Dạ chào các anh!
CHo em hỏi, trong các sóng sau, sóng nào phản xạ tốt nhất ở tầng điện li và VÌ SAO?
1. Sóng dài.
2. Sóng ngắn.
3. Sóng trung.
4. Sóng cực ngắn.
Bác nào biết comment hộ em!
__________________ Nhớ, nhớ, nhớ quá đi!
thay đổi nội dung bởi: johnceduy, 23-11-2009 lúc 03:26 PM.
Cám ơn các bác đã góp ý!
Sách giáo khoa chỉ nói chung chung, không khuấy sâu vào vấn đề mà em cần tìm.
Theo em được biết:
-Sóng phản xạ tốt nhất là sóng dài.
-Sóng phản xạ tốt vào ban đêm là sóng trung.
-Sóng truyền được trong môi trường nước là sóng dài.
Nhưng vấn đề là em cần tìm hiểu tại sao lại thế, bác nào biết comment tiếp hộ em.
Thank all.
tầng điên li chỉ phản xạ lai [Đăng nhập để xem liên kết. ], nó hấp thụ [Đăng nhập để xem liên kết. ] và [Đăng nhập để xem liên kết. ], [Đăng nhập để xem liên kết. ] xuyên qua tầng này
Dạ chào các anh!
CHo em hỏi, trong các sóng sau, sóng nào phản xạ tốt nhất ở tầng điện li và VÌ SAO?
1. Sóng dài.
2. Sóng ngắn.
3. Sóng trung.
4. Sóng cực ngắn.
Bác nào biết comment hộ em!
Tầng điện li có những hạt điện tích, tùy theo mật độ ít hay nhiều mà nó có tác động khác nhau đối với sóng điện từ. Ở một tầng điện li xác định (mật độ các hạt điện tích) thì nó sẽ:
- Cho đi qua.
- Đẩy trở lại.
- Nuốt chửng luôn.
Sao lại kỳ vậy? Tùy vào bước sóng điện từ. Bước sóng càng ngắn thì năng lượng mạnh, nó sẽ xuyên qua tầng điện ly. Sóng dài hơn tí thì phản xạ lại, còn dài hơn nữa (yếu quá) thì bị tầng điện li nuốt chửng.
Mật độ tầng điện li thay đổi thì tầng số sóng điện từ được nó phản xạ (cho qua hay triệt tiêu luôn) cũng thay đổi. Điều đó lý giải có hiện tượng đêm, ngày khác nhau. Thậm chí khi Mặt Trời tạo các cơn bão điện từ về Trái đất cũng làm ảnh hưởng đến liên lạc là vậy, vì điều đó ảnh hưởng đến tầng điện li.
Tưởng tượng tầng điện ly là một khối bầy nhầy trên không, ta ném một quả banh thật mạnh, nó xuyên qua, ném yếu hơn nó dội về, ném yếu hơn, quả bóng chỉ vừa chạm vì dính ở đó luôn. Và độ bầy nhầy này thay đổi.
Còn, tính ra được tầng số nào bị phản xạ (xuyên thủng hay bị triệt tiêu) tương ứng với một mật độ tầng điện li xác định thì chắc phải nhờ đến các phương trình của Maxxel thì may ra.
Suy nghĩ tới đây thì đã đổ mồ hôi hột rồi.
Cám ơn anh phanphuong!
Em vừa có một suy nghĩ thế này:
-Theo như khẳng định về lí thuyết trong sách thì chỉ có sóng cực ngắn là có khả năng xuyên qua tầng điện li (do năng lượng mạnh quá). Như vậy, ngoài sóng cực ngắn, còn 3 loại sóng không có khả năng đâm xuyên mà có khả năng phản xạ ngược lại trái đất. Đó là sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. Tuy nhiên, sóng ngắn có năng lượng mạnh nhất nên phản xạ mạnh nhất (giống như cầm trái banh chọi lên trần nhà, chọi mạnh thì dội lại mạnh). Sóng dài có năng lượng rất bé nên khó lòng mà truyền tới tầng điện li đừng nói là phản xạ.
- Như vậy, sóng ngắn phản xạ tốt nhất, sóng dài phản xạ kém nhất. Rất phù hợp với tài liệu mà các thầy cô cung cấp.
- Về sóng nào truyền được trong nước bác nào lí giải được comment hộ em nốt.
Sai rồi J., pp chưa tìm hiểu cơ chế, tại sao các hạt điện tích ở tầng điện li làm phản xạ sóng điện từ. Nhưng, chắc chắn một điều là:
- Tầng điện li này sẽ phản xạ một dãi bước sóng xác định (gọi tắt là dãi bước sóng phản xạ), ngắn hơn dãi này thì nó cho qua (đi vào không gian ngoài trái đất), và dài hơn thì nó hấp thu luôn. Một điều đáng chú ý là dãi bước sóng này phụ thuộc mật độ điện tích ở tấng điện li, mà mật độ điện tích lại thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tác động từ các khí thải từ trái đất bay lên, hay các tia từ vũ trụ lao xuống tấng điện li. Chúng làm ion hóa tầng điện li ít hay nhiều. Do đó, mật độ điện tích cũng sẽ thay đổi theo ngày, đêm, giống bão, các thời điểm trong năm .... các dãi bước sóng phản xạ cũng thay đổi --> hiện tượng "bắt" được sóng (dùng tầng điện li để phản xạ) của các thiết bị vô tuyến lúc mạnh lúc yếu là vậy.
---
Vấn đề sóng truyền trong nước, muốn giải thích tại sao thì phải tìm bản chất của nước là gì? Bản chất của sóng điện từ là gì, và tính chất truyền động của sóng như sao?
Nhiều kiến thức quá, quên hết rồi!
Thank anh phanphuong!
Em hiểu ý anh nhưng cơ bản thì chắc có lẽ là thế, còn chuyện thay đổi thời tiết thì mật độ các hạt ở tầng điện li thì anh cứ nghiên cứu và em xin nghe. Vừa nghe được thầy Danh vừa có cách giải đáp khác để em đi hỏi thầy xem sao. Thank anh.