Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > Hợp tác - Hỗ trợ

Thất nghiệp vì mơ hồ về mục tiêu

Thất nghiệp vì mơ hồ về mục tiêu

this thread has 2 replies and has been viewed 5054 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
trongbangpham
Senior Member
 
Tham gia ngày: Nov 2004
Tuổi: 49
Số bài viết: 414
Tiền: 25
Thanks: 234
Thanked 300 Times in 85 Posts
trongbangpham is an unknown quantity at this point
Default

Bên cạnh một số ứng viên ngày càng giỏi về chuyên môn, sáng tạo và năng động, tự tin trong quá trình tìm việc, có không ít những bạn trẻ tỏ ra lúng túng khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trong tay.

Họ không định hướng được mình sẽ phải làm gì, phân vân vì không biết công việc nào cần mình? Chính vì lẽ đó, họ đã tự đánh rớt mình với những tình huống hết sức đơn giản trong phỏng vấn tuyển dụng.

Mục tiêu mơ hồ, kế hoạch không cụ thể

Theo kết quả khảo sát trên 100 ứng viên tìm việc qua Chương trình Việc làm của báo Người Lao Động, khi được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp sau khi ra trường, có đến 64,9% ứng viên đã bỏ trống mục này hoặc trả lời không đúng trọng tâm vấn đề đặt ra. Trong khi đó, 35,1% ứng viên còn lại rất ít hoặc hiếm có người xác định được mục tiêu công việc của mình.

Đại đa số họ cho biết một cách chung chung rằng mình mong muốn tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường, được làm việc trong một công ty Nhà nước hoặc liên doanh, trở thành một nhân viên giỏi... Một số bạn còn thể hiện ước muốn thành lập công ty riêng để quản lý và kinh doanh. Thế nhưng, điều đáng nói là không ai có thể đưa ra được một kế hoạch cụ thể và chi tiết nào về những công việc mình sẽ phải làm để đạt được mục đích.

Giám đốc nhân sự một công ty liên doanh cho biết, đa số người tìm việc khi được hỏi về những hoạch định trong tương lai, họ trả lời theo kiểu hiếu thắng chứ không có cơ sở, kế hoạch rõ ràng. Có ứng viên thể hiện quyết tâm rất cao và thái độ vô cùng tự tin, cho biết trong hai năm nữa, vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ là của anh ta. Vấn đề ở chỗ, làm sao để được ngồi ở chiếc ghế đó thì ứng viên này lại không vạch được “chiến lược hành động” để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Thiếu định hướng nghề nghiệp
Thiếu định hướng từ phía nhà trường và gia đình, mơ hồ về chính bản thân, chạy theo trào lưu thời thượng... là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc “đánh gục” những sinh viên mới ra trường.

Bà Nguyễn Việt Nhi, Giám đốc nhân sự Công ty Marketeers VN, cho biết: “Trước đây, một công ty mỹ phẩm của VN có quy mô và danh tiếng nên nhiều người nhầm tưởng đó là công ty nước ngoài. Sau khi thuyết phục nhà tuyển dụng mình là “ứng cử viên số 1” cho vị trí họ đang cần, một ứng viên bày tỏ mong muốn của mình là được làm việc cho một công ty nước ngoài và khẳng định đây chính là công ty anh ta muốn “đầu quân”. Vậy là hỏng. Nôn nóng và không tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp, nhiều người đã tự đánh mất cơ hội của mình”.

Một chuyên gia tư vấn nhân sự nhận định: “Chúng tôi không chọn những người không có mục tiêu dài hạn, định hướng công việc không rõ ràng. Điều này cũng rất dễ hiểu vì họ không thể gắn bó lâu dài với công ty, không tiến bộ trong công việc. Để đạt được những kết quả nhất định cho bước khởi đầu nghề nghiệp, sinh viên nên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tìm hiểu kỹ về ngành nghề và doanh nghiệp mình dự tuyển, chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và một phong cách phù hợp với văn minh nơi công sở.

Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức, tính cách cũng được các nhà tuyển dụng chú trọng, nhưng xem ra, người lao động “mới vào nghề” lại chưa thật sự quan tâm đến khía cạnh này. Mặt khác, việc không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà sinh viên bây giờ hay mắc phải trên đường tìm việc”.
----------------
Theo Người Lao Động
trongbangpham is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến trongbangpham vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
magicboy
Moderators
 
magicboy's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 42
Số bài viết: 2,047
Tiền: 30000
Thanks: 106
Thanked 1,695 Times in 549 Posts
magicboy is an unknown quantity at this point
Exclamation

tìm việc sao mà khó quá nhỉ
nhưng biết sao bây giờ
đâu có môn học nào dạy cách xin việc đâu
đâu có ai về trường cấp 3 mà định hướng tương lai dùm đâu mà thật ra cũng đâu có ai chập nhận mình thua kém mà chọn những công việc tuy hợp với mình nhưng lại không ... thời thượng đâu nhỉ
đúng là còn lâu lắm khi nào có một quy chế rõ ràng khi mọi công việc đều được tôn trọng
khi tám giờ vàng làm việc của mọi công việc là như nhau co lẽ khi đó mọi người sẽ mạnh dạn hơn khi đi tìm chính bản thân mình
khó thiệt đó
mình sắp ra trường rồi huhuhu
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.

YM: thang12a1
site: http://buiquocthang.vn.googlepages.com
magicboy is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến magicboy vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default

Mình xin đăng lại bài viết đăng trên báo Thanh Niên 28 tháng 7 năm 2005

Các nẻo đường sinh viên xin việc: Làm thế nào để "đánh bại" nhà tuyển dụng?



Sự tự tin và năng động sẽ giúp các bạn trẻ “ghi điểm” trước các nhà tuyển dụng.
Để có được một vị trí chủ chốt trong công ty lớn, hầu hết bạn trẻ đều trải qua những cuộc "thử lửa" ngoạn mục. Hãy xem họ đã "ghi điểm" trước các nhà tuyển dụng như thế nào.

* Trả lời phỏng vấn: "Cuộc chiến" cân não


Tạo ấn tượng... khác người
Ứng Ngọc Anh (sinh năm 1980) tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh, cầm tấm bằng ra trường, cô cần mẫn tìm kiếm thông tin việc làm trên mạng. Thấy Hi-tek tuyển nhân viên, Ngọc Anh nộp hồ sơ và bước vào vòng phỏng vấn.

"Nhà tuyển dụng đã hỏi mình những câu rất hay, về tất cả các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, tuy nhiên có một câu mình không thể quên được: Bạn hãy xin một cuộc gặp qua điện thoại. Sau này, khi đi làm mình mới thấm, việc quan trọng nhất là làm sao để hẹn được đối tác, đó là kỹ năng mở đầu quyết định việc đàm phán có thành công hay không. Bạn biết không, mình đã "ghi điểm" bằng câu nói qua điện thoại ngọt như mía: "Nếu anh đồng ý gặp tôi, tôi tin rằng công ty anh sẽ tăng thêm 20% lợi nhuận".

Với câu nói cực kỳ thông minh ấy, Ngọc Anh đã vượt lên hàng trăm ứng viên khác. Giờ đây, cô đang là Trưởng đại diện Tập đoàn Đầu tư và công nghệ thông tin Hi-tek (Mỹ) tại Việt Nam.

Trần Thị Hương Lúa, hiện là Giám đốc Trung tâm Dalink - chuyên cung cấp thông tin giải trí cho người sử dụng điện thoại di động, thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC. Hồi mới ra trường, Lúa từng gây sốc cho lãnh đạo một công ty PR khi cô trả lời câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về bài thi này" trong bài thi tuyển nhân viên, Lúa viết: "Nếu để thử tính kiên nhẫn ứng viên thì bài thi này đã hoàn thành tốt yêu cầu, còn nếu để chọn người phù hợp với công việc thì đây là một đề thi quá tồi".

Cô giải thích: "Mình nghĩ một đề thi hay chỉ cần qua vài ba câu hỏi là đủ để đánh giá năng lực của ứng viên rồi, đề thi lần ấy bắt người ta phải làm từ sáng cho đến 1h chiều mới xong, mà toàn những câu hỏi hết sức chung chung, mình nghĩ nó chẳng phục vụ gì cho việc tìm người, ngoài việc thử tính kiên nhẫn". Kết quả là Lúa được chọn phỏng vấn nhưng cô đã từ chối công việc.

Tại Vietnamnet, sau khi làm việc hai tuần ở vị trí biên dịch viên, Hương Lúa đặt trên bàn giám đốc một lá đơn xin thôi việc. Lúa nói với "sếp" Anh Tuấn: "Em muốn được làm công việc nào đó hoạt động hơn, nếu không em xin nghỉ, công việc biên dịch quá dễ đối với em". Chính từ quyết định táo bạo ấy, giờ đây Lúa đã trở thành "bà chủ" tại Trung tâm Dalink nổi tiếng.

Lọc “bột” tri thức, quấy “hồ” ấn tượng
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, không có thành công nào dễ dàng đến với những người trẻ. Để có được vị trí tốt trong công việc, họ đã phải lọc cho được một thứ "hồ" chất lượng cao - đó chính là năng lực làm việc.

Nguyễn Kim Dung từ một cô gái từ Lai Châu ngơ ngác xuống Hà Nội học ngành Báo chí. Tuy nhiên cô đã trưởng thành trong thực tế. "Bằng cấp của mình không tốt nhưng mình nghĩ cái mình có là kinh nghiệm", Dung tự tin khẳng định.

Từ khi còn là SV năm thứ 2, cô đã đi làm tại đài truyền hình, bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt nhất như đón khán giả, đánh máy chữ, ổn định chỗ ngồi trường quay, sau đó là viết kịch bản, tham gia quay, làm phóng sự... và khi được nhận vào Công ty Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAd), những kinh nghiệm từ hồi làm cộng tác viên tại đài đã cho cô những vốn liếng vô giá.

Còn Trần Thị Hương Lúa, để trở thành một nữ giám đốc nổi tiếng như hiện nay, cô đã rải đơn xin việc khắp nơi từ khi nhận bằng tốt nghiệp ĐH. Lúa từng gửi hồ sơ vào các công ty lớn như Ford, VASC và thậm chí cả những cửa hàng cần nhân viên bán máy ảnh hay những trung tâm anh ngữ cần nhân viên lễ tân. Lúa bảo: "Chính những nơi "nhỏ" tuyển nhân viên bán máy ảnh hay làm lễ tân, mình lại bị loại ngay từ... vòng gửi xe. Bởi lẽ họ biết, có nhận mình thì chỉ vài tháng mình lại đi chỗ khác. Vì vậy, mình rút ra nhận xét, để có việc làm ở những chỗ đó, gửi hồ sơ với chứng chỉ 650 điểm TOEFL thì sẽ có... hiệu quả ngược".

Nhà tuyển dụng tiết lộ...

Trần Xuân Kiên - Phó giám đốc Công ty Máy tính Trần Anh:

Một năm trung bình chúng tôi tuyển từ 25-30 người tùy theo nhu cầu của công ty. Tỷ lệ chọi trung bình vào khoảng 1/50. Với tôi, ấn tượng đầu tiên là lá đơn xin việc của mỗi người. Bằng cấp không quan trọng bằng phần giới thiệu về bản thân. Nhiều người không chú ý đến điều này.

Đơn giản như trong sơ yếu lý lịch tự khai, đa số các bạn đều không quan tâm đến những chi tiết như anh, chị, em trong gia đình làm gì, ở đâu. Tuy nhiên, đó lại là cái tôi quan tâm. Đơn giản thế này, nếu anh có 3 anh chị em trong gia đình làm kế toán thì chắc chắn anh sẽ ảnh hưởng ít nhiều về nghề kế toán, vị trí mà tôi đang cần tuyển. Đó có thể là phần "ăn điểm" khi các chỉ số giữa hai ứng viên bằng nhau.

Kinh nghiệm đối với chúng tôi không phải là yếu tố quá quan trọng. Đôi khi người có kinh nghiệm làm việc vài năm ở một công ty khác nhưng là làm việc với sức ỳ lớn, làm việc không khoa học trong môi trường kém tính cạnh tranh thì việc đào tạo lại còn khó hơn so với SV mới ra trường.

Và theo tôi biết, với các công ty của Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, họ khá coi trọng tướng mạo ứng viên. Với chúng tôi, nếu hai ứng viên như nhau về mọi điều kiện thì lúc đó, tướng mạo cũng là một nhân tố để quyết định chọn người này, loại người kia.



Kinh Bắc
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:46 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps