Code:
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2010/12/3BA23BB0/
Mừng hụt vì mua hàng trực tuyến giá rẻ
Khách hàng đặt mua trực tuyến tại Media Mart 20 chiếc tivi Samsung Plasma 50C, giá niêm yết mỗi chiếc 2,49 triệu đồng, hẹn giao hàng trong ngày nhưng đến hạn mà không thấy hàng đâu.
Ngày 26/11, anh Hoàng Vạn Tuế ở Long Biên, Hà Nội vào mạng mua hàng trực tuyến tại webside
Code:
http://www.mediamart.vn
. Sau khi tham khảo sản phẩm, anh đã quyết định đặt hàng 20 chiếc tivi Samsung Plasma Full HD 50C550, giá niêm yết 2,49 triệu đồng, tổng tiền phải thanh toán là 48,9 triệu đồng.
Bảng báo giá tivi Samsung Plasma 50C tại Media Mart. Thế nhưng ở nhà ngồi đợi mãi mà vẫn không thấy nhân viên mang hàng đến. Sáng hôm sau, anh Tuế gọi điện cho bộ phận bán hàng của Media Mart thì được nhân viên ở đây thông báo số hàng mà anh đặt mua sẽ không được xuất kho. Hệ thống trực tuyến báo giá nhầm từ 24,9 triệu đồng một chiếc xuống 2,49 triệu đồng một chiếc nên siêu thị phải hủy đơn đặt hàng.
“Mấy ngày sau đó, tôi đã gửi đơn khiếu nại tới ban lãnh đạo doanh nghiệp bằng email và văn bản nhưng vẫn không nhận được một thông tin giải thích nào. Tôi không chấp nhận kiểu ứng xử với khách hàng như thế, dù là một lời xin lỗi chính thức từ người đứng đầu doanh nghiệp cũng không có”. anh Tuế bức xúc.
Dù đã xác nhận chuyển hàng nhưng hàng vẫn không đến tay người tiêu dùng. Trao đổi với
VnExpress, bà Lê Thu Hoài, đại diện hệ thống Media Mart đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng về việc sai sót nhẫm lẫn này. Lý giải nguyên nhân, bà Hoài cho biết, thời gian qua siêu thị này tiến hành nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến, trong quá trình đó hệ thống mạng đã niêm yết giá sai sản phẩm Samsung Plasma Full HD 50C550, giảm 10 lần so với giá chính xác.
Đại diện Media Mart cho rằng, giữa nhà bán lẻ và khách hàng chưa thiết lập hợp đồng mà chỉ bắt đầu với phiếu đặt hàng nên có thể hủy cung cấp lô hàng 20 chiếc tivi này. “Ngoài việc xin lỗi, nếu khách hàng muốn mua tiếp sản phẩm này, siêu thị sẽ hỗ trợ chiết khấu 5%. Sự cố này là bài học đắt giá trong kinh doanh của Media Mart”, bà Hoài cho biết thêm.
Liên quan đến giao kết trên thương mại điện tử, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội chống gian lận thương mại và Hỗ trợ người tiêu dùng cho rằng, chức năng đặt hàng trực tuyến cùng các điều khoản liên quan chỉ được xem là thông báo đề nghị giao kết hợp đồng của nhà cung với khách hàng.
Mặt khác, website của Media Mart chỉ quy định, sau khi nhận được đơn hàng của khách, nhân viên sẽ xác nhận chuyển hàng tận nơi và nhận tiền tại nhà (đối với khách hàng trong nội thành Hà Nội). Do đó, vấn đề mua bán của anh Tuế và siêu thị thuộc trường hợp “không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. Cũng theo Luật sư Hậu, siêu thị Media Mart đưa ra được lý do báo giá nhầm nên cũng không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về thương mại điện tử. Đồng thời, vì chưa giao kết hợp đồng nên quyền và nghĩa vụ của hai bên không phát sinh theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Vì vậy, Media Mart không có nghĩa vụ phải đền bù cho anh người tiêu dùng
Tuy nhiên, anh Tuế cảm thấy không hài lòng về các phương án giải quyết mà doanh nghiệp cung cấp đưa ra. Anh chia sẻ, người tiêu dùng không quan tâm đến chuyện lỗi hệ thống, chỉ biết đến giá niêm yết sản phẩm doanh nghiệp công bố. Khi đưa thông tin lên mạng, nhà cung cấp có trách nhiệm phải kiểm tra rồi mới xác nhận thông tin cho người mua. Trong trường hợp này, tất cả thao tác đã hoàn thành, thậm chí đã xác nhận chuyển hàng, thế mà bên bán lại công bố hủy giao kết.
"Thương mại điện tử là cách thức mua bán tiện lợi. Nhưng thử hỏi với cách làm ăn vậy thì ai dám tin tưởng vào những thông tin được đăng tải", anh Tuế nói.
Trà Phương