Mở đầu cho topic này là bài tham luận của nhạc sĩ Nhị Tấn năm 1993. Nguyên văn như sau:
------
Chúng tôi đã sưu tầm và phổ biến hầu như gần được trọn vẹn kho tàn vốn quí về bài bản ca nhạc tài tử nam bộ. Dĩ nhiên có một số sáng tác lấp ghép các hơiđiệu đã có , không được nhạc giới công nhận cũng như tuổi đời còn quá non trẻ , chưa xứng đáng là những bài bản cổ truyền thì chúng tôi chưa vội liệt kê vào. Số bài bản nầy đã không làm phong phú thêm hơi điệu mà còn làm cho hệ thống bài bản trở thành rối loạn , lai căn , mất gốc , chúng tôi sẽ nói ởmột dịp khác.
Sự sanh hoạt hàng tuần , công diễn hàng tháng , đã giúp cho CLB nâng cao được không những về mặt nghệ thuật đờn ca mà còn trang bị được cho các thành viêntrẻ của CLB một số lý luận cơ bản về nền quốc nhạc VN .Sự sanh hoạt ở cuối tháng nầy ( 30 -9 -1993 ) , tôi xin trình bày về Cấu Trúc Âm Thanh Hơi Điệu Đờn Ca Tài Tử mà trong quá trình sanh hoạt , chúng tôi được các nghệ nhơn góp ý rất nhiều , tuy nhiên đây cũng chỉ là ý kiến của một vài ban nhóm , chúng tôi mong được sự chỉ giáo thêm của tất cả các bạn tri âm xa gần.
Đờn ca tài tử nam bộ đã kế thừa được những tinh hoa của nền âm nhạc cổ truyền VN , cụ thể là những bài bản của ca nhạc Huế , được du nhập theo giòng namtiến , trong đó có các bài bản như Lưu Thủy , Phú Lục , Bình Bán , Cổ Bản , Hành Vân , Tứ Đại Cảnh , Kim Tiền , Nam Bình , Nam Ai , đã giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển hơi điệu sau nầy.
Giữa cuối thế kỹ 19 và đầu thế kỹ 20 , phong trào đờn ca tài tử rộ lên khắp vùng đất nam Bộ , có thể nói địa phương nào cũng là cái nôi của ca nhạc tàitử . Tuy nhiên những người có công lớn nâng chất ca nhạc tài tử buổi ban đầu là các ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi , Phan Trúc Quân tức Sáu Lục , NguyễnLiêng Phong , Phạm Đăng Đàng , Trần Quan Quờn , Nguyễn Tùng Bá , là những nhà nho học yêu nước lớp bị giặc Pháp lưu đày , lớp bỏ kinh thành Huế vào namlập nghiệp để phản đối triều đình nhu nhược trước giặc xâm lăng Pháp . Ca nhạc tài tử được kế thừa những tinh hoa của nền âm nhạc chánh thống cổ truyềnVN , sự không ngừng sáng tác mới và phát triển từ sự chuyển cung , chuyển hơi , chuyển điệu cho tới việc nới nhịp , từ nhịp chiếc chuyển sang nhịp đôi, nhịp tư , nhịp 8 ,nhịp 16 ,nhịp 32 , để cho phù hợp với tinh thần cuộc sống trẻ trung và giọng nói của cư dân miền đất mới Tổ quốc thì ca nhạc tài tửđược phổ cập rộng rải trong mọi từng lớp quần chúng .
Hiện nay ta có một kho tàng phong phú về bài bản đờn ca tài tử nhưng chung qui cũng chỉ thấy xuấthiện 4 điệu : Bắc , Hạ , Nam , Oán và 4 hơi : Xuân , Ai , Đão , Ngự , ( tạm gọi như vậy ) mang đậm nét đặc thù của nền âm nhạc ngũ cung đông phương và đặc biệt là nhạc tài tử nam bộ .
