Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi, thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không”?
Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? - Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà địa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè, kết đảng với ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đi.ng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần”.
(Mặc Tử) Trích sách [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Cái tài của chế độ phong kiến là làm cho con người mê muội, phục tùng tuyệt đối vào Vua. Thực ra cũng là một con người, chỉ vì sinh đúng vào hoàng tộc mà có quyền sinh sát đối với cả một quốc gia.
Ngay cả các trí thức hàng đầu thời đó như Mặc Tử- được người đương thời ngưỡng mộ (tận bây giờ cũng còn người ngưỡng mộ)- cố gắng cũng chỉ là khuyên vua sao cho hay (để Vua dễ lọt tai mà nghe theo và cũng để không bị chém đứt đầu). Rồi thì, cũng chỉ là
Trích:
những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng
. Thế hệ những trí thức của ông không ai có thể thoát khỏi "tầm" thời đại của mình.
Lời của Mặc Tử cũng chỉ là một tên nịnh thần.
Cái tài của chế độ phong kiến là làm cho con người mê muội, phục tùng tuyệt đối vào Vua. Thực ra cũng là một con người, chỉ vì sinh đúng vào hoàng tộc mà có quyền sinh sát đối với cả một quốc gia.
Ngay cả các trí thức hàng đầu thời đó như Mặc Tử- được người đương thời ngưỡng mộ (tận bây giờ cũng còn người ngưỡng mộ)- cố gắng cũng chỉ là khuyên vua sao cho hay (để Vua dễ lọt tai mà nghe theo và cũng để không bị chém đứt đầu). Rồi thì, cũng chỉ là . Thế hệ những trí thức của ông không ai có thể thoát khỏi "tầm" thời đại của mình.
Lời của Mặc Tử cũng chỉ là một tên nịnh thần.
Hình như không chính xác đâu. Mà đó là quy tắc ứng xử của Khổng giáo, được quy định bởi những nguyên tắc thuộc về tôn giáo. Vì xã hội phong kiến phát triển trên nền tảng của văn hoá khổng giáo, nên các quy tắc ứng xử phải như thế. Sự tương thích của văn hoá khổng giáo và nhà nước phong kiến đã đưa văn minh Trung Quốc phát triển đến cực thịnh rồi dần suy tàn vì không theo kịp với sự phát triển của thời đại, tiến trình phát triển của nhân loại. Sau 1 thời gian dài hiệu chỉnh, Trung Quốc đang trên đường trở lại phát triển và khẳng định nền Văn minh của mình.
Thực ra, văn hoá hình thành trên các tôn giáo tạo nên những ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của xã hội đó. Nếu quan sát, chúng ta có thể thấy sự phát triển của 1 dân tộc hoặc 1 nhóm các dân tộc có cùng tôn giáo sẽ tương quan với sự phát triển của tôn giáo chi phối những dân tộc đó.
Các nền văn minh nhân loại cũng được hình thành trên cơ sở tôn giáo. Hiện nay, trên thế giới, số đông người phân chia ra 5 nền văn minh đang tồn tại và phát triển: Trung Hoa (Khổng giáo), Phương Tây (bao gồm cả Mỹ và Úc, ứng với Thiên chúa giáo), Ấn Độ, Hồi giáo và Nhật Bản (tôn giáo đa thần). Trường hợp Nhật Bản thì còn nhiều tranh cãi vì xét về lịch sử thì nó còn quá non trẻ và chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc (điển hình là chữ viết), nhưng nó lại có nhiều tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thế giới ngày nay.
Cho nên câu nói của Mặc Tử, xét cho cùng, là do ý thức hệ của tôn giáo đó quy định, chứ không phải do nhà nước phong kiến quy định.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Do Khổng giáo hay là do Vua? Cái này cần nghiêm túc xem xét.
Bác có nghĩ Vua dùng Khổng giáo như một công cụ để cai trị không? Chắc chắn là có rồi.
Như vậy do công cụ hay do người sử dụng công cụ?
Thôi, cả hai, cho huề.
Ở đây, mình không muốn nói nhiều về Vua hay Khổng giáo, mà muốn nói về tầm nhìn thời đại. Một trí thức được cho là thượng thừa thời đó, dưới mắt thiên hạ bây giờ cũng chỉ là một tên nịnh thần?!
Ở đây, mình không muốn nói nhiều về Vua hay Khổng giáo, mà muốn nói về tầm nhìn thời đại. Một trí thức được cho là thượng thừa thời đó, dưới mắt thiên hạ bây giờ cũng chỉ là một tên nịnh thần?!
Nếu có cái nhìn vượt thời đại như Mặc Tử sẽ thấy ông là trung thần.Xin nhớ là Mặc Tử đang nói về "trung thần" tức là nói lên mối quan hệ giữa bề tôi và vua chứ không nói lên mối quan hệ giữa con người và đất nước."trung quân ái quốc"hai khái niệm khác nhau. Các bàc cần phân biệt chế độ nhà nước với tôn giáo. Không nhất thiết nhà nước phong kiến thì theo khổng giáo (có thể Phật giáo, Ấn giáo, Cơ đốc giáo, ...)
Ở thời đại này mà còn thấy Mặc Tử là trung thần thì cũng không lạ. Vì thời đại ngày nay đã khác, con người có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược.
Thật đáng sợ cái gông xiềng của tư tưởng, khi đã vướng vô rồi thì khó mà thoát ra được.
@ peanux: Đúng ra là mình nên dùng từ nhà nước phong kiến Trung quốc.
@ pp: Bản thân vua không sử dụng công cụ đó, mà giai cấp lãnh đạo xã hội đó đã chọn công cụ là Khổng giáo để xây dựng 1 hệ tư tưởng và cơ sở lý luận cho quá trình hình thành, phát triển và lãnh đạo của giai cấp đó. Vào giai đoạn đó, có thể nói là Khổng giáo là cơ sở lý luận phù hợp cho sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến. Còn ông vua suy cho cùng cũng là đại diện cao nhất cho 1 giai cấp mà thôi và cũng là sản phẩm của giai cấp đó (còn có bù nhìn hay minh quân không xét ở đây). Nếu xem kỹ thời kỳ Tam Quốc, chúng ta có thể thấy rõ ràng đây là cuộc chiến của các tập đoàn phong kiến mà mỗi tập đoàn đều chọn cho mình 1 ông Vua để làm biểu tượng (có ông là minh quân, có ông là bù nhìn) để tạo sức mạnh tư tưởng và thu phục được lực lượng đứng về phía họ. Lịch sử VN cũng có mà điển hình thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh.
Hiện nay, một số quan điểm về Tôn giáo không xem đạo Phật là 1 tôn giáo vì đặc điểm là nó dễ bị đồng hoá vào xã hội mà nó đến, dù nó vẫn giữ được những nền tảng lý luận cơ bản. Điều này dẫn đến sự đa dạng của đạo Phật ở các nước khác nhau (từ nghi lễ đến vai trò của nó trong xã hội). Điển hình nhất là phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa, nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy dù xuất phát cùng 1 điểm là Ấn độ, nhưng từ nghi lễ đến vai trò của chúng trong xã hội thì hoàn toàn khác nhau.
Bác pp, phải chi diễn đàn ta có nhiều topic hơn để bàn về các vấn đề như trên từ góc độ khoa học nhỉ. Tiếc là có quá nhiều người khi bàn vấn đề này lại rơi vào trạng thái quá khích và thường dẫn đến những vấn đề "nhạy cảm". Nếu tiếp cận dưới góc độ khoa học, ta sẽ thấy rất, rất nhiều điều thú vị đó.
Nam mô A di đà Phật. Thiện tai thiện tai (tức là...tại thiên)
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Thời đại ngày nay là thời đại tự do, dân chủ, nhưng cũng còn nhiều quốc gia có hoàng gia như Thái Lan, Bruney, Anh..........và còn nhiều nữa. Như vậy các bác nói chế độ vua chúa là phong kiến, cổ hủ là ko đúng cho lắm, vì hiện nay các quốc gia trên vẫn còn vua, và lệnh vua là tối thượng, đức vua là bất khả xâm phạm.
Thời bây giờ nếu là trung thần cũng vậy thôi, ở chế độ nào ta cũng đều phục tùng giai cấp cầm quyền, ko được được nói xấu, chửi bới chế độ. Đặc biệt là ở những nước chỉ có 1 Đảng, ta phải cẩn thận lời ăn tiếng nói hơn nữa, luôn tỏ rõ sự trung thành của mình..
__________________
....cô đơn mình anh........
thay đổi nội dung bởi: rangsun, 12-10-2009 lúc 08:00 AM.
Lý do: Ko cho phép thì sửa lại vậy
Cái mà bac rangsun nói không phải là nhà nước phong kiến, mà là thể chế nhà nước quân chủ lập hiến. Hoàn toàn khác định nghĩa về nhà nước phong kiến. Nhà nước phong kiến do giai cấp phong kiến lãnh đạo.
Còn vế sau xin phép không bàn vì xem ra nó không thuộc topic này. Vả lại, có nhiều từ mà theo cảm nghĩ cá nhân của tôi, có lẽ cũng chưa được phù hợp lắm.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...