Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Góc Học Tập :: > Tin học > Học lập trình

Học lập trình Pascal , C+ , C++ , VB

Đề thi !

Đề thi !

this thread has 12 replies and has been viewed 9547 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Post

Bắt đầu từ hôm nay , nơi đây tieunhoc sẽ cố gắng sưu tầm các đề thi tin học mới nhất cho các em tham khảo , và rèn luyện !
Chúc các em đạt kết quả cao trogn các kỳ thi !
__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Nội dung ở phía dưới có một số chỗ bị xáo trộn , các em nên tải đề về ở đây !
[Đăng nhập để xem liên kết. ]


NHA TRANG – KHÁNH HOÀ
 HỘI TIN HỌC VIỆT NAM

OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ XI
KHỐI THI: CHUYÊN
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 26 – 04 – 2002
Nơi thi: Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang

Anh/chị hãy lập trình giải các bài toán sau:
BÀI 1: ĐIỀU KHIỂN ROBOT Tên chương trình: ROBOT.???
Trong cuộc thi lập trình điều khiển Robot giữa các đội sinh viên các trường đại học Ban Giám khảo cung cấp cho các đội một loại Robot có khả năng tự thay đổi hình dạng bề ngoài của nó.
Hình dạng bề ngoài của Robot được xác định bởi vào véctơ trạng thái G = (G1, G2, …, GN), các giá trị G1 thuộc khoảng [1, N] và khác nhau từng đội với mọi i.
Nói hai trạng thái GA và GB là khác nhau nếu tồn tại ít nhất một chỉ số mà GAi≠ GBi.
Sau mỗi đơn vị thời gian, véctơ G thay đổi theo một bảng quy tắc định sẵn Q, trong đó, nếu Q1 = K, thì vào thời điểm kế tiếp giá trị của Gi sẽ bằng giá trị của GK tại thời điểm hiện tại.
Ví dụ: với N = 5 và bảng biến đổi Q = ( 2, 1, 5, 3, 4) và véctơ trạng thái hiện tại G = (1, 2, 3, 4, 5), thì véctơ G ở thời điểm tiếp theo sẽ là (2, 1, 5, 3, 4).


1
2 3 4 5

2 1 5 3 4

ở thời điểm tiếp theo nữa sẽ là G = (1, 2, 4, 5, 3).
Với N cho trước (2N80), các đội phải lập trình xác định bảng biến đổi Q. Đội nào có bảng điều khiển mang lại cho Robot nhiều trạng thái khác nhau nhất từ một trạng thái bắt đầu bất kỳ là đội thắng cuộc
Yêu cầu: Xác định bảng biến đổi để thắng cuộc.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản ROBOT.INP, gồm 1 số nguyên N.
Kết quả: Đưa ra file văn bản ROBOT.OUT:
• Dòng đầu tiên: Số nguyên M cho biết số trạng thái khác nhau mà Robot có thể mang,
• Dòng thứ 2: N số nguyên xác định bằng Q tìm được, các số khác nhau ít nhất một khoảng trắng.
Ví dụ:

ROBOT.INP ROBOT.OUT
5 6
2 1 5 3 4

BÀI 2: GHÉP SỐ Tên chương trình: NUM.???
Cho hai số tự nhiên A có N chữ số và B có M chữ số (2N,M100). Xét các số nguyên dương có các tính chất sau:
• Có N + M chữ số
• Có thể đánh dấu N chữ số trong C để các chữ số được đánh dấu (giữ nguyên trình tự xuất hiện trong C) tạo thành A và các chữ số không được đánh dấu (giữ nguyên trình tự) tạo thành B.
Yêu cầu: Hãy tìm số lớn nhất Cmax và số nhỏ nhất Cmin thoả mãn các điều kiện trên.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản NUM.INP, gồm 2 dòng:
• Dòng đầu chứa số nguyên A.
• Dòng thứ 2 chứa số nguyên B.
Kết quả: đưa ra file văn bản NUM.OUT 2 dòng:
• Dòng đầu: chứa số nhỏ nhất Cmin tìm được
• Dòng thứ 2: chứa số lớn nhất Cmax tìm được
Ví dụ:
NUM.INP NUM.OUT
20
4181 204181
421810