Chúng tôi không thỏa mản cách phân chia bài bản đờn ca tài tử thành 10 loại , vì bản phân loại nầy có nhiều loại đã trùng lấp bài bản và hơi điệu với loạikia và cũng không nói lên tổng số bài bản cổ truyền mà nhạc giới đang sử dụng .Cách phân chia thành 20 bài bản tiêu biểu gọi là 20 bản Tổ nói lên được 4 điệu Bắc , Hạ , Nam , Oán nhưng cũng còn thiếu sót quá nhiều bài bản ra đời rấtlâu và rất hay nhứt là không nói tới hơi ngự . Do đó , hợp lý nhứt , chúng ta phân tách cấu trúc âm thanh của từng bài bản để gom chung thành một loạinhững bài bản có hơi điệu giống nhau .
Truớc khi đi vào sự phân tách cấu trúc bài bản , thiết nghĩ ta cũng cần thống nhứt một số danh từ học thuật để dễ gọi tên hầu truyền dạy cho thế hệ kế thừa. Theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1895 tại Sài Gòn , chữ Tài Tử có nghĩa là : “kẻ có tài riêng , kẻ chuyên nghề cổ nhạc , nhạc công “ . Như vậy phải hiểu ban nhạc tài tử là ban nhạc gồm những người tài năng và chuyên nghiệp chứ không phải là tài tử theo nghĩa chữ amateur của tiếngPháp là nghiệp dư , không chuyên , nghề tay trái , rồi đờn ca quọt quẹt vài ba bản cải lương cũng cho là tài tử cổ nhạc . Người chơi nhạc tài tử có thểhay hoặc dở nhưng nhạc tài tử là nhạc tinh hoa nhứt trong hệ thống nhạc cổ truyền Việt Nam.
Bấy lâu nay giới ca nhạc tài tử ít chú ý tới việc phân biệt Hơi , Điệu , Giọng , có khi gọi hơi là giọng , thí dụ như ca sĩ nầy ca không có hơi , có khigọi điệu là bản , điệu lý nầy , điệu lý kia , có khi gọi giọng là điệu , giọng đờn , giọng Bắc giọng Nam , giọng là ngón đờn là phong cách đờn .v.v…. Tuy nhiên ta cũng đừng vội cho nhạc ta là không khoa học rồi vội vã lấy các thuật ngữ của nhạc tây phương gán vào nhạc ta để phân tách , để phê bình thì hoàntoàn không phù hợp . Nhạc ta theo quan điểm của Khỗng Tử : “ Nhac giã âm chi sở do sanh giả “ nên chơi tùy hứng theo tâm tư tình cảm tác động với ngoạicảnh mà sáng tạo nên bài bản không định hình trước mà chỉ ghi chữ đờn chân phương và nhịp nhàn cơ bản mà thôi . Triết lý “thiên thời địa lợi nhơn hòa”có ảnh hưởng tới cuộc chơi đờn ca tài tử .
Tôi tán thành tạm dùng chữ Điệu như chữ điệu thức ( mode ) của nhạc tây phương , có cấu trúc chữ đờn một cách đặc thù , còn Hơi là điệu chưa thành điệutrọn vẹn xuyên suốt của một bản để gọi 4 điệu 4 hơi như trên . (nhạc ta không phân biệt Hơi và Điệu)
Gọi dây Hò Nhứt , Hò Nhì , Hò Ba , Hò Tư , Hò Năm là gọi theo cách lên dây đờn Kìm . Không kể cách lên dây , thì tầm cử âm thanh thông thường là Hò Nhứtngay âm thanh mẫu Sol ( cải lương ) Fa ( tài tử ) Hò Nhì La ( cải lương ) Sol ( tài tử ) , Hò Ba Do ( cải lương ) , Si ( tài tử ) , Hò Tư Ré ( cải lương) , Do ( tài tử ) , Hò Năm Mi ( cải lương ) , Ré ( tài tử ) .
Còn giọng để gọi chất giọng của người ca , giọng kim , giọng thổ , giọng cao , giọng thấp , không nên sử dụng để gọi giọng đờn .
