ rằng một kỹ nữ lại có thể viết được một bức thư như thế.
Xúc động về những kỷ niệm ngày xưa, anh nhìn lại giây lát nét chữ trong thư, và cuối cùng đưa bức thư lên môi, rồi nói tiếp:
- Khi tôi nghĩ Macgơrit chết mà không gặp được tôi và tôi chẳng bao giờ gặp lại nàng, khi tôi nghĩ nàng đã làm cho tôi những gì mà một người chị cũng không làm được, tôi không thể nào tha thứ cho tôi, vì đã bỏ mặc nàng chết như thế.
Cho đến chết! Cho đến chết! Vẫn còn nghĩ đến tôi, vẫn viết cho tôi, và vẫn gọi tên tôi, Macgơrit thân yêu và khốn khổ!
Và Acmân, để cho tư tưởng lẫn nước mắt tự do tuôn trào, đưa tay cho tôi, nói tiếp:
- Người ta cho tôi quá trẻ con, nếu thấy tôi than khóc thế này bởi một người đàn bà đã chết. Vì người ta không thể biết được, tôi đã làm cho người đàn bà đó đau khổ như thế nào, tôi đã tàn ác như thế nào, và nàng đã tốt bụng, chịu đựng, nhẫn nhục như thế nào. Trước đây tôi cứ nghĩ tôi là người tha thứ cho nàng. Thế mà bây giờ đây, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng với sự tha thứ mà nàng đã dành cho tôi. Ôi! Tôi sẵn sàng đổi mười năm cuộc sống của tôi để được khóc một giờ dưới chân nàng.
Thật khó an ủi một niềm đau thương mà người ta không biết rõ. Tuy nhiên, vì quá thương cảm một người trai trẻ đã thành thực tâm sự với mình về những nỗi đau khổ riêng tư, tôi nghĩ những lời nói của tôi có lẽ sẽ không đến nỗi lạc lõng, vô ích đối với anh ta và tôi nói:
- Chắc anh cũng có bà con và bạn hữu? Hãy hy vọng lên. Hãy đến thăm họ. Và họ sẽ an ủi anh. Bởi vì tôi, tôi chỉ có thể thương hại cho anh thôi!
- Đúng vậy – anh vừa nói vừa đứng dậy, và đi từng bước dài trong phòng. Tôi làm phiền ông. Xin lỗi ông… Tôi quên rằng sự đau khổ của tôi đã quấy rầy đến ông, và tôi đã làm phiền ông một việc chẳng liên quan và chẳng lợi ích gì cho ông cả.
- Xin ông đừng hiểu lầm lời tôi nói. Tôi sẵn sàng giúp ông tất cả. Chỉ tiếc rằng tôi không biết làm như thế nào để làm dụi nỗi đau khổ của ông. Nếu tôi và những người bạn của tôi có thể giúp ông giải khuây, nếu cuối cùng ông cần đến tôi về bất cứ việc gì, xin ông tin là chúng tôi rất sung sướng được làm vui lòng ông.
- Xin lỗi, xin lỗi ông, sự đau khổ đã làm cho những xúc cảm con người bùng lên một cách quá mức. Ông cho phép tôi ở nán lại vài phút, đủ thời gian để tôi lau khô những giọt nước mắt, để cho những đứa nhỏ ngoài đường phố sẽ không tò mò theo nhìn một thằng con trai lớn tuổi như thế này mà lại còn khóc. Ông vừa làm cho tôi sung sướng khi trao cuốn sách này lại cho tôi. Tôi không biết phải đền đáp ông bằng cách nào.
- Bằng cách chấp nhận cho tôi được làm thân với anh ít nhiều – tôi nói với Acmân – và bằng cách cho phép tôi được biết nguyên nhân sự đau khổ của anh. Người ta sẽ được an ủi khi kể lại cho người khác nghe những đau khổ của mình.
- Ông có lý. Nhưng hôm nay tôi quá cần được khóc. Nếu phải kể, tôi chỉ có thể nói ra những lời lẽ rời rạc, chẳng liên hệ gì với nhau. Một ngày khác tôi sẽ kể lại câu chuyện đó. Ông sẽ thấy tôi có lý hay không khi thương tiếc người con gái ấy. Và giờ đây – anh nói tiếp, vừa lấy tay dụi mắt vừa nhìn mình trong tấm kính lớn – có lẽ ông thấy tôi không đến nỗi ngốc lắm! Xin ông cho phép tôi được trở lại thăm ông.
Cái nhìn của người con trai ấy hiền dụi và trong sáng. Tôi chỉ muốn ôm lấy anh ta mà hôn
Còn anh ta, đôi mắt lại bắt đầu mờ lệ. Biết tôi nhận thấy, anh ta vội nhìn đi chỗ khác.
- Anh ạ - tôi nói – hãy can đảm lên!
- Xin chào ông.
Phải cố gắng đến cực độ để khỏi khóc, anh bước ra, đúng hơn là anh chạy vội vã ra khỏi nhà tôi.
Tôi vén màn cửa sổ và nhìn thấy anh bước lên chiếc xe nhỏ đang chờ trước cửa. Nhưng vừa ngồi vào xe anh đã lấy chiếc khăn tay ra che mặt và oà khóc.

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:38 PM   #5
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 5

Một thời gian khá lâu trôi qua. Tôi không nghe nói đến Acmân. Nhưng trái lại tôi thường nghe bàn tán về Macgơrit. Tôi không biết bạn có để ý không: chỉ cần cái tên của một người đúng ra xa lạ với bạn hoặc ít ra không liên can gì đến bạn, được nhắc một lần trước mặt bạn, là những chi tiết liên hệ khác sẽ dần dần đến vây quanh cái tên ấy. Và bạn sẽ nghe tất cả những người quen biết nói về những điều mà trước đây họ không bao giờ nói với mình. Và lúc đó bạn sẽ nhận ra rằng con người đó gần như có mối liên hệ với mình, đã nhiều lần đi qua trong đời mình mà mình không lưu ý. Bạn sẽ tìm thấy những biến cố mà bạn được nghe kể lại một sự trùng hợp, một mối quan hệ mật thiết thực sự với một số biến cố chính của đời bạn.
Trường hợp tôi không hoàn toàn đúng như thế, bởi vì tôi đã thấy nàng, đã biết nàng, đã gặp nàng rất nhiều lần. Tuy nhiên, từ ngày bán đấu gía, tôi thường được nghe nhắc đến tên nàng. Và trong trường hợp tôi vừa nói ở chương vừa qua, cái tên này hoà lẫn trong một niềm đau buồn sâu đậm, làm cho sự ngạc nhiên của tôi cứ lớn dần lên và sự tò mò của tôi cũng tăng lên theo.
Hậu quả là tôi không bao giờ tiếp xúc với một người bạn nào mà không nhắc đến Macgơrit:
- Bạn có biết một người tên Macgơrit Gôchiê không?
- Trà hoa nữ?
- Biết rõ!
Những tiếng “biết rõ” ấy đôi khi đi kèm theo những nụ cười mà người ta không thể không đoán được ý nghĩa của nó.
- Vậy à! Cô gái ấy như thế nào? – Tôi hỏi tiếp.
- Một cô gái tốt bụng.
- Chỉ có thế?
- Chúa ơi! Vâng, đúng thế. Có trí tuệ hơn và có thể có tâm hồn hơn những cô gái khác.
- Anh không biết gì đặc biệt về cô ta sao?
- Cô ta làm phá sản bá tước R…
- Chỉ có thế?
- Cô ta là tình nhân của ông quận công già tên…
- Có đúng cô ta là tình nhân của ông ta không?
- Người ta nói thế. Nhưng dù sao thì ông ta cũng đã chi cho cô ta rất nhiều tiền.
Luôn luôn vẫn những chi tiết đại để như thế.
Tuy nhiên, tôi vẫn tò mò muốn biết chút ít về câu chuyện tình giữa Macgơrit và Acmân.
Một ngày kia, tôi gặp được một trong những người đã sống nhiều trong mối thân tình với những kỹ nữ tên tuổi. Tôi hỏi:
- Anh có biết Macgơrit Gôchiê không?
Cũng vẫn tiếng “biết rõ” được lặp lại.
- Cô gái ấy thế nào?
- Đẹp và hiền lành. Cái chết của cô đã làm tôi đau đớn nhiều.
- Có phải cô ta có một tình nhân tên là Acmân Đuyvan?
- Một anh chàng cao lớn tóc hung?
- Phải.
- Đúng vậy.
- Và Acmân là người thế nào?
- Một anh chàng đã cùng tiêu hết với nàng số tiền ít ỏi của mình, tôi nghĩ vậy. Và sau đó bị bắt buộc phải xa nàng. Người ta bảo anh chàng mê nàng như điếu đổ!
- Còn nàng?
- Người ta cũng bảo nàng yêu hắn lắm. Nhưng anh bạn cũng biết thế nào là tình yêu của những cô gái đó. Không thể đòi hỏi nơi họ đến cái mức mà họ không thể cho được.
- Acmân sau đó thế nào?
- Tôi không biết. Chúng tôi biết rất ít về anh ta. Anh ta sống năm hay sáu tháng với Macgơrit, nhưng ở đồng quê. Khi nàng trở về thì anh ta đã đi rồi
- Và từ đó đến nay anh không gặp lại anh ta?
- Không hề gặp lại.
Tôi cũng vậy.Tôi không gặp lại Acmân. Đến nỗi có lúc tôi tự hỏi rằng phải chăng khi anh ta đi tìm tôi, cái tin mới nhận về cái chết của Macgơrit đã khuyếch đại cả tình yêu ngày trước lẫn sự đau khổ của anh ta? Tôi tự nhủ, có lẽ anh ta đã quên người chết rồi, đồng thời cũng đã quên lời hứa trở lại gặp tôi.
Cái giả thiết ấy có vẻ khá đúng đối với một kẻ khác. Nhưng ở đây, nỗi thất vọng của Acmân rất chân thành. Và đi từ thái cực này đến thái cực khác, tôi lại hình dung sự đau khổ của anh ta đã biến thành căn bệnh và nếu tôi không được tin tức gì của anh ta, chắc hẳn do anh ta bị bệnh, hay cũng có thể anh ta đã chết rồi.
Ngoài ý muốn của mình, tôi vẫn cứ để tâm nghĩ đến người con trai ấy. Có thể có cái gì giống như ích kỷ trong sự lưu tâm đó. Có thể tôi thoáng thấy được trong nỗi đau khổ đó một câu chuyện tâm tình cảm động. Cuối cùng, có thể vì câu chuyện tâm tình đó đã dự phần khá lớn trong niềm lo âu của tôi về sự im lặng của Acmân Đuyvan.
Bởi vì Đuyvan không đến, tôi quyết định đi tìm gặp anh. Tìm ra một duyên cớ, không khó gì. Khốn nỗi, tôi không có địa chỉ. Và trong số tất cả những người tôi gặp hỏi, không một ai biết cả.
Tôi đi đến đường Anti. Người gác cổng của Macgơrit có thể biết Acmân ở đâu. Nhưng đây lại là người gác cổng mới. Anh ta cũng chẳng biết gì hơn tôi. Thế là tôi tìm tới nghĩa trang nơi cô Giôchiê an nghỉ. Đó là nghĩa trang Môngmat.
Thời tiết tháng tư thật đẹp. Những ngôi mộ không còn vẻ đau thương và hiu quạnh như trong mùa đông. Trời đã bắt đầu trở nên ấm áp để những người còn sống nhớ lại và đi thăm viếng những người đã chết. Tôi vừa đi đến nghĩa trang vừa tự nhủ: chỉ cần thăm mộ của Macgơrit, tôi sẽ biết được nỗi đau khổ của Acmân nay có còn không, và tôi có thể sẽ biết được Đuyvan hiện giờ ra sao.
Tôi đi vào căn nhà của người giữ nghĩa trang và hỏi anh ta phải chăng ngày 22 tháng hai có một người đàn bà tên Macgơrit Gôchiê đã được an táng tại nghĩa trang Môngmat.
Người ta lật tìm trong một quyển sổ lớn có ghi tên và đánh số tất cả những người đã đưa vào nơi an nghỉ cuối cùng này và trả lời cho tôi biết, đúng vào buổi trưa ngày 22 tháng hai, một người đàn bà tên là Macgơrit Gôchiê đã được an táng tại đây.
Tôi yêu cầu người giữ nghĩa trang dẫn tôi đến ngôi mộ. Bởi vì đi vào đây mà không có người hướng dẫn thì chắc chắn không khỏi bị lạc giữa cái thành phố những người chết. Ở đây cũng có rất nhiều đường đi lối lại như thành phố của người sống. Người giữ nghĩa trang gọi bác làm vườn, chỉ bảo những điều cần thiết. Nhưng người này đã ngắt lời và nói:
- Tôi biết… Tôi biết… - bác ta quay sang phía tôi và nói tiếp - Nấm mộ ấy dễ tìm lắm.
- Tại sao vậy? – Tôi hỏi.
- Bởi vì nó có những bông hoa khác hẳn những mộ khác.
- Chính ông đã chăm sóc ngôi mộ ấy?
- Thưa ông, vâng. Và tôi ước rằng tất cả những người thân thuộc đều chăm sóc những người đã chết như người con trai đó, người đã gửi gắm ngôi mộ cho tôi.
Sau vài phút đi quanh co, người làm vườn dừng lại và nói với tôi:
- Đây, chúng tôi đã đến nơi.
Quả vậy, dưới mắt tôi là một khoảng đất vuông vức đầy hoa, khiến người ta không thể nghĩ đây là một ngôi mộ, nếu không để ý đến một tấm bia cẩm thạch trắng khắc tên một người.
Tấm bia này dựng thẳng đứng. Một khung lưới sắt bao bọc mảnh đất đã mua làm nấm mộ, mảnh đất phủ đầy hoa trà màu trắng.
- Ông nghĩ gì về ngôi mộ đó? - Người làm vườn hỏi.
- Trông thật đẹp.
- Mỗi khi một cây hoa trà héo đi, tôi được lệnh phải thay ngay cây khác.
- Thế ai ra lệnh đó?
- Một người trai trẻ. Người này đã khóc rất nhiều khi đến đây lần đầu. Hẳn đó là tình nhân của người đã chết. Hình như người chết là một người đàn bà phóng đãng. Người ta bảo cô ta rất đẹp, chắc ông có biết chứ?
- Vâng.
- Cũng như cậu kia? - Người làm vườn nói với một cụ cười láu lỉnh.
- Không, tôi không hề nói chuyện với cô ta lần nào.
- Và giờ đây, ông lại đến thăm cô ấy ở đây. Việc làm của ông thật đáng quý! Bởi vì những kẻ đến đây để thăm người con gái khốn khổ ấy thật quá thưa thớt.
- Vậy không có người nào đến nữa sao?
- Không có người nào cả, trừ chàng trai trẻ đã đến đây một lần.
- Chỉ một lần thôi à?
- Vâng, thưa ông.
- Và từ đó đến nay, anh ta không trở lại nữa?
- Vâng, nhưng anh ta sẽ lại đến khi anh ta trở về.
- Vậy anh ta đã đi xa?
- Vâng.
- Ông có biết anh ta hiện nay ở đâu không?
- Tôi tin chắc anh ta đang ở nhà em gái của cô Giôchiê.
- Làm gì ở đó?
- Anh ta đến đó để xin phép mang người chết dời đi nơi khác.
- Tại sao anh ta không để cô ây nằm ở đây?
- Ông biết, thưa ông, người sống luôn có những ưu tư đối với người chết. Chúng tôi ở đây, ngày nào cũng chứng kiến được điều đó. Mảnh đất này chỉ mua trong thời hạn năm năm. Người con trai đó muốn có một sự nhượng bán vĩnh viễn, và một mảnh đất mới hơn trong khu đất mới. Như thế sẽ tốt hơn.
- Khu đất mới là gì?
- Đó là những mảnh đất mới nằm ở bên trái khu đất này, hiện giờ người ta đang bán. Nếu nghĩa trang này từ xưa luôn luôn được giữ gìn như hiện nay, trên thế giới sẽ không có một nghĩa trang nào có thể so sánh với nó. Nhưng còn lắm việc phải làm, trước khi mọi việc được hoàn toàn như mong muốn. Hơn nữa nhiều người còn ngơ ngác lắm.
- Ông muốn nói gì?
- Tôi muốn nói, có những con người rất tự phụ, ngay cả khi đã đến nơi đây. Ấy vậy, cô Giôchiê này, hình như cô đã sống khá phóng túng, xin ông thứ lỗi cho. Giờ đây, cô gái đáng thương ấy đã chết rồi. Còn bao nhiều cô gái khác mà người ta không nhắc nhở gì đến và chúng tôi ngày nào cũng đem nước đến tưới mộ cho họ. Thế nhưng khi bà con của những người đã an nghỉ bên cạnh cô được biết cô là ai, họ muốn nêu lên ý kiến rằng họ chống đối việc để cô ta nằm ở đây; rằng phải có những mảnh đất dành riêng cho hạng đàn bà như cô ấy, cũng như mảnh đất dành cho những người nghèo khó. Người ta đã bao giờ thấy điều đó ở đâu chưa? Tôi đã nhắc nhẹ cái sai trái của họ, một cách lễ độ, tôi đây…Những người giàu có, một năm không đến đây quá bốn lần để thăm những người chết, và chỉ đem theo những bông hoa đã mua, mà những bông hoa ấy nào có ra gì! Ngay đến việc trả tiền chăm sóc mộ cho những người mà họ giao, họ cũng rất dè dặt. Họ viết lên trên những ngôi mộ ấy những lời than khóc mà họ chưa hề nhỏ ra một giọt nước mắt nào. Rồi chính họ lại đến để làm khó dễ với người láng giềng của người đã chết. Ông hãy tin những điều tôi nói. Tôi không biết cô gái này, tôi không biết cô đã từng làm gì, nhưng tôi thương cô gái bất hạnh ấy. Tôi chăm sóc mộ cô, tôi bán những hoa trà với giá rất phải chăng. Đó là một người chết mà tôi quý mến. Chúng tôi thì, thưa ông, chúng tôi bắt buộc phải thương yêu những người chết. Bởi vì công việc rất bận rộn, chúng tôi gần như không có thì giờ để thương yêu một cái gì khác nữa.
Tôi nhìn bác làm vườn và có lẽ bạn đọc cũng hiểu được sự xúc động của tôi khi nghe những lời người làm vườn nói.
Chắc hẳn người làm vườn thấy được điều đó, nên bác hỏi tiếp:
- Người ta bảo rằng nhiều người phá sản vì cô gái đó. Và cô ta có những tình nhân rất yêu quý cô ta. Thế nhưng khi tôi nghĩ, không một người nào đến đây mua cho cô ta được một cành hoa, thì thật quá lạnh lùng! Tuy thế, cô gái này cũng chưa phải là đáng thương lắm. Bởi vì cô còn có một ngôi mộ và có một người còn nhớ đến cô. Người này đã làm những bổn phận chung cho cả những người khác. Nhưng ở đây, chúng tôi còn có những người con gái khốn khổ cũng cùng hạng và cùng lứa tuổi như cô Giôchiê mà người ta đã ném xuống cái hố công cộng. Tôi đứt ruột mỗi khi nghe tiếng những thi thể đó rớt xuống lòng đất. Và không có một ai đến chăm sóc những người con gái đó, một khi họ đã nằm xuống đây. Nghề của chúng tôi làm thật không có gì để vui, nhất là khi chúng tôi còn một ít lương tâm. Ông nghĩ thế nào? Điều này mạnh hơn tôi quá nhiều. Tôi có một đứa con gái hai mươi tuổi. Mỗi khi người ta đưa đến đây một người chết trạc tuổi con tôi, tôi lại nghĩ đến nó, và mặc cho người đó là một bà lớn hay một cô gái lang thang, tôi cũng không thể nào ngăn được nỗi xúc động.
- Chắc tôi đã làm phiền ông với những mẩu chuyện của tôi. Ông đến đây hẳn không phải để nghe những chuyện như thế. Người ta bảo tôi đưa ông đến mộ cô Giôchiê, tôi đã đưa ông đến nơi. Giờ đây, tôi còn có thể làm gì nữa để giúp ông?
- Ông có biết địa chỉ của Acmân Đuyvan không?
- Có, anh ta ở đường … Chính ở đó. Ít ra, tôi đã đến đó để nhận tiền trả cho tất cả những cây hoa ông thấy đấy.
- Cảm ơn ông.
Tôi nhìn lại lần cuối ngôi mộ đầy hoa. Tôi những muốn nhìn thấu đến chiều sâu ngôi mộ để được trông thấy đất đã làm gì với một con người xinh đẹp mà người ta đã giao phó cho nó. Rồi tôi buồn bã ra về.
- Có phải ông muốn đến gặp Đuyvan không? - Người giữ vườn đi bên cạnh tôi hỏi.
- Vâng.
- Tôi tin chắc anh ta chưa trở về. Bởi vì nếu đã về, thì anh ta đã đến đây rồi.
- Như thế ông đoán chắc anh ta không quên cô Macgơrit?
- Không những tôi tin chắc, mà tôi còn cam đoan rằng Đuyvan muốn dời ngôi mộ chỉ cốt để được nhìn thấy lại cô gái đó.
- Như thế nghĩa là sao?
- Câu đầu tiên anh ta nói với tôi khi đến nghĩa trang là: “Làm thế nào để nhìn thấy mặt nàng?” Chỉ có một cách là dời ngôi mộ đi. Tôi đã hướng dẫn cho anh ta tất cả những thủ tục cần thiết để có thể dời được. Bởi vì ông biết, để chuyển những người chết từ mộ này sang mộ khác, phải được sự cho phép của gia đình và có một cảnh sát trưởng chứng giám. Chính vì để có được giấy phép Đuyvan đã đi tìm đến nhà cô em gái cô Giôchiê. Khi trở về, dĩ nhiên việc đầu tiên của anh ta là đến đây thăm chúng tôi.
Chúng tôi đi đến cổng nghĩa trang. Một lần nữa, tôi cảm ơn ngưòi làm vườn và đặt vào tay bác vài đồng bạc. Sau đó, tôi tìm đến địa chỉ của Acmân Đuyvan mà người làm vườn vừa cho tôi biết.
Acmân vẫn chưa về.
Tôi viết giấy để lại, yêu cầu anh ta khi trở về đến gặp tôi, hoặc cho tôi biết có thể tìm gặp anh ta ở đâu.
Hôm sau, vào buổi sáng, tôi nhận được thư của Đuyvan cho biết anh đã về và mời tôi đến nhà gặp anh. Anh cũng cho biết thêm vì bị mệt đến kiệt sức nên không thể đến tôi được.


(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:42 PM   #6
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 6

Tôi gặp Acmân đang nằm trên giường.
Thấy tôi, anh ta đưa bàn tay nóng hổi bắt tay tôi.
- Anh bị sốt – tôi nói.
- Sẽ không sao cả. Đây chỉ là sự mệt mỏi do một chuyến đi đường quá gấp.
- Anh đến nhà cô em gái của Macgơrit?
- Phải. Ai nói cho anh biết thế?
- Tôi biết. Anh có được thoả mãn điều anh yêu cầu không?
- Vâng, nhưng ai đã cho anh biết về chuyến đi và mục đích của tôi trong chuyến đi đó?
- Người làm vườn ở nghĩa trang.
- Anh đã thấy ngôi mộ?
Tôi lo ngại không dám trả lời. Bởi vì giọng nói chứng tỏ người nói ra câu đó đang sẵn sàng bị cuốn vào nỗi xúc động mà trước đây tôi đã có lần chứng kiến. Và một thời gian dài, cứ mỗi lần nghĩ đến hoặc nghe người khác gợi lại niềm đau thương cũ, sự xúc động ấy lại nổi lên giằng xé đau đớn trong anh.
Vì thế, tôi chỉ gật đầu.
- Ông ấy chăm sóc ngôi mộ tốt chứ? – Acmân hỏi tiếp.
Hai dòng lệ lớn lăn dài trên mà người bệnh. Anh ta cố ý quay đầu để giấu đi. Tôi làm vẻ như không để ý đến và cố gắng đổi hướng câu chuyện.
- Như thế anh đi cách đây đã ba tuần rồi? – Tôi nói.
Acmân đưa tay lên mắt và trả lời:
- Ba tuần đúng.
- Chuyến đi của anh khá lâu.
- Ồ! Tôi không đi liên tục được. Tôi đã đau hết mười lăm ngày. Nếu không tôi đã trở về lâu rồi. Vừa đến nơi, tôi đã bị sốt, và bắt buộc phải nằm mãi trong phòng.
- Và anh đã trở về đây, khi chưa lành hẳn.
- Nếu tôi ở lại thêm tám ngày nữa, có lẽ tôi đã chết rồi.
- Nhưng giờ đây, anh đã về, anh phải lo chữa trị đi. Bạn bè anh sẽ đến thăm. Tôi là người đầu tiên nếu được anh cho phép.
- Trong hai giờ nữa tôi sẽ dậy được.
- Đừng có liều thế.
- Không, được mà.
- Anh có việc gì đến nỗi phải vội thế?
- Tôi phải đi gặp ông cảnh sát trưởng.
- Tại sao anh không nhờ một người nào đó làm việc này. Nếu không anh có thể đau nặng thêm đấy.
- Chính đó là điều độc nhất có thể làm cho tôi khỏi bệnh. Tôi phải thấy được mặt nàng. Từ lúc tôi nhận được tin nàng chết, và nhất là khi tôi nhìn thấy mộ nàng, tôi không thể ngủ được nữa. Tôi không thể tưởng tượng được người đàn bà khi tôi xa, rất trẻ và rất đẹp như thế, lại chết đi. Tôi phải làm sao để có thể xác định chắc chắn điều đó. Tôi cần phải biết Thượng Đế đã đối xử như thế nào với con người mà tôi đã yêu quý đến thế. Và có thể sự ghê rợn trước cảnh tượng đó sẽ thay thế sự thất vọng của kỷ niệm. Anh sẽ đi với tôi đấy chứ… nếu điều đó không làm anh phiền lắm!
- Em gái cô ấy đã nói gì với anh?
- Không có gì cả. Cô ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy một người khách lạ muốn mua một mảnh đất để làm phần mộ cho Macgơrit, và cô ta đã ký tên ngay vào giấy phép mà tôi yêu cầu.
- Anh hãy nghe tôi, hãy đợi lành bệnh hẳn rồi tính đến chuyện dời mộ.
- Ồ! Tôi sẽ khoẻ hẳn. Anh yên tâm, vả chăng tôi sẽ điên mất, nếu tôi không kết thúc nhanh cái quyết định đó, sự thực hiện nó đã trở thành một nhu cầu cho nỗi đau của tôi. Tôi thề với anh, tôi chỉ yên tâm khi nào tôi thấy lại được Macgơrit. Đây có thể là một sự khát khao so cơn sốt đã đốt nóng tôi, một mơ ước của những đêm không ngủ, một hậu quả của sự loạn trí. Tôi sẽ xem, tôi có nên đi tu dòng kín như ông Rânxê không, sau khi đã thấy nàng.
- Tôi hiểu điều đó – tôi nói với Acmân – tôi sẵn sàng giúp anh mọi việc. Anh đã gặp Juyli Đupơra chưa?
- Vâng, tôi đã gặp cô ấy ngay ngày đầu tiên trở về.
- Cô ta có đưa cho anh những giấy tờ mà Macgơrit để lại chứ?
- Có đây – Acmân rút một cuộn giấy dưới gối đưa ra rồi để ngay lại chỗ cũ.
- Tôi thuộc lòng tất cả những gì ghi trong những tờ giấy này – anh ta nói với tôi - Từ ba tuần nay, mỗi ngày tôi đọc đi đọc lại đến mười lần. Anh cũng sẽ được đọc, nhưng sau này đã, khi tôi được bình tĩnh hơn. Và tôi có thể cho anh hiểu tất cả những gì là tâm tư, là tình cảm được bộc lộ trong những lời thú tội này. Còn bây giờ, tôi có một việc cần nhờ anh.
- Việc gì vậy?
- Anh có một chiếc xe dưới đó chứ?
- Có.
- Vậy được. Anh có thể cầm thẻ thông hành của tôi đi đến bưu điện hỏi xem có thư từ gì cho tôi không. Cha tôi và em gái tôi chắc đã viết thư đến Paris cho tôi. Tôi ra đi hết sức vội vã, đến nỗi không kịp báo tin về nhà. Khi anh trở về, chúng ta sẽ đi báo trước cho ông cảnh sát trưởng về việc dời mộ ngày mai.
Acmân trao cho tôi tờ thông hành và tôi đi đến đường Jăng Jắc Rútxô.
Có hai lá thư cho Đuyvan. Tôi nhận và đem về. Khi tôi trở về, Acmân đã ăn mặc chỉnh tề và sẵn sàng ra đi.
- Cám ơn – anh vừa nói vừa nhận những lá thư. – Vâng, - anh nói tiếp sau khi nhìn địa chỉ - đây là thư của cha tôi và em gái tôi. Hẳn họ không hiểu về sự im lặng của tôi.
Anh ta mở thư ra và đoán đúng hơn là đọc. Bởi vì mỗi lá thư dài những bốn trang, nhưng chỉ giây phút sau anh đã xếp lại.
- Thôi chúng ta đi! – Anh nói với tôi. – Tôi sẽ trả lời thư vào ngày mai.
Chúng tôi đến gặp ông cảnh sát trưởng.
Acmân trình giấy cho phép của em gái Macgơrit. Ông cảnh sát trưởng trao cho anh ta một giấy báo tin để đưa lại cho người giữ nghĩa trang. Việc dời mộ sẽ tiến hành trong ngày mai, vào 10 giờ sáng. Một giờ trước đó tôi sẽ đến gặp anh, để cùng đi với anh đến nghĩa trang.
Tôi cũng thế, tôi cũng hiếu kỳ muốn được xem cảnh tượng đó. Và tôi thú thật, đêm đó tôi không ngủ.
Chỉ với tôi cũng đã có biết bao ý tưởng đến khuấy động tâm trí rồi. Tôi nghĩ, đêm đó hẳn là một đêm dài đối với Acmân.
Ngày hôm sau, lúc chín giờ, tôi đến nhà anh. Anh trông xanh xao dễ sợ, nhưng có vẻ bình tĩnh hơn. Anh mỉm cười và đưa tay nắm tay tôi.
Những ngon nến đã cháy sạch. Trước khi ra đi Acmân lấy ra một bức thư rất dày để gửi cho cha anh. Trong đó chắc là tâm sự và những cảm giác của anh suốt một đêm.
Nửa giờ sau, chúng tôi đến Môngmat.
Ông cảnh sát trưởng đã chờ sẵn ở đó. Chúng tôi đi chầm chậm về phía phần mộ của Macgơrit. Ông cảnh sát trưởng đi đầu. Acmân và tôi tiếp theo sau cách vài bước.
Thỉnh thoảng tôi thấy cánh tay của bạn tôi run lên. Tôi nhìn anh. Anh hiểu cái nhìn và mỉm cười với tôi. Từ khi chúng tôi bước ra khỏi nhà anh đến giờ, chúng tôi không hề nói với nhau một lời.
Lúc gần tới phần mộ, Acmân dừng lại để lau những giọt mồ hôi đọng trên mặt.
Nhân lúc đó, tôi cũng dừng lại để thở. Bởi vì, chính tôi cũng nghe như quả tim mình bị siết chặt giữa hai gọng kìm.
Từ đâu mà người ta có cái cảm giác thoải mái đau đớn để dự vào những cảnh tượng như thế? Khi chúng tôi đến ngôi mộ, người làm vườn đã chuyển những chậu hoa đi nơi khác. Cái lưới sắt cũng đã lấy đi rồi và hai người đàn ông đang cong lưng đào đất.
Acmân đứng dựa vào một thân cây và nhìn.
Toàn bộ cuộc đời anh như hiện ra trong đôi mắt.
Thình lình, một nhát cuốc chạm mạnh vào một tảng đá.
Nghe tiếng động ấy, Acmân lui lại như bị điện giật. Anh siết chặt tay tôi với một sức mạnh làm đau cả bàn tay.
Một người đào huyệt lấy một cái xẻng lớn xúc đất dưới hố đem để dần lên trên. Rồi khi chỉ còn những phiến đá mà người ta chặn trên quan tài, anh ta nhặt từng phiến một, vứt ra bên ngoài.
Tôi chú ý nhìn Acmân. Tôi sợ những cảm xúc của anh, mỗi phút càng tập trung rõ rệt, có thể đánh quỵ anh. Nhưng anh vẫn cứ nhìn. Những con mắt như đóng đinh vào một chỗ và mở to như người bị điên. Má anh, môi anh nhè nhẹ run lên, chứng tỏ anh đang lâm vào một cơn xúc động rất dữ dội.
Còn tôi, tôi chỉ có thể nói một điều: Tôi hơi hối hận vì đã trót đến đây.
Khi nắp quan tài hoàn toàn hiện ra, viên cảnh sát trưởng nói với những người đào huyệt:
- Các anh mở ra.
Những người này vâng lời, bình tĩnh, như đang làm một việc giản dị nhất đời.
Quan tài bằng gỗ sồi. Những người đào huyệt bắt đầu mở những đinh vít nắp quan tài. Đất ẩm ướt đã làm cho những cái đinh sét gỉ, vì thế mở ra cũng không dễ lắm. Một mùi hôi khó chịu xông lên, mặc dù thi hài người chết đã được liệm giữa những loại cây cỏ có hương thơm.
- Thượng đế ơi! Thượng đế! – Acmân thì thầm. Và anh trở nên xanh xao một cách đáng sợ.
Những người đào huyệt bước lui ra.
Tấm vải liệm màu trắng rộng lớn bao bọc thi thể vẽ nên những nếp uốn khúc nhăn nhíu. Tấm vải này, một đầu đã bị rã hỏng gần như hoàn toàn, để lộ ra một bàn chân của người chết.
Tôi có cảm giác nặng nề và giờ đây, khi tôi viết những dòng này, kỷ niệm về cảnh tượng đó còn hiện ra rõ ràng trong trí tưởng tượng của tôi, với tất cả sự nặng nề của nó trong thực tại.
- Nhanh lên! – Viên cảnh sát giục.
Thế là một trong hai người đàn ông kia bắt đầu mở tấm vải liệm và nắm chặt một đầu tấm vải kéo mạnh để lộ ra khuôn mặt của Macgơrit.
Thật khủng khiếp và rùng rợn.
Hai con mắt chỉ còn hai lô sâu hoắm, đôi môi đã biến mất để lộ hàm răng nghiến chặt. Những sợi tóc đen dài và khô, dán chặt vào hai bên thái dương, che khuất phần nào những lỗ hõm màu xanh hai bên má. Thế nhưng tôi vẫn tìm thấy lại được trong khuôn mặt đó, cái khuôn mặt trắng hồng hào, vui tười ngày xưa tôi thường hay gặp.
Acmân không rời mắt khỏi khuôm mặt đó và đưa chiếc khăn tay lên miệng cắn chặt.
Tôi cảm thấy như có một vòng sắt đang siết mạnh vào đầu, một cái khăn trùm lên đôi mắt, những tiếng vù vù trong trong hai tai. Tất cả những điều tôi có thể làm là mở nút lọ dầu đã tình cờ đem theo và hít mạnh hơi dầu.
Giữa sự choáng váng ấy, tôi nghe viên cảnh sát trưởng nói với Đuyvan:
- Ông nhận ra chứ?
- Vâng! – Đuyvan trả lời.
- Thế thì đóng lại và mang đi – Viên cảnh sát trưởng nói tiếp.
Những người phu đào huyệt phủ miếng vải liệm lên mặt người chết, đóng quan tài lại, và mỗi người một đầu khiêng quan tài về chỗ người ta đã định trước cho họ.
Acmân không nhúc nhích. Cặp mắt như bị đóng đinh vào cái hố trống không. Anh ta xanh như thây ma chúng tôi vừa thấy… Có thể nói anh ta đã hoá thành đá rồi.
Tôi hiểu được cái gì đã đến, khi sự đau đớn đã giảm đi trước một cảnh tượng không còn nữa, và như thế là không có gì nâng đỡ anh nữa.
Tôi tiến đến gần viên cảnh sát trưởng:
- Sự có mặt của ông Đuyvan – tôi vừa nói vừa chỉ Acmân – có cần thiết nữa không!
- Không - ông ta đáp – tôi khuyên ông nên dẫn ông ấy về ông ấy có vẻ ốm đấy.
- Lại đây! Tôi nói với Acmân và nắm tay anh ta kéo đi.
- Cái gì? – Anh ta vừa nói vừa nhìn tôi, hình như không còn biết tôi là ai.
- Xong rồi – tôi tiếp - giờ đây anh phải về, anh bạn ạ. Anh quá xanh, lại bị lạnh. Anh sẽ tự giết anh với những cảm xúc như vậy.
- Anh có lý, chúng ta đi đi – anh trả lời như cái máy những vẫn không nhúc nhích.
Thế là tôi nắm tay anh và kéo anh đi.
Anh để tôi dẫn đi như một đứa trẻ, thỉnh thoảng chỉ thì thầm: “Anh có thấy những con mắt?”
Và anh ta quay lại nhìn, hình như cảnh tượng vừa rồi đã lên tiếng gọi anh.
Những bước chân của anh đi như đứt đoạn. Anh tiến tới bằng những bước giật. Răng của anh đánh vào nhau, tay anh lạnh ngắt. Một sự xúc động thầm kín dữ dội xâm chiếm toàn thể con người anh.
Tôi nói với anh. Anh không trả lời tôi.
Tất cả những điều anh có thể làm là để cho tôi dắt đi.
Ra khỏi cổng, chúng tôi tìm được một chiếc xe. Thật đúng lúc.
Đuyvan vừa ngồi vào chỗ thì sự run rẩy của anh tăng dần. Cơn xúc động thần kịch liệt và dữ dội này là cho tôi hoảng sợ. Nhưng anh đã nắm lấy tay tôi và thì thầm: “Không sao cả, không có chuyện gì cả, tôi chỉ muốn khóc thôi”.
Tôi thấy ngực anh phồng lên. Và máu lên đỏ ngầu đôi mắt.
Tôi đưa cho anh hít lọ dầu tôi đã dùng lúc nãy. Và khi chúng tôi về đến nhà anh, thì anh chỉ còn run rẩy thôi.
Người giúp việc giúp một tay, tôi đặt anh nằm lên giường rồi đốt một lò sưởi lớn trong phòng. Sau đó, tôi chạy đi tìm thầy thuốc của tôi, kể lại những gì vừa xảy ra cho ông ta nghe.
Người thầy thuốc chạy đến.
Acmân đỏ ửng cả người. Anh như loạn trí, và ú ớ những tiếng không ăn khớp gì với nhau. Giữa những tiếng đó, chỉ có cái tên Macgơrit là nghe được rõ ràng.
- Thế nào? – tôi hỏi bác sĩ, khi ông đã khám người bệnh xong.
- Anh ta bị một cơn sốt cao, không hơn không kém. Và cũng may đấy, tôi tin thế, lạy Chúa, anh ta đã có thể phát điên. May mắn thay cơn bệnh thể xác sẽ giết cơn bệnh tinh thần. Trong một tháng nữa anh ta sẽ qua khỏi cơn bệnh này, và có thể khỏi cả cơn bệnh tinh thần kia nữa.

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:44 PM   #7
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 7

Những loại bệnh như bệnh của Acmân, có được điều may mắn là sẽ giết chết người bệnh ngay tức khắc hoặc sẽ được chữa lành rất nhanh chóng.
Mười lăm ngày sau những biến cố tôi vừa kể trên, Acmân đã bình phục hẳn. Chúng tôi trở thành hai người bạn rất thân. Trong thời gian anh ốm, tôi thường xuyên có mặt ở cạnh anh, ngày tại phòng anh.
Mùa xuân đến đem lại sự tràn ngập của cỏ cây, hoa lá, chim muông và những khúc hát tình tứ. Cửa sổ phòng bạn tôi mở rộng, nhìn ra khu vườn tươi thắm mà những mùi hương dịu dàng bay vào tận phòng anh.
Thầy thuốc cho phép anh được ngồi dậy. Chúng tôi thường ngồi bên cửa sổ được mở rộng nói chuyện với nhau vào những giờ nắng gay gắt nhất, từ trưa đến hai giờ chiều.
Tôi giữ gìn không nhắc đến Macgơrit. Tôi luôn sợ cái tên đó sẽ đánh thức một kỷ niệm buồn bã đã được ru ngủ dưới cái bề ngoài yên lành của bạn tôi. Nhưng Acmân trái lại, hình như sung sướng được nhắc nhở đến nàng, không phải với một giọt lệ trong mắt như ngày xưa, mà với một nụ cười hiền lành, làm tôi yên tâm về trạng thái tâm hồn anh.
Tôi để ý, từ khi đến thăm nghĩa trang lần cuối, từ khi cảnh tượng bốc mộ gây cho anh một cơn xúc động dữ dôi, sự đau đớn tinh thần nơi anh hình như đã được thay thế dần dần bởi cơn bệnh thể xác. Cái chết của Macgơrit không còn hịên ra trước mắt anh trong khung cảnh ngày trước nữa. Một thứ an ủi đã hình thành, sau khi anh đã biết chắc chắn cái sự thật phũ phàng rồi. Và để đẩy lui hình ảnh đen tối thường xuất hiện nơi anh, anh đã đi sâu vào những kỷ niệm sung sướng của những ngày thân ái với Macgơrit, và hình như chỉ còn muốn giữ lại những kỷ niệm đó mà thôi.
Thân thể anh bị suy kiệt quá nhiều vì bệnh sốt, ngay cả lúc đã lành bệnh rồi vẫn không thể cho phép trí óc anh được xúc động mạnh. Và niềm vui mùa xuân của vũ trụ chung quanh Acmân đã đưa tư tưởng anh trở về với những hình ảnh xinh tươi.
Anh luôn luôn cưỡng lại, không chịu tin cho gia đình biết chuyện tai biến đã xảy ra cho anh. Khi anh đã được cứu sống rồi, cha anh vẫn không hề biết gì về bệnh tình của anh cả.
Một buổi chiều, chúng tôi ngồi bên cửa sổ lâu hơn thường lệ. Thời tiết thật đẹp. Mặt trời lặn trong một hoàng hôn xanh tươi và vàng rực. Tuy chúng tôi ở Paris, nhưng màu xanh bao quanh như đã tách rời chúng tôi khỏi thế giới bên ngoài, và thỉnh thoảng mới nghe âm vang một chiếc xe nào xa xa vọng đến xen lẫn vào giữa câu chuyện của chúng tôi.
- Cũng vào khoảng thời gian này trong năm, vào một buổi chiều như chiều hôm nay tôi gặp Macgơrit – Acmân nói, anh như đang lắng nghe những ý nghĩ của chính mình chứ không phải nghe những điều tôi nói với anh
Tôi không trả lời.
Anh quay sang phía tôi, nói tiếp:
- Thế nào tôi cũng phải kể cho anh nghe câu chuyện này. Anh sẽ viết thành một quyển sách. Có thể người ta không tin quyển sách đó, nhưng viết nó ra có thể thú vị đấy.
- Anh sẽ kể cho tôi nghe chuyện đó vào lúc khác, anh bạn ạ, anh chưa được khoẻ lắm đâu.
- Buổi chiều nay trời ấm áp tôi ăn hết một con gà gìo – anh nói với tôi và mỉm cười – Tôi hết sốt rồi. Chúng ta không có việc gì để làm, tôi sẽ kể cho anh nghe tất cả.
- Vì anh nhất định muốn thế, tôi xin nghe.
- Đó là một câu chuyện rất đơn giản. Tôi sẽ kể cho anh theo thứ tự những sự việc đã xảy ra. Nếu sau này anh có làm một cái gì đó, thì tuỳ ý anh, kể khác đi cũng được.
Dưới đây là những điều anh đã kể cho tôi nghe. Và nếu tôi có sửa đổi chăng, thì chỉ vài ba từ nào đó thôi trong câu chuyện cảm động này.
- Vâng – Acmân nói và ngả đầu dựa vào lưng ghế bành – Vâng, đó là một buổi chiều như chiều hôm nay. Tôi đã sống suốt ngày ở đồng quê với một người bạn của tôi, Gatông R… Chiều đến, chúng tôi trở về Paris, và không biết làm gì nữa, chúng tôi vào nhà hát Variêtê.
Trong lúc nghỉ giải lao, chúng tôi ra ngoài. Ra đến hành lang, chúng tôi gặp một người đàn bà đi qua và bạn tôi nghiêng mình chào.
- Anh chào người nào đó? – tôi hỏi.
- Macgơrit Gôchiê - bạn tôi đáp.
- Hình như cô ta thay đổi nhiều, bởi vì tôi không nhận ra được. – Tôi nói với một cảm xúc mà chốc nữa bạn sẽ hiểu.
- Cô ta bị bệnh. Cô gái đáng thương ấy sẽ không còn sống lâu lắm đâu.
Tôi vẫn còn nhớ rõ những lời nói đó, như vừa mới được nói ngày hôm qua đây.
Anh nên biết, anh bạn thân mến, từ hai năm nay rồi, hình ảnh người con gái ấy, dù chỉ một lần gặp gỡ, đã để lại nơi tôi một ấn tượng lạ lùng.
Không hiểu tại sao tôi bỗng tái mặt và tim tôi đập dữ dội. Tôi có nói với một người bạn thân chuyên về khoa học huyền bí. Anh ta gọi cảm xúc đó của tôi là “ái lực của những truyền cảm”. Tôi thì nghĩ một cách đơn giản: định mệnh đã buộc tôi trở thành người phải lòng Macgơrit, và tôi đã tiên cảm được điều đó.
Bao giờ nàng cũng là người gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Nhiều bạn thân của tôi chứng kiến điều đó và cũng đã cười tôi rất nhiều khi biết ấn tượng ấy từ ai đưa đến.
Lần đầu tiên tôi thấy nàng là ở quảng trường Buôcx, tại cổng Xuyt. Một cỗ xe dở mui dừng lại. Một người đàn bà ăn bận toàn màu trắng trên xe bước xuống. Những tiếng thì thầm khen ngợi nổi lên đón nàng, khi nàng bước vào nhà hàng. Còn tôi như bị đóng đinh tại chỗ, từ khi nàng đi vào đến khi nàng đi ra. Xuyên qua của kính, tôi nhìn nàng lựa chọn những thứ nàng đến mua. Tôi có thể bước vào lắm. Nhưng tôi không dám. Tôi biết người đàn bà ấy là ai, và tôi sợ nàng có thể đoán biết lý do đã đưa tôi vào nhà hàng và sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ được gặp lại nàng.
Nàng ăn mặc sang trọng. Một cái áo dài mutxơlin có tuy, một khăn choàng Ấn Độ hình vuông, bốn góc có thêu hoa và kim tuyến, một nón rơm Italia và một cái khuyên độc nhất làm bằng một sợi dây chuyền vàng lớn, thời trang của xã hội này.
Nàng lại lên xe và đi. Một cậu con trai nhà hàng đứng ở cổng dõi mắt nhìn theo cô khách quan trọng ấy. Tôi tiến lại gần cậu ta và yêu cầu cho biết tên người đàn bà ấy.
- Đó là cô Macgơrit Gôchiê - cậu ta trả lời.
Tôi không dám hỏi địa chỉ và bỏ đi.
Kỷ niệm về cuộc gặp gỡ ấy - bởi vì nó thật sự là một kỷ niệm – không ra khỏi đầu óc tôi như nhiều cuộc gặp gỡ khác trước đây. Tôi tìm khắp nơi người đàn bà áo trắng đẹp không khác gì một nữ hoàng đó.
Vài ngày sau có một cuộc trình diễn lớn tại Ôpêra Cômic. Tôi đến dự. Người đầu tiên tôi nhìn thấy trong lô trước sân khấu là Macgơrit Gôchiê.
Người đàn ông trẻ đi với tôi cũng nhận ra nàng bởi vì anh ta vừa chỉ nàng, vừa nói với tôi:
- Xem kìa, một người con gái đẹp.
Vào lúc đó Macgơrit nhìn về phía chúng tôi. Cô ta thấy bạn tôi và ra hiệu cho anh ta đến gặp cô.
- Tôi phải đến chào nàng – anh ta nói – Tôi sẽ trở lại trong chốc lát.
Tôi không thể không nói với anh ta: “Anh sung sướng thật”.
- Vì sao?
- Được đến gặp người đàn bà đó.
- Anh mê nàng rồi phải không?
- Không – Tôi nói và đỏ mặt, bởi vì thật sự tôi không biết vì sao mình đã nói thế - Nhưng tôi rất muốn được quen biết cô ta.
- Anh đến với tôi, tôi sẽ giới thiệu.
- Anh hãy xin phép cô ta đã.
- Ồ! Có gì đâu. Không cần phải mệt trí với nàng, anh cứ đến với tôi.
Điều anh ta vừa nói làm tôi khó chịu. Tôi run người khi nghĩ đến quả thật Macgơrit không xứng đáng như tôi nghĩ về nàng.
Có một câu chuyện ở quyển sách của Anphông Kar, nhan đề “Am Rauschen” : Một chiều một người đàn ông đi theo một người đàn bà rất sang trọng. Mới gặp lần đầu, anh ta đã trở thành kẻ si tình. Bởi nàng quá đẹp. Để được hôn bàn tay người đàn bà ấy, anh cảm thấy có đủ sức mạnh quyết đoán được tất cả, đủ ý chí để chinh phục được tất cả, đủ can đảm để làm được tất cả. Anh chỉ hơi dám nhìn chiếc bít tất xinh xắn nơi chân mà nàng vén vạt áo để lộ ra vì sợ vạt áo dài buông chấm đất. Trong khi anh mơ mộng về tất cả những gì anh phải làm để có được người đàn bà đó, thì người đàn bà đó chặn anh dừng lại ở một góc đường, và hỏi anh muốn đến nhà nàng không.
Anh vội quay mặt đi và băng ngang qua đường buồn bã trở về nhà.
Tôi nhớ lại câu chuyện đó, và tôi sẵn sàng để được đau khổ vì người đàn bà đó. Tôi sợ nàng chấp nhận tôi quá nhanh, và trao cho tôi quá nhanh một tình yêu mà tôi muốn đạt được bằng sự chờ đợi lâu dài hay phải chịu hy sinh một to lớn. Chúng ta như thế đấy. Chúng ta - những con người! Và sung sướng thật, óc tưởng tượng đã trao cái thi vị ấy laị cho các giác quan, và những dục vọng của xác thịt đã chấp nhận sự nhân nhượng đó trước những ước mơ của tâm hồn.
Cuối cùng, nếu người ta bảo tôi: “Anh sẽ có được người đàn bà ấy chiều nay và ngay mai anh sẽ bị giết chết”, tôi sẽ chấp nhận. Nếu người ta bảo: “Anh hãy đưa ra mười ngàn đồng vàng và anh sẽ là tình nhân của người đàn bà ấy”, tôi sẽ từ chối và khóc. Không khác nào đứa bé khi tỉnh dậy bỗng thấy toà lâu đài ở giấc mơ trong đêm tối đã tan biến mất rồi.
Tuy nhiên, tôi muốn được quen biết nàng. Đó là một phương tiện, và đó cũng là phương tiện độc nhất để tôi hiểu nàng như thế nào.
Tôi nói với bạn tôi rằng cần được nàng đồng ý việc anh giới thiệu tôi với nàng. Và tôi đi lại tha thẩn trong hành lang, tưởng tượng lúc nàng sẽ gặp tôi, và tôi không biết giữ thái độ như thế nào trước cái nhìn của nàng.
Tôi gắng sắp đặt trước những lời mà tôi sẽ nói với nàng…
Tình yêu thật là một trò trẻ con tuyệt vời và cao cả.
Một lát sau, bạn tôi lại trở xuống.
“Nàng đang đợi chúng ta” – anh ta nói với tôi.
- Chỉ có mình nàng? – tôi hỏi.
- Có một người đàn bà khác nữa.
- Không có đàn ông?
- Không.
- Đi vậy!
Bạn tôi đi về phía cửa lớn nhà hát.
- Ồ, không phải ngã đó! – Tôi nói với anh.
- Chúng ta đi mua một ít quà. Nàng nhờ tôi.
Chúng tôi đến hàng bán bánh kẹo trong hành lang Ôpêra.
Tôi như muốn mua hết tất cả cửa hàng này và tôi nhìn xem có thể mua những gì để đặt vào xách, thì bạn tôi bảo:
- Nửa cân nho ướp lạnh.
- Nàng có thích loại nho đó không?
- Nàng không bao giờ ăn thứ gì khác. Điều này, tôi biết rất rõ.
Chúng tôi bước ra khỏi cửa hàng. Anh nói tiếp:
- À, anh biết tôi giới thiệu anh với một người đàn bà như thế nào không? Anh chớ tưởng đây là một bà quận công. Nàng chỉ là một kỹ nữ với tất cả những gì thật là phóng đãng, anh bạn thân mến ạ. Anh chẳng phải băn khoăn gì cả. Anh cứ tự do nói toạc tất cả những ý nghĩ trong đầu anh ra.
- Được, được! – Tôi ấp úng như thế và đi theo anh ta, tự nhủ thầm: Thế là sự say mê của tôi sắp chấm dứt.
Khi tôi bước vào trong lô, Macgơrit đang cười vang. Tôi muốn nàng buồn thì tốt hơn. Bạn tôi giới thiệu tôi. Macgơrit nghiêng đầu chào tôi và nói:
- Quà của tôi đâu?
- Có đây.
Vừa nhận quà, nàng vừa nhìn tôi. Tôi đưa mắt nhìn xuống, đỏ mặt.
Nàng nghiêng đầu về phía người bạn gái ngồi gần bên, nói nhỏ vào tai người đó, và cả hai phá lên cười lớn.
Chắc chắn tôi là nguyên nhân của chuỗi cười đó. Sự bối rối nơi tôi nhân lên gấp bội. Vào thời gian ấy, tôi có một người tình nhân, hạng tiểu tư sản, rất dịu dàng và rất tình cảm. Tâm hồn đa cảm và những bức thư đượm buồn của nàng đã làm cho tôi phải cười. Giờ đây tôi hiểu sự khó chịu mà tôi đã gây cho nàng, qua sự khó chịu tôi đang cảm thấy, và trong khoảng năm phút, tôi bỗng yêu nàng hơn bất cứ một ai có thể yêu một người đàn bà.
Macgơrit ăn nho, không hề chú ý gì đến tôi cả.
Người giới thiệu tôi không muốn để tôi trong vị trí đáng buồn cười ấy.
- Macgơrit – anh nói – cô không nên ngạc nhiên khi thấy ông Đuyvan không nói gì với cô cả. Cô đã làm cho anh ta điên đầu, đến nỗi anh ta không tìm ra được lời nào để nói.
- Tôi lại cứ tưởng ông ấy đã đưa anh đến đây, bởi vì nếu để anh đến đây một mình thì có lẽ hơi buồn.
- Nếu điều đó đúng, - tôi tiếp lời – tôi đã không yêu cầu ông Ecnec xin phép cô để được giới thiệu tôi.
Đó có thể chỉ là một phương cách để trì hoãn giây phút của định mệnh.
Chỉ cần sống ít lâu với những cô gái như hạng Macgơrit, người ta sẽ hiểu được cái thích thú các cô ưa dùng để đánh lệch hướng phán đoán và để trêu ghẹo, những người các cô mới gặp lần đầu. Đương nhiên, đây là một sự trả thù những sự nhục mạ mà các cô bắt buộc phải tiếp nhận từ phía những người các cô thường gặp hàng ngày.
Vì thế, để trả lời cho các cô, phải có một tập quán nào đó của thế giới các cô. Cái tập quán đó, tôi không có. Thêm nữa, ý tưởng mà tôi tự tạo ra về Macgơrit làm cho tôi thêm khó chịu về sự đùa cợt của nàng. Không một cái gì thuộc về người đàn bà này có thể làm tôi thờ ơ cả. Vì thế, tôi đứng dậy, nói với cô ta bằng một giọng không bình thường mà tôi không thể che giấu được:
- Nếu đó là điều mà cô nghĩ về tôi, thưa cô, tôi chỉ còn việc xin cô tha lỗi cho sự bất nhã của tôi, và xin cô tin chắc điều đó sẽ không lặp lại lần thứ hai.
Thế là tôi chào và đi ra.
Tôi vừa đóng cửa lại thì lại nghe một lần thứ ba nữa những tiếng cười phá lên. Lúc ấy tôi rất muốn được kẻ nào đó thúc mạnh cùi tay vào người.
Tôi trở về chỗ cũ.
Người ta rung chuông báo hiệu sắp trình diễn.
Ecnec trở lại ngồi gần bên tôi.
- Anh làm sao thế? – anh ta vừa nói vừa ngồi xuống – các ả tưởng anh điên rồi.
- Macgơrit nói gì khi tôi đã đi?
- Cô ta cười và nói với tôi, cô ta chưa bao giờ gặp một người lẩn thẩn đến như anh. Nhưng anh đừng nghĩ là mình đã bị đánh bại. Chỉ nên nhớ rằng đối với những cô gái đó, anh không nên nghĩ đến danh dự và nề nếp. Các cô ả không hiểu gì về cái gọi là thanh nhã và lịch sự cả. Đó cũng giống như những con chó mà người ta tưới nước hoa cho, thế thôi. Chúng nghe mùi nước hoa khó chịu và sẽ lăn tòm xuống nước để hết hôi.
- Tóm lại, tôi cũng không cần – tôi gượng đáp với một giọng bình thản – Tôi sẽ không bao giờ gặp lại người đàn bà đó. Nếu trước kia cô ta đã lôi cuốn tôi khi tôi chưa biết cô ta, thì giờ đây, sau khi đã gặp cô ta, điều đó khác hẳn rồi.
- Ồ! Tôi sẽ không ngạc nhiên khi nhìn thấy anh một ngày nào đó sẽ ngồi tận chỗ trong cùng ở lô của cô ta. Và được nghe tin anh đã phá sản vì cô ta. Đồng ý anh nói có lý, cô ta là một người mất dạy. Nhưng lại là một tình nhân xinh đẹp!
May mắn là màn đã kéo lên và bạn tôi không nói nữa.
Kể lại hôm đó người ta đã trình diễn những gì thì tôi xin chịu. Tất cả những gì tôi nhớ, đó là thỉnh thoảng tôi lại đưa mắt nhìn lại nơi lô mà tôi vừa đột ngột từ giã; ở đó các khuôn mặt những người khách mới cứ lần lượt kế tiếp nhau xuất hiện.
Tuy nhiên, tôi không thể nào không nghĩ đến Macgơrit. Một thứ tình cảm khác xâm chiếm lấy tôi. Tôi phải làm điều đó để quên đi sự nhục mạ của nàng và cái đáng buồn cười của tôi. Tôi tự nhủ, tôi sẵn sàng, bỏ hết của cải để có được người con gái ấy và cái quyền giữ lại chỗ ngồi mà tôi vừa vội vàng từ bỏ.
Trước khi buổi trình diễn chấm dứt, Macgơrit và người bạn gái của cô đã rời lô đi ra.
Ngoài ý muốn, tôi cũng rời bỏ chỗ ngồi của tôi.
- Anh về à? – Enec hỏi tôi.
- Vâng.
- Tại sao?
Ngay lúc đó anh ta nhận thấy không còn ai ở trong lô của Macgơrit nữa, liền bảo:
- Đi đi, chúc may mắn, hay đúng hơn là chúc anh may mắn hơn.
Tôi bước ra.
Tôi nghe ở cầu thang tiếng áo xào xạc và tiếng người nói cười. Tôi đứng sang một bên và nhìn thấy hai người đàn bà bước ra cùng hai thanh niên. Họ không nhìn thấy tôi.
Tại tầng dười nhà hát, một thằng bé giúp việc tiến đến bên các ả.
- Chú hãy bảo người đánh xe chờ ở hiệu cà phê Ănglê
- Macgơrit nói – Chúng tôi sẽ đi bộ đến đó.
Vài phút sau, đang đi như rình mò trên đường phố, tôi nhìn thấy qua cửa sổ một phòng lớn khách sạn, Macgơrit dựa vào bao lơn, tỉa từng cánh một bông hoa trà ở bó hoa của nàng.
Một trong hai chàng thanh niên đi cùng nàng đang cúi xuống bên nàng và nói chuyện thì thầm với nàng.
Tôi vào nhà hàng, ngồi trong một phòng khách tầng thứ nhất, mắt không rời khung cửa sổ nói trên.
Vào một giờ sáng, Macgơrit lên xe với ba người bạn của mình.
Tôi cũng lên một chiếc xe nhỏ và cho đi theo nàng.
Chiếc xe dừng ở số 9 đường Antin.
Macgơrit bước xuống xe và một mình đi vào nhà.
Dĩ nhiên đó là một sự tình cờ. Nhưng sự tình cờ này làm cho tôi rất sung sướng.
Kể từ ngày hôm đó tôi thường gặp mặt Macgơrit tại các nhà hát và quảng trường Xăng Êlidê. Luôn luôn vẫn niềm vui tươi đó ở nàng và luôn luôn vẫn sự xúc động đó đối với tôi.
Mười lăm ngày trôi qua, tôi không gặp nàng ở đâu cả. Tôi tìm gặp Gatông hỏi thăm tin tức về nàng.
- Cô gái đáng thương đó đang bị bệnh – anh ta trả lời.
- Cô ta bị bệnh gì?
- Cô ta bị đau ngực. Cuộc sống của cô ta không cho phép cô ta lành bệnh được. Hiện cô ta nằm liệt giường, nói đúng ra, cô đang chết dần.
Trái tim thật lạ lùng.
Tôi gần như cảm thấy thoả mãn trước căn bệnh của nàng.
Ngày nào, tôi cũng đến hỏi thăm tin tức và bệnh tình của nàng, nhưng không bao giờ ghi tên hoặc để danh thiếp lại. Vì thế, tôi được biết nàng đã bình phục và sắp đi Banhêe dưỡng bệnh.
Thế rồi, một thời gian trôi qua. Ấn tượng - nếu không phải là kỷ niệm – có vẻ như phai mờ dần trong tâm trí tôi. Tôi đi du lịch. Những tập quán, những công việc thế chỗ cho cái ý nghĩ kia. Nghĩ đến cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, tôi chỉ thấy đây là một trong những đam mê thường có khi người ta còn trẻ và sau này nghĩ lại người ta sẽ mỉm cười.
Vả chăng, thắng được kỷ niệm đó cũng chẳng có vinh dự gì. Bởi vì tôi đã đánh mất hình ảnh Macgơrit từ khi nàng ra đi; và như tôi đã nói với bạn điều đó, khi nàng đi qua bên tôi trong hành lang ở Variêtê, tôi không nhận ra nàng nữa.
Nàng mang một tấm voan, đúng vậy.
Nhưng trước đây, hai năm trước đây, nếu nàng có che giấu mặt nàng bằng cách nào, tôi cũng vẫn nhận ra nàng.
Điều này không thể ngăn tim tôi đập mạnh, khi tôi biết đó là nàng. Hai năm trôi qua không gặp nàng và những điều mà sự xa cách đó đã đem lại vụt chốc tan biến ngay như sướng khói khi tay tôi chạm khẽ vạt áo nàng.

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:46 PM   #8
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 8

Tuy nhiên – sau một phút, Acmân nói tiếp – tôi vẫn hiểu, tôi còn yêu nàng và mạnh hơn cả ngày trước. Và trong ý muốn được gặp lại Macgơrit còn có cả cái ý chí muốn cho nàng biết, tôi đã cao giá hơn nàng một bậc.
Để đạt được mục đích, con tim đã không ngoan việc dẫn bao nhiêu lý lẽ, lựa chọn bao nhiêu con đường.
Vì thế, tôi không thể đứng lâu hơn trong hành lang. Tôi trở về ngồi bên dàn nhạc và nhìn nhanh khắp nhà hát để xem nàng ngồi ở lô nào.
Nàng ngồi trước sân khấu, ở tầng dưới, và chỉ một mình thôi. Nàng thay đổi nhiều như tôi đã nói với bạn. Tôi không còn tìm thấy trên môi nàng nụ cười hờ hững nữa. Nàng đã ốm đau và nàng sẽ còn ốm đau nhiều.
Mặc dầu đã tháng tư rồi, nàng vẫn ăn mặc như giữa mùa đông, toàn người đều nhung len.
Tôi nhìn nàng một cách rất chai lỳ, đến nỗi cái nhìn tôi đã thu hút cái nhìn của nàng.
Nàng nhìn tôi một lúc, rồi lấy ống nhòm đưa lên để nhìn cho rõ hơn và chắc chắn đã ngờ ngợ nhận biết tôi, tuy không thể quyết chắc tôi là ai. Bơỉ vì khi nàng để kính xuống, một nụ cười – cách chào duyên dáng của những người đàn bà - nở trên đôi môi nàng và như chờ đợi một cái chào trả lời nơi tôi. Nhưng tôi không đáp lại, như để cản lối nàng và tỏ ra tôi đã quên rồi khi nàng còn nhớ lại.
Nàng tưởng đã lầm và quay đi nơi khác.
Màn kéo lên.
Tôi đã gặp Macgơrit nhiều lần ở rạp hát. Tôi không hề thấy nàng để ý một chút nào về những gì người ta trình diễn.
Còn đối với tôi, những điều trình diễn cũng không hấp dẫn tôi lắm. Tôi chỉ chú ý đến nàng, nhưng lại cố gắng làm sao để nàng không thấy được điều đó.
Tôi thấy nàng trao đổi cái nhìn với người ở lô trước mặt nàng. Tôi đưa mắt nhìn theo và nhận ra một người đàn bà khá quen biết trong lô đó.
Người đàn bà này xưa kia sống bằng nghề kỹ nữ, đã từng cố gắng qua nhiều sân khấu nhưng không thành công. Và sau đó, do có nhiều mối quen biết với những người đàn bà sang trọng ở Paris, bà ta chuyển sang nghề buôn bán và đã lập ra được một nhà hàng thời trang.
Tôi thấy nơi người đàn bà này một phương tiện tốt để giúp tôi gặp Macgơrit. Và nhân một lúc người này nhìn về phía tôi, tôi đưa mắt và đưa tay chào.
Điều tôi tiên đoán đã đến: bà ta gọi tôi đến lô của mình.
Người đàn bà buôn thời trang này tên là Pruđăng Đuvecnoa, trạc bốn mười tuổi, mập mạp. Với những người đàn bà như người này, chúng ta không cần gì nhiều đến tài ngoại giao để được biết điều muốn biết, nhất là khi điều muốn biết đó lại đơn giản như những điều tôi vừa nghĩ. Tôi, nhân lúc bà ta bắt đầu nhìn lại Macgơrit, liền hỏi:
- Bà nhìn ai thế?
- Macgơrit Gôchiê.
- Bà biết người đó?
- Vâng, tôi là người chăm sóc thời trang cho cô, và cô là người láng giềng của tôi.
- Thế ra bà ở đường Antin?
- Số 7. Cửa sổ phòng trang sức của cô ta đối diện với cửa sổ phòng tôi.
- Người ta bảo cô ta là một cô gái rất duyên dáng.
- Anh không biết cô ấy sao?
- Không. Nhưng tôi muốn được quen biết cô.
- Anh có muốn tôi bảo nàng đến lô chúng ta không?
- Không. Nhưng tôi muốn bà giới thiệu tôi với cô ta.
- Ở nhà cô?
- Vâng.
- Điều đó hơi khó.
- Tại sao?
- Bởi vì cô ta đang được một ông quận công già rất hay ghen che chở. - Được che chở là một điều tốt.
- Vâng, được che chở - Pruđăng đáp – ông già thật đáng thương, ông ta sẽ rất lúng túng nếu phải làm tình nhân của cô ấy.
Pruđăng kể cho tôi nghe Macgơrit đã quen biết ông quận công già ở Banhêe như thế nào.
- Chính vì thế mà cô ta đến đây chỉ một mình?
- Vâng, đúng.
- Nhưng ai sẽ đưa cô ấy về?
- Ông ta.
- Vậy ông ta sắp đến?
- Trong vài phút nữa.
- Và ai đưa bà về?
- Không ai cả.
- Tôi xin được phép làm người đó.
- Nhưng anh đang đi với một người bạn, tôi tin thế
- Thế thì chúng tôi cùng đưa bà về.
- Bạn anh là ai thế?
- Đó là một chàng trai dễ thương, rất láu lỉnh, hắn sẽ lấy làm vui sướng khi được làm quen với bà.
- Thế thì đồng ý nhé. Sau màn này, tôi biết đây là màn cuối, bốn chúng ta sẽ cùng về.
- Sẵn sàng, tôi sẽ đi báo trước cho bạn tôi biết.
- Được, đi đi.
- A! – Pruđăng nói, khi tôi sắp sửa bước ra – Kìa xem, ông quận công đã vào lô của Macgơrit rồi.
Tôi nhìn theo.
Quả thật, một người đàn ông chừng bảy mười tuổi vừa đến ngồi sau người đàn bà trẻ đó và đưa cho nàng một túi quà. Nàng đang lấy quà ra và mỉm cười, rồi nàng đưa túi quà ra phía trước lô, ra hiệu cho Pruđăng như hỏi:
- Chị có dùng không?
- Không – Pruđăng nói.
Macgơrit thu túi quà về và quay lại, bắt đầu nói chuyện với ông quận công.
Kể lại tất cả những chi tiết này, thật là trẻ con. Nhưng tất cả những gì liên quan đến người con gái ấy đều hiện ra rõ ràng trong trí nhớ tôi, và hôm nay tôi không thể nào không nhớ lại.
Tôi bước xuống, báo cho Gatông biết trước việc tôi vừa sắp đặt cho anh ta và cho tôi.
Anh ta nhận lời
Chúng tôi rời chỗ ngồi để lên lô trên với bà Pruđăng Đuvecnoa.
Chúng tôi vừa mở cửa phòng nhạc thì bắt buộc phải dừng lại để nhường lối cho Macgơrit và ông quận công đi ra.
Tôi sẵn sàng đổi mười năm đời tôi để được cái vị trí của ông già này.
Ra đến lộ, ông ta đưa Macgơrit lên ngồi trên một cỗ xe bốn bánh do ông điều khiển. Và cả hai khuất dạng theo nhịp tế nhanh của hai con ngựa cao đẹp.
Chúng tôi bước vào lô của Pruđăng.
Khi vở tuồng chấm dứt, chúng tôi xuống tìm một chiếc xe nhỏ để đưa chúng tôi đến số 7 đường Antin.
Đến trước cửa, Pruđăng mời chúng tôi vào nhà, để cho xem những hàng hoá mà chúng tôi không biết gì về giá trị của nó cả. Nhưng bà ta thì rất tự đắc. Hẳn bạn cũng hiểu tôi đã nhận lời một cách vỗn vã như thế nào.
Hình như dần dần tôi đã tiến đến gần Macgơrit hơn. Tôi nhanh chóng đưa nàng vào đầu đề câu chuyện.
- Ông quận công già ở tại nhà người láng giềng của chị? – tôi hỏi Pruđăng.
- Không! Không phải. Cô ta ở một mình thôi.
- Như vậy cô ta sẽ buồn ghê gớm lắm – Gatông nói.
- Gần như chiều nào chúng tôi cũng họp mặt với nhau. Hoặc khi đi đâu về, cô ấy lại gọi tôi, Macgơrit không bao giờ ngủ trước hai giờ sáng, cô ta không thể ngủ sớm hơn được.
- Tại sao?
- Bởi vì cô ta bị bệnh đau ngực và gần như lúc nào cũng bị sốt.
- Cô ta không có tình nhân? – tôi hỏi.
- Tôi không hề thấy ai ở lại, khi tôi ra về. Nhưng tôi không nói rằng không có người nào đến, khi tôi đã đi rồi. Thường thường tôi gặp tai nhà cô một ông bá tước N… nào đó. Ông này tin rằng công việc của mình có thể tiến triển tốt đẹp bằng những cuộc viếng thăm Macgơrit vào lúc mười một giờ, và bằng cách gửi tặng những nữ trang nàng thích. Nhưng nàng lại không muốn gặp mặt ông ta bất cứ ở đâu. Nàng đã sai lầm; vì đó là một người đàn ông rất giàu. Thỉnh thoảng, tôi lại bảo nàng: “Cô em ạ, đó là người đàn ông cần cho cô em!”. Nhưng vô hiệu. Nàng quay lưng lại với tôi và trả lời rằng người đó đần độn lắm. Người đó đần, tôi đồng ý. Nhưng cô ta sẽ có một địa vị. Chứ ông quận công già thì có thể chết nay mai. Những người già đều ích kỷ. Gia đình ông luôn chỉ trích ông về tình thương đối với Macgơrit. Đó là hai lý do để ông sẽ không cho nàng được thừa hưởng gì cả. Tôi giảng giải cho cô ta. Cô ta trả lời: khi ông quận công chết, sẽ nhận lời bá tước cũng không muộn gì.
sống như nàng thật lạ lùng – Pruđăng nói tiếp – Tôi, nếu tôi biết rõ ông ta không hợp với tôi, tôi sẽ không ngần ngại gì cho ông ấy cút nhanh đi cho rảng. Ông già kia thì rõ nhạt nhẽo. Ông gọi cô ta là con gái ông. Chăm sóc cho cô ta như một đứa trẻ nhỏ. Ông luôn luôn bám bên lưng cô ta. Tôi tin chắc, vào giờ này, một trong những người nhà của ông đang rình ngoài đường để xem có ai đi ra và nhất là có ai đi vào nhà Macgơrit không.
- A! Cô Macgơrit đáng thương – Gatông vừa nói, vừa ngồi lại bàn pianô và đáng một điệu vanxơ – Tôi không biết điều đó. Tuy nhiên gần đây tôi thấy cô ta ít được vui vẻ.
- Xuỵt! – Pruđăng vừa nói vừa lắng tai nghe. Gatông dừng lại – Hình như cô ta gọi tôi.
Chúng tôi lắng nghe.
Quả nhiên có tiếng gọi Pruđăng.
- Thôi các ông đi đi cho! – Bà Đuvecnoa bảo chúng tôi.
- A! Bà cho thế là tinh thần hiếu khách đấy à? – Gatông vừa cười vừa nói – Chúng tôi chỉ đi khi nào chúng tôi muốn đi.
- Tại sao chúng tôi phải đi?
- Tôi sang Macgơrit.
- Chúng tôi đợi ở đây.
- Điều đó thì không thể được.
- Thế thì chúng tôi đi cùng với bà.
- Càng không được.
- Tôi biết Macgơrit – Gatông nói – Tôi có thể đến thăm cô ta lắm chứ.
- Nhưng Acmân không biết cô ta.
Tôi sẽ giới thiệu anh ta.
- Không thể được.
Chúng tôi lại lắng nghe lần nữa tiếng Macgơrit gọi Pruđăng.
Pruđăng chạy đến phòng trang sức. Tôi và Gatông đi theo. Bà ta mở cửa sổ
ra.
Chúng tôi đứng núp lại để bên ngoài đừng trông thấy.
- Tôi đã gọi chị hơn mười phút rồi – Macgơrit nói từ cửa sổ nhà mình, với một giọng hơi khó chịu.
- Cô muốn tôi giúp gì?
- Tôi muốn chị đến ngay lập tức.
- Tại sao?
- Bởi ông bá tước N… vẫn còn đó. Ông làm tôi chán chết được.
- Tôi không thể đi ngay bây giờ được.
- Ai ngăn cản chị?
- Trong nhà tôi hiện có hai thanh niên, họ không chịu ra về.
- Chị hãy bảo họ là chị cần đi.
- Tôi đã nói với họ rồi.
- Cũng được, hãy để họ ở đó. Khi họ thấy chị đi rồi, họ sẽ đi.
- Sau khi đã xáo trộn tất cả mọi thứ ở đây?
- Nhưng họ muốn gì?
- Họ muốn gặp cô.
- Thế họ tên gì?
- Cô biết một người, ông Gatông R…
- À, vâng. Tôi biết ông ấy. Và ông kia?
- Acmân Đuyvan, cô không biết phải không?
- Không. Nhưng cứ đưa họ đến. Tôi nghĩ ai cũng vẫn hơn ông bá tước. Tôi đang đợi. Chị sang nhanh cho.
Macgơrit đóng cửa sổ lại. Pruđăng cũng đóng cửa sổ lại.
Macgơrit, đã có lần nhớ lại mặt tôi, nay lại không nhớ tên tôi. Tôi thích một kỷ niệm không tốt đẹp đối với tôi hơn là sự lãng quên ấy.
- Tôi biết chắc – Gatông nói – cô ta sẽ sung sướng khi được gặp chúng ta.
- Rất sung sướng thì chưa hẳn đâu – Pruđăng vừa đáp vừa quàng lại khăn choàng và để mũ lên đầu – Cô ta tiếp các anh để đuổi ông bá tước. Các anh phải cố gắng tỏ ra lịch sự hơn ông bá tước. Nếu không, tôi hiểu Macgơrit lắm, cô ta sẽ lại gây chuyện với tôi đấy.
Chúng tôi đi theo Pruđăng, cùng đi xuống.
Tôi run sợ. Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với đời tôi.
Tôi còn cảm động hơn cả buổi chiều tôi được giới thiệu với nàng tại nhà hát Ôpêra Cômic.
Đến cửa, tim tôi đập rất mạnh, đến nỗi các ý nghĩ trong đầu óc tôi biến đi đâu cả.
Tiếng đàn pianô thoảng đến tai chúng tôi.
Pruđăng gọi chuông.
Tiếng đàn dừng lại.
Một người đàn bà, có vẻ như một người bạn hơn là hầu phòng, ra mở cửa cho chúng tôi.
Chúng tôi vào phòng khách, rồi từ phòng khách đến phòng trang nhã (phòng khách đặc biệt ở nhà các bà sang trọng).
Một người thanh niên đứng dựa bên lò sưởi.
Macgơrit ngồi trước đàn pianô, để những ngón tay chạy trên các phím và bắt đầu những bản nhạc.
Cảnh tượng ấy thật buồn tẻ. Người đàn ông thì bối rối trước sự bất lực của chính mình, và người đàn bà thì chán ngán do sự viếng thăm của một con người mà mình không ưa thích.
Nghe tiếng Pruđăng, Macgơrit đứng dậy và tiến đến phía chúng tôi. Sau khi đã nhìn Đuvecnoa một cách biết ơn, cô ta nói với chúng tôi:
- Xin mời các ông vào, và hãy là những khách quý.

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:48 PM   #9
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 9

Chào ông Gatông thân mến – Macgơrit nói với bạn tôi – Tôi rất vui sướng được tiếp đón ông. Tại sao ông không vào lô của tôi ở Variêtê?
- Tôi sợ bị xem là thiếu tế nhị.
- Nhưng bạn thân cả mà – Macgơrit nhấn mạnh, như muốn nói cho những người có mặt ở đó hiểu dù nàng có tiếp Gatông một cách thân mật, anh ta cũng chỉ là bạn thân và luôn luôn chỉ là bạn - Những người bạn thân thiết nhau không bao giờ ngại thiếu tế nhị đối với nhau!
- Xin cô vui lòng cho tôi giới thiệu ông Acmân Đuyvan.
- Tôi đã cho phép Pruđăng được làm điều đó.
- Vả lại, thưa cô – tôi vừa nghiêng mình vừa nói những lời không được rõ ràng lắm – Tôi từng vinh dự được giới thiệu với cô một lần rồi.
Con mắt xinh đẹp của Macgơrit hình như đang cố tìm lại trong ký ức. Nhưng cô ta không nhớ, hay có vẻ như không nhớ tý nào.
- Thưa cô – tôi nói – tôi cảm ơn cô đã quên buổi giới thiệu đầu tiên đó. Bởi vì hôm đó, tôi đã rất buồn cười và có lẽ đã làm phiền cô. Ngày ấy cách đây đã hai năm, ở rạp Ôpêra Cômic, tôi cùng đi với Enec.
- À! Tôi nhớ ra rồi! – Macgơrit nói tiếp và mỉm cười - không phải ông đáng buồn cười, nhưng chính tôi là người ưa trêu chọc. Giờ đây tôi vẫn còn thói quen đó, nhưng ít thôi. Thưa ông, chắc ông đã tha lỗi cho tôi? – Và cô đưa tay ra. Tôi cúi xuống hôn.
- Đúng vậy – cô ta nói – ông hãy tưởng tượng, tôi có cái tật xấu là muốn làm những người tôi gặp lần đầu đều lúng túng. Cái đó thật ngốc. Thầy thuốc bảo tôi, nguyên nhân là vì tôi hay nóng nảy và luôn luôn bệnh hoạn. Ông hãy tin như thế.
- Nhưng trông cô có khoẻ mạnh.
- Ôi! Tôi vừa bị ốm rất nặng.
- Tôi có được biết. Tôi thường đến đây để hỏi thăm tin tức về cô và tôi sung sướng được biết cô đang trong thời kỳ dưỡng bệnh.
- Người ta chưa bao giờ đưa cho tôi một danh thiếp của ông.
- Tôi không bao giờ để danh thiếp lại cả.
- Phải chăng ông là người thanh niên ngày nào cũng đến hỏi thăm sức khỏe của tôi trong lúc tôi bệnh và không bao giờ cho biết tên họ?
- Vâng, chính tôi.
- Thế thì, không phải ông đã tha thứ, mà ông còn rất khoan dung nữa. - Chắc ông bá tước không thể làm được như thế! – Nàng vừa nói vừa quay sang phía ông bá tước N… sau khi đã nhìn tôi, với một cái nhìn mà qua đó những người đàn bà bổ túc thêm cho ý niệm của mình đối với một người đàn ông.
- Tôi chỉ mới biết cô có hai tháng thôi – Ông bá tước trả lời.
- Và ông này chỉ biết tôi mới năm phút thôi. Ông luôn trả lời ngớ ngẩn lắm!
Đàn bà thật tàn nhẫn đối với những kẻ họ không yêu.
Ông bá tước đỏ mặt và cắn chặt đôi môi.
Tôi thương hại ông ta, bởi vì ông ta cũng si tình như tôi. Và sự thẳng thắn cứng rắn của Macgơrit chắc làm cho ông khốn khổ lắm, nhất là trước mặt hai người khách lạ.
- Cô đang đánh đàn khi chúng tôi đi vào – tôi nói tiếp để thay đổi câu chuyện - Nếu được cô xem như chỗ quen biết cũ, cô cứ tự nhiên tiếp tục. Tôi rất vui sướng.
- Ồ! – Cô ta vừa nói vừa ném mình lên ghế trường kỷ và ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống – Gatông biết rõ tôi chơi thứ nhạc nào. Thật là tốt, khi chỉ có một mình tôi và ông bá tước. Nhưng tôi không muốn các anh phải chịu một thứ cực hình như thế.
- Cô dành riêng cái ân huệ đó cho tôi? – Ông bá tước N… nói với một nụ cười mà ông ta cố gắng làm cho nó có vẻ tế nhị và mỉa mai.
- Ông thật sai lầm khi trách móc tôi. Đó chỉ là cái ân huệ độc nhất.
Nàng đã cố tình ngăn không cho người đàn ông đáng thương này được nói một lời nào nữa cả. Ông ta nhìn người đàn bà trẻ với cái nhìn thật sự van lơn.
- Nói đi, Pruđăng – cô ta tiếp- chị đã làm điều tôi yêu cầu chưa?
- Rồi.
- Tốt lắm. Chị sẽ cho tôi biết sau. Chúng ta phải nói chuyện. Chị sẽ không được bỏ đi khi chưa có ý kiến của tôi.
- Chắc hẳn chúng tôi là những người không tế nhị, - tôi nói – Và giờ đây, chúng tôi xin phép rút lui, Gatông và tôi.
- Không nên chút nào cả. Điều đó không phải để nói với các anh. Trái lại, tôi muốn các anh ở lại đây.
Ông bá tước rút một cái đồng hồ đẹp ra và nhìn giờ: “Đã đến giờ tôi phải đến câu lạc bộ rồi”, ông nói. Macgơrit không nói gì cả.
Ông bá tước rời lò sưởi và đến bên nàng;
- Xin chào tạm biệt.
Macgơrit đứng dậy:
- Xin chào bá tước thân mến, ông đã vội đi?
- Vâng, tôi sợ làm phiền cô.
- Hôm nay, ông cũng không làm phiền tôi hơn mấy hôm trước đâu. Bao giờ gặp lại ông?
- Khi nào cô cho phép.
- Thế thì vĩnh biệt.
Thật là tàn nhẫn. May mắn thay, ông bá tước đã nhận được một nền giáo dục tốt và có một tư cách rất tốt. Ông cúi hôn bàn tay Macgơrit đưa ra một cách uể oải và bước ra sau khi đã chào chúng tôi.
Lúc bước ra ngưỡng cửa, ông quay lại nhìn Pruđăng.
Chị này nhún vai với ý nghĩ: “Ông còn muốn gì? Tôi đã làm tất cả những gì có thể”.
- Nanin! – Macgơrit kêu to – Hãy soi đèn cho bá tước.
Chúng tôi nghe tiếng mở cửa và đóng cửa.
Cuối cùng, Macgơrit xuất hiện và nói lớn: “Thế là ông ta đã đi rồi! Ông ta làm tôi nhức cả óc”.
- Cô nàng ơi! Pruđăng nói – Cô quá độc ác với ông ta. Ông ta là người rất tốt, và rất hoà nhã đối với cô. Xem kìa, một cái đồng hồ để lại trên lò sưởi cho cô đó. Cái đồng hồ này ít nhất cũng đánh giá một ngàn đồng vàng, tôi tin chắc thế.
Và bà Đuvecnoa đến bên lò sưởi, mân mê cái đồng hồ vừa nói vừa nhìn một cách thèm muốn.
- Chị bạn thân mến – Macgơrit nói và ngồi lại bên chiếc đàn pianô – khi tôi đem cân một bên là những gì ông đã cho tôi và một bên là những gì ông đã nói với tôi, tôi nghĩ rằng tôi đã bán những buổi tiếp chuyện của mình rất hạ giá.
- Chàng trai đáng thương đó đã say mê cô.
- Nếu tôi phải lắng nghe tất cả những người yêu tôi, tôi sẽ chẳng còn thì giờ để ăn nói nữa.
Nàng cho những ngón tay lướt trên phím đàn pianô và sau đó lại quay sang nói với chúng tôi:
- Các anh có dùng gì không? Tôi muốn một ít rượu dầm trái cây.
- Và tôi, tôi sẽ ăn chút thịt gà giò – Pruđăng tiếp - nếu chúng tôi ăn tối.
- Được lắm, chúng ta hãy đi ăn tối – Gatông nói.
- Không chúng ta hãy ăn tại đây.
Cô ta gọi chuông. Ninna chạy ra.
- Hãy dọn bữa tối!
- Thưa, cần những gì ạ?
- Tuỳ ý chị. Nhưng nhanh lên, nhanh lên!
Ninna bước ra.
- Chính thế đấy. – Macgơrit vừa nói vừa nhảy như một đứa bé – Chúng ta sẽ ăn tối. Nhớ lại cái ông bá tước ngốc ấy, phiền quá!
Càng nhìn người đàn bà ấy, tôi càng cảm thấy say mê ngây ngất. Cô ta xinh đẹp đến mê hồn. Ngay cả sự gầy yếu nơi cô cũng là một nét duyên dáng.
Tôi đăm chiêu ngắm nàng.
Cái gì đã xảy ra trong tôi vào lúc ấy? Thật khó mà giải thích. Tôi tràn ngập lòng tha thứ đối với cuộc đời nàng, sự thán phục đối với nhan sắc nàng. Cái bằng chứng không vụ lợi mà nàng đã bộc lộ qua sự từ chối một chàng trai sang trọng, giàu có, sẵn sàng phá sản vì nàng diễn ra trước mắt tôi, đã xoá hết những lỗi lầm của nàng trong quá khứ.
Trong người đàn bà đó, có một cái gì như sự trong trắng ngây thơ.
Người ta thấy nàng vẫn còn trinh trắng giữa cuộc sống tội lỗi. Dáng đi vững chãi, thân hình mềm mại, lỗ mũi màu hồng nở nang, đôi mắt lớn với quầng thâm xanh, biểu lộ một trong những bản chất nồng cháy, đang toả rộng một mùi hương đầy khoái cảm không khác nào những lọ hương phương Đông, dù đậy kín thế nào cũng cho thoát ra ít nhiều hương thơm của chất nước bên trong.
Cuối cùng, hoặc do bản chất, hoặc do hậu quả của tình trạng đau yếu, thỉnh thoảng trong đôi mắt người đàn bà ấy, những tia chớp của dục vọng loé lên, có thể xem như ân huệ của Chúa đối với kẻ vào được nàng yêu thương. Nhưng, những kẻ đã yêu thương Macgơrit thì không thể đếm hết được, và những kẻ được nàng yêu thương thì chưa được bắt đầu tính.
Tóm lại, người ta nhận thấy nơi người con gái ấy một nữ đồng trinh mà sự tình cờ không đâu đã làm nên cô ả giang hồ; và cô ả giang hồ mà một tình cờ không đâu có thể làm nên người nữ đồng trinh rất tình tứ và rất thanh khiết. Macgơrit vẫn còn sự kiêu hãnh và tính độc lập. Hai tình cảm này, nếu bị thương tổn, có thể tạo nên những gì mà chỉ sự tinh khiết mới có thể làm được. Tôi không nói gì cả. Nhưng tâm hồn tôi như dồn cả vào trong tim tôi và tim tôi hiện lên trong đôi mắt tôi.
- Thế ra – nàng đột ngột nói tiếp – chính ông đến để biết tin tức về tôi, khi tôi bị bệnh?
- Vâng.
- Ông có biết điều đó rất đáng quý không? Tôi có thể làm gì để cảm ơn ông?
- Cho phép tôi thỉnh thoảng được đến thăm cô.
- Xin tuỳ ý. Từ năm giờ đến sáu giờ, từ mười một giờ đến nửa đêm. Này, anh Gatông, anh hãy đánh cho nghe bản “Khuyên mời vũ điệu”.
- Tại sao?
- Trước hết là để làm tôi vui lòng, và sau đó, là bởi tôi không thể nào đánh hết bản đó một mình được.
- Vậy cái gì đã làm cô lúng túng?
- Phần thứ ba, khúc chuyển sang “đie”.
Gatông đứng dậy, tới ngồi trước pianô, và bắt đầu hoà khúc kỳ diệu của Uêbơ mà bản nhạc đã mở sẵn trên giá.
Macgơrit, một tay tựa vào pianô, đứng nhìn bản nhạc, đôi mắt theo dõi từng âm và nàng hát theo với một giọng rất thấp. Khi Gatông đã đàn đến đoạn nàng chỉ cho anh biết, nàng hát nho nhỏ, đưa những ngón tay nhè nhẹ chạy dài ở mặt chiếc pianô;
- Rê, mi, rê, đô, fa, mi, rê… đó chính là đoạn tôi không thể đàn được. Anh hãy lặp lại.
Gatông đàn lại, sau đó Macgơrit nói:
- Bây giờ anh để tôi cố gắng thử xem – nàng ngồi vào chỗ và bắt đầu đánh đàn. Nhưng những ngón tay nàng luôn luôn ngoan cố lầm lẫn trên những âm vừa nói trên.
- Lạ lùng thật! – nàng nói với một giọng thật trẻ con – Tôi chẳng làm thế nào đánh đoạn đó được! Các anh có tin rằng, có lúc tôi ngồi mãi đến hai giờ sáng chỉ vì bấy nhiêu. Và khi tôi nghĩ, cái ông bá tước ngốc ấy lại đánh đoạn đó thành công mà không cần nhìn bản nhạc, thì tôi càng tức ông ta hơn. Có lẽ thế.
Rồi nàng tập lại, nhưng vẫn không thể nào đàn được.
- Quỷ tha ma bắt ông Uêbơ này, và âm nhạc, và cả những chiếc đàn pianô nữa! – Nàng vừa nói vừa ném cuốn sách nhạc đến cuối phòng – Có ai hiểu dùm cho rằng chẳng bao giờ tôi có thể đánh tám “đie” liên tục nhau được?
Nàng vòng tay lại nhìn chúng tôi và dậm chân.
Máu lên đỏ cả đôi má và một tiếng ho nhẹ làm đôi môi hé mở.
- Coi chừng, coi chừng! – Pruđăng nói sau khi đã lấy mũ ra và đang chuốt lại mái tóc rẽ trước một tấm gương lớn – Cô sẽ nổi tức lên và sẽ làm hại cô. Chúng ta ăn thôi.
- Thế thì tốt hơn. Tôi đói đến lả người rồi!
Macgơrit gọi chuông rồi lại ngồi vào pianô, và bắt đầu hát nửa giọng một điệu hát phóng đãng, vừa hát vừa đệm đàn không bối rối chút nào.
Gatông biết bài hát đó và cả hai cùng hát như một tốp song ca.
- Ôi! Đừng hát những thứ quái tởm ấy! – Tôi thân mật nói với Macgơrit bằng một giọng van lơn.
- Ồ! Anh rất trinh trắng! – Nàng nói với tôi, rồi mỉm cười và đưa bàn tay ra cho tôi.
- Tôi không nói cho tôi, mà cho chính cô.
Macgơrit làm một điệu bộ, như để nói”
“Ôi! Đã từ lâu lắm rồi! Tôi đã từ giã sự trinh trắng lâu lắm rồi!”
Vừa lúc đó Nanin bước vào.
- Bữa ăn tối đã sẵn sàng chưa? – Macgơrit hỏi.
- Vâng, thưa bà, khoảng khắc nữa!
- Nhân đây – Pruđăng nói với tôi – anh chưa từng thấy căn nhà này, đến đây tôi sẽ chỉ cho anh xem. Anh phải biết phòng khách đẹp tuyệt. Macgơrit đi với chúng tôi ít bước, rồi nàng gọi Gatông và cùng đi với anh ta vào phòng ăn, để xem bữa ăn tối đã sẵn sàng chưa.
- À – Pruđăng vừa nói lớn vừa nhìn lên một cái bệ, và cầm đưa ra một cái tượng nhỏ - tôi không biết cậu nhỏ này ở đâu ra!
- Cậu nhỏ nào?
- Một chú chăn chiên nhỏ, cầm một cái lồng với một con chim.
- Hãy lấy đi, nếu chị thích.
- À, nhưng tôi sợ làm mất sự thích thú của cô.
- Tôi muốn cho chị hầu phòng của tôi. Tôi thấy không đẹp chút nào cả. Nhưng nếu chị thích chị cứ lấy đi.
Pruđăng nghĩ đến món quà, chứ không phải cách người ta tặng. Chị lấy bức tượng để riêng một bên và dẫn tôi đến phòng trang sức, nơi đó chị chỉ cho tôi hai bức tiểu hoạ và nói
- Đó là bá tước G… rất say mê Macgơrit. Chính ông đã đem lại danh vọng cho cô ta. Anh có biết ông ta không?
- Không, và ông này? – tôi vừa hỏi vừa nhìn bức tiểu hoạ thứ hai.
- Đó là công tước L…Ông ta buộc phải ra đi.
- Tại sao?
- Bởi vì ông ta đã gần như phá sản. Đó là một người rất yêu Macgơrit.
- Và chắc hẳn nàng cũng yêu ông ra lắm?
- Thật là một cô gái lạ đời. Người ta không bao giờ biết rõ cô ta muốn gì. Buổi chiều khi ông ta đi cô ta vẫn ở rạp hát như thường lệ, tuy nhiên cô đã khóc nhiều, lúc đưa tiễn
Ngay lúc đó, Nanin xuất hiện báo cho biết bữa ăn tối đã dọn rồi.
Khi chúng tôi vào phòng ăn, Macgơrit đang đứng tựa vào vách và Gatông cầm tay nàng thì thầm nói chuyện.
- Anh điên rồi – Macgơrit trả lời- Anh biết rõ tôi không thích anh. Không phải sau hai năm người ta biết một người đàn bà như tôi, rồi người ta đòi hỏi được làm tình nhân. Chúng tôi thì, hoặc nhận lời tức khắc, hoặc chẳng bao giờ. Thôi mời các ông ngồi lại bàn.
Rời tay Gatông, Macgơrit mời anh ta ngồi bên phải và tôi ngồi bên trái, rồi nàng bảo Nanin:
- Trước khi ngồi chị hãy bảo nhà bếp, có ai gọi chuông cũng đừng mở cửa đấy.
Lời căn dặn này đã đưa ra lúc một giờ sáng.
Chúng tôi cười, chúng tôi uống, chúng tôi ăn rất nhiều trong bữa tối nay. Trong chốc lát sự vui nhộn đã xuống đến mức giới hạn thấp nhất của nó. Và những lời nói, vốn được một giới hạn nào đó cho là thích thú nhưng làm hoen ố những cái miệng đã phát ra, thỉnh thoảng lại bị bật ra, trước sự tán thưởng của Nanin, Pruđăng và Macgơrit. Gatông đã vui đùa thẳng thắn. Đó là một thanh niên có tâm hồn, nhưng trí óc đã bị sai lạc ở mức nào đó, do những tập quán buổi đầu.
Có một lúc tôi muốn giải buồn, làm cho tâm hồn tôi và tư tưởng tôi dửng dưng trước cảnh tượng đang diễn ra trước mắt và nhận phần trong niềm vui đùa ấy, giống như nhận một món ăn. Nhưng lần lần, tôi tách khỏi sự ồn ào đó. Ly tôi vẫn cứ đầy, và tôi gần như sầu não nhìn thấy người con gái hai mười tuổi xinh tươi ấy ăn uống nói năng không khác một phu khuân vác, và cười rộ lên càng lớn trước những lời nói càng xằng bậy tục tĩu.
Tuy nhiên, cách nói năng, ăn uống ấy, đối với những người khác là hậu quả của sự sa đoạ, của tập quán, hay của sức mạnh; còn ở Macgơrit, hình như lại là một nhu cầu để quên lãng một cơn sốt, một cơn căng thẳng thần kinh. Mỗi ly rượu sâm banh làm má nàng đỏ lên như sốt và một cơn ho, nhè nhẹ lúc bắt đầu bữa ăn, đã trở thành nặng nề, kéo dài, và khá dữ dội để bắt nàng phải ngả đầu trên ghế và lấy tay ôm ngực mỗi khi phải ho lên.
Tôi đau cái đau đớn đã gây nên cho cơ thể mảnh mai đó, bởi những sự bừa bãi, quá độ hàng ngày.
Cuối cùng một sự việc mà tôi đã tiên đoán và lo lắng đã xảy ra. Vào cuối bữa ăn. Macgơrit bị một cơn ho dữ dội hơn tất cả những cơn từ khi tôi bước vào căn nhà này. Hình như ngực nàng bị xé ở bên trong. Cô gái đáng thương hại đó, mặt đỏ rần, nhắm mắt lại vì đau đớn và đưa khăn lên môi thấm một vết máu hoen đỏ. Thế rồi, nàng đứng dậy và chạy sang phòng trang sức.
- Cái gì thế, Macgơrit? – Gatông hỏi.
- Cô ta cười nhiều quá, và khạc ra máu – Pruđăng nói - Ồ! Không sao cả, điều đó thường xảy ra hàng ngày. Cô ta sẽ trở lại. Hãy để cho cô ta một mình thôi. Cô ta thích như thế đấy.
Còn tôi, tôi không thể ngồi đó. Trước sự ngạc nhiên của Pruđăng và Nanin đang gọi tôi, tôi chạy theo Macgơrit.

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-08-2006, 05:51 PM   #10
Hồ sơ
cobemongmo
Super Moderator
 
cobemongmo's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Cư ngụ: Đức Hòa - Long An
Tuổi: 41
Số bài viết: 1,636
Tiền: 1444
Thanks: 787
Thanked 1,229 Times in 410 Posts
cobemongmo is an unknown quantity at this point
Default

Chương 10

Phòng nàng chỉ được chiếu sáng bởi một ngọn nến độc nhất trên bàn. Ngả người trên chiếc ghế dài lớn, áo nhăn nhúm, nàng để một tay trên tim và tay kia buông thõng xuống. Trên bàn, đặt một cái thau nhỏ bằng bạc, đựng nửa thau nước, trong nước loáng thoáng những sợi máu nhỏ.
Macgơrit mặt xanh xao, miệng nửa mở, cố gắng lấy lại hơi sức. Thỉnh thoảng, ngực nàng căng lên, thở một hơi dài, hình như nhờ thế nàng đỡ hơn được chút xíu và trong giây phút có được cảm giác dễ chịu.
Tôi đến gần nàng, nàng không một cử động. Tôi ngồi xuống và cầm lấy bàn tay nàng đang để trên ghế dài:
- À! Anh đó à? – nàng nói với tôi và mỉm cười.
Hình như tôi có vẻ hơi lo lắng, bởi vì nàng nói:
- Anh cũng thấy đau hay sao?
- Không, nhưng cô còn đau lắm không?
- Rất ít – và nàng lấy chiếc khăn nhỏ lau những giọt nước mắt, mà cơn ho đã lùa lên đôi mắt- Giờ đây, tôi đã quen lắm rồi.
- Nhưng cô tự giết cô – tôi nói với một giọng xúc động – Tôi muốn làm bạn thân của cô, để ngăn cản không để cho cô phải tự làm khổ thân mình như thế.
- À! Điều đó, thật ra anh không phải bận tâm lo lắng – nàng đáp lại với giọng hơi chua chát – Anh hiểu, nếu những kẻ khác chăm sóc cho tôi, chính là vì họ biết rõ, không còn cách gì để chữa bệnh này được cả.
Một lát sau, cô đứng dậy, cầm ngọn nến đặt lên lò sưởi và đến soi mình trong tấm gương lớn.
- Tôi xanh xao quá – nàng vừa nói vừa sửa áo lại và đưa tay vuốt những sợi tóc rối – À thôi! Chúng ta hãy trở lại bàn ăn. Anh đi chứ?
Nhưng tôi vẫn ngồi, không cử động
Cô ta hiểu nỗi xúc động mà cảnh tượng vừa qua đã gây cho tôi, bởi vì cô tiến đến gần tôi, đưa bàn tay cho tôi và nói:
- Xem kìa, anh đi đi chứ?
Tôi cầm lấy tay cô, đưa bàn tay lên môi hôn. Ngoài ý muốn, hai giọt lệ ngưng đọng trong mắt tôi đã rơi xuống.
- Ô kìa! Anh trẻ con thế! – Cô vừa nói, vừa ngồi xuống bên tôi – Anh lại khóc, vì sao thế?
- Tôi có vẻ ngờ nghệch, nhưng điều tôi vừa trông thấy đã làm tôi đau đớn quá.

- Anh thật tốt bụng! Anh muốn gì? Tôi không thể ngủ được. Tôi phải tìm cách giải khuây một ít. Vả chăng, những người con gái như tôi, thêm hay bớt một người, có hế gì? Các thầy thuốc bảo tôi, máu tôi khạc ra từ khí quản. Tôi có vẻ hơi tin. Đó là tất cả nhưng gì tôi có thể giúp các ông ấy.
- Hãy nghe đây, Macgơrit – tôi nói với một nhiệt tình không thể giấu được – Tôi không biết ảnh hưởng của cô đối với đời tôi sẽ như thế nào. Nhưng tôi biết rằng, không có một người nào, ngay cả em gái tôi, được tôi chăm sóc như cô. Điều đó hẳn được bắt đầu khi tôi gặp cô. Vậy, nhân danh thượng đế, cô hãy chăm sóc cô, và không nên sống như cô đã sống.
- Nếu tôi tự chăm sóc tôi, tôi sẽ chết mất. Điều giúp tôi đứng vững, chính là cuộc đời náo động tôi đang sống. Thênm nữa, tự chăm sóc mình, điều đó rất cần cho những người đàn bà sang trọng, có gia đình và bạn hữu. Còn như chúng tôi, khi chúng tôi không còn ích gì cho sự hào nhoáng hay vui thú của những tình nhân chúng tôi, thì họ bỏ chúng tôi. Và những đêm dài nối tiếp những ngày dài. Tôi biết rõ như thế, tôi có lúc nằm trên giường bệnh hai tháng, và sau tuần thứ ba không còn người nào đến thăm tôi nữa.
- Quả thật tôi không là gì cả đối với cô – tôi nói – Nhưng nếu cô bằng lòng, tôi sẽ chăm sóc cô như một người anh. Tôi sẽ không rời bỏ cô, và tôi sẽ giúp cô lành bệnh. Thế rồi, khi lấy lại sức khoẻ, cô sẽ trở lại cuộc đời cô đã sống, nếu cô muốn. Nhưng tôi chắc chắn cô sẽ thích một cuộc đời êm đềm, nó sẽ giúp cô sung sướng hơn và giữ cô xinh đẹp lâu dài.
- Bây giờ anh nghĩ như thế, bởi vì anh vừa uống rượu đấy. Nhưng anh sẽ không có sự kiên nhẫn như anh vừa nói đó đâu.
- Cho phép tôi được nói với cô, Macgơrit, cô đã ốm suốt hai tháng, và trong hai tháng đó, tôi đã đến ngày một, để được biết tin tức về cô.
- Đúng vậy, nhưng tại sao anh không lên nhà?
- Bởi vì tôi chưa được biết cô.
- Người ta cần giữ ý như thế với một người con gái như tôi không?
- Người ta luôn giữ ý đối với mỗi người đàn bà. Ít ra, đó là ý kiến của tôi.
- Thế thì anh sẽ chăm sóc tôi?
- Vâng.
- Anh sẽ ở bên tôi suốt ngày?
- Bất kỳ lúc nào, nếu điều đó không làm phiền lòng cô.
- Anh gọi tên thái độ ấy là gì?
- Sự tận tuỵ.
- Và sự tận tuỵ đó từ đâu đến?
- Từ một sự thông cảm không thể cưỡng lại của tôi đối với cô.