Bài 3: CHIP Tên chương trình: CHIP.???
Ứng dụng công nghệ Nano, người ta đã sản xuất các con chíp với hàng triệu chân trên 1mm2. Các linh kiện được cấy trên một đường tròn có dây dẫn điện, đảm bảo 2 linh kiện bất kỳ kề nhau (trên đường tròn) đều dây dẫn nối trực tiếp. Các linh kiện được đánh số từ 1 tới N (3<N10000).
Thiết kế ban đầu được xây dựng trên cơ sở công nghệ cũ, nên mặc dù đáp ứng yêu cầu phẳng hoá đồ thị (không có đường dây dẫn giao nhau ngoài điểm chung có thể có ở tại linh kiện), nhưng nếu bố trí chúng trên đường tròn thì có thể thứ tự các linh kiện theo vị trí trên đường tròn không phải là từ 1 tới N mà là một hoán vị nào đó của các số 1, 2, …, N. Ngoài ra, ở sơ đồ cũ còn có thêm một số đường nối tạo thành những dây cung (không giao nhau). Điều này sẽ không cản trở đáng kểđã nâng cấp chất lượng linh kiện (trên thực chất, phải gọi là cụm linh kiện thì chính xác hơn), khử bỏ được các đường nối là dây cung. Các linh kiện vẫn giữ nguyên cách đánh số trước đây để tránh nhầm lẫn khi sử dụng kho tài liệu kỹ thuật số đồ sộ vốn có.
Ở thiết kế ban đầu, người ta cho biết số linh kiện N trong mạch và các cặp linh kiện (I, J), mà giữa chúng cần có đường nối trực tiếp. Dĩ nhiên, giữa hai linh kiện I, J bất kỳ có không quá một đường nối và số lượng đường nối không quá 2N-3 (Yêu cầu phẳng hoá!). Bảng thiết kế có dạng:
5
4 3
5 2
1 3
2 4
5 3
2 5
5 4 Sơ đồ cũ Sơ đồ mới
Trong bản thiết thiết kế mới, các đường nối 4 với 5 và 4 với 3 bị loại bỏ và người ta chỉ nêu trình tự bố trí chúng trên đường tròn, bắt đầu từ linh kiện 1 trở đi trở đi, cụ thể là 1 3 5 2 4.
Mọi chuyện sẽ đơn giản nếu người ta còn giữ lại được bản vẽ sơ đồ thiết kế cũ. Nhưng không may, bản vẽ này lại bị thất lạc. Ta chỉ có thể dựa trên số liệu về các đường nối trực tiếp còn lưu lại để xác định bản thiết kế mới.
Yêu cầu: từ thông tin ở bản vẽ thiết kế cũ, hãy xác định bản thiết kế mới.
Dữ liệu: vào từ file văn bản CHIP.INP chứa nội dung của bản thiết kế mới.
• Dòng đầu tiên chứa số nguyên N,
• Các dòng sau: mỗi dòng một cặp số nguyên I, J cho biết hai chân I và J được nối với nhau, 1 I, J N, I  J.
• Các số trên cùng một dòng cách nhau bởi khoảng trắng.
Kết quả: Đưa ra file văn bản CHIP.OUT mô tả nội dung bản thiết kế mới:
Đưa N dòng, mỗi dòng chứa một số nguyên xác định trình tự bố trí các linh kiện trên đường tròn, bắt đầu từ 1 trở đi theo chiều hướng đến chân có chỉ số nhỏ hơn trong số hai chân nối trực tiếp với nó.
Ví dụ:
CHIP.INP CHIP.OUT
5
4 3
5 2
1 3
4 2
5 3
1 4
5 4 1
3
5
2
4