1. Điệu Bắc :
Ngày nay đờn lên dây Hò Tư . Điệu nhạc vui tươi . Cấu trúc một cách thứ tự của 5 âm chánh trong hệ thống nhạc ngũ cung là Hò , Xự , Xang , Xê , Cống , khôngnhấn , không rung ( Ré , Mi , Sol , La , Si hoặc Do , Ré , Fa , Sol , La )
Điệu Bắc có 3 cách nhịp:
Cấp điệu : nhịp tẩu mã ( nhanh )
Trung điệu : nhịp vắn ( vừa )
Quảng điệu : nhịp trường ( lơi )
Giới ca nhạc tài tử thường dùng bản Lưu Thủy để mở đầu buổi đờn ca vì theo dịch lý âm dương của nền triết học đông phương thì Thủy ở phương vị hướng Bắcvà khi Trời Đất đã phân chia ( lưỡng nghi ) thì Thuỷ được sanh ra trước tiên , Thuỷ , Hỏa , Mộc , Kim , Thổ…
Các nhạc sĩ Tài Tử cho nhạc ta được xây dựng trên cơ sở triết học đông phương , thuyết âm dương ngũ hành về những tên gọi Bắc , Nam chớ không phải hiểu đơn giản , điệu Bắc là điệu nhạc ảnh hưởng nhạc Trung Quốc , một nước ở phía bắc nước ta , điệu Nam là điệu nhạc ảnh hưởng nhạc Chiêm Thành , một nước ở phía nam nước ta. Điệu Bắc lấy âm Hò Liu làm âm chủ , khi được đờn chuyển hơi, chuyển điệu vẫn giữ cung bực Hò , Liu . Thí dụ bản Cổ Bản Bắc được chuyển hơi Ai , hoặc bản Hành Vân Bắc được chuyển hơi Ai. Những bản bắc có cấu trúc thường xuyên bằng những chữ Xự , Xan , Hò rất dễ chuyển hơi ai , những bản cấu trúc thường bằng chữ Liu , chữ Cọng chỉ thích hợp khi chuyển hơi Oán hoặc Quảng Đông , Triều Châu , thí dụ như bản Tây Thi , Tứ Đại Cảnh .
Điệu Bắc có nhiều bài bản nhứt , một số được phát triển từ bài bản ca nhạc Huế nhưng đa số được sáng tác tại Nam Bộ rất được giới mộ điệu ưa thích như XuânTình , Tây Thi , bộ Ngũ Châu miền đông , bộ Tứ Bửu miền tây , các bản Bát Ngự , Hội Ngươn Tiêu , Bát Bản Chấn . v . v ….Bản Xuân Tình Chấn được sáng táctại Nam Bộ , không phải do bản Xuân Tình Điểu Ngữ ghi trong nạc mục đời vua Tự Đức của ca nhạc Huế vì cấu trúc rất suông sẻ .
2. Điệu Hạ :Tức là hơi điệu của 7 bài Nhạc Lễ , cũng còn gọi là bảy bài Cò vì khi kéo đờn cò dây Hạ thì điệu Hạ nghe rất rõ nét , khác hẳn hơi điệu bắc . Cấu trúc âmthanh bằng 5 âm chánh là Hò , Xự , Xan , Xê , Cốùng ( Do , Ré , Fa , Sol , La ) nhưng âm chủ là âm Xừ , Ú , thỉnh thoảng có sự tham gia của âm Xư (y) ởđầu câu và Xê rung ở cuối câu . Giòng nhạc không suông sẻ theo thứ tự ngũ cung như ở điệu Bắc . Khi đờn Hạ , đờn cò lấy dây Xề Ú khác với Bắc là Xàn Liu. Khi đờn rao hơi Hạ với 2 âm Xề Ú , ta nghe khác hẳn với điệu Bắc . Do đó ta không thể hời hợt , phân tách theo kiểu âm nhạc tây phương cho 7 bài Nhạc Lễ là 7 bản Bắc lớn và 6 bản Bắc trong 20 bản tổ là 6 bản Bắc nhỏ ( 6 bản Bắc chấn và trường thì độ dài cũng không kém gì độ dài của 7 bài cò ) .Âm chủ đạo là âm Xừ , Ú nên muốn chuyển hơi ai ta phải chuyển cung lên một bực để trở về âm Hò Liu .Trong bản Xàng Xê , qua lớp Xề , rất thuận lợi để chuyển cung và chuyển hơi từ Hò 3 lên Hò Nhứt hoặc từ Hò 4 lên Hò Nhì , ta sẽ có hơi điệu nam , khôngbuồn kiểu bi lụy của nam ai mà nghe rất hùng . Minh họa : Lớp đầu Xàng Xê qua lớp Xề .
3. Điệu Nam :Cấu trúc bằng 5 âm chánh Hò , Xự , Xang , Xê , Cống , nhưng nhấn và rung ở chữ Xừ , chữ Xang . Những lái đờn thường gói gọn trong một ngũ cung , thườngxuyên với điệp khúc xuống Xàng lên Xang . Có thể nói , âm chủ của điệu Nam là chữ Xàng Xang . Muốn lên Xang cũng phải qua chữ Xàng , muốn xuống liu cũngqua chữ Xàng .
Điệu Nam có 3 hơi :
Hơi Xuân :Điệu nhạc trang nghiêm , ung dung , buồn man mác vì chỉ nhấn và rung nhẹ ở chữ Xự , chữ Xang , chữ Xề . Nếu dùng khái niệm cứng và mềm thì hơi Xuân còngiữ một phần độ cứng của điệu Bắc với các chữ Xê , Xán , U , Liu , Cộng ( không rung )
Hơi Ai :Nhấn và rung mạnh ở chữ Xừ , chữ Xan . Điệu nhạc nghe buồn thảm , kiểu buồn tỉ tê , bi lụy , tuyệt vọng , nức nỡ vì có những nhịp ngoai đảo phách tronglòng câu .
Hơi Đão :Hơi bắc lẫn lộn với hơi Xuân . Trong lòng câu có những láy đờn với điệp khúc “Xề Ú Liu Phan “ , ta nghe như có sự đảo cung từ dây hò tư sang dây hò nhứt. Do đó khi chuyển hơi sang lớp Song Cước , hợp lý nhứt là phải chuyển từ dây bắc Hò tư sang dây Hò nhứt của hơi Ai điệu Nam .
4. Điệu Oán :Điệu Oán là nét đặc thù của nền âm nhạc cổ truyền VN được sáng tạo ra ở đất Nam Bộ . Thật ra hơi oán đã xuất hiện bàng bạc từ lâu trong giới ca nhạc bìnhdân qua các điệu Lý , Hò , Ru con , ngâm thơ … nhưng từ khi được các nhạc sĩ đờn ca tài tử chuyển hơi chuyển cung và phát triển bản Tứ Đại Cảnh của canhạc Huế từ hơi Bắc dựng thành hơi Oán , trong giai đoạn đầu ở bản Tứ Đại Vắn ( Tứ Đại Cảnh Nam Phần ) từ nhịp tư đến bản Tứ Đại Oán nhịp 8 thì điệu oánmới trở thành một điệu nhạc riêng biệt với cấu trúc đặc thù của nó , hoàn toàn khác hẳn với điệu Nam . Muốn đờn điệu Oán , nhạc cụ phải lên dây oán tứcphải có các chữ Hò , Xư ( Y ) , Xang , Xê , Oan . Gs Trần Văn Khê trong luận án tiến sĩ về Aâm Nhạc Cổ Truyền VN không công nhận Oán là một điệu thức màcho Oán thuộc điệu thức Nam có âm sắc Oán như Xuân , Ai , Đão mà thôi . Đây là cách nhìn âm nhạc cổ truyền Việt Nam qua lăng kính nhạc tây phương , nhưngđối với các nhạc sĩ tài tử không thỏa mản cách gọi như thế .Thật vậy , khác với Điệu Nam ở Hơi Ai , Điệu Oán có cấu trúc các láy đờn thường đi từ 2 ngũ cung . Thí dụ muốn xuống Xề , xuống Xàng , xuống Xư , ta phảichạy chữ đờn từ chữ Liu , Cống , Xế của ngũ cung cao về Xề , Xàng , Xư của ngũ cung trầm và ngược lại . Muốn ca cho đúng Điệu Oán , người ca phải ré caogiọng , tức dùng hơi gió ( giả thanh ) để luyến giọng . Điệu Oán khác hơi Ai và cũng có phần khác Vọng Cổ vì có nhịp nội , nhịp ngoại , mô , chầu tronglòng câu . Nam ca oán phải ca dây đào , nữ ca oán phải ca dây kép thì mới hợp với tầm cử chất giọng . Nét đặc thù của Điệu Oán là thường xuyên trong câucũng như ở cuối câu có mặt chữ Oan . Ngoài ra Điệu Oán còn giữ cái sườn cứng trong cấu trúc của Điệu Bắc , tức láy đờn lên xuống bằng 4 cung chánh Hò ,Xang , Xê , Líu không qua trung gian của chữ Cộng cũng như không có điệp khúc xuống Xàng lên Xang của Điệu Nam . Do đó Điệu Oán vì nhấn và rung mạnh ởcác chữ đờn và nhờ có cái sườn cứng của điệu Bắc nên nghe buồn nhưng kiểu buồn bi hùng .Như vậy , bản Văn Thiên Tường có cấu trúc âm thanh xuống Xàng lên Xang của lớp Đầu và lớp Xế Xảng là đặc trưng của Điệu Nam , chỉ có lớp Dựng là có sự thamgia thường xuyên của chữ Oan nên không thể liệt kê vào các bản Oán mà chỉ coi bản Văn Thiên Tường là bản Ai Oán hoặc bản Oán Biến Thể .Bản Trường Tương Tư do bản Nam Bình của ca nhạc Huế được cải biên và phát triển theo phong cách đờn ca tài tử nam bộ vẫn còn giữ cấu trúc âm thanh theohơi điệu nam .
HƠI NGỰ :Tám bản ngự do nhóm nhạc tài tử miền đông mà trưởng nhóm là cố nhạc sĩ Ba Đợi , lần đầu tiên đem ra giới thiệu với khách mộ điệu nhơn dịp vua Thành Tháivào Sài Gòn khoảng năm 1898-1899 đã tạo ra hơi bắc ngự và hơi ai oán ngự . Tác giả các bài ngự muốn cung nghinh vì vua yêu nước từ Huế vào nên sắp xếpchữ đờn thường dùng chữ U , chữ Xừ lợ , chữ Xệ của bài bản ca nhạc Huế nên hơi điệu nghe phảng phất điệu nhạc cung đình . Dùng ngũ cung chánh Hò , Xự ,Xang , Xê , Cống mà nhấn nhá ra hơi ai , oán thì nghe mới ra hơi ngự , ngược lại dùng dây oán thì hơi điệu nghe giống bản Nam Ai hay bản Vọng Cổ .Các bản bắc ngự có cấu trúc giống bản Hành Vân và Tứ Đại Cảnh .Bản Tương Tư Ngự tiêu biểu cho hơi ai ngự có hình thức lớp , câu giống bản Trường Tương Tư nhưng cấu trúc âm thanh theo hơi điệu ca nhạc Huế . Thí dụ 2câu mồ côi ( 19 , 20 ) của bản Trường Tương Tư đờn theo điệu Nam Xuân Nữ ( Tồn Liu , Liu Cộng , Liu Cộng Xê Xàng ) , còn 4 câu mồ côi của bản Tương TưNgự ( 43 , 44 , 45 , 46 ) ở lớp 2 thì đờn theo cấu trúc của ca nhạc Huế ( Ú Liu , Liu Ú , Ú Xàng Xệ Xàng ) .Bản Vọng Cổ , tiền thân của nó là bản Dạ Cỗ Hoài Lang được lắp ghép một phần thân thể của bản Hành Vân và bản Tứ Đại Cảnh và được phát triển với lối chạychữ tự do phóng khoáng theo cảm hứng , không bị gò bó bởi nhịp nội , nhịp ngoại . Cách chạy chữ nầy , ta đã thấy ở bản Xuân Nữ , một bản có hơi điệu aioán . Như vậy ta có thể kết luận , bản Vọng Cổ là một bản nhạc có hơi điệu tổng hợp của 2 điệu Nam và Oán với đầy đủ 4 hơi Xuân , Ai , Đão , Ngự .Kết luận , mặc dầu với hệ thống nhạc ngũ cung , nhạc sĩ dễ sáng tạo ra hơi điệu trong lúc diễn tấu nhưng chỉ có 4 điệu Bắc , Hạ , Nam , Oán và 4 hơi Xuân, Ai , Đão , Ngự là còn giữ được sự chánh thống của 2 giòng âm nhạc bình dân và bác học Việt Nam . Các hơi ảnh hưởng nhạc Quảng Đông , Triều Châu , hơilai căn theo kiểu nhạc tây phương thì giới ca nhạc tài tử không chấp nhận , nhưng điều đáng buồn là nó đang thống trị trên sân khấu cải lương ngày nay
__________________
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 23-01-2009 lúc 01:18 PM.