Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Sân trường :: > Hợp tác - Hỗ trợ

Tư vấn Luật Lao động

Tư vấn Luật Lao động

this thread has 46 replies and has been viewed 83377 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-02-2009, 09:44 AM   #41
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Chiêu để sa thải nhân viên phổ biến hiện nay là bố trí công việc không thuộc sở trường nhân viên. Ví dụ nhân viên làm kế toán bố trí làm makerting chẳng hạn. Sau đó nhân viên này không hoàn thành công việc và đuổi không cần bồi thường.
Tại vì sao các công ty có thể làm được như vậy vì:
Trong hợp đồng NLD thường chủ quan không định nghĩa công việc của mình mà chỉ ghi chung chung là nhân viên.

Do đó cần chú ý định nghĩa công việc mình làm trong hợp đồng lao động. Mỗi lần có quyết định thăng chức, tăng lương tức là công việc và mức lương khác với hợp đồng thì nên làm lại hợp đồng, hoặc làm phụ lục hợp đồng kẹp vào hợp đồng cũ.
Có nhiều trường hợp nhân viên A đã được tăng lương rất nhiều lần nhưng không làm phụ lục hợp đồng và đến khi bị đuồi việc thay vì anh được hưởng lương theo mức hiện tại thì anh lại chỉ được hưởng lương như ghi trên hợp đồng.
Một sai lầm của NLD đó là không ghi kỹ nơi làm việc trong hợp đồng lao động.
Ví dụ công ty A có hai chi nhánh 1 ở Tp.HCM và một ở Đắc Lắc.
Nhân viên B muốn mình được tuyển dụng và làm ở chi nhánh Tp.HCM nhưng trong hợp đồng không thể hiện điều đó. Khi cần đuổi việc nhân viên B thì công ty A chỉ cần điều anh này lên chi nhánh Đắc Lắc và tèng teng teng anh B sẽ tự xin nghỉ việc thôi.
Còn nhiều kinh nghiệm nữa khi nào rãnh post tiếp. Hehe
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2009, 02:22 PM   #42
Hồ sơ
sauvuongynhac
Senior Member
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Tuổi: 48
Số bài viết: 2,220
Tiền: 25
Thanks: 146
Thanked 621 Times in 274 Posts
sauvuongynhac is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Hôm bửa có người hỏi tôi, em muốn xin nghỉ làm mà Cty không cho, đòi giữ lương của em. Hỏi đầu đuôi mới biết em làm ở Cty này được 4 tháng với hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Nếu là hợp đồng lao động có thời hạn thì khi nghỉ phải có lý do chính đáng, chứ tự dưng đang làm mà xin nghỉ thì cty khongđồng ý là đúng rồi. Nếu vẫn muốn nghỉ thì phải đền hợp đồng (15 ngày lương và những nghỉ không báo trước). Cty giữ lương bạn là vì lý do này. Theo tôi mới làm 4 tháng thì cứ lãnh lương xong rồi chuồn êm. Chứ xin nghỉ đàng hoàng trong trường hợp này thì cũng chẳng được hưởng chế độ gì. Trợ cấp thôi việc không, số BHXH thì có mấy tháng thì nhằm nhò gì. Lạng quạng Cty còn bắt đền hợp đồng.
__________________
Kể từ thứ 6, ngày 13 tháng 3 năm 2009, nick này không còn liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của Hội CHS LQĐ, trừ Quỹ Học Bổng!
sauvuongynhac is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến sauvuongynhac vì bạn đã đăng bài:
nhayhiphophatcailuong (04-03-2009)
Old 05-06-2009, 09:18 AM   #43
Hồ sơ
Hoa Anh Hung
Banned
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Số bài viết: 74
Tiền: 25
Thanks: 9
Thanked 15 Times in 13 Posts
Hoa Anh Hung is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Cách tính mới về trợ cấp thôi việc. Thông tư số: 17 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009. Đọc xong thấy có nhiều dấu hỏi?

Trích:

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điềucủa Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động


- Căn cứ Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động;
- Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điềucủa Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về hợp đồng lao động (sau đây viết là Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH) như sau:

Điều 1. Sửa đổi khoản 2, mục II,
Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
“2.Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm:
a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%.
b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
c) Nghỉ hàng năm 4%.
d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động.

