Xin lỗi Vũ ca nha. đệ trích dẫn nhầm bài huynh.Bài đệ định trích dẫn là bài này mới đúng.Mong huynh tha thứ
Tiền trực một đêm (thời bà Trung Chiến làm Bộ trưởng BYT) chỉ có 7 000 ngàn thôi! Không mua nổi tô hủ tiếu! Sau đó, tiền trực tăng lên 35 000 đ/đêm, và hiện nay (sau khi xin xỏ Ủy ban một thời gian dài) là khoảng 150 000 đ/đêm.
Cảm ơn bạn đã thông cảm cho nghề nghiệp của chúng tôi! Chúng tôi không có ý đổ lỗi do tiền lương, ... gì cả. Trước một bệnh nhân, chúng tôi luôn cố gắng hết sức mình (cho dù họ là ai, nghèo hay giàu, có thù với mình hay không, ..,). Đó là sự thật, không phải lời nói suông! Chúng tôi muốn bỏ cho bệnh nhân nặng lên, không làm tròn trách nhiệm chuyên môn cũng không được. Vì nếu làm như vậy, trước hết sẽ bị sếp mời lên kiểm điểm, thậm chí bị kỷ luật; mất uy tín với đồng nghiệp, mất uy tín với bệnh nhân, và .... điều đáng sợ nhất là... việc để một bệnh nhân chết oan sẽ ám ảnh người Bác sĩ suốt đời! Đó là sự thật! Nếu ai ở trong nghề y thì sẽ công nhận lời tôi nói là sự thật. Các bạn không có trong nghề thì có thể cho rằng tôi nói dạo đức suông, đồ đạo đức giả! Nếu Bs có ghét bệnh nhân cỡ nào đi nữa cũng chỉ là cọc cằn, không thèm nói chuyện nhiều, .... chứ không bao giờ làm trái chuyên môn. Thà rằng ra ngoài đánh lộn, xách dao đâm chết người đó sau khi họ khỏi bệnh, chứ một khi họ là bệnh nhân của Bác sĩ thì Bác sĩ không bao giờ cố ý điều trị bậy để cho họ chết cả.
Khi khám bệnh quá đông, thức khuya quá mệt mỏi,... BS không còn vui vẻ nữa. Đó là lỗi của chúng tôi, chúng tôi xin nhận. Có khi muốn tiếp xúc, nói nhiều với bệnh nhân nhưng không thể được. Một buổi (4 giờ) BS phải khám trung bình 80 bệnh (có khi 100 bệnh) tại khu phòng khám. Vậy BS mất bao nhiêu phút cho 1 bệnh nhân? (từ 2.4 phút đến 3 phút để hỏi bệnh, khắm bệnh, ghi toa, dặn dò, ....). Trong khu nội trú, BS khám khoảng 20 - 30 bệnh vào buổi sáng nhưng phải kết thúc sớm (và ghi hồ sơ đủ thứ) trước 9 giờ để Điều dưỡng thực hiện y lệnh (tiêm thuốc, phát thuốc, ...). Nếu BS tiếp xúc nhiều với bệnh nhân (để dặn dò, giải thích, trấn an,... ) thì Điều dưỡng sẽ phát thuốc trễ (và thế là bị bệnh nhân chửi!).
Tiền khám bệnh tại LA là 3 000 đ/ 1 lần khám! (bằng tiền bơm 2 cái bánh xe!), tiền nằm viện 8 000đ/ngày mà cả gia đình, dòng họ vào sử dụng nước, đèn, quạt máy, máy nước nóng - lạnh, nước sinh hoạt, .... Thế thì tiền đâu bù lỗ? Tiền đâu để tái đầu tư? Vậy là phải nằm đôi, ba người /1 giường bệnh. Thế là bệnh nhân chửi!
Ở nước ngoài (các Thầy mình kể lại) 1 BS chỉ khám 5 bệnh nhân trong khu nội trú. Ở BV Pháp Việt, BV DHYD, ... tiền nằm viện 1 ngày là bao nhiêu? tiền khám bệnh 1 lần là bao nhiêu? 1 BS khám bao nhiêu bệnh nhân?
Bạn vào quán cóc bình dân, mua 1 tô phở 3 000đ, cô chủ quán phải phục vụ 20 - 30 khách 1 lúc. Bạn vào 1 khách sạn sang trọng, mua 1 tô phở 90 000đ - 100 000đ (giá 1 lần khám bệnh tại PK Nhi Nancy, PK chuyên khoa BV ĐHYD), cô chủ quán chỉ phục vụ 5 khách 1 lúc. Vậy thì liệu cô chủ quán cóc có vui vẻ, nói chuyện nhiều với khách, phục vụ chu đáo cho khách (dù cô ấy rất muốn thế) được không?
Cô chủ quán cóc cũng là người. mà sức người thì có hạn. Nếu muốn cải thiện tình hình, phải tăng cung thôi. Hiện nay, cung không đủ cầu nên xảy ra tình trạng quá tải tại các Bệnh viện; mà quá tải thì không thể phục vụ tốt được. Đó là mấu chốt của vấn đề. Chúng tôi muốn được khám ít bệnh, được tiếp xúc nhiều với bệnh nhân lắm chớ! Như thế, chúng tôi còn khỏe nữa, tội gì không muốn! Đừng bắt chúng tôi làm quá sức đi! Trả lương cho chúng tôi đủ sống (để khỏi làm phòng mạch tư) đi! Chúng tôi sẽ làm hài lòng bệnh nhân ngay thôi!
Bởi vậy 1 người bạn thường nói với tôi làm bs chẳng khác nào làm tôi tớ cho kẻ khác, cần nhờ thì người ta nói nghe lọt tai, ko vừa ý thì người ta quay lưng chửi mắng.9 người làm tốt chẳng ai khen, 1 người làm sai thiên hạ liền lên án.Có nghề nghiệp nào mà chẳng có kẻ xấu và người tốt chứ.Ôi xã hội bất công, lòng người bạc bẽo.
__________________
Chợt tỉnh giấc khi nắng mai về...
Neu ban that su la 1 bs minh nghi ban se chang dang bai nay dau.that do.
Trích:
Nguyên văn bởi nobipotter Thân tặng bạn tôi....
Một bác sĩ trẻ mới ra trường hỏi tôi: Theo anh, em nên làm ở BV Nhi Đồng hay Bv Gia Định?
Tôi hỏi: Sao em không về Long An?
Em nhìn tôi tròn xoe đôi mắt.
Nhiều người cũng như em, cũng tròn mắt ngạc nhiên khi biết bạn tôi từ bỏ một cơ hội được công tác tại một bệnh viện lớn ở Tp HCM, mà tiếp tục công tác tại địa phương. Bạn giải thích đơn giản: Tại Tp HCM có rất nhiều bệnh viện, bệnh nhân cũng tương đối khá giả hơn, nên nếu không vào bệnh viện này thì họ sẽ vào bệnh viện khác, không có bác sĩ này họ đến bác sĩ khác. Còn ở quê, khi bệnh nhân đến gặp bác sĩ là họ thực sự cần đến bác sĩ, họ không có khả năng để đi đến những bệnh viện tuyến cao hơn, vì thế chính những nơi này mới là những nơi thật sự cần đến mình.
Sinh ra và lớn lên ở một xã vùng sâu vùng Thanh Phú Long, lớn lên cùng với hạt lúa, với trái thanh long của người nông dân, bạn rất hiểu rõ điều ấy. Suy nghĩ của bạn làm cho nhiều người ngạc nhiên, thậm chí cho rằng bạn gàn bướng. Không ngạc nhiên sao được khi bạn đã từ bỏ một cơ hội nâng cao thu nhập, nâng cao tay nghề để ... về quê đối diện khó khăn!
Thật vậy, lương hàng tháng của 1 bác sĩ sau 5 năm công tác là 720.000 đồng ( bạn được tăng lương sớm một năm vì là bác sĩ tình nguyện công tác tại vùng sâu 1 năm), cộng thêm ABC khoảng 300.000, tiền trực hàng tháng không quá 200.000 đồng. Tổng thu nhập không đủ trang trải cho những nhu cầu cơ bản nhất. Thử làm một bài tính đơn giản, tiền ăn 20.000 đồng/ ngày x 30 = 600.000đ; tiền xăng: 120.000 đồng/ tháng, điện thoại, tiền điện, tiền nứơc: 150.000/ tháng; áo quần giày, dép mỗi năm 2 bộ khoảng 500 ngàn, tính ra trung bình mỗi tháng 50.000đ, tiền đám cưới, đám tiệc, giao tiếp hàng tháng khoảng 200.000 đồng, vi chi là 1.220.000. Hết lương!
Cũng may bạn tôi ở chung nhà với anh chị, nên không phải trả tiền nhà nếu không phải mất thêm 200.000 tháng. Như vậy, bạn không còn một khoản tiền nào để tiếp tục đầu tư nâng cao tay nghề. Để tự trau dồi kiến thức, phát triển trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người bác sĩ, bạn chỉ còn cách dựa vào sự hỗ trợ của gia đình. Sau năm năm ra trường, bạn đã nợ gia đình khoảng 20.000.000đ, gồm chi phí mua 1 máy vi tính (5.000.000đ), một chiếc xe honda cà tàng (10.000.000đ), trả tiền tạp chí trong nước ( 7 tạp chí mỗi năm trung bình 600.000), tiền photo, in tài liệu (300.000đ/ năm), tiền internet (100.000đ tháng), dụng cụ Y khoa, sách chuyên ngành…Trong đó, chi phí mua sách ngoại văn chiếm một phần đáng kể. Nhớ bữa, cùng bạn đi tham quan triển lãm sách Y khoa ngoại văn, thẫn thờ trước một quyển sách gốc bìa cứng, giấy láng, hình ảnh rõ nét nhưng rồi cũng đành tặc lưỡi chờ ai có sách photo xin mượn chụp lại bản F2.
Khi nhận được giấy báo trúng tuyển cao học, bạn đã thoáng băn khoăn, khi nghĩ đến khoản kinh phí cho hai năm học tập. Đành rằng Nhà nước hỗ trợ mỗi tháng 756.000 tiền ăn ở và đi lại, cộng thêm lương 720.000 nhưng cũng không thấm vào đâu so với vật giá đắt đỏ ở Sài Gòn. Mẹ già an ủi, mẹ nuôi con 2 năm nữa có thấm vào đâu so với mười mấy năm đã qua .... Nghĩ lại mà thương sự chịu đựng của bà mẹ già chốn làng quê,chắt mót từng hạt lúa, từng trái thanh long cùng góp sức nâng cao chất lượng ngành y tế.
Em nói, lương bổng không phải là lý do, vì ở SG em làm hợp đồng hoặc không công thì lương cũng chẳng cao hơn bao nhiêu. Nhưng được làm ở bệnh viện lớn cũng … hãnh diện hơn làm dưới quê.
Chợt nhớ, nhiều năm trước bạn và tôi cũng từng trăn trở vấn đề này. Mỗi người bác sĩ trẻ ra trường đều có một lý tưởng.
Có người tiếp tục học nội trú để nâng cao trình độ.
Có người vào những bệnh viện lớn để có nhiều cơ hội rèn luyện.
Có người chọn về địa phương để trực tiếp phục vụ người dân quê mình.
Có người vì hoàn cảnh ra làm trình dược viên.
Nhưng tự trong đáy lòng của mình, ai cũng có một niềm khao khát được cống hiến cho bệnh nhân.
Dù ở đâu, dù hoàn cảnh nào thì phục vụ cho lợi ích bệnh nhân vẫn là mục đích cuối cùng. Hiểu được như vậy, thì mới bỏ qua được sự phân biệt bác sĩ với trình dược viên, bác sĩ bệnh viện lớn và bệnh viện nhỏ, bác sĩ thành phố và bác sĩ tỉnh.
Vậy mà, cũng mất mấy năm, bạn và tôi mới hết mặc cảm là một bác sĩ tỉnh lẻ.
Em lại hỏi, sau năm năm đi làm, những nhiệt huyết và lý tưởng của các anh có gì thay đổi?
Tôi nói, càng đi làm, càng tiếp xúc với bệnh nhân, chúng tôi càng thấy con đường mình đã chọn là đúng đắn, càng tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Vì sao ư? Vì, dù em có làm việc ở đâu, trình độ và tay nghề cũng sẽ chín muồi dần cùng kinh nghiệm và nỗ lực cá nhân. Nhưng chỉ có ở đây, ngay trên quê hương mình, em mới cảm nhận được sự trưởng thành trong nhận thức và nhân cách, mới thấm thía hết ý nghĩa của mười mấy năm ăn học ...
Bài viết này là mình viết cho Bs Phạm Công Anh Vũ, tấm gương sáng cho nhiều thế hệ LQD
Em gái mình nhắc đến là em Minh Thu nickname là MiMi, giờ đang du học ở Pháp.
Nếu giờ viết thêm nữa mình phải viết Bạn anh từ chối một suất du học tiến sĩ tại Mỹ để tiếp tục phụng sự nhân dân Long An.
Bài viết này là mình viết cho Bs Phạm Công Anh Vũ, tấm gương sáng cho nhiều thế hệ LQD
Em gái mình nhắc đến là em Minh Thu nickname là MiMi, giờ đang du học ở Pháp.
Nếu giờ viết thêm nữa mình phải viết Bạn anh từ chối một suất du học tiến sĩ tại Mỹ để tiếp tục phụng sự nhân dân Long An.
Huynh khen Vũ ca hoài coi chừng Vũ ca bay bổng suốt ngày vùi đầu vô bv Long An là ko ai làm kiếm tiền nuôi vợ nuôi con của Vũ ca đó nha.
__________________
Chợt tỉnh giấc khi nắng mai về...
Huynh khen Vũ ca hoài coi chừng Vũ ca bay bổng suốt ngày vùi đầu vô bv Long An là ko ai làm kiếm tiền nuôi vợ nuôi con của Vũ ca đó nha.
Câu chuyện trên là cách đây 5 năm.
Bài toán về thu nhập đã được giải quyết xong. Bây giờ không phải chuyện cơm áo gạo tiền mà là chiến lược phát triển để nâng cao chất lượng phục vụ với giá bệnh nhân chấp nhận được.
Bài viết này là mình viết cho Bs Phạm Công Anh Vũ, tấm gương sáng cho nhiều thế hệ LQD
Em gái mình nhắc đến là em Minh Thu nickname là MiMi, giờ đang du học ở Pháp.
Nếu giờ viết thêm nữa mình phải viết Bạn anh từ chối một suất du học tiến sĩ tại Mỹ để tiếp tục phụng sự nhân dân Long An.
Nobi đừng viết như thế chứ! ... tấm gương sáng ... phụng sự nhân dân ..... Mình nghe mà sợ quá! Đừng làm mình thấy xấu hổ, mình sẽ lặn mất khỏi diễn đàn như tự xưa rày đó nhe!
Nobi đừng viết như thế chứ! ... tấm gương sáng ... phụng sự nhân dân ..... Mình nghe mà sợ quá! Đừng làm mình thấy xấu hổ, mình sẽ lặn mất khỏi diễn đàn như tự xưa rày đó nhe!
Thì ra là nhân vật này.
Haiz hôm nay mình thế nào vậy nhỉ, còn 15 phút nữa tới giờ, vèo lên xe ra khỏi nhà tới vòng xoay thì ôi thôi quên mất mắt kính, hơn 6g chiều đường đông k quay lại được thế là bừa đi luôn. 8g45 bắt đầu về mag mò tới hơn 9g30 mới về tới nhà híc híc hên k đụng trúng ai, mọi thứ đều mờ tịt nhưng giữa dường lại thấy cảnh mấy em áo vàng đang kiểm tra giấy tờ đứa học trò (mắt vẫn tinh haha). Và bây giờ vừa dụi mắt vừa ôm tô cơm hí híc, khổ quá đi