Vốn là một người học toán - lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.
Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.
Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.
"Môn học nào cũng cần tư duy", tiến sĩ Việt nói.
Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.
"Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện", ông nói.
Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.
Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán - và "khinh thường" các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.
Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.
“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.
Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.
Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.
Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.
"Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng", ông nói.
Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.
“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.
Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Có lẽ chúng ta đã học toán quá thừa so với nhu cầu. Đành rằng học toán là luyện khả năng tư duy, nhưng tích phân, vi phân, phương trình bậc 3 bậc 4... đã là quá nhiều. Học quá nhiều, toán học có khi là đánh đố.
Sau một thời gian đi làm, chiêm nghiệm và cũng hiểu ra rằng toán học cũng chỉ nên dừng lại ở mức vừa phải. Lẽ ra học trò phải học kỹ năng mềm, học giao tiếp, học diễn thuyết trước đám đông, học nhiều hơn về nghệ thuật, về văn chương, về hội họa, âm nhạc, thể thao. Nếu không phí phạm tuổi thơ quá nhiều cho toán học một cách khổ sở như thế thì cuộc sống có lẽ sẽ tươi đẹp hơn gấp mấy lần.
Học nữa, học mãi, học toán?
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Có lẽ chúng ta đã học toán quá thừa so với nhu cầu. Đành rằng học toán là luyện khả năng tư duy, nhưng tích phân, vi phân, phương trình bậc 3 bậc 4... đã là quá nhiều. Học quá nhiều, toán học có khi là đánh đố.
Sau một thời gian đi làm, chiêm nghiệm và cũng hiểu ra rằng toán học cũng chỉ nên dừng lại ở mức vừa phải. Lẽ ra học trò phải học kỹ năng mềm, học giao tiếp, học diễn thuyết trước đám đông, học nhiều hơn về nghệ thuật, về văn chương, về hội họa, âm nhạc, thể thao. Nếu không phí phạm tuổi thơ quá nhiều cho toán học một cách khổ sở như thế thì cuộc sống có lẽ sẽ tươi đẹp hơn gấp mấy lần.
Học nữa, học mãi, học toán?
Mình ủng hộ điều bác TheDeath nói.
Tuy nhiên cũng nhắc lại chữ ký của bác 1 phát "Không thể thay đổi được ngày hôm qua". Vì ngày xưa mình nằm trong đội Toán của trường & mình không hối hận vì những ngày tháng đó
Chỉ hy vọng nhận thức của xã hội ngày một thay đổi, không bị những chiêu mị ... làm cho lạc lối. (Tự nhiên mình nhớ cái ông Ngô gì đó, được cho không cái nhà mấy tỉ quá )
__________________
Có một ngày...
Em cười bằng ánh sáng của nụ hôn khác
...những nỗi buồn của mùa mưa khác
Những buồn vui...anh không có bao giờ...
Người giỏi làm toán: rất lãng phí! [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Ông Nguyễn Trung Hà từng đoạt giải 3 học sinh giỏi toán quốc tế tại Rumani. Tuy nhiên ổng cũng cho rằng: "những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao".
Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi.
Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.
Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.
...Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Nếu có một ước muốn về hệ số điểm cho các môn học thì TheDeath sẽ cho điểm như sau:
Môn học _________ hệ số
Toán ____________ 1
Lý ______________ 1
Hóa _____________ 1
Anh văn _________ 2
Văn _____________ 2
Thể thao _________ 2
Diễn thuyết _______ 3
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
VIBOOT.COM [Đăng nhập để xem liên kết. ]
- [Đăng nhập để xem liên kết. ]
- [Đăng nhập để xem liên kết. ]
với đa dạng lĩnh vực nghành nghề và tất cả tình thành phố việt nam
tin rao của bạn sẽ được triệu người xem
Ðề: Re: Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'
Trích:
Nguyên văn bởi TheDeath
Nếu có một ước muốn về hệ số điểm cho các môn học thì TheDeath sẽ cho điểm như sau:
Môn học _________ hệ số
Toán ____________ 1
Lý ______________ 1
Hóa _____________ 1
Anh văn _________ 2
Văn _____________ 2
Thể thao _________ 2
Diễn thuyết _______ 3
Về hệ số các môn thì mình không có ý kiến. Tuy nhiên theo mình thì môn "Diễn thuyết" gộp với môn Văn được rồi
PS: Diễn đàn mình bi giờ là hồ farm cho các Forum Feeder
__________________
Có một ngày...
Em cười bằng ánh sáng của nụ hôn khác
...những nỗi buồn của mùa mưa khác
Những buồn vui...anh không có bao giờ...
Người học toán bình thường => giải quyết được vấn đề.
Người học toán giỏi => giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn, lời giải đẹp hơn.
Toán học giống như cái móng của ngôi nhà cuộc sống còn văn chương là các thứ xi măng, cát đá và vôi vữa, sơn vậy.
Không ai nhìn thấy cái nhà móng có chắc không chỉ nhìn thấy màu sơn, xi măng vôi vữa. Cái móng bình thường thì cũng thành ngôi nhà.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Cái Thăng cha Phan Quốc Việt này có Lân lên người đương thời nè. Nói chuyên nhãm bà cố.
Ngày xưa ổng vì tham danh vọng mới đâm đâu học toán chứ đâu phải vì yêu khoa học, Thanh ra bây giờ khi tìm được cách làm giàu khác ông tiệc vì bỏ thời gian nhiều cho toán, điều đo dể hiệu mà.
Cả thế giới nghiên cứu toán học vì nó giúp khoa học, và ngay cả y khoa đưa ra nhưng thuật toán hợp lý ưng dung trong công việc gọi La toán học ứng dụng. Chỉ La ở nước ta, nên sản xuất quá thô sơ chăng cân ứng dung toán nhiều nên có lẽ giáo duc toán Đa " đi tắt đon đâu" quá xa thực tế mà thôi.
Cuộc sông này đơn giản mà, Vui khi được làm điêu Minh thích và hạnh phục khi làm đđược điêu Minh thích
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Re: Ðề: Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'
Trích:
Nguyên văn bởi myhanh
Người học toán bình thường => giải quyết được vấn đề.
Người học toán giỏi => giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn, lời giải đẹp hơn.
Toán học giống như cái móng của ngôi nhà cuộc sống còn văn chương là các thứ xi măng, cát đá và vôi vữa, sơn vậy.
Không ai nhìn thấy cái nhà móng có chắc không chỉ nhìn thấy màu sơn, xi măng vôi vữa. Cái móng bình thường thì cũng thành ngôi nhà.
Khổi nỗi cái móng chỉ cần sắt phi 16 hoặc 18 là đủ, nhưng chúng ta đang xây cái móng tới sắt phi 30. Quá thừa so với nhu cầu, cái móng rất chắc như quá lãng phí! Nếu dùng móng vừa đúng theo thiết kế để dành tiền mua sơn đẹp, xi măng tốt, cửa xịn, gạch hiện đại thì có phải hơn kg? Bác nào xây nhà sẽ hiểu được ý mình thế nào!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
thay đổi nội dung bởi: TheDeath, 17-01-2012 lúc 09:00 AM.