Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: CLB Văn Thơ ::..

..:: CLB Văn Thơ ::.. Văn học , Thơ , Truyện , tùy bút , ..

Vũ Hữu Định

Vũ Hữu Định

this thread has 3 replies and has been viewed 9999 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
MFEO
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Số bài viết: 61
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 16 Times in 10 Posts
MFEO
Default

Trích:
1942-1981)

Vũ Hữu Định sinh năm Nhâm Ngọ, 1942, tại Huế, nhưng định cư tại Đà Nẵng lâu năm và thường xuyên tham gia trong nhóm sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật Quảng Đà. Trước 1975, với những tên tuổi Luân Hoán, Hà Nguyên Thạch, Trần Quang Lộc, Hoàng Lộc, Thành Tôn, Đinh Hoàng Sạ...anh làm thơ rất nhiều, có thơ đăng trên các tạp chí Văn Học xuất bản tại Sài Gòn. Nhưng đợi đến khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ "Còn Một Chút Gì Để Nhớ" và qua tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh, mới thực sự chắp đôi cánh tuyệt vời cho ý thơ anh bay bổng, và chính tôi cũng yêu thích bài thơ của anh từ đó. Anh đã có công đưa thành phố núi cao đầy sương và bụi mù đó vào trong trái tim của mọi ngườị.. "Phố núi cao, phố núi trời gần. Phố xá không xa nên phố tình thân..."Tôi đã có dịp đến thăm một nhà thơ ở Pleiku, và tôi đã yêu phố núi cao đó qua lời thơ của Vũ Hữu Định. Thành phố có cái nắng hiu hắt thật buồn "...Anh khách lạ đi lên đi xuống. May mà có em đời còn dễ thương...".

Nếu không có em, lữ khách sẽ cảm thấy buồn vô tận, chính vì thế mà tôi phải vội vã rời Pleiku trước khi mặt trời khuất sau dãy núi xa thẳm. Trước khi giã từ Đà Nẵng, tôi có gặp lại nhà thơ Vũ Hữu Định thêm một lần ở Café Chợ Cây Mẹ anh vẫn thế, nghĩa là vẫn vô sản hơn những người vô sản sau những ngày giông bão tới. Khi chúng tôi đến định cư ở Hoa Kỳ, được tin nhà thơ Luân Hoán cho biết, Vũ Hữu Định đã chết vì say rượu té từ căn gác xuống đất tại nhà một người bạn bên bờ sông Đà Nẵng vào một đêm trăng tháng Giêng tuyệt đẹp năm Tân Dậu 1981.

Bài thơ tui yêu:

Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ
Vũ Hữu Ðịnh

phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên


(Tập Thơ "Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ". VN 1996)
MFEO is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
Ngo Tuan Hiep
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Số bài viết: 307
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 25 Posts
Ngo Tuan Hiep
Default

Tôi rất thích Thơ Nguyễn Tất Nhiên và Vũ Hữu Định, lại rất yêu bài Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa... chẳng hiểu tại sao... Hôm nay, đi tìm một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên để post vào thread Những bài thơ bất hữu của Taurus, phát hiện ra bài này, đọc mà hết hồn...
Trích:

CHUYỆN TÌNH BUỒN
Thanh Bùi: Thân tặng anh Ðấu

"...

May mà có em

Ðời còn dễ thương."


Ðịnh cười hề hề, chứ đâu phải "hèn nhát" như cái thằng Nhiên:

...

Thà như giọt mưa

Rớt trên tượng đá.

...

Giọt mưa rớt xuống tượng đá vỡ tan tành thì còn đếch gì gì nữa mà thương với yêu. Tự tử à? Cái thằng Nhiên nó quái thế đấy. Ðịnh tiếp tục cười hề hề.

Ðịnh nhiều tuổi hơn tôi, nhưng lại gọi tôi bằng bố. Thí dụ, "bố ơi hôm nay vợ con có ra thăm, con dẫn con dâu chào bố nhé." Tôi ậm ừ. Hay là, "vợ con nó gửi một hộp ruốc con sẻ cho bố một nửa nhé." Tôi ậm ừ.

Tôi không có bố. Nên tôi rất hổ thẹn và không muốn nhận con, mặc dù tôi che chở và giúp đỡ Ðịnh nhiều, cũng giống như "con" mình vậy. Ðịnh ngỏ ý nhận tôi làm bố. Tôi từ chối. Ðịnh khóc. Hôm sau tôi đành nhận. Truyền thống trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, cũng như The Naval Academy ở Annapolis tiểu bang Maryland, mỗi khoá sinh đàn anh nhận một khoá sinh đàn em làm con.

Những ngày đầu huấn nhục trong quân trường Nha Trang dĩ nhiên ai cũng "khổ và nhục." Mục đích của sự huấn nhục là để chuẩn bị tinh thần triệt để tuân lệnh theo hệ thống quân giai. Ðịnh nhất định phải "khổ hơn và nhục hơn" vì tiếng tăm của mình. Có thể nói Ðịnh nổi tiếng nhất khóa. Nổi tiếng hơn những con ông cháu cha. Chưa nhập khoá Nha Trang mà khoá đàn anh ai cũng đã biết tiếng Ðịnh. Ðặng Văn Ðịnh và Nguyễn Tất Nhiên. Hồi ấy cả nước ai mà không biết hai nhà thơ này. Nguyễn Tất Nhiên có lẽ nổi tiếng hơn bởi lẽ thơ của anh được Phạm Duy phổ nhạc nhiều hơn.

"Anh kia! Má đỏ môi hồng. Hèn nhát!" Một đàn anh quát tháo, nguyền rủa. Ðịnh đứng thế nghiêm, mặt cắm xuống đất. "Hèn nhát" là một trong những từ mạ lị mục đích nhằm giảm bớt sự tự đại của đời sống dân sự. Một đàn anh khác: "Anh Ðịnh đó. Ai má đỏ môi hồng?"

"Thưa niên trưởng. Vợ tôi niên trưởng."

"Dzợ anh làm sao?" Người sinh viên niên trưởng rắn mắt người Nam dí mặt anh ta vào mặt Ðịnh, gần đến hai cái mũi chạm nhau. Nuớc miếng văng tùm lum vào mặt Ðịnh nhưng anh đố dám đưa tay lên chùi.

"Thưa niên trưởng. Vợ tôi má đỏ môi hồng." Cả đám đàn anh cười rộ. Tôi, đứng xa xa, không khỏi tức cười. Tôi thích thơ của Ðịnh và tôi tội nghiệp cho Ðịnh, nhưng "huấn nhục" là thế.

"Thăng thổ đi anh. Dzợ tui má đỏ môi hồng. Hm!"

"Thăng thổ" tắt của "thăng thiên độn thổ" là một hình phạt phổ thông trong quân trường. Hai tay để lên đầu, hai chân chúm nhẩy lên khỏi mặt đất rồi hạ xuống ở tư thế ngồi xổm, và tiếp tục làm cho đến khi nào được nghỉ.

Sau thời gian huấn nhục, "hai bố con", Ðịnh và tôi, thân nhau lắm, như thể bạn bè nhưng Ðịnh không thay đổi cách xưng hô vì đó là truyền thống. Ðịnh kể cho tôi nghe về Nguyễn Tất Nhiên, về Duyên và về Ðịnh.

Ðịnh và Nhiên, hai người học chung lớp ở một trường trung học công lập ở Biên Hoà, trường cũng nổi tiếng mà tôi quên bẵng mất tên, vào cuối thập niên 60. Duyên, cùng xóm, cùng lứa tuổi nhưng học trường khác, trường nự Ba người tự nhỏ vẫn chơi với nhaụ Cha mẹ của ba người là hàng xóm thân thuộc. Ðịnh ngỗ nghịch, Nhiên lãng mạng và trong đám chỉ có Duyên chăm chỉ. Duyên và Ðịnh là con cái gia đình di cư 54, trong khi gia đình Nhiên quê quán Biên Hòa.<span style='color:blue'> Cả Ðịnh và Nhiên đều thích thơ Nguyễn Bính, Nguyên Sa. Cả hai đều thích "Áolụa Hà Ðông" nhưng Ðịnh nghiêng về Vũ Hoàng Chương và Nhiên có lẽ thích Hàn Mặc Tử. Và Duyên như, mặc dù cả hai thiếu nhận thức đều này, lẽ sống của cả hai Ðịnh và Nhiên.

Theo như Ðịnh, từ năm Ðệ Ngũ, Nhiên đã để ý đến Duyên rồi. Cách đối xử không còn hồn nhiên trẻ thơ nữa. Một vài lần Ðịnh thấy Nhiên cầm tay Duyên, và Duyên dường như vẫn hồn nhiên hoặc là vẫn trung lập giữa hai người bạn trai. Gia đình Duyên có bà con ở Saigòn. Thỉnh thoảng họ có xuống thăm thì Duyên lại không tụ tập với Ðịnh và Nhiên. Những lần như vậy Nhiên bồn chồn. Ðịnh cũng thế nhưng kìm hãm trong tâm.

Cuối năm đệ Tứ chỉ mình Duyên thi đậu Trung Học và lên lớp. Ðịnh và Nhiên thi trượt và bắt đầu làm thơ. Ba người nay chỉ còn hai. Duyên học hơn lớp và đàn đúm với nhóm khác. Nhiên như mất hồn vì không mấy dịp gần Duyên. Lẽ sống của cả hai như con bướm bay đi. Cả hai đều gởi thơ cho báo, như một lối thoát cho tâm hồn. Bắt đầu thì chỉ địa phương Biên Hoà rồi dần dần đến các báo lớn ở Saigon. Cả hai lại càng bỏ bê học hành.

Khoảng cuối thập niên 60 có một cuộc cải cách về giáo dục ở Việt Nam. Kỳ thi Trung Học được bãi bỏ và một số môn thi của hai kỳ Tú Tài được áp dụng ABC khoanh, gọi là tú tài IBM. Nhờ cuộc cải cách này cả Ðịnh lẫn Nhiên đương nhiên lên lớp đệ Tam. Duyên sửa xoạn thi Tú Tài 1. Nàng lại đậu thêm một kỳ nữa. Khoảng cách Nhiên và Duyên càng ngày càng xa hơn.

Theo Ðịnh, Duyên chẳng có tình ý gì đâu. Cũng chẳng với Ðịnh mà cũng chẳng với Nhiên. Những lúc sau này nàng hay lên Saigon luôn viện cớ hỏi thăm người anh họ đường đi nước bước nếu nàng quyết định lên đại học. Ðịnh nói nàng phục người anh họ đó lắm và đoán nàng đã phải lòng anh ta. Ðịnh và Nhiên càng sáng tác và gởi thơ đăng báo thường xuyên hơn.

Hai người lên lớp đệ Nhị. Hai người sửa soạn Tú Tài.

Duyên sửa soạn thi Tú Tài đôi. Nàng đậu Tú Tài đôi. Nàng dọn hẳn lên Saigon. Nàng vào trường Luật.

Hai người thi trượt, cả Ðịnh lẫn Nhiên. Giọng Ðịnh trầm xuống, cả hai đều không hy vọng nhưng cả hai cũng không biết làm sao. Cả hai đều chết trong lòng. Nhiên lộ liễu, Ðịnh ngấm ngầm. Nhiều lần hai người đạp xe đạp 30 cây số lên SaiGon chỉ để rình rập được nhìn thấy bóng Duyên chứ không dám gặp.

Hai năm tình lận đận

"Hai đứa" cùng xanh xao.


Ðịnh vừa cười hề hề vừa kể: "Hai đứa đây là hai cu ngố Ðịnh và Nhiên, chứ không phải cặp tình nhân đâu. Mấy người bị thằng Nhiên nó lừa hết rồi."

Luật động viên của những năm ấy như thế này. Ai có bằng Trung Học, đã xong Ðệ Tứ, có thể đi Ðồng Ðế để ra Trung Sĩ. Ai đậu Tú Tài I được gia nhập sĩ quan trừ bị ở Thủ Ðức. Ai có Tú Tài đôi hoặc cao hơn có thể nhập khoá sĩ quan hiện dịch như Hải Quân, Không Quân, Chiến Tranh Chính Trị, Võ Bị Ðà Lạt. Ai không có gì cả đi lính trơn. Ðịnh gia nhập Ðồng Ðế, ra trường Trung Sĩ và đóng quân ở Pleiku, miền cao nguyên. Ðó là lý do của:

Em Pleiku má đỏ môi hồng

Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông.


...

Nhiên được hoãn dịch và tiếp tục cho cái Tú Tài I lần thứ hai. Trước khi Ðịnh gia nhập quân đội, thơ hai người đã có tiếng trong làng thơ văn, nhưng vì còn trẻ, ở Biên Hòa và không trực tiếp giao thiệp nên không ai biết hai người là ai. Kiểu như TTKH. Nhạc sĩ Phạm Duy có thể nói là người đầu tiên khám phá ra hai mầm non này. Ông tìm cách liên lạc với cả Ðặng Văn Ðịnh và Nguyễn Tất Nhiên. Ông nói chuyện và khuyên bảo hai người nên chăm chú vào học hành và ông ngỏ lời phổ nhạc thơ hai người. Ðịnh nói Phạm Duy không biết đến Duyên. Cùng lúc ông phổ nhạc từ thơ của hai người. Và dần dần thơ của Nguyễn Tất Nhiên nhiều hơn.

"Con phải công nhận thơ của nó hay hơn con nhiều. Con không tranh đua với Nhiên, chỉ ngưỡng mộ." Ðịnh chặc lưỡi.

"Thế anh có thương Duyên không?"

"Có chứ. Thương bạo." Mắt Ðịnh mơ màng: "Duyên đẹp và có duyên đâu đã đến phần con. Con đi theo thằng Nhiên chỉ là viện cớ thôi, trong lòng con thích nàng lắm. Con vẫn hằng cầu xin Chúa, nàng để mắt đến Nhiên." Giọng Ðịnh trầm xuống, "Con có một lần nói dối khoe với Nhiên con có hôn lên má Duyên. Nó ngẩn tò te cả tuần. Nhiên nó định tự tử mấy lần. Con khuyên bảo nó mãi. Con khuyên bảo nó như con khuyên bảo lòng con. Con hối hận cho đến ngày hôm nay."

"Thế má đỏ môi hồng là ai?"

"Con gặp vợ con ở Pleiku. Tài tình lắm bố. Cám ơn Chúa. Vợ con không được bằng Duyên, nhưng con yêu vợ con lắm. Nàng là tất cả và Duyên chỉ là giấc mơ đẹp trong đời."

May mà có em đời còn dễ thương. Ðịnh gặp người yêu. Người yêu Ðịnh thích có chồng Hải Quân nhưng nàng lấy Ðịnh mà không đòi hỏi. Ðịnh đóng đồn hẻo lánh và Ðịnh tự học. Ba năm sau với hai bằng Tú Tài ban toán, anh nộp đơn đi sĩ quan Hải Quân.

...

Lần cuối tôi gặp Ðịnh là một tháng trước khi di tản, ở một quán thịt chó ngay ngã tư Bảy Hiền kế trại dù Hoàng Hoa Thám. Tôi dựng chiếc Vespa, Ðịnh từ trong quán ào ra nắm tay kéo vào: "Bố vô đây làm một chiếc chả chìa đưa cay."

"Bà xã đâu?"

"-! Hề hề! Má đỏ môi hồng nhắc thăm bố mãi, nàng ở nhà chăn con ..."

Qua đĩa chả chìa và mươi xị đế "bố con" hàn huyên cũng đến mấy tiếng. Có nói chuyện của Nhiên. "Nhiên dạo này nổi tiếng lắm rồi. Bố có biết cái vụ Duyên thi rớt Luật chứ gì. Nó nói thế mới biết thế nào là thi rớt."

"Còn cái vụ 'em hiền như Ma Soeur'. - cái đó không phải Duyên đâu. Con nói với bố rồi bố nhớ không. Con đâu có 'hèn nhát' ".

Ý Ðịnh nhắc đến từ "huấn nhục".

'May mà có em đời còn dễ thương.' Không có em thì chỉ ít dễ thương một chút thôi. Chứ đâu phải 'Thà như giọt mưa rớt trên mặt Duyên.'

Tôi đoán Ðịnh vẫn còn thương Duyên lắm.



...



Tôi tình cờ gặp Nguyễn Tất Nhiên ở Houston hình như cuối năm 1997, anh tâm sự vợ bỏ và không nhà. Nghe tiếng anh, thích thơ anh và ngưỡng mộ anh; 25 năm sau mới có cơ hội gặp lần đầu tiên. Không thể tưởng tượng một thiên tài mà ra nông nỗi. Lúc đó tôi có vài liên hệ đến làng báo chí Việt ở đây. Theo anh, theo Ðịnh và vài người bạn báo chí người đời không bạc đãi Nhiên. Tự anh ta tạo cho mình cái nghiệp. Hai tuần sau báo Cali đăng Nhiên tự thiêu. Lòng tôi trùng xuống.


ThanhBui 2001



Duyên Của Tình Ta Con Gái Bắc



Nguyễn Tất Nhiên





Ta sẽ về thăm lại nhánh sông xưa

Thương lại bóng hình ngươì năm năm trước...

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc

Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền

Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang

Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt!

Ta sẽ nhớ dặn lòng nên tha thiết

Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ

Nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ

Nên hùng hổ ... để đợi giờ thua thiệt!

Nghe nóí em vừa thi rớt Luật

Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời

Mằt công nương thầm khép mộng chân trời

Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!

(Dù sự thật cũng đáng đời em lằm

Rớt đi Duyên, rớt để thương ngườì !)

Ta thằng ôm hận tú tàì đôi

Không biết tìm ai mà kể Lể

Chim lớn thôi đành cam rớt lệ

Ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh !

Nếu vì em mà ta phải điên tình

Cơn giận dữ đã tận cùng mê muội

Thì đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài yếu đuối

Tay tre khô mối mọt ăn luồn

Dễ gãy dòn miếng vụn tả tơi xương

Khi tàn bạo xiết cổ ngườì yêu dấu !

Em chẳng bao giờ rung động cũ

Ta năm năm nghiệt ngã vớí tình đầu

Nên trở về như một con sâu

Lê chân mỏng qua những tàng cây rậm

Nuôi hy vọng sau ngàn mưa nằng lậm

Lá xanh em chưa dấu lở Loang nào

Ðể ta còn thi sĩ nhất loạì sâu

Nhìn lá nõn, tiếc, thèm, đâu dám cằn!

Nếu vì em mà thiên tài chán sống

Thì cũng vì em ta ngại bước xa đời !



(1972)



o0o



Còn Chút Gì Ðể Nhớ





Phạm Duy (nhạc)

Vũ Hữu Ðịnh (thơ)



Phố núi cao phố núi đầy sương

Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn

Anh khách lạ đi lên đi xuống

May mà có em đời còn dễ thương



Em Pleiku má đỏ môi hồng

Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông

Nên tóc em ướt và mắt em ướt

Nên em mềm như mây chiều trong



Phố núi cao phố núi trời gần

Phố xá không xa nên phố tình thân

Ði dăm phút đã về chốn cũ

Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng



Xin cảm ơn thành phố có em

Xin cảm ơn một mái tóc mềm

Mai xa lắc trên đồn biên giới

Còn một chút gì để nhớ để quên



Còn một chút gì để nhớ để quên

(để quên)
</span>
__________________
http://members.aol.com/_ht_a/mattheerat/island.gif
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay - thế cũng vừa.
Ngo Tuan Hiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Ngo Tuan Hiep vì bạn đã đăng bài:
psydayDrype (02-08-2015)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
Ngo Tuan Hiep
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Số bài viết: 307
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 25 Posts
Ngo Tuan Hiep
Default

Nguyễn Tất Nhiên


Ông tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30-5-1952 tại xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Sau 5-1975 sống tại Hoa Kỳ. Mất ngày 3-8-1992 tại California. Lúc còn trẻ ông còn có biệt danh là Hải Khùng.

Theo lời nhà thơ Thái Thụy Vy (người cùng quê với ông) "hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên; anh nhỏ hơn tôi đúng một con giáp, tuổi Thìn; anh thường làm thơ in ronéo đi phát không cho nữ sinh, họ đều quăng vào thùng rác, đến lúc Vĩnh Phúc và Nguyễn Xuân Hoàng dạy trường Ngô Quyền gửi đăng ở tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo, được Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang phổ các bản "Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá", "Trúc đào", "Vì tôi là linh mục"," Em hiền như ma soeur", "Kià cô em Bắc kỳ nho nhỏ","Hai năm tình lận đận" thì nữ sinh ùn ùn kiếm mua thơ anh; Nguyễn Tất Nhiên sau lấy Minh Thủy, xóm Cây Me, chú út tôi là Kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam lấy chị thứ ba là Minh Vân ....
... Lúc Nguyễn Tất Nhiên quyên sinh trước cửa chùa Việt Nam, California, anh chưa được trông thấy tác phẩm "Minh Khúc" của anh ra đời. Quyễn thơ nầy đang bị tranh chấp giữa Minh Thủy và gia đình Nguyễn Ngọc (cha của Nguyễn Tất Nhiên) chưa ngã ngũ"

Tác phẩm đã in:

Nàng thơ trong mắt (1966, cùng với Đinh Thiên Phương)
Dấu mưa qua đất (1968, cùng với bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
Thiên Tai (Thơ, 1970)
Thơ Nguyễn Tất Nhiên (Thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á - Paris in lần đầu tiên)
Những năm tình lận đận ( tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam)
Chuông mơ (Thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ - California)

__________________
http://members.aol.com/_ht_a/mattheerat/island.gif
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay - thế cũng vừa.
Ngo Tuan Hiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #4
Hồ sơ
Ngo Tuan Hiep
Senior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Số bài viết: 307
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 38 Times in 25 Posts
Ngo Tuan Hiep
Default

Dung Khúc</span>

Nguyễn Tất Nhiên

<span style=\'color:blue\'>Em ham chơi chưa hết mùa con gái
Cười như hoa vui tiếng gọi mặt trời
Nghịch như chim ăn dở trái chín cây
Cây chín trái lòng anh rơi lăn lóc

Em ham vui chưa hết ngày chim chóc
Lời nhẹ nhàng nào anh trách cho đang
Trời sinh chim hót cho cả mai hồng
Cho vạn vật... có nhành cây nó đậu

Lúc chợt hiểu ra thì anh đã khổ
Lòng bao dung nào sánh nổi cây cành!
Em ham đi chưa hết tuổi xuân xanh
Như chim chóc thiên di theo thời tiết

Anh trụi lá mùa trơ xương gánh rét
Thèm như thông ngăn ngắt đứng đầu non
Chẳng bao giờ thông dáng đứng cô đơn
Tạo hóa cũng bất công cùng cây cỏ!

Em mắc cỡ chưa hết thời au má đỏ
Gió se đông có làm tái môi son?
Sân lúa hồn anh nắng đã không còn
Anh chỉ trách thời gian bày sớm, tối

Chứ ai nỡ giận chim bay ù té
Vì quá yêu nó liến thoắng tinh nhanh
Em ham chơi mà đời lại ham giành
Anh thua cuộc vì ... cắn răng độ lượng

Anh thua cuộc vì nghĩ mình... cao thượng
(Có nghĩa là đau chới với em ơi!)
Chiều hôm nay mưa nhỏ nhỏ, sầu đời
Sao chim sẻ tung tăng đùa khúc khích?
Em ríu rít cho anh buồn muốn chết
!
__________________
http://members.aol.com/_ht_a/mattheerat/island.gif
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Cho tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay - thế cũng vừa.
Ngo Tuan Hiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:35 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps