Chưa kịp tra nghĩa của từ này, nhưng tôi rất hay dùng. Đối với ai mình đã yêu (hoặc ghét) thì ta nhìn họ với con mắt bị lệch. Tôi rất ghét tính này của mình.
Có một người bạn, anh ta có tính cách mà tôi không ưa. Thế là tôi đã phủ nhận con người tốt của anh ta trong một thời gian dài. Nhưng gần đây, tôi nhận ra mình đã quá bảo thủ và hẹp hòi. Anh ta đâu chỉ có tính xấu đó thôi, mà tính "xấu" đó là do hoàn cảnh tạo nên. Rồi chúng tôi trở nên thân thiết.
Tôi ghét con gái tóc vàng, vì nó trong nhợt nhạt, thiếu sức sống, và có vẻ sính ngoại, ít bản sắc dân tộc! > Nhưng rồi, những cô gái tóc vàng ngày càng đông, họ hiện diện khắp mọi nơi. Đến khi tôi gặp một cô gái dễ thương tóc vàng thì tôi cảm thấy trước đây mình... nhỏ nhen!
Tôi ghét nhất đàn ông mà không biết uống rượu. Tôi nhìn họ như cờ mà thiếu gió, cử suốt ngày rủ rủ thẳng đứng. Tôi thấy anh sếp, mỗi khi uống rượu thì huyên thuyên, tay huynh tay đệ ôm lấy nhân viên vào lòng. Rồi một ngày tôi chuyển công ty, nơi mới có những người không biết uống rượu vẫn phong độ, lúc nào tinh thần cũng phấp phới như lá cờ bay. Và tôi bị bệnh, không uống rượu được nữa, ngẫm nghĩ lại thành kiến năm xưa...
Nhân vô thập toàn mà PP. Chắc tại vậy mà người ta mới sống được. Anh A nào đó vô phước bị PP ghét thì cũng có khối nàng mê ảnh sao. Mấy cái "định kiến" đó có thể thay đổi theo thời gian mà. Hôm nay đánh nhau u đầu cháy máu, biết đâu ngày mai trở thành bạn thân thì sau. Trường hợp này gặp nhiều à nhen.
Thành kiến thì chắc chắn phải có PP ui vì mỗi con người có một trái mà nên ghét, giận hờn, hỉ nộ ái ố đủ kiểu cả. Tuy nhiên cũng may mắn là người ta lại có thêm cái đầu để suy nghĩ, để nhận ra đâu đúng đâu sai để tự điều chỉnh cách hành xử (và cả lối nghĩ) cho phù hợp. Như vậy, ai cũng cần phải học (ở trường, ở xã hội...) để hòa mình vào cộng đồng. Hôm nay ta chưa thông thì hy vọng đến một thời điểm nào đó sẽ thông. Trong những thời điểm nhất định, phải chấp nhận và sống chung với thành kiến, với những mặt tốt xấu... coi đó là một phần của cuộc sống trước khi muốn cải tạo nó. Nếu không có nó, biết đâu sẽ buồn! (:sad)
Thành kiến làm cho con người hẹp hòi, giống như ngựa bị bịt mắt mà chạy, như một người đi bị niễng một bên. Nghiên cứu tâm lý cho thấy mắt người sẽ dễ thấy cái gì ta muốn thấy, tai sẽ nghe nhiều chuyện ta muốn nghe. Thành kiến làm con người trở nên cực đoan, cô lập, không nhận được xu hướng của xã hội, không chịu xét lời chê khen, biến mình thành ... dị nhân.
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
Thành kiến về chế độ. Đây thật sự là điều thiệt thòi cho chính bản thân người mang thành kiến. Một số đài quốc tế như BBC, VOA (chưa kể những báo chí của cộng động người Việt ở hải ngoại) ... họ viết gì về Việt Nam? Toàn những chuyện tham nhũng, nhân quyền, tự do tôn giáo, lũ lụt, thiên tai, dân trí thấp, bệnh tật... ôi thôi, toàn những cái "xấu". Điều này có phần hiểu được do ban biên tập người Việt phần lớn ở chế độ trước, họ đã có thành kiến với chính phủ hiện tại, bảo sao mắt không bị chinh, đầu không bị niễng, đi không cà thọt!
Một đài nổi tiếng thế giới như BBC cũng không tránh khỏi sai lầm này. Thử hỏi viết như vậy thì sẽ thu hút được ai, chỉ những người mang nặng thành kiến với chính phủ mới thích thú đọc mà thôi. Trong khi đó hàng triệu độc giả tiềm năng ở Việt Nam, họ đã vô tình mà không chú ý đến. Dầu ta có nhiều cái xấu hơn tốt, cũng chẳng hứng thú gì khi người khác cứ bới móc cái xấu mà nói mãi. Âu chăng cũng là tâm lý tự nhiên của con người. Tác giả "Người Trung Quốc xấu xí" từng gây được dư luận, nhưng cũng bị chửi tan nát, tơi bời là thế!