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Nội dung ở dưới sẽ không chính xác , nên tải về cho chính xác :
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

HỘI TIN HỌC VIỆT NAM NHA TRANG – KHÁNH HOÀ
ĐỀ THI OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ XI
KHỐI KHÔNG CHUYÊN
Ngày thi 26 – 4 – 2002
Nơi thi: Đại học Thuỷ sản Nha Trang
Thời gian làm bài: 180 phút
---------o0o---------
Bài 1. Tam giác và Điểm (TRIANGLE & POINT)
Bài toán Tên file chương trình: TRIANGLE.??
Cho tam giác ABC và một điểm M không nằm trên cạnh của tam giác. Hãy viết chương trình tính số lớn nhất R sao cho vòng tròn tâm M, bán kính R không cắt bất cứ cạnh nào và không chứa tam giác ABC.
Dữ liệu vào ghi trong tệp có tên TRIANGLE.INP gồm 2 dòng. Dòng thứ nhất ghi 6 số thực là toạ độ của các đỉnh của tam giác ABC theo dạng: Ax Ay Bx By Cx Cy. Dòng thứ hai ghi toạ độ của điểm M dạng: Mx My. Các số thực được viết với một chữ số thập phân, cách nhau bởi một dấu cách.
Kết quả ghi ra tệp có tên TRIANGLE.OUT bao gồm 1 số duy nhất là bán kính R, làm tròn đến 1 số sau dấu phẩy.
Ví dụ
TRIANGLE.INP TRIANGLE.OUT
0.2 1.1 0.0 0.3 2.0 0.0
4.0 0.0 2.0


Bài 2. Số dư ( REMAINDER)
Bài toán Tên file chương trình: SODU.???
Cần tính số dư của phép chia B¬P cho M (R = B¬P mod M) với B và M là số tự nhiên có không quá 12 chữ số, P là số tự nhiên không quá 3 chữ số.
Dữ liệu vào ghi trong tệp có tên SODU.INP gồm một dòng có 3 số tương ứng là B, P và M, các số cách nhau bởi dấu cách.
Kết quả ghi ra tệp có tên SODU.OUT gồm mộtdòng ghi kết quả số dư R tính được.
Ví dụ
SODU.INP SODU.OUT
125 5 29 5


Bài 3. Robot trồng cây (ROBOT)
Bài toán Tên file chương trình: ROBOT.???
Trên một vùng đất rừng hình chữ nhật được chia thành một lưới vuông gồm M hàng và N cột mà ở mỗi ô có thể trồng được một cây (1M,N  15). Vị trí hàng được đánh số từ trên xuống dưới, cột đánh số từ trái sang phải. Trước đây toàn bộ những ô này đã trồng cây nhưng do lâm trường quản lý kém nên bọn lâm tặc đã chặt một số cây. Lâm trường sử dụng một Robot trồng cây để trồng lại cây. Robot này sau khi trồng cây ở một ô có khả năng di chuyển đến một trong 4 ô kề cạnh để trồng tiếp. Kỹ sư tin học của lâm trường phải căn cứ vào vị trí các cây đã bị chặt để cung cấp chương trình điều khiển cho Robot. Chương trình này là một xâu ký tự chỉ gồm các ký tự từ D, T, N hay B hàm ý Robot phải chuyển tới ô kề cận theo hướng Đông, Tây, Nam hay Bắc. Robot không được ra khỏi vùng đất. Robot cũng không được tiến vào một ô đã có cây dù là cây có trước hay cây do chính Robot vừa trồng. Ban đầu Robot được đưa voà một vị trí có cây đã bị chặt ở hàng thứ Y, cột thứ X và đó là ô đầu tiên Robot phải trồng cây.

Yêu cầu
Căn cứ vào bản đồ cây và vị trí ban đầu của Robot, hãy lập trình sinh ra xâu ký tự điều khiển Robot sao cho Robot trồng được nhiều cây nhất có thể.
Dữ liệu vào ghi trong tệp ROBOT.INP có cấu trúc như sau:
- Dòng đầu tiên là 4 số tự nhiên M, N, Y, X (1  M, N, Y, X  15).
- M dòng tiếp theo mỗi dòng có N số 0 hoặc 1, các số này cách nhau một dấu cách. Số thứ J trong dòng thứ I của M dòng này là 0 thể hiện ô I, J phải trồng lại. Nếu số đó là 1 thì chỗ tương ứng đã có cây, không được đi qua cũng như không được trồng lại.
Kết qủa ghi ra tệp có tên ROBOT.OUT gồm một dòng là xâu ký tự tự điều khiển hành trình của Robot tìm được.

Ví dụ
ROBOT.INP ROBOT.OUT
6 6 6 4
1 1 0 1 1 1
1 1 0 0 0 0
0 0 0 1 1 0
0 0 0 0 0 1
1 1 0 0 1 1
1 1 1 0 1 1 BBDDDBTTBTTTN

Chú thích:
- Đề thi bao gồm 3 bài, 2 trang
- Giám thi coi thi không cần giải thích gì thêm.
__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #4
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Nội dung bên dưới chỉ để đọc chơi , nen tải về cho chính xác !
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

NHA TRANG – KHÁNH HOÀ
 HỘI TIN HỌC VIỆT NAM

OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ XI
KHỐI THI: ĐỒNG ĐỘI
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 26 – 04 – 2002
Nơi thi: Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang

Anh/chị hãy lập trình giải các bài toán sau:
BÀI I: ẢO THUẬT Tên chương trình: MAGIC.???
Trong buổi giao lưu Olympic Tin học Sinh viên tại Nha Trang, một bạn lên sân khấu biểu diễn ảo thuật vui. Nội dung của tiết mục là như sau: Trên sân khấu có bày N (1 N  10) máy tính PC, người biểu diễn mời N bạn khán giả lên sân khấu, mỗi bạn sử dụng một máy tính, tạo ra một xâu bít tất bất kỳ độ dài 255, đếm số bít bằng 1 trong xâu tạo thành, thực hiện K lần việc đảo bít, mỗi lần đảo một bít tuỳ chọn, một bít có thể được đảo nhiều lần, che một bít bất kỳ trong xâu nhận được, đếm số các bít bằng 1 trong các bít không bị che, sau đó báo cho người biểu diễn biết: Số bít bằng 1 ban đầu, số lần đảo bít và số bít bằng 1 ở lần đếm sau. Mọi công việc cần làm đều có các chương trình con phục vụ.
Người biểu diển sẽ viết ngay lên bảng giá trị mà bạn khán giả đã che. Kết quả trên bảng sẽ có xâu N ký tự 0, 1 thể hiện các bít mà người biểu diễn đoán tương ứng lần lượt với các bít N khán giả đã che.
Yêu cầu: Xác định xâu người biểu diễn viết trên bảng.
Dữ liệu: Vào file văn bản MAGIC.INP
• Dòng đầu tiên chứa 1 số nguyên N
• N dòng sau: Mỗi dòng chứa thông tin của một khán giả cung cấp gồm 3 số nguyên P K Q, trong đó P – số bít 1 ban đầu, K – số lần đảo bít, Q – số bít 1 ở lần đếm sau. 1K8*106.
Kết quả: Đưa ra file văn bản MAGIC.OUT xâu N ký tự 0,1 tương ứng với xâu bít cần tìm.
Ví dụ:
MAGIC.INP MAGIC.OUT
2 01
208 6 212
191 104 56


BÀI 3: SỐ STIRLING Tên chương trình: STIRL.???
Cho N đối tượng đánh số từ 1 tới N. Ký hiệu S(N,M) là số lượng cách chia N đối tượng này thành M tập con khác rỗng. S(N,M) được gọi là số Stirling. Ví dụ: với N =4 và M =2, ta có S(4,2) = 7:
1,2,3/4 1,2,4/3 1,3,4/2 2,3,4/1
1,2/3,4 1,3/2,4 2,3/1,4
Số Stirling có thể trình bày theo công thức đệ quy:
S(N,1) = 1 N>0
S(N,M) = M*S(N-1,M) + S(N-1, M-1) 1<MN
Tuy vậy, ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới tính chẵn lẻ của S(N,M), tức là giá trị S(N,M), tức là giá trị S(N,M) mod 2.
Yêu cầu: Với K cặp hai số N, M (1K10), hãy xác định tính chẵn lẻ của K giá trị S(N,M) tương ứng.
Dữ liệu: vào file văn bản STIRL.INP :
• Dòng đầu tiên chứa số nguyên K.
• K dòng tiếp theo mỗi dòng chứa 2 số nguyên N, M, 0<MN 1 000 000 000.
Kết quả: Đưa ra file văn bản STIRL.OUT K giá trị S (N,M) mod 2, tạo thành một xâu các ký tự 0, 1 độ dài K
Ví dụ:
STIRL.INP STIRL.OUT
2 10
7 2
64 32
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #5
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Nội dung ở dưới chỉ để đọc chơi , nên tải về xem cho chính xác .
[Đăng nhập để xem liên kết. ]

CẦN THƠ
 HỘI TIN HỌC VIỆT NAM


OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ XII, 2003
Khối thi: Đồng đội chuyên tin
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 18 – 04 – 2003
Nơi thi: ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Tên bài Tên file chương trình Tên file dữ liệu Tên file kết quả Hạn chế thời gian cho mỗi test Tổng điểm cho bài
Thanh tra INSPEC.EXE INSPEC.INP INSPEC.OUT 5 giây 30
Tia lade LASER.EXE LASER.INP LASER.OUT 5 giây 30
Đường đi WALK.EXE WALK.INP WALK.OUT 5 giây 40
Nộp chương trình được dịch dưới dạng file EXE.

Hãy lập trình giải các bài sau đây:
Bài 1. Thanh tra
SEAGAMES 22 sẽ có M môn thi đấu khác nhau, được đánh số từ 1 đến M. Ngày nhiều nhất có đủ cả M môn cùng đua tranh. Có N người được chọn làm thanh tra cho các môn, các thanh tra được đánh số từ 1 đến N, (1<M<N100). Mỗi môn thi đấu sẽ có một thanh tra giám sát. Để đề phòng tiêu cực có thể xảy ra, Ban Tổ chức quyết định, mỗi ngày, sát trước giờ thi đấu mới chỉ định thanh tra cho mỗi môn theo cách chọn ngẫu nhiên M trong số N thanh tra và từ đó chỉ định thanh tra cho từng môn. Như vậy ở ngày có nhiều môn thi đấu nhất, phải có M thanh tra tham gia giám sát các trận thi đấu. Để đảm bảo chất lượng giám sát, các thanh tra phải được tập huấn về các môn mà mình sẽ phụ trách và chỉ được phép giám sát các môn mình đã được tập huấn. Chi phí tập huấn cho mỗi thanh tra ở mỗi môn như nhau và bằng C. Mỗi thanh tra, khi tham dự tập huấn một môn, sẽ nhận được một khoản tiền bồi dưỡng là B.
Vì lý do tài chính, Ban Tổ chức muốn có dự trù cho một kế hoạch tập huấn thoả mãn các điều kiện:
• Trong ngày nhiều môn thi đấu nhất việc chon M thanh tra bất kỳ trong số N thanh tra vẫn đảm bảo có cách phân công họ thực hiện việc giám sát theo yêu cầu đã đặt ra.
• Tổng chi phí gồm chi phí tập huấn và tiền bồi dưỡng cho tất cả các thanh tra là nhỏ nhất,
• Số môn tập huấn của thanh tra phải tham dự nhiều môn tập huấn là ít nhất.
Yêu cầu: Giúp Ban Tổ chức tính tổng chi phí tập huấn và tiền bồi dưỡng theo kế hoạch thoả mãn các yêu cầu nói trên.
Dữ liệu: Vào file văn bản INSPEC.INP gồm một dòng chứa 4 số nguyên M N C B. Các số cách nhau ít nhất một dấu cách. (0<C, B15000).
Kết quả: Đưa file văn bản INSPEC.OUT số nguyên T là tổng chi phí cần dự trù,
Ví dụ:
INSPEC.INP INSPEC.OUT
4 5 20 10 240

Bài 2. Tia LADE
Để bảo vệ các vật quý, người ta dùng khoá báo động hồng ngoại gồm một máy phát tia hồng ngoại chiếu vào bộ phận cảm ứng thu. Nếu có người hay vật nào đi ngang qua, tia hồng ngoại sẽ bị chặn lại, bộ cảm ứng thu không nhận được năng lượng hồng ngoại và sẽ phát tín hiệu báo động. Nhược điểm của lại khoá bảo vệ này là tia hồng ngoại chỉ chiếu thẳng, khi cho khúc xạ, năng lượng sẽ bị tổn hao nhiều và bị phát tán ra nhiều hướng, vì vậy người ta phải bố trí nhiều khoá độc lập và phải bật máy liên tục.









Hình 1 Hình 2

Khoá báo động lade hoạt động theo nguyên tắc tương tự, nhưng có ưu điểm là tổn thất năng lượng ở các điểm nhận và phản xạ là không đáng kể: từ một điểm trên tường hình chữ nhật máy phát chiếu một tia lade làm thành một góc 450 với tường, tia lade khi gặp tường, nếu đó là điểm góc nó sẽ bị hấp thụ, còn khi không phải là điểm góc – sẽ bị phản xạ với góc phản xạ là 450. Như vậy chỉ cần dùng một máy phát ta sẽ được một tia lade kiểm soát nhiều tuyến, tương đương với nhiều khoá hồng ngoại.
Mặt cắt của phòng có dạng hình chữ nhật được chia thành lưới ô vuông kích thước MxN ô (0<M,N10000), các đường của lưới được đánh từ số từ 0 đến M từ dưới lên, từ 0 đến N từ trái qua phải. Nút ở góc bên trái có toạ độ (N,M).
Máy phát được lắp trong tường, phát xung sáng từ điểm P có toạ độ nguyên (0, I), (0<1<M) theo một trong hai hướng 2 hoặc 3 (xem Hình 2).
Xung sáng được đi từ điểm P có thể chuyển động vô hạn hoặc sau một khoảng thời gian sẽ bị hấp thụ ở một góc nào đó. Thời gian xung sáng đi hết đường chéo một ô vuông được tính là một đơn vị thời gian. Thời gian chuyển hướng khi phản xạ bằng 0.
Yêu cầu: Cho biết toạ độ điểm phát P (0,I) và hướng phát H. Hãy xác định xung sáng phát ra chó chuyển động vô hạn hay không, nếu không thì tính thời gian tồn tại của xung sáng, tức là sau bao lâu nó sẽ bị hấp thụ.
Dữ liệu: Vào file văn bản LASERLINP gồm một dòng chứa 4 số nguyên M N I H.
Kết quả: Đưa ra file văn bản LASER.OUT số nguyên K là thời gian tồnt tại của xung sáng. K bằng –1 nếu xung sáng chuyển động vô hạn.
Ví dụ:
LASER.INP LASER.OUT
6 9 3 2 9

BÀI 3. ĐƯỜNG ĐI
Trong cánh đồng của Phú ông có N (1N200) thửa ruộng. Mỗi thửa ruộng có dạng một tứ giác lồi. Bờm đang đứng ở vị trí điểm A xó toạ độ (xA, yA) và nó muốn đi đến điểm B có toạ độ (xB, yB) (-1000 xA, yA, xB, yB  1000). Bờm muốn tìm đường đi với độ dài ngắn nhất từ A đến B. Đường đi của Bờm không được cắt ngang bất cứ thửa ruộng nào, tuy nhiên nó lại có thể đi theo bờ của các thửa ruộng, nghĩa là đường đi của Bờm không được chứa điểm trong của bất cứ tứ giác nào nhưng lại được phép chứa những điểm nằm trên các cạnh của tứ giác.
Yêu cầu: Hãy giúp Bờm tìm đường đi thoả mãn các yêu cầu đã nêu.
Dữ liệu: Vào file văn bản WALK.INP:
• Dòng đầu tiên chứa số nguyên N;
• Dòng thứ hai chứa 4 số nguyên xA, yA, xB, yB (giả thiết các điểm A và B không nằm trong bất cứ thửa ruộng nào);
• Từ dòng thứ 3 đến dòng thứ N+2, mỗi dòng chứa bốn cặp toạ độ (x,y) của bốn đỉnh của tứ giác lồi (được liệt kê theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ) xác định một thửa ruộng. Giả thiết rằng khống có hai thửa ruộng bất kỳ có điểm chung trên bờ.
Kết quả: Ghi ra file văn bản WALK.OUT một số thực là độ dài đường đi ngắn nhất từ A(xA, yA) đến B (xB, yB) được làm trong đến 2 chữ số sau dấu chấm thập phân.
Ví dụ:

WALK.INP
WALK.OUT
2 100.000
0 0 100 0
10 0 20 0 20 10 10 10
10 -10 20 -10 20 0 10 0












Minh hoạ

__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #6
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Đồng đội không chuyên 2003

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #7
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Khối chuyên 2003

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến tieunhoc vì bạn đã đăng bài:
jusyday (08-12-2022)
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #8
Hồ sơ
tieunhoc
Administrator
 
tieunhoc's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 19
Số bài viết: 1,134
Tiền: 82858
Thanks: 92
Thanked 530 Times in 181 Posts
tieunhoc is an unknown quantity at this point
Default

Đề thi khối không chuyên 2003
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________



Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
tieunhoc is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #9
Hồ sơ
quemoi
Junior Member
 
Tham gia ngày: Dec 2005
Số bài viết: 7
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 13 Times in 2 Posts
quemoi
Default

Trích:
Originally posted by tieunhoc@May 2 2005, 04:51 AM
Đồng đội không chuyên 2003

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
[snapback]3304[/snapback]
Các bạn chú ý: Câu số 2 của đề này bị sai!!!!!!!!!!!!!!!!
quemoi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #10
Hồ sơ
quemoi
Junior Member
 
Tham gia ngày: Dec 2005
Số bài viết: 7
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 13 Times in 2 Posts
quemoi
Default

Trích:
Originally posted by tieunhoc@May 2 2005, 04:51 AM
Đồng đội không chuyên 2003

[Đăng nhập để xem liên kết. ]
[snapback]3304[/snapback]
Các bạn nào làm câu số 2 của bài không chuyên sẽ thấy là có thể có một số test sẽ cho ra tới 2 kết quả, nhưng yêu cầu của đề bài thì chỉ ghi 1 số duy nhất. Chứng tỏ là đề thi này có vấn đề, tuy nhiên vào năm 2003 vẫn có trường ĐH làm đạt điểm tuyệt đối câu này!, Tại sao?, vì thuật giải của các bạn chỉ cần đúng số test của ban giám khảo, đôi khi lại không cần đúng tuyệt đối tất cả các test!!!!!!!!!!!!!!!!!.
quemoi is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:20 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps