Có điều muốn nói nhưng thật không biết nói thế nào và nói sao cho hợp. Đọc thấy tiêu chí của box "Chút Tình Gởi Gió": Bạn có những điều muốn nói với ... mà chưa có dịp , hãy mạnh dạn lên , biết đâu người đó cũng đang đọc chủ đề này ... Nên mạo muội mượn box này làm nơi trao đổi vài dòng.
Sau khi đọc bài từ Đặc san xuân Ất Hợi năm 1995: [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Đây là điều tôi muốn viết:
Lục lại hình cũ nhưng chỉ tìm được một tấm hình đám cưới - rước dâu có đi ngang cây cầu Bót.
[IMG]http://img22.images****.us/img22/3395/z11g.jpg[/IMG]
Tôi nhớ đó là một buổi sáng tháng 12 năm 2004 trời rất mát, đoàn xe nhà trai tiến vào đường "Đốc Tưa" (theo cách phát âm của người dân ở đây). Xin giải thích là vì sức khỏe của bà nội của vợ tôi không tốt và việc đi lại không thuận tiện lắm nên ba mẹ vợ tôi quyết định làm lễ rước dâu ở nhà dưới quê - nơi bà Nội đang ở cùng bác Năm và gia đình. Tôi nhớ khi đoàn nhà trai đi bộ qua cầu Bót - hôm đó nước hình như xuống thấp - từ trên cầu phóng tầm mắt ra xa bên trái là có thể thấy một phần của con tàu "Experance" hiện ra trên sông.
Sau này thành vợ thành chồng, đôi lúc vợ chồng tôi cũng có nhắc chuyện thời đi học. Vợ tôi kể một lần về trường (K90 tốt nghiệp Trung Học năm 1993), có đọc cuốn Đặc sản và thấy một bài viết trong Đặc san rất giống bài văn của vợ tôi viết nộp cho môn Văn . Vợ tôi nói các chi tiết từ mở bài, thân bài và kết luận giống đến 99% bài vợ tôi đã nộp cho cô Đ. Tôi nói có một sự nhầm lẫn nào đó chăng khi biên tập. Câu chuyện kết thúc ở đó.
Từ năm 2004 đến đầu năm 2009, tôi và vợ tôi đã về thăm bà Nội vài lần. Tôi đã quen thuộc với con đường vào nhà bà Nội. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, vợ chồng tôi về nước mang theo đứa con trai hơn hai tháng tuổi. Chỉ vài ngày sau, thì Nội mất. Đầu năm 2009, vợ chồng tôi về nước rước con. Gia đình tôi về quê đốt nét nhang cho Nội lại đi trên con đường Đốc Tưa và qua cây cầu Bót. Thật ra đi qua cây cầu Bót là cũng như gần cuối đường Đốc Tưa
Hôm nay vào diễn đàn và lần đầu tiên đọc các bài trong Đặc san xuân Ất Hợi 1995 và cũng là lần đầu tiên đọc bài "Dấu Ấn Quê Hương". Con đường "Đốc Tưa" và cây cầu Bót thật quen thuộc. Tôi chợt nhớ lại câu chuyện vợ tôi kể và đọc bài này lại cho vợ tôi nghe...
Cảm nhận của riêng tôi khi đọc bài viết này, tác giả phải hiểu rất rõ về lịch sử miền quê hương này. Từ lịch sử con đường, đến cây cầu và ngôi chùa...Vợ tôi cũng kể là Ba vợ tôi đã kể cho vợ tôi nghe về các địa danh ở quê Nội và có góp ý khi vợ tôi viết bài này.
Tôi không đặt vấn đề đạo văn gì ở đây hay nghi ngờ gì về bản thân bạn Phạm Ngọc Hạnh 92D, nhưng tôi muốn đặt vấn đề về có sự sai lầm nào đó trong quá trình biên tập Đặc San chăng? Tôi viết topic này ở trong box này chỉ mong một lần có người hiểu câu chuyện này lên một tiếng nói giúp giải đáp thắc mắc vì bài văn có liên quan đến những kỷ niệm thiêng liêng về người bà thân yêu của vợ tôi.
Khà khà ... một nghi án đạo văn trong quá khứ!
Cũng vui!
Tiếc là tang chứng, vật chứng đã thành tro bụi rồi. Giả sử chuyện đó do "cố ý" thì giờ cũng thành kỷ niệm.
Em thấy hồi xưa cũng hay có vụ "nhầm" tác giả trên các ấn phẩm nội bộ (như nội san, báo tường), vì hồi đó chưa có công ước Bern, chưa có luật bản quyền, hehe. Hy vọng đây chỉ do sự vô ý trong quá trình biên tập
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
@Đính chính: Tôi nhớ khi đoàn nhà trai đi bộ qua cầu Bót - hôm đó nước hình như xuống thấp - từ trên cầu phóng tầm mắt ra xa bên trái là có thể thấy một phần của con tàu "Experance" hiện ra trên sông.
Khi viết khúc này vì chưa có xác nhận tên con tàu này có phải là Experance hay không nên tôi đã bỏ vào dấu ngoặc kép. Nay đã xác nhận nên đính chính lại:
Tôi nhớ khi đoàn nhà trai đi bộ qua cầu Bót - hôm đó nước hình như xuống thấp - từ trên cầu phóng tầm mắt ra xa bên trái là có thể thấy một phần của con tàu hiện ra trên sông.
thay đổi nội dung bởi: nhk, 30-03-2009 lúc 10:16 PM.
Phần thân tàu anh thấy không phải là tàu Nguyễn Trung Trực đốt. Cái này anh đã đính chính.
Anh hỏi mẹ anh, quê ở Bình Trinh. Thời mẹ anh ở dưới quê (những năm 50, 60), còn thấy mũi tàu Nguyễn Trung Trực đốt ở sông Vàm Cỏ Đông. Nhưng sau này có lẽ rỉ sét và lâu rồi không về quê nên không rõ có còn thấy hay không.