Điều 2. Sửa đổi khoản 3, mục III,
Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
“3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc:
a) Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc =Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2
Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm;
Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
b) Một số trường hợp cụ thể:
- Người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp, có hợp đồng lao động do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động đó không được tính trợ cấp thôi việc.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại Công ty X: hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005; hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2008; hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01/01/2009 cho đến ngày 31/12/2010 thì ông A chấm dứt, tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 2.500.000 đồng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2010, ông A liên tục đóng hiểm thất nghiệp theo quy định (2 năm). Công ty X chưa thanh toán trợ cấp thôi việc khi chấm dứt từng hợp đồng lao động, theo đó tổng thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của ông A là 4 năm (6 năm làm việc trừ đi 2 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp). Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là 2.500.000 đồng. Tiền trợ cấp thôi việc của ông A là 5.000.000 đồng (4 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).
- Người lao động làm việc cho công ty nhà nước nhưng có thời gian làm việc theo chế độ biên chế và có cả thời gian làm việc theo hợp đồng lao động thì cộng cả hai loại thời gian này để tính trợ cấp thôi việc.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Ví dụ 2: Bà Trần Thị B, làm việc tại Công ty Y từ ngày 01/4/1991 đến ngày 31/01/1994 theo biên chế và từ ngày 01/02/1994 chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Đến ngày 31/10/2009 bà B chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng thời gian làm việc của bà B ở Công ty Y là 223 tháng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/10/2009, bà B liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 2.800.000 đồng. Như vậy, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của bà B là 213 tháng, làm tròn thành 18 năm (223 tháng trừ đi 10 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và mức trợ cấp thôi việc là 25.200.000 đồng (18 năm x 2.800.000 đồng x 1/2).
- Người lao động làm việc ở nhiều công ty nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng công ty nhà nước. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty nhà nước cuối cùng. Công ty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của công ty nhà nước mà người lao động đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau đó gửi thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để yêu cầu hoàn trả số tiền đã được chi trả hộ. Trường hợp công ty nhà nước được chi trả hộ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền trợ cấp thôi việc đã được chi trả hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Ví dụ 3: Ông Lê Viết C, làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty P từ ngày 01/9/1990 đến ngày 31/8/1992 (2 năm), từ ngày 01/9/1992 đến ngày 31/8/1994 chuyển công tác sang làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty Q (2 năm), từ ngày 01/9/1994 chuyển sang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty S cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 31/8/2009 (15 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở Công ty S là 2.500.000 đồng. Ông C có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/8/2009 (8 tháng). Tiền trợ cấp thôi việc của ông C tính ở từng công ty như sau:
Tại Công ty P là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).
Tại Công ty Q là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).
Tại Công ty S là 18.125.000 đồng (14,5 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).
Công ty S có trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản trợ cấp thôi việc là 23.125.000 đồng cho ông C, sau đó thông báo để Công ty P và Công ty Q hoàn trả số tiền đã chi hộ.
- Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hoá, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này.
Ví dụ 4: Bà Vũ Vân D làm việc cho Công ty nhà nước N theo hợp đồng lao động từ ngày 01/6/1994 đến ngày 01/6/2005 thì Công ty nhà nước N cổ phần hoá trở thành Công ty cổ phần N’ (thời gian làm việc tại Công ty nhà nước N là 11 năm) và bà D tiếp tục chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần N’ cho đến 01/6/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động (thời gian làm việc tại Công ty cổ phần N’ là 4 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần N’ là 2.400.000 đồng. Bà D có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009 (5 tháng). Như vậy, tiền trợ cấp thôi việc Công ty cổ phần N’ phải trả là 18.000.000 đồng (15 năm x 2.400.000 đồng x 1/2), trong đó bao gồm cả phần trả cho thời gian người lao động làm việc trong Công ty nhà nước N (11 năm) và phần trả cho thời gian làm việc trong Công ty cổ phần N’ (là 3 năm 7 tháng làm tròn thành 4 năm).
Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ khoản 2, mục II và khoản 3 mục III, Thông tư số 21/2003/TT -BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 2 Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).
3. Không áp dụng cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp thôi việc đối với những trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phạm Minh Huân
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Hoa Anh Hung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Hoa Anh Hung vì bạn đã đăng bài:
Nhungkekieubinh (10-06-2009)
Old 05-06-2009, 10:23 AM   #44
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Chỉ tội nghiệp cho người lao động!
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến myhanh vì bạn đã