Thành kiến với một người nào đó là bạn đã mang trong người sai lầm. Bạn không thể tẩy chay một con người chỉ vì một tính cách nào đó của anh ta. Như thế thật công bằng cho họ. Ngoài "khuyết điểm" đó, họ còn nhiều ưu điểm khác, nếu không sáng suốt bạn sẽ không nhìn thấy, thậm chí phủ nhận cả một con người.
Đồng ý với PP tuy nhiên mỗi người có giá trị sống khác nhau: người A có thành kiến A-W về một người B nhưng vẫn chấp nhận con người của B. Nhưng nếu B có biểu hiện duy nhất Z - một điều đi ngược lại giá trị sống của A thì việc A phủ nhận B là điều không tránh khỏi.
Thực tế là bản thân anh có thể có thành kiến với người nói nhiều, nhiều chuyện (nhiều chuyện nhưng không đặt điều nói những cái không có), càm ràm khó tính, nóng tính, chưởi thề cứ mỗi 1 hay 2 câu: anh tuy có thành kiến với những người có ít nhất một đặc tính trên nhưng anh vẫn cười xòa và vẫn chấp nhận những người như vậy vì đó là tính cách của họ. Tuy nhiên một người đặt điều: cố tình hoặc giả vờ gây chia rẽ bằng cách nói với người/nhóm D điều không đúng về người/nhóm C. Đúng là sống không phải lúc nào cũng thật thà nhưng sự không thật thà qua cách đặt điều làm chia rẽ, cố tình hướng dư luận hiểu sai bằng cách giấu hay thêm bớt là điều anh không thể chấp nhận. Loại người thứ hai, anh có thành kiến và khó chấp nhận là lợi dụng tập thể. Sống có bạn bè nhờ qua nhờ lại là chuyện thường nhưng lợi dụng một hoạt động của một tập thể để làm lợi cho mình là điều không thể chấp nhận. Cái thành kiến này anh rất cẩn thận khi đánh giá ai vì chính mình cũng dễ sai lầm.
Thành kiến về chế độ. Đây thật sự là điều thiệt thòi cho chính bản thân người mang thành kiến. Một số đài quốc tế như BBC, VOA (chưa kể những báo chí của cộng động người Việt ở hải ngoại) ... họ viết gì về Việt Nam? Toàn những chuyện tham nhũng, nhân quyền, tự do tôn giáo, lũ lụt, thiên tai, dân trí thấp, bệnh tật... ôi thôi, toàn những cái "xấu". Điều này có phần hiểu được do ban biên tập người Việt phần lớn ở chế độ trước, họ đã có thành kiến với chính phủ hiện tại, bảo sao mắt không bị chinh, đầu không bị niễng, đi không cà thọt!
Một đài nổi tiếng thế giới như BBC cũng không tránh khỏi sai lầm này. Thử hỏi viết như vậy thì sẽ thu hút được ai, chỉ những người mang nặng thành kiến với chính phủ mới thích thú đọc mà thôi. Trong khi đó hàng triệu độc giả tiềm năng ở Việt Nam, họ đã vô tình mà không chú ý đến. Dầu ta có nhiều cái xấu hơn tốt, cũng chẳng hứng thú gì khi người khác cứ bới móc cái xấu mà nói mãi. Âu chăng cũng là tâm lý tự nhiên của con người. Tác giả "Người Trung Quốc xấu xí" từng gây được dư luận, nhưng cũng bị chửi tan nát, tơi bời là thế!
Tôn trọng quan điểm của PP.
Anh thì nghĩ là nên xem tin tức họ đưa có đúng hay không hay đặt điều nói xấu.
Ở Mỹ, xem CNN, anh vẫn thấy người ta tường thuật cái xấu của nước Mỹ: sự ô nhiễm môi trường từ khí thải nhà máy, người homeless, chính sách của chính phủ cho người nghèo, tỉ lệ khác biệt về kỹ năng đọc giữa học sinh da trắng / da đen, đả kích đường lối lãnh đạo của ông Bush không chú tâm nhiều cho kinh tế, chỉ trích outsourcing đã khiến hàng triệu người mất việc, sự chậm trể và quy trách nhiệm của ban cứu trợ thiên tai của chính phủ trong bão Katrina, tranh luận chuyện tôn giáo - sự phát triển của đạo Hồi ở Mỹ, nạn gái mãi dâm..v..v..v.
Có nhiều nhà chuyên môn Mỹ khuyên bệnh nhân của họ là nếu cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm thì không nên mở đài tin tức như CNN để xem vì 10 tin đã có 9 tin xấu.
Nghĩ lại người Mỹ dùng truyền thông để giải tỏa những bức xúc của xã hội trước những vấn nạn nhằm thúc đẩy sự thay đổi từ chính phủ hay tổ chức có liên quan đến vấn đề, cải thiện những cái đang diễn ra. Có thể họ không thay đổi được ví dụ như đường lối của ông Bush nhưng người dân sẽ ảnh hưởng đến Thượng Nghị sĩ (TNS) của tiểu bang họ qua lá phiếu bầu TNS mà nơi làm việc là Quốc hội - cơ quan phê chuẩn tài khóa cho hoạt động của chính phủ: chi phí cho chiến tranh, cho dân sự....v..v..v