Chúa Nguyễn lập "đồn thu thuế" nơi bờ sông Sài Gòn cũ, mở đầu giai đoạn hình thành tphố Sài Gòn
1679
Dương Ngạn Địch & Trần Thắng Tài, hai tướng nhà Minh, đem 3000 người gồm binh lính và gia quyến vào Việt Nam xin cư trú. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho phép họ vào khai phá đất Nông Nại
- Gần 2000 người do Trần Thắng Tài cầm đầu vào cửa Cần Giờ, đến cư trú ở vùng Biên Hòa.
- Hơn 1000 người do Dương Ngạn Địch cầm đầu vào khai phá vùng Định Tường, trong đó có giồng Cai Yến (tức xã Khánh Hậu, thị xã Tân An ngày nay)
1698
Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Kính vào lập đất Nông Nại thành phủ Gia Định, phân làm 2 huyện: Phước Long trên đất Đồng Nai, lỵ sở là dinh Trấn Biên và Tân Bình trên đất Sài Côn, lỵ sở là dinh Phiên Trấn. Đất LA thuở ấy nằm lọt trong huyện Tân Bình.
1705
- Nguyễn Cửu Vân sau khi giúp Nặc Ông Yêm (Cao Miên) dẹp quân xâm lược Xiêm, đem quân về đóng tại Cù Úc (Vũng Gù) và tổ chức khai phá vùng đất này.
- Nguyễn Cửu Vân tổ chức đào kênh, lần đầu tiên nối liền rạch Mỹ Tho & rạch Vũng Gù (sau là sông Bảo Định)
1715
Chúa Nguyễn, hiệu là Hiển Tông Hiếu Minh, phê cấp cho Nguyễn Cửu Triêm, con của Nguyễn Cửu Vân, 359 mẫu ở thôn Bình Khuê để làm "ruộng thu thuế riêng" về sau quen gọi là ruộng "Châu phê"
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Gia Long lên ngôi, đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định, gồm: Phiên An trấn, Biên Hòa trấn, Định Tường trấn, Vĩnh Thanh trấn, Hà Tiên trấn.
1807
Đổi dinh Phiên Trấn thành trấn Phiên An, gồm một huyện (Tân Bình) và bốn tổng (Tân Long, Bình Dương, Thuận An, Phước Lộc)
1808
- Đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành, tổng quản 5 trấn.
- Huyện Tân Bình (thuộc trấn Phiên An) được thăng làm phủ (gồm 4 tổng). Phủ lỵ đóng tại thôn Tân Thới
1813
- Huyện lỵ Thuận An đặt tại thôn Bình Khuê (nay thuộc xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ?) cạnh rạch Châu Phê
- Huyện lỵ Tân Long đặt tại thôn Phước Tú (nay là thị trấn Bến Lức)
1818
Trấn thủ Định Tường là Nguyễn Văn Phong cho mở rộng kênh Bảo Định (sâu 9 thước, rộng 15 tầm, 2 bên đắp đường quan rộng 6 thước) đặt tên là Bảo Định Hà.
1825
Minh Mệnh cho đổi tên Bảo Định Hà thành sông Trí Tường
1832
- Minh Mệnh cải tổ tổ chức hành chính ở Gia Định, phân làm 6 tỉnh: Phiên An tỉnh thành, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long (Vĩnh Thanh cũ), An Giang (gồm 3 đạo của trấn Hà Tiên: Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc), Hà Tiên (gồm 2 đạo cũ còn lại là Kiên Giang và Long Xuyên)
- Lập phủ Tân An gồm 2 huyện Thuận An và Phước Lộc (tách ra từ phủ Tân Bình), lỵ sở đóng tại chợ Cai Tài, cạnh rạch Châu Phê
- Lập trường Phủ học ở Bình Khuê
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Tỉnh Gia Định được phân làm 3 phủ (Tân Bình, Tân An & Tây Ninh), gồm 9 huyện. Riêng phủ Tân An có 4 huyện: Cửu An, Phước Lộc, Tân Hòa, Tân Thạnh.
1863
Phủ Tân An được đổi thành Hạt Tân An, lỵ sở dời về làng Nhơn Thạnh (nay là xã Nhơn Thạnh Trung, TXTA)
1867
- Gia Định được đổi tên thành tỉnh Sài Gòn, gồm 7 khu tham biện (hay hạt thanh tra - Inspections): Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân Hòa, Phước Lộc, Tây Ninh, Quang Hóa, Tân An
Vùng đất LA ngày nay, vào thuở ấy có khu tham biện Chợ Lớn (Châu Thành Chợ Lớn & huyện Tân Long), Phước Lộc (Châu Thành Cần Giuộc & huyện Phước Lộc) & Tân An (Châu Thành Bình Lập, huyện Cửu An, huyện Tân Thạnh)
- Hạt thanh tra Tân An dời lỵ sở về Vũng Gù, trên bờ sông Bảo Định, thuộc xã Bình Tâm
- Pháp mở rộng kênh Bảo Định và đặt tên là Arroyo de la Poste (kênh Bưu Điện) - dân gian gọi là kênh Trạm
1869
Hạt thanh tra Phước Lộc được đổi thành hạt thanh tra Cần Giuộc
1871
- 7/6/1871: nhập hạt Cần Giuộc vào hạt Chợ Lớn
- Đặt làng Đức Hòa nằm trong quận Mộc Hóa thuộc hạt thanh tra Tân An
1879
- Khởi công đào kênh Nước Mặn (Canal de Mirador) nối sông Vàm Cỏ với sông Rạch Cát (tức sông Cần Giuộc) dài 1800m
- Thành lập thành phố Chợ Lớn
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Về phía địch: không thay đổi gì nhiều, cuối 1953 cắt bớt một số xã của Châu Thành & Thủ Thừa lập thành Tân Trụ
Về phía chính quyền kháng chiến: Sau CMT8, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn vẫn giữ nguyên ranh giới cũ, riêng thành phố Chợ Lớn nhập với SG thành đặc khu SG - Chợ Lớn
Tỉnh Tân An gồm 3 huyện: Châu Thành, Thủ Thừa, Mộc Hóa
Tỉnh Chợ Lớn gồm 4 huyện: Trung Huyện, Cần Giuộc, Cần Đước & Đức Hòa
1948: các xã ven sông Vàm Cỏ Đông (Thạnh Lộc, Bình Hòa, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Quý) được tách ra lập thành khu Đông Thành. Đến 1949 sáp nhập trở lại vào tỉnh Chợ Lớn như cũ.
1951: huyện Châu Thành & 1 số xã của huyện Thủ Thừa được tách ra, nhập với tỉnh Gò Công & Mỹ Tho, lập thành tỉnh mới: Tân Mỹ Gò. Huyện Mộc Hóa & ba xã còn lại của huyện Thủ Thừa nhập với 7 xã của tỉnh Sa Đéc, lập thành tỉnh Đồng Tháp (khác với Đồng Tháp ngày nay). Cần Giuộc & Cần Đước được tách ra, nhập với tỉnh Bà Rịa lập thành tỉnh Bà Chợ. Hai huyện Đức Hòa & Trung Huyện nhập với tỉnh Gia Định & Tây Ninh thành tỉnh Gia Định Ninh.
Sau hiệp định Giơnevơ: phục hồi nguyên trạng 2 tỉnh Chợ Lớn & Tân An
1954 - 1975
Về phía địch:
2/1956: quận Mộc Hóa được tách khỏi Tân An và nâng lên thành tỉnh Mộc Hóa. Đến 10/1956 tỉnh Mộc Hóa đổi tên thành tỉnh Kiến Tường, chia làm 4 quận: Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình & Tuyên Nhơn. Phần đất còn lại của tỉnh Tân An sáp nhập với tỉnh Chợ Lớn, lấy tên chung là tỉnh LA.
Quận Châu Thành được đổi tên thành quận Bình Phước, quận lỵ đóng ở chợ Tầm Vu, xã Dương Xuân Hội
1959: chính quyền Ngô Đình Diệm cắt 3 xã của quận Đức Hòa, 5 xã phía bắc quận Thủ Thừa, lập thành quận Đức Huệ
1963: 2 quận Đức Hòa & Đức Huệ được tách khỏi tỉnh LA, nhập cùng quận Trảng Bàng (của Tây Ninh) và Củ Chi (của Gia Định) lập nên tỉnh Hậu Nghĩa
1965: quận Cần Giuộc đổi tên thành Thanh Đức, Cần Đước thành Cần Đức
1967: chính quyền Thiệu tách 8 xã của quận Cần Đức, 1 xã của Thanh Đức, lập thành quận Rạch Kiến
Về phía chính quyền kháng chiến: tỉnh LA lúc bấy giờ bao gồm phần đất của tỉnh Chợ Lớn (cũ) & Tân An (cũ) còn lại, gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa & thị xã Tân An.
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Có nhiều thuyết khác nhau, nhưng ý kiến được nhìu ng chấp nhận là: Khi những lưu dân ng Việt đến định cư ở vùng này, thấy một loại cây hoang dại thân thảo, mọc đầy nơi bờ sông, bèn đặt tên là Bến Lứt, nghĩa là cái bến có nhìu cây lứt mọc. Nhưng do cách phát âm của địa phương, lâu ngày thành quen, trong văn bản, Lứt bị biến thành [/i]Lức - Bến Lức[/i].
Thực ra trong Từ điển Tiếng Việt ko có Lức mà chỉ có Lứt
Thủ Thừa:
Vào đầu TK19, có 1 ng tên Mai Tự Thừa đến khai phá vùng đất quanh đình Vĩnh Phong ngày nay, chiêu tập một số ng đến lập làng, lập chợ. Ông được chính quyền phong kiến lúc bấy giờ cử làm thủ ngự (hay thủ bổn, thủ khoán, thủ chỉ - chưa có tài liệu xác minh cụ thể) lo việc thu thuế, do đó dân chúng quen gọi ông là Thủ Thừa. Từ tên chợ mang tên của ng thu thuế trở thành tên của một thị trấn, một con kênh - kênh Thủ Thừa - rồi sau cùng là tên của huyện.
Cần Đước:
Cần Đước vốn là tên gọi một làng nhỏ nằm ở mũi đất giao nhau giữa rạch Mương Ông Quỳnh & rạch Bến Bà. Các tên gọi bình dị ấy, cho đến nay, chưa ai hiểu thật chính xác là gì và xuất hiện từ bao giờ.
Đức Hòa:
Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập (1909), Đức Hòa là tên của một trong năm làng thuộc tổng Cầu An Hạ. Sau này địa giới hành chính thay đổi nhiều lần nhưng tên gọi Đức Hòa vẫn được giữ nguyên.
Đức Hòa là nơi đầu tiên của tỉnh thành lập Chi bộ Đảng cộng sản. Xã Mỹ Hạnh chính là một trong "18 thôn Vườn Trầu" vang danh cả nước.
Đức Hòa cũng là quê hương của rất nhiều cây Toán tiếng tăm lừng lẫy LQĐ
Tân An:
Hai chữ Tân An đầu tiên xuất hiện trên bản đồ dưới triều Minh Mạng (năm thứ 13) dưới danh nghĩa là một đơn vị hành chính cấp phủ - phủ Tân An, gồm 2 huyện Cửu An & Phước Lộc.
__________________ tặng nhau nhé tim nghe hồn nhiên
Originally posted by DeMen@Nov 14 2005, 12:36 PM Đức Hòa:
Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập (1909), Đức Hòa là tên của một trong năm làng thuộc tổng Cầu An Hạ. Sau này địa giới hành chính thay đổi nhiều lần nhưng tên gọi Đức Hòa vẫn được giữ nguyên.
Đức Hòa là nơi đầu tiên của tỉnh thành lập Chi bộ Đảng cộng sản. Xã Mỹ Hạnh chính là một trong "18 thôn Vườn Trầu" vang danh cả nước.
Đức Hòa cũng là quê hương của rất nhiều cây Toán tiếng tăm lừng lẫy LQĐ
Xã Mỹ Hạnh ngày nay không còn nữa trên bản đồ rùi. Mỹ Hạnh được tách thành hai xã: xã Mỹ Hạnh Nam và xã Mỹ Hạnh Bắc.
Đức Hoà là huyện duy nhất trong tỉnh Long An có 3 thị trấn: Thị Trấn Đức Hoà, Thị Trấn Hậu Nghĩa (Thị xã Kim Cương của Tỉnh Hậu Nghĩa trước năm 1975), Thị Trấn Hiệp Hoà. Đức Hoà với 6 khu công nghiệp (Đức Hoà 1, Đức Hoà 2, Đức Hoà 3, Tân Tạo mở rộng, Đức Hoà Đông-Mỹ Hạnh Nam, Xuyên Á) và khu đô thị mới Tân Đức đang được xây dựng là một khu đô thị được xem là hiện đại nhất phía nam nằm trên địa bàn xã Đức Hoà Hạ và Tân Tạo. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, Đức Hoà sẽ hội nhập vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của cả nước.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Tình cờ lượm được cuốn sách "Tân An ngày xưa", tác giả Đào Văn Hội, xuất bản năm 1972, viết về Tân An (nay là Long An) ngày xửa ngày xưa, nhưng vẫn có những địa danh quen thuộc lắm
Đôi Lời Hoài Cổ Về Hai Chữ « TÂN AN »
Những buổi chiều tà, khách nhàn du đứng trên « Cầu xe lửa » Tân An phóng tầm con mắt về phía hợp lưu hai con sông Vàm cỏ tây với Bảo định hà, thấy những tòa lầu, nhà trệt, ẩn hiện dưới lùm cây xanh soi bóng trên dòng nước bạc.
Đó là châu thành Tân An, một tỉnh lỵ nho nhỏ, xinh xinh, với dân cư thuần hậu, gợi trong lòng du tử vì sanh kế mà phải lìa quê xiết bao kỷ niệm êm đềm. Hai chữ « Tân An », sau khi tồn tại suốt mấy trăm năm trong lịch sử, cách nay chẳng bao lâu, năm 1956, bị Ngô triều cao hứng xóa bỏ trong bảng đồ miền Nam đất Việt và thay vào hai chữ Long An.
Tân An ! Mặc dầu Tân An không còn hiện diện trên công văn giấy tờ nữa, song không bao giờ phai lạt trong tâm tư những người chân thật tự xưng mình là « người Tân An » !
Người thường nói : « Vô cổ bất thành kim » (không có xưa sao có nay), hiện tại tuy quan trọng mà quá khứ cũng chẳng nên khinh, huống chi khắp năm Châu biết bao nhiêu là sách sử ghi chép những tích cũ truyện xưa từ mấy ngàn năm về trướcd, và chính hiện nay, nhiều nhà khảo cổ nhọc trí khổ tâm cố công phơi ra ánh sáng những thành phố xa xưa đã bị thời gian vùi lấp.
Như thế ấy, lẽ nào chúng tôi, con dân sanh trưởng ở Tân An, đành làm ngơ chẳng góp một viên gạch mặc dầu nhỏ nhoi vào công trình soạn thảo một « Tân An địa phương chí » đầy đủ sau nầy. Vả lại, với mục đích hào bảo hai chữ Tân An thân mến, hôm nay chúng tôi mạo muội thảo năm ba trương về tỉnh Tân An năm mươi năm về trước và xa hơn nữa, cho đến cận đại thời cuộc 1945.