[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Đọc bài của TS TÔ VĂN TRƯỜNG trên báo tuổi trẻ số ra ngày 09/03/2009: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Tôi thấy cần phải lên tiếng.
Giả định toàn bộ bài viết từ tiêu đề cho đến dấu chấm của câu cuổi cùng đều do ngài TS soạn thảo ra, ta có một số kết luận như sau: Trong chương trình đào tào TS mà ngài TS này đã theo học không có môn học “viết kinh điển hàn lâm” (academic writing) và môn lô gích học, hoặc ngài TS vì lý do nào đó đã vắng mặt trong hai môn học này và bằng một kỹ năng nào đó hôm nay vẫn được mang học vị TS.
“Nước đến chân nhưng chưa chuẩn bị nhảy
Cha ông ta có câu ”Nước đến chân mới nhảy”, nhưng sau cơn mưa chiều 7-3 tại TP.HCM mới thấy rằng nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị sẵn sàng để nhảy cả. Mặc dù chưa phải là cơn mưa lớn nhất so với lịch sử nhưng nó đã làm nhiều nơi trong thành phố tắc nghẽn giao thông, có nơi trở nên hỗn loạn do ngập nước. “
1) Tiến sĩ sử dụng câu nói “Nước đến chân mới nhảy” là không phù hợp bỡi vì (a) không phải là hệ quy chiếu chuẩn mực đem ra sử dụng, (b) không phải là chân lý và (c) giả sử nếu nó là chân lý đi chăng nữa, thì cũng chưa chắc kết luận như vậy.
(a) Nước đến chân mới nhảy là câu nói về những người thấy nguy cấp đến nơi mới bắt đầu chữa cháy. Nó thuộc thế hệ văn hóa đối phó, giải pháp tình huống và nó quá xa lạ đối với các kế hoạch, chiến lược, kịch bản, tầm nhìn và các cân bằng trong dài hạn. Nếu cha ông ta có câu này (tôi không dám chắc câu này của Việt Nam hay của anh hàng xóm Trung Quốc xấu bụng nữa), thì câu này cũng không thể là giải pháp tốt được xem là hệ quy chiếu chuẩn mực mà đem ra so sánh, đem ra để phê phán chính quyền;
(b) Về tính logic mà nói thì thường người ta lấy chân lý làm tiêu đề, đàng này đi lấy một câu nói dân gian làm tiêu đề? Câu nói “nước đến chân mới nhảy” không phải là một chân lý. Ngài TS có thể nói bằng một câu chân lý như sau: “Mặt trời mọc ở hướng đông, thế mà sáng nay thức dậy tôi thấy mặt trời mọc ở hướng tây. Ôi! Ngạc nhiên quá!”
(c) Xét đến tính tương đối, giả định câu “nước đến chân mới nhảy” là một chân lý, ta xem tiếp. Kết luận của ngài TS không có ý nghĩa, bởi vì cái mẫu mà ngài TS đang quan sát (giả định là ngài TS có quan sát) không thuộc cái nhóm sự vật, hiện tượng mang tính chất này, nó thuộc nhóm mang tính chất khác, cho nên nó là thế thôi. Câu trên của ngài TS sẽ có ý nghĩa nếu ngài chứng minh được rằng mẫu quan sát của ngài đủ tính chất đại diện cho tổng thể TP. HCM. Rõ ràng là mẫu của ngài TS không thể có tính chất đó bởi vì với hai đặc điểm A và “không A”, thì mẫu của ngài TS đã chọn để quan sát chỉ bao gồm những quan sát chỉ có một tính chất là “nước đến chân nhưng chưa ai sẵn sàng để nhảy”.
2) Tiến sĩ phải đi học lại tiếng Việt?
Tiêu đề của ngài TS “Nước đến chân nhưng chưa chuẩn bị nhảy”, trong đoạn tiếp theo là “nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị sẵn sàng để nhảy cả”. “Chưa chuẩn bị nhảy” và “chưa chuẩn bị sẵn sàng để nhảy” là hai ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. “Chưa chuẩn bị nhảy” là chưa chuẩn bị để nhảy, “chưa chuẩn bị sẵn sàng để nhảy” là có chuẩn bị rồi, nhưng chưa sẵn sàng để nhảy mà thôi. Thêm hai từ “sẵn sàng” để làm gì ấy nhỉ? Hay là nhuận bút tỷ lệ thuận với số từ, hoặc phải đạt số từ nhất định mới nhận được nhuận bút (sẽ hỏi báo Tuổi Trẻ về quy định này để sau này còn rút kinh nghiệm mà viết bài gửi báo đăng). Mà nếu là thế thật thì dễ quá, TP HCM viết là Thành Phố Hồ Chí Minh, vừa thỏa mãn yêu cầu, vừa không bị mang tiếng là tiến sĩ không có học môn lô gích học và không học hay không được học tiếng Việt cho tử tế.
3) Tiến sĩ sử dụng một câu so le và không thể viết được một đoạn văn (writing a paragraph).
(a) Về bố cục của một đoạn văn, có thể xem câu chủ điểm (topic sentence) của ngài TS: “Cha ông ta có câu ”Nước đến chân mới nhảy”, nhưng sau cơn mưa chiều 7-3 tại TP.HCM mới thấy rằng nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị sẵn sàng để nhảy cả.”. Ở đây chúng ta có thể tiến sĩ đã sử dụng câu không song song (unparallel structure) hay còn gọi là câu so le, giống như ăn một đôi đũa dài ngắn khác nhau. Đem một câu nói dân gian và so sánh với hiện tượng sau cơn mưa của TP. HCM, mà không cần chuyển ý gì cả, làm cho câu trên rất là khập khiểng. Nếu viết như ông tiến sĩ này thì tôi có thể viết là: Cha ông ta có câu "Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", nhưng sau cơn mưa chiều 7-3 tại số nhà 23 tại đường Võ Thị Sáu mới thấy rằng "ba cây không chụm lại để lên hòn núi cao".
(b) Những câu hỗ trợ của ngài không có ý nghĩa giải thích, vì thực tế đó không phải là nguyên nhân của hiện tượng mà ngài nói, hoặc nếu có chỉ là một trong những nguyên nhân tồn tại trong một quan sát là ngày 7-3 mà thôi. Hằng ngày, không có cơn mưa nào TP này cũng chứng kiến kẹt xe và hỗn loạn trong giờ cao điểm đó thôi, lần sau ngài nên xem thêm nhiều quan sát trong lịch sử nữa nhé! Theo tôi ở đây nên có những minh họa (illustrations) cho “Mặc dù chưa phải là cơn mưa lớn nhất so với lịch sử” và “nó đã làm nhiều nơi trong thành phố tắc nghẽn giao thông, có nơi trở nên hỗn loạn do ngập nước.”
Ngài mang một học vị cao nhất (tôi cũng không dám tưởng tượng ra đẳng cấp của những người học vị sau ngài nữa) của xứ sở này mà viết như thế này, suy nghĩ như thế này mà dám đưa cái bản mặt đi phê phán người sao?
(4) Trong chương trình đào tạo tiến sĩ mà ngài theo học có môn “ngụy biện học” và có vẻ ngài tiến sĩ theo học rất nghiêm túc, nghe giảng rất chăm chú, làm bài tập rất đầy đủ, có thể còn xem thêm cả sách tham khảo (chắc không phải là tiếng Anh, vì tôi không biết một tác giả nước ngoài nào viết về môn học này cả, hoặc có thể do trình độ tôi hạn hẹp). Hình như đây là môn học mang tính “bí kíp” mà chỉ có những người đứng vào hàng ngũ như ngài mới được học.
“Ngay cả ở trung tâm TP, các con đường như Lê Lợi, Nguyễn Huệ cũng trắng xóa, đường Nguyễn Hữu Cảnh, Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh), Nguyễn Biểu, Trần Hưng Đạo (quận 5)… biến thành sông. Dòng nước đen ngòm, hôi thối tràn ngập vào các hẻm và nhà dân, buôn bán bị đình trệ, giao thông tắc nghẽn vừa do ngập nước vừa do vấn nạn “lô cốt” ở nhiều tuyến đường. Bức xúc trước các thiệt hại về vật chất, ô nhiễm về môi trường, xáo trộn về cuộc sống, người dân tự hỏi chúng ta phải làm gì, làm như thế nào, khi nào để không còn cảnh phải “sống chung” với ngập nước ngày càng có nguy cơ lớn dần.
Trong quy hoạch thoát nước đô thị trên thế giới, nhìn chung người ta lấy yếu tố ngập do mưa là đối tượng chính, ngập do triều là yếu tố bổ trợ. Khách quan mà nói ngay cả các thành phố lớn trên thế giới đôi khi vẫn bị ngập lụt khi mưa lũ vượt tần suất thiết kế. Đây là bài toán cân đối giữa kinh tế - xã hội và môi trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế đối với TP.HCM, giải quyết bài toán ngập lụt phải có biện pháp tổng hợp để giải quyết chủ yếu nguyên nhân ngập do mưa, đồng thời chú trọng đến các yếu tố ngập do triều và khả năng xả lũ từ thượng lưu. Nhìn xa hơn là tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, kể cả khả năng mực nước biển dâng ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát nước của TP. Các cơ quan chức năng của TP cần rà soát đánh giá một cách hệ thống toàn bộ hệ thống thoát nước cả nội ô và ngoại thành, nhu cầu phát triển đô thị để tính toán lại tần suất thiết kế tối ưu.”
Tôi buộc tội ngài tiến sĩ có ý đồ vu khống, bịa đặt, nói xấu chính quyền, kích động nhân dân. Chính quyền này có tồn tại hay không mà để cho người dân “bức xúc” lại đi tự hỏi mình??? Rõ ràng là ngài tiến sĩ vu khống, tôi thầy người dân đã hỏi chính quyền rất nhiều đấy chứ. Tôi có thể trưng dụng bằng chứng thắc mắc của người dân trên báo, đài, truyền hình và các phương tiện đại chúng khác. Nhưng có lẽ người dân có hỏi nhưng mà chính quyền chưa trả lời được (có lẽ vì câu hỏi “hóc búa” quá! Có thể dính dấp đến nhóm đặc quyền đặc lợi), hoặc chính quyền bận nhiều việc quá chưa trả lời được (có lẽ vì cái chuyện ngài tiến sĩ kêu ở đây nó không có cấp bách, còn chạy xe máy được là may mắn lắm rồi, ở Hà Nội người ta còn phải lội chung với cá bằng thuyền thúng cơ!). Môn “ngụy biện học” này dạy cho người tan nói dối lẫn nhau, chứ không dám nhìn nhận vào sự thật mà nói.
Ngài tiến sĩ lại tiếp tục “Khách quan mà nói ngay cả các thành phố lớn trên thế giới đôi khi vẫn bị ngập lụt khi mưa lũ vượt tần suất thiết kế. Đây là bài toán cân đối giữa kinh tế - xã hội và môi trường.”. Tôi được người ta dạy cho “văn là người”. Hãy nhìn vào cách hành văn của người ấy là có thể suy ra con người ấy như thế nào. Ông tiến sĩ nói khách quan mà nói, như vậy thử hỏi có vấn đề không khách quan nữa hả? Đối với vấn đề của khoa học thì nói là nói, chứ không thể nói khách quan và không khách quan được. Lối dùng sáo ngữ thường dùng trong thế hệ “văn nô”, chứ không thể tồn tại trong thế hệ văn minh.
Một “chiêu thức” siêu đẳng của môn phái “ngụy biện học”. Đọc đến đây tôi nhớ lại một câu bà ngoại tôi dạy nôm na đại ý nó như thế này: “khi bạn cảm thấy đau khổ, hãy nghĩ đến những người đau khổ hơn để thấy bạn còn may mắn biết bao với những gì tạo hóa đã ban cho bạn, để tiếp tục sống và cố gắng cho xứng đáng với những gì bạn có.”. Chắc chắn ngài tiến sĩ phải biết một câu tương tự thế này (có lẽ là có trong tuyệt kỹ “ngụy biện học”), nhưng nó khác so với câu nói mà bà ngoại tôi dạy ở mấy từ. Thay từ “may mắn” bằng “tài giỏi”, “tạo hóa đã ban cho bạn” bằng “bạn đã luyện được” và “bạn có” bằng “bạn được đào tạo”. Lẽ ra nếu ngài tiến sĩ biết đưa vào một số tên tuổi cụ thể “các thành phố lớn trên thế giới đôi khi vẫn bị ngập lụt khi mưa lũ vượt tần suất thiết kế”. Qua bài cũng có thể thấy rằng ông tiến sĩ này đi hầu hết các thành phố lớn trên thế giới (hay chí ít cũng nghiên cứu tất cả các thành phố lớn trên thế giới qua sách vở), trong đó có các thành phố ngập lụt và thành phố không ngập lụt. Tôi cũng biết được từ ông tiến sĩ này kỹ năng "làm như biết nhiều hơn cái kiến thức mình có". Tôi được người ta cho biết tri thức của mỗi con người là một giọt nước, còn tri thức mà mỗi con người không biết như đại dương mênh mông. Tôi không biết ông tiến sĩ này biết được bao nhiêu mà cứ khoe.
Ngài tiến sĩ à, “biến đổi khí hậu” là chuyện diễn ra toàn cầu và ai cũng biết, “biến đổi khí hậu” có rất nhiều kịch bản, ngài có biết kịch bản mà ngài đang nói đến xác suất xảy ra khoảng bao nhiêu không, cho tôi biết với? Nếu không thì đừng vội xử lý kẻo lại bỏ tiền của và công sức vào một kịch bản không có khả năng xảy ra nhé, chừng nào nơi đây chỉ có mình ngài thì lúc đó hãy tha hồ sử dụng trực giác của ngài để quyết định, đừng đem “lợi ích” của hàng triệu con người giao cho “trực giác” của ngài “đánh bạc” nhé!
5) Thủ thuật “Kinh tế học của lòng tốt”
Ngài có biết áp dụng “lý thuyết” hay “nghiên cứu tiền nghiệm” từ thế giới để làm “cở sở lý thuyết” cho “khung phân tích” trong việc giải quyết bài toán ngập lụt của TP HCM. Tôi không phải là dân “kỹ thuật”, không biết đầy đủ nên xin im lặng, không nói sâu về đoạn này. Ngoài “ngụy biện học”, ngài tiến sĩ còn có một “tuyệt kỹ” nữa, đó là “kinh tế học của lòng tốt”. Ôi! “Võ công” của ngài thật quá “hiểm ác”.
“Trước mắt, để chủ động giảm thiệt hại do ngập lụt tại TP.HCM cần thực hiện các biện pháp sau đây: Bộ Tài nguyên - môi trường hỗ trợ Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ tiếp tục nâng cấp độ chính xác của công tác dự báo mưa kể cả ba phương pháp: mô hình số trị, phương pháp Synop và Rada; TP có thể hỗ trợ tăng cường thêm mật độ trạm đo mưa khoảng 25km2/trạm; công tác nạo vét, thông cống rãnh phải được quan tâm thường xuyên từ hệ thống chính đến cấp 1, cấp 2 và cấp 3 để không bị “bất lực” trước cơn mưa trái mùa như ngày 7-3; tuyên truyền giáo dục người dân giữ vệ sinh môi trường, không xả rác, nhất là để bao nilông trôi vào miệng cống và kênh rạch làm cản trở thoát nước.
Đôn đốc, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi để Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP và các nhà thầu đẩy mạnh tốc độ thi công, giải phóng các “lô cốt” theo đúng kế hoạch. Tiếp tục rà soát, phản biện cho các dự án quy hoạch tiêu thoát nước của JICA (Nhật Bản), dự án của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đây cho phù hợp với tầm nhìn và tình hình mới. Ngoài biện pháp công trình chủ yếu để thoát mưa, vẫn cần quan tâm đến giải pháp kiểm soát triều và lũ ngoại lai để không ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước chung của TP.”
Tôi còn nhớ như in môn học “kinh tế môi trường”, có bài kiểm tra bất ngờ của giảng viên với câu hỏi: “nêu và phân tích biện pháp để hạn chế ô nhiễm nguồn nước tại kênh Nhiêu Lộc?”, nhiều sinh viên đã trả lời: “tuyên truyền ý thức người dân… đôn đốc, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu…”. tất cả sinh viên ấy đã nhận điểm không cho bài kiểm tra và những lời dạy từ thầy kinh tế môi trường mà mỗi sinh viên ấy không bao giờ quên: “là một người làm chính sách cần phải chủ động dựa vào khoa học để phân tích và ra quyết định, tạo ra một thể chế thông minh (smart institution) khuyến khích hành vi con người đến chỗ có lợi cho cộng đồng, đừng bị động trông chờ vào “lòng tốt”, phải có chính kiến của mình, đừng chỉ biết nói lại lời của người khác, vì bạn đang cầm trong tay lợi ích của hàng triệu con người.”. “Kinh tế học của lòng tốt” đúng là một tuyệt kỹ “hiểm ác”, nó không chỉ tàn phá thanh danh của chính người sử dụng, mà còn tàn phá cả lợi ích của nhiều người khác, tôi thề sẽ đánh chết tuyệt kỹ hiểm ác này chừng nào tôi còn hơi thở.
5) Ngài tiến sĩ đúng là không biết gì về môn học “viết kinh điển hàn lâm” (academic writing) và môn lô gích học.
“Đừng để nước đến chân mới nhảy. Đó là cách tốt nhất để không phải chỉ có TP.HCM mà ngay cả các TP khác trong cả nước chú trọng công tác quy hoạch phát triển đô thị, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Những công việc trong tầm tay để giải quyết bài toán thoát nước đô thị cần phải làm ngay, nếu không tất cả sẽ trở nên quá muộn.”
Đầu đề là: “Nước đến chân chưa chuẩn bị nhảy”. Thế mà kết luận bài viết là: “Đừng để nước đến chân chuẩn bị nhảy”. Tôi cứ nghĩ ngài tiến sĩ ngây thơ không biết gì về câu “nước đến chân mới nhảy”, nên cuối bài sẽ kết luận rằng: “Nước đến chân thì phải (sẵn sàng để) nhảy. Đó là cách tốt nhất để…”. Thì ra là ngài có biết ý nghĩa của câu nói này cho nên ngài mới kết luận “Đừng để nước đến chân mới nhảy. Đó là cách tốt nhất để…” Ngài cố tình hay vô ý mâu thuẫn với chính mình trong một bài viết??? Thì ra ngài viết một bài để phê phán điều A, nhưng ngay mở đầu bài thì lại ca ngợi điều A như một chân lý. Ôi, biện pháp gì đây, tu từ? hoán dụ? ẩn đụ? cường điệu?.. hay là “cố tình hành động vô ý”. Tôi chịu thôi, không đủ trình độ để hiểu được “suy nghĩ” của những tiến sĩ như ngài rồi.
“Thời sự và suy nghĩ”, chuyên mục này của báo Tuổi trẻ rất hay, nó như là tiếng nói của người dân. Tôi nghĩ rằng, trong xã hội VN dân chủ, ai cũng có quyền suy nghĩ và được nói lên suy nghĩ của mình và mọi suy nghĩ đều công bằng như nhau, khác nhau về cái tâm với cộng đồng, dân tộc và đất nước, chứ không phải khác nhau về cái ký hiệu nằm trước cái tên như: TS, ThS, PGS và GS. Nếu đây là một suy nghĩ của người dân nghèo khổ thì thật đáng trân trọng, vì với cái tâm thổn thức, trăn trở cùng với vận mệnh của đất nước, họ đã vượt qua cái tầm hạn hẹp trong tri thức do không có đủ nguồn lực để tiếp cận và có được tri thức, để cất lên tiếng nói cùng xây dựng đất nước. Nhưng một tiến sĩ, với cái tầm tri thức cao hơn hẳn, thì suy nghĩ như thế này là không chấp nhận được, bởi vì cái tâm của ngài đã bị cái tầm nó làm cho hạn hẹp, hoặc ngược lại và hoặc không có cái gì cả!
Mình không được học về Logic lý luận, nên không ý kiến về lý luận.
Nhưng anh tác giả này là bậc thầy về ngụy biện, cách thức rất đơn giản: về hình thức rất khoa học và hàn lâm, nhưng tiếp sau đó là suy diễn vô căn cứ nhằm mục đích phỉ báng người khác.
Trích:
Tiến sĩ phải đi học lại tiếng Việt? A: Tiêu đề của ngài TS “Nước đến chân nhưng chưa chuẩn bị nhảy”, trong đoạn tiếp theo là “nước đến chân nhưng chưa ai chuẩn bị sẵn sàng để nhảy cả”. “Chưa chuẩn bị nhảy” và “chưa chuẩn bị sẵn sàng để nhảy” là hai ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. “Chưa chuẩn bị nhảy” là chưa chuẩn bị để nhảy, “chưa chuẩn bị sẵn sàng để nhảy” là có chuẩn bị rồi, nhưng chưa sẵn sàng để nhảy mà thôi. Thêm hai từ “sẵn sàng” để làm gì ấy nhỉ? ===>B: Hay là nhuận bút tỷ lệ thuận với số từ, hoặc phải đạt số từ nhất định mới nhận được nhuận bút (sẽ hỏi báo Tuổi Trẻ về quy định này để sau này còn rút kinh nghiệm mà viết bài gửi báo đăng). ===>Mà nếu là thế thật thì dễ quá, TP HCM viết là Thành Phố Hồ Chí Minh, vừa thỏa mãn yêu cầu, (&) vừa không bị mang tiếng là tiến sĩ không có học môn lô gích học và không học hay không được học tiếng Việt cho tử tế.
Mình diễn dịch lại: Mệnh đề A ===> B===> C &D trong đó D: là ý chính mục đích là phỉ báng người khác.
Re: Phê phán kẻ "Phê phán những phê phán của kẻ không hề có khả năng phê phán"
TS không có nghĩa là viết văn hay và lô gic.
Chú Matthat có tài về văn chương, nhưng tiếc là con người quá bẩn. Chửi người khác để mong được chút tiếng tăm chăng? Thay vì, tài năng ấy đi viết văn, phản biện góp ích cho xã hội thì tốt hơn!
Ðề: Phê phán kẻ "Phê phán những phê phán của kẻ không hề có khả năng phê phán"
@Anh Nobi: Đó là cái bịnh chung của đa số dân Việt Nam mình đó...Tự mình nghĩ ra cái gì thì khó, chứ ngừoi ta nghĩ ra rồi mình đem ra phân tích, mổ xẻ trên tinh thần chê bai thì dễ lắm...
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Ðề: Phê phán kẻ "Phê phán những phê phán của kẻ không hề có khả năng phê phán"
Mình biết diễn đàn này qua một sư phụ rất tiếng tăm.
Trong đó có những người học thức rất cao tham dự. Tuy nhiên, xem sơ qua 1 vòng thì thất vọng. Có thể chỉ là một vài con sâu làm sầu nồi canh, hay là định hướng chung của diễn đàn là thế.
Re: Ðề: Phê phán kẻ "Phê phán những phê phán của kẻ không hề có khả năng phê phán"
Trích:
Nguyên văn bởi nobipotter
Mình biết diễn đàn này qua một sư phụ rất tiếng tăm.
Trong đó có những người học thức rất cao tham dự. Tuy nhiên, xem sơ qua 1 vòng thì thất vọng. Có thể chỉ là một vài con sâu làm sầu nồi canh, hay là định hướng chung của diễn đàn là thế.
Chỉ là con sâu thôi. Họ là những trí thức tài năng. Tất nhiên, con sâu cũng có thể là một con sâu tài năng.