Tương truyền, một ngày đẹp trời, có đệ tử hỏi Khổng Tử:
- Nhân là gì vậy sư phụ?
Ông đáp:
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Lần nữa, một đệ tử khác lại hỏi:
- Câu nào sư phụ tâm đắc nhất?
Ông cũng đáp:
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác, hay nói khác hơn, mình muốn gì thì cho người khác cái đó. Nhân là yêu người, yêu người khác như yêu...bản thân mình.
pp không tìm được ý nghĩa cao siêu từ triết lý chữ nhân, nhưng đã thấy một cách đánh giá tâm lý con người rất thú vị.
Hôm qua, tôi đi uống cà phê với anh bạn cũ, ảnh đột nhiên gọi để hỏi về một số kiến thức chuyên ngành tôi đang công tác. Trong suốt cuộc nói chuyện, anh luôn miệng thêm vào:
- Công ty anh rất có thể sẽ đặt hàng bên em/ anh sẽ giới thiệu nhiều khách hàng cho bên em .... v...v....
À, thì ra trong đầu anh ta đang nghĩ bánh ích đi thì bánh quy lại. Tôi giúp anh cái gì thì anh phải giúp anh cái gì đó khác.
Và nghĩ ngược lại, nếu tôi nhờ anh cái gì đó, có lẽ sẽ gặp khó khăn nếu tôi không có cái ...bánh quy. Ai mà biết được!
Tôi có anh bạn rất đúng giờ, hẹn là tới, giống như một con sóc, nhảy một cái là ngay chóc. Và sẽ là thường tình, anh ta rất ghét ai sai hẹn.
Ngược lại, một anh bạn khác của tôi thì rề rà, luôn tới muộn, xề xòa dễ dãi. Và anh ta sẽ vui vẻ với bạn, nếu như bạn có ...giống anh ta.
Đến đây lại nghĩ đến câu "suy bụng ta ra bụng người", dùng suy nghĩ của mình để hiểu người khác. Nếu ta đối xử với người khác theo kiểu cái bụng ta muốn là nhân. Hóa ra, làm những điều mình không thích cho người khác là bất nhân?
Nhưng đôi khi, đầu óc quá hẹp hòi, thành ra "lấy bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử". Có thể lắm chứ!
Tương truyền, một ngày đẹp trời, có đệ tử hỏi Khổng Tử:
- Nhân là gì vậy sư phụ?
Ông đáp:
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Lần nữa, một đệ tử khác lại hỏi:
- Câu nào sư phụ tâm đắc nhất?
Ông cũng đáp:
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.
Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác, hay nói khác hơn, mình muốn gì thì cho người khác cái đó. Nhân là yêu người, yêu người khác như yêu...bản thân mình.
pp không tìm được ý nghĩa cao siêu từ triết lý chữ nhân, nhưng đã thấy một cách đánh giá tâm lý con người rất thú vị.
Hôm qua, tôi đi uống cà phê với anh bạn cũ, ảnh đột nhiên gọi để hỏi về một số kiến thức chuyên ngành tôi đang công tác. Trong suốt cuộc nói chuyện, anh luôn miệng thêm vào:
- Công ty anh rất có thể sẽ đặt hàng bên em/ anh sẽ giới thiệu nhiều khách hàng cho bên em .... v...v....
À, thì ra trong đầu anh ta đang nghĩ bánh ích đi thì bánh quy lại. Tôi giúp anh cái gì thì anh phải giúp anh cái gì đó khác.
Và nghĩ ngược lại, nếu tôi nhờ anh cái gì đó, có lẽ sẽ gặp khó khăn nếu tôi không có cái ...bánh quy. Ai mà biết được!
Tôi có anh bạn rất đúng giờ, hẹn là tới, giống như một con sóc, nhảy một cái là ngay chóc. Và sẽ là thường tình, anh ta rất ghét ai sai hẹn.
Ngược lại, một anh bạn khác của tôi thì rề rà, luôn tới muộn, xề xòa dễ dãi. Và anh ta sẽ vui vẻ với bạn, nếu như bạn có ...giống anh ta.
Đến đây lại nghĩ đến câu "suy bụng ta ra bụng người", dùng suy nghĩ của mình để hiểu người khác. Nếu ta đối xử với người khác theo kiểu cái bụng ta muốn là nhân. Hóa ra, làm những điều mình không thích cho người khác là bất nhân?
Nhưng đôi khi, đầu óc quá hẹp hòi, thành ra "lấy bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử". Có thể lắm chứ!
Dạo này bác triết lý quá, hay là sau nhiều năm nghiên cứu về đờn: đờn ghi ta, đơn organ, đờn kìm, đờn violon, và đờn....bà nữa Bác chán rồi chuyển sang nghiên cứu triết học Phương Đông đây
Má ơi, con sợ đi tắt lắm. Vì 90% đường đi tắt (mà chỉ nghe nói chứ chưa từng đi) thì thường là đi lạc. Lúc này bị ảnh hưởng bởi tụi Nhật, tụi nó có cái câu cửa miệng: Không có cái gì nhanh hơn bình thường mà tốt cả...
Thường, điếc không sợ súng nhưng sợ chết hơn người bình thường. Mà kẻ sợ chết thì thường hành động không bình thường.
Mà thôi, lạc đề rồi...
@anh pp & anh Buu Cuong: Anh pp chắc đang bị đàn áp hoặc ngộ ra điều gì sau khi cưới vợ nên giờ nghiên cứu triết học ấy mà, để tìm cơ sở lý luận làm cách mạng. Thường Triết học với vợ có nhiều điểm giống nhau: đọc hoài, thấy hoài nhưng không hiểu được. Vừa là hiện thực, vừa là trừu tượng. Luôn đúng trong trường hợp tổng quát: lý luận của vợ và của triết học có tính thuyết phục như nhau (theo kiểu: cứ tin đi rồi 1 ngày nào đó sẽ hiểu). Chỉ có điều khác cơ bản, triết học nghiên cứu mà ko ra thì ta vứt nó ở đó, nghiên cứu cái khác, còn vợ thì nghiên cứu mà ko ra thì cũng phải ráng mà nghiên cứu, không thì ốm đòn.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Câu của Khổng Tử có khi cũng không đúng.
Trong thể thao không lẽ mình cứ thua hoài nhể? Đừng lấy huy chương vàng làm gì vì người khác không đạt huy chương họ sẽ buồn! Hic!
Khổng chỉ nói làm như thế là Nhân thôi. Ví dụ của bác TD, tay nào giành huy chương (sau khi hạ đối thủ của mình) đúng là ....bất nhân! Đời này, đâu mấy ai dám nhận mình là nhân đâu!
Nhưng, cũng có thể hiểu cách khác. Hai người thi đấu với nhau, mình muốn đối phương thì đấu hết sức, không khoan nhượng, nên mình cố gắng thi đấu...tương tự. Kết quả thắng thua chỉ là một bức ảnh ghi lại khoảng khắc nào đó của dòng thác thời gian.
Công bằng mà nói, đúng như cảm nhận của bác TD, tư tưởng của một số nhà hiền triết phương Đông "ngăn cản" sự tiến bộ của xã hội. Lão Tử là một ví dụ điển hình.
@ Đạt: hông có liên quan gì đến thê tử ở đây nhé bác!