- Thế nghĩa là anh yêu tôi? Nói ngày đi, có phải đơn giản hơn không?
- Có thể là thế? Nhưng nếu như có một ngày tôi phải nói điều đó, thì ngày đó không phải là ngày hôm nay.
- Tốt hơn, đừng bao giờ anh nói điều đó với tôi cả.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì điều đó chỉ có thể đưa đến hai hậu quả.
- Như thế nào?
- Hoặc tôi không chấp nhận, thế là anh sẽ giận tôi: hoặc tôi chấp nhận, thế là anh sẽ có một tình nhân đáng buồn. Một người đàn bà cau có, bệnh hoạn, buồn tẻ, hay vui một nỗi vui còn đáng buồn hơn cả sự ưu phiền. Một người đàn bà ho ra máu, và tiêu phí một trăm nghìn frăng mỗi năm. Người đó rất tốt đối với một ông già rất giàu như ông quận công. Nhưng rất phiền chán đối với một chàng trai trẻ như anh. Và bằng chứng là tất cả những tình nhân trẻ của tôi ngày xưa đều đã rời bỏ tôi rất nhanh chóng.
Tôi không trả lời gì cả, chỉ lắng nghe. Sự thành thật đó gần như là một lời thú tội. Cuộc đời đau đớn ấy, tôi hé thấy dưới màn sáng đang chói rạng đang che phủ, và người con gái khốn khổ đó đã chạy trốn thực tại trong sự sa đoạ, say sưa và mất ngủ. Tất cả những điều đó xúc động tôi đặc biệt, đến nỗi tôi không tìm ra được lời nào để nói.
- À thôi – Macgơrit nói tiếp – chúng ta đã nói những chuyện trẻ con qúa. Đưa tay cho tôi, và chúng ta trở vào phòng ăn. Người ta không nên biết sự vắng mặt của chúng ta mang ý nghĩa gì.
- Vào đi, nếu cô muốn. Nhưng xin lỗi cô, cho phép tôi được ngồi lại đây.
- Tại sao?
- Bởi vì sự vui đùa của cô làm tôi đau xót quá.
- Thế tôi sẽ buồn bã.
- Nghe đây, Macgơrit, hãy cho tôi nói với cô một điều mà hẳn nhiều người đã thường nói với cô rồi. Và do đó, thói quen để nghe nó có thể cản trở niềm tin nơi cô. Nhưng không vì thế mà kém thiết thực. Và tôi xin sẽ không bao giờ lặp lại với cô nữa.
- Đó là… - nàng nói với một nụ cười không khác gì những bà mẹ đang lắng nghe một sự rồ dại của con cái mình.
- Đó là, từ khi tôi trông thấy cô, tôi không thể hiểu thế nào và tại sao, nhưng cô đã chiếm một chỗ trong cuộc đời tôi. Tôi đã xua đuổi một cách vô ích hình ảnh cô trong tư tưởng tôi. Hình ảnh đó cứ trở lại mãi. Chính hôm nay, khi tôi gặp lại cô sau hai năm xa cách, cô đã đi một bước càng sâu hơn vào tâm trí tôi. Cuối cùng giờ đây cô tiếp tôi, tôi được biết cô. Tôi biết tất cả những gì khác thường nơi cô. Cô trở nên cần thiết đối với tôi; và tôi sẽ điên mất, không phải chỉ vì cô không yêu thương tôi, mà ngày cả khi nếu cô không để cho tôi được phép yêu thương cô.
- Nhưng đáng buồn cho anh, tôi sẽ nói cho anh biết điều mà bà Đ… đã nói. Vậy chắc anh giàu lắm. Anh phải biết, tôi tiêu sáu, bảy ngàn frăn mỗi tháng. Sự tiêu phí đó đã trở thành cần thiết đối với đời tôi. Anh không hiểu nổi, anh bạn đáng thương của tôi. Tôi sẽ làm phá sản anh không mấy chốc; và gia đình anh sẽ cấm không cho anh sống bên cạnh một con người như tôi. Anh hãy yêu thương tôi như một người bạn và không thể khác hơn. Anh hãy đến thăm tôi. Chúng ta sẽ cười đuà, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau. Nhưng anh không nên phóng đại giá trị của tôi. Bởi vì thật ra, tôi không đáng giá là bao. Anh có một tấm lòng vàng. Anh cần được thương yêu. Anh còn trẻ lắm, và quá đa cảm để sống trong thế giới của chúng tôi. Anh hãy cưới một người vợ. Anh thấy chứ. Tôi là người con gái lương thiện, và tôi nói với anh rất thành thật.
- Ối chào! Các bạn nói gì đó? – Pruđăng la to. Chúng tôi không nghe tiếng bước chân chị đến và chị hiện ra ở cửa phòng với mái tóc búng rối và áo hở rộng cổ. Tôi biết sự lôi thôi đó là do bàn tay của Gatông.
- Chúng tôi nói lý lẽ với nhau, - Macgơrit nói - chị hãy để chúng tôi ở đây một lát. Chúng tôi sẽ đến gặp chị chốc nữa.
- Được, được. Cô cậu cứ nói chuyện đi! – Pruđăng vừa nói vừa bước ra và đóng mạnh cửa phong như để nhấn mạnh những lời nói sau cùng của mình.
- Thế nhé – Macgơrit nói tiếp, khi chúng tôi còn lại một mình – Anh đừng yêu tôi nữa.
- Tôi sẽ đi.
- Đến nước đó sao?
Tôi đã tiến quá sâu để có thể lui lại. Vả chăng, người con gái ấy đã làm tôi nhức đầu. Sự lẫn lộn vui buồn, trinh trắng, sa đoạ; ngay cả cái bệnh đang phát triển nơi nàng, tính mẫn cảm cũng như tính dễ kích động nơi nàng, tất cả làm cho tôi hiểu, nếu ngay từ đầu, tôi không chinh phục được bản chất hay quên và nhẹ dạ của nàng, nàng sẽ vụt khỏi tay tôi mãi mãi.
- Xem nào! Anh nói nghiêm chỉnh đấy chứ!
- Rất nghiêm túc.
- Nhưng tại sao anh không nói điều đó với tôi sớm hơn?
- Tôi có thể nói vào lúc nào được?
- Ngày ngày hôm sau, khi anh đã được giới thiệu với tôi tại nhà hát Ôpêra Cômic.
- Tôi nghĩ rằng cô sẽ tiếp tôi một cách khó chịu nếu tôi đến thăm cô.
- Tại sao?

- Bởi vì tối hôm ấy tôi có vẻ ngờ nghệch quá.
- Điều đó đúng đấy. Nhưng tuy thế, anh đã yêu tôi ngay từ ngày ấy?
- Vâng.
- Điều đó chắc không ngăn cấm anh đi nghỉ và ngủ ngon, yên ổn sau một đêm hát. Chúng tôi hiểu những tình yêu lớn lao đó la như thế nào rồi.
- Thế đấy. Chính là điều cô lầm. Cô có biết chiều hôm ấy, từ rạp Ôpêra Cômic ra, tôi làm gì không?
- Không.
- Tôi đã đợi cô ở hiệu cà phê Ănglê. Tôi theo dõi chiếc xe đưa cô và ba người bạn của cô về. Khi thấy cô một mình xuống xe và đi vào nhà, tôi rất sung sướng.
Macgơrit bỗng cười lên.
- Cô cười gì thế?
- Không gì cả.
- Cô cho tôi biết đi, tôi van cô. Nếu không, tôi nghĩ cô đã chế nhạo tôi.
- Anh không giận chứ?
- Tôi có quyền gì để nóng giận.
- Thế nghĩa là có lý do để tôi trở về nhà một mình.
- Lý do gì?
- Người ta đợi tôi ở nhà.
Cô cho tôi một nhát dao cũng không làm tôi đau đớn đến thế. Tôi đứng dậy, đưa tay chào:
- Xin từ biệt – tôi nói.
- Tôi biết rõ anh giận tôi rồi – cô nói – Nhưng người đàn ông vẫn thường điên rồ để muốn biết những cái làm cho họ thêm mệt trí.
- Nhưng tôi đoán chắc – tôi nói tiếp với một giọng lạnh lùng, để chứng tỏ tôi thoát hẳn khỏi sự đam mê của mình – tôi quả quyết với cô, tôi không nổi giận vì có người đợi cô. Đó là việc rất tự nhiên. Cũng như rất tự nhiên tôi bỏ đi lúc ba giờ sáng.
- Vậy cũng có người đang đợi anh ở nhà?
- Không, nhưng tôi phải đi.
- Thế thì xin từ biệt.
- Cô đuổi tôi?
- Không phải thế!

- Tại sao cô làm cho tôi khổ?
- Tôi làm cho anh khổ ở chỗ nào?
- Cô bảo có người đợi cô.
- Tôi không thể nhịn được cười, khi nghĩ anh đã rất sung sướng khi thấy tôi về một mình. Vì người ta có nhiều lý do lắm.
- Người ta thường tạo nên niềm vui từ một trò trẻ con. Phá huỷ niềm vui đó, thật là tàn ác. Vì để nó tồn tại, người ta có thể làm cho kẻ tìm ra niềm vui đó được sung sướng hơn.
- Nhưng anh nghĩ anh đang nói chuyện với ai? Tôi không phải là một cô gái đồng trinh, cũng không phải là bà quận chúa. Tôi chỉ biết anh hôm nay và không nợ nần gì anh về những hành động của tôi. Cho rằng một ngày kia, tôi sẽ trở thành tình nhân của anh, thì anh cũng cần biết, tôi còn có những tình nhân khác nữa. Nếu anh đã làm phiền tôi vì những chuyện ghen tị của anh giờ đây, thì sau này, trò ghen tị đó sẽ ra sao nữa! Tôi chưa hề thấy một người đàn ông nào như anh.
- Bởi vì chưa một người đàn ông nào yêu cô như tôi yêu cô.
- Xem này, nói thẳng đi, anh có thật sự yêu tôi nhiều đến thế không?
- Với tất cả khả năng người ta có thể yêu được. Tôi tin thế.
- Và điều đó có từ bao giờ rồi.
- Từ ngày tôi trông thấy cô bước xuống xe, đi vào Xuyt, cách đây ba năm.
- Anh có biết rằng đó là một điều rất cao quý không? Vậy tôi phải làm gì để đến đáp tình yêu lớn lao ấy?
- Cô phải yêu tôi một ít – Tôi nói với nhịp tim đập mạnh, như muốn ngăn chặn lời tôi. Bởi vì mặc dầu có những nụ cười như có ý nhạo báng mà nàng giữ trong suốt buổi nói chuyện, hình như Macgơrit đã bắt đầu chia xẻ sự xúc động của tôi. Và tôi dần dần đi đến cái phút mà tôi chờ đợi từ lâu.
- Nhưng còn ông quận công?
- Ông quận công nào?
- Ông già ghen tuông của tôi.
- Ông ấy sẽ không biết gì cả!
- Nhưng nếu ông ta biết?
- Ông sẽ tha thứ cho cô.
- Ồ không! Ông sẽ bỏ rơi tôi và tôi sẽ như thế nào?
- Cô có thể hy sinh sự từ bỏ ấy cho một người khác.
- Tại sao anh biết được?

- Bởi vì cô đã dặn đừng để ai vào nhà đêm nay.
- Đúng vậy, nhưng người đó là một người bạn đàng hoàng.
- Nhưng cô chẳng để ý gì lắm đâu. Bởi vì cô đã cấm ông đến nhà giờ này.
- Anh không thể là người chỉ trích tôi điều đó. Bởi vì chính để tiếp các anh, anh, và bạn của anh, mà tôi làm như vậy.
Dần dần, tôi tiến gần Macgơrit, đưa tay choàng lấy người nàng, và tôi cảm thấy thân hình mềm mại của nàng dựa nặng vào tôi.
- Nếu cô biết tôi yêu cô chừng nào! – Tôi nói nho nhỏ bên tai nàng.
- Đúng thật vậy?
- Tôi xin thề.
- Anh có thể hứa với tôi rằng anh sẽ làm tất cả theo ý muốn của tôi mà không cần nói một lời, không cần cho tôi những chỉ dẫn, không cần chất vấn tôi gì cả? Như thế có thể tôi sẽ yêu anh.
- Tôi sẽ làm tất cả những gì cô muốn.
- Nhưng tôi nói cho anh biết trước, tôi muốn sống tự do và làm tất cả những gì tôi thích; không phải cho anh biết bất cứ một chi tiết nhỏ nào của cuộc đời tôi. Đã lâu rồi, tôi đi tìm một nhân tình trẻ, không nghị lực, yêu mà không nghi kỵ, được yêu nhưng không có quyền gì. Tôi chưa bao giờ tìm được người như thế. Những người đàn ông đáng lẽ phải thoả mãn khi được người ta cho họ nhiều điều mà có lẽ họ chỉ dám ao ước có được một lần, đã đòi hỏi những tình nhân họ phải cho họ biết về hiện tại, về quá khứ và ngày cả về tương lai nữa. Những người đàn ông đó, càng trở nên quen thuộc, lại càng muốn ngự trị và trở thành khó tính, muốn người ta cho họ tất cả những gì họ muốn. Nếu giờ đây tôi quyết định có một tình nhân mới, tôi muốn người đó phải có ba đặc tính hiếm có này; anh ta phải tin tưởng, phải biết chiều chuộng, phải kín đáo.
- Được lắm, tôi sẽ làm tất cả những gì cô muốn.
- Chúng ta sẽ xem.
- Và khi nào chúng ta sẽ xem?
- Sau này.
- Tại sao.
- Bởi vì – Macgơrit vừa nói vừa gỡ cánh tay tôi ra, cầm một bó hoa trà đỏ lớn cô đã đem về từ sáng, lấy một bông hoa trà cắm lên nút áo tôi, và nói - bởi vì người ta không bao giờ có thể thực hiện những giao ước ngay ngày người ta ký.
Điều này thì dễ hiểu thôi.
- Khi nào tôi sẽ gặp lại cô? - Vừa nói tôi vừa ôm chặt nàng trong hai cánh tay.
- Khi nào cánh hoa trà này đổi sắc.

- Lúc nào nó sẽ đổi sắc?
- Ngày mai, từ 11 giờ đến nửa đêm. Anh bằng lòng chứ?
- Cô còn hỏi tôi điều đó ư?
- Không một lời nào về chuyện này với bạn của anh, hay với Pruđăng hoặc bất cứ người nào khác.
- Tôi xin hứa với cô.
- Giờ đây, hãy hôn tôi đi và chúng ta sẽ trở vào phòng ăn.
- Cô ta đưa môi cho tôi hôn, vuốt lại mái tóc. Và chúng tôi bước ra khỏi phòng, cô vừa đi vừa hát. Tôi như điên dại nửa người.
Vào phòng khách, nàng dừng lại nói nhỏ với tôi:
- Vừa rồi chắc anh ngạc nhiên khi thấy tôi sẵn sàng nhận lời anh ngay tức khắc. Anh có biết như thế là vì sao không?
Nàng cầm lấy tay tôi và đặt lên tim nàng, nơi tôi nghe những tiếng đập liên hồi, rồi nói tiếp:
- Là vì cuộc sống của tôi ngắn ngủi hơn những kẻ khác, nên tôi tự hứa sẽ sống vội vàng hơn.
- Đừng nói với tôi như thế, tôi năn nỉ cô.
- Ồ! Anh hãy tự an ủi – nàng vừa tiếp vừa cười - nếu tôi còn sống một thời gian nữa, tôi sẽ sống lâu hơn là yêu tôi.
Và bước vào phòng ăn, nàng vừa đi vừa hát.
- Nanin đâu rồi? - Nàng nói khi chỉ nhìn thấy có Gatông và Pruđăng.
- Nanin ngủ trong phòng cô, đang đợi cô vào ngủ đó – Pruđăng trả lời.
- Con bé tội nghiệp! Tôi giết chết nó mất! Thôi, giờ đây xin mời các ông về, đã đến giờ rồi.
Mười phút sau Gatông và tôi ra về. Macgơrit siết chặt tay tôi, chào tạm biệt. Chỉ còn lại một mình Pruđăng
- À này – Gatông hỏi khi chúng tôi đã ra ngoài – anh nghĩ gì về Macgơrit?
- Đúng là một thiên thần. Tôi điên lên vì nàng.
- Tôi nghi ngờ điều đó. Anh có nói điều đó cho nàng nghe chứ?
- Có.
- Và nàng có hứa là tin lời anh không?
- Không.
- Không giống như Pruđăng.
- Cô ả có hứa với anh ?
- Nàng còn đi xa hơn, anh bạn ạ! Người ta sẽ không thể tin được, nhưng quả thật nàng vẫn còn đáng giá lắm, Nàng Đuvecnoa to lớn ấy!

(Còn tiếp)
__________________
Chỉ mất một phút để quen ai đó, một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quên đi một người mà bạn yêu.

Khi yêu một người nào đó bạn hãy để cho người ấy ra đi (nếu họ muốn) nếu họ quay lại họ thuộc về bạn, còn nếu họ không quay lại có nghĩa là từ trước đến giờ họ chưa bao giờ thuộc vê bạn.
-------------0978184058, 01229921853
cobemongmo is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:56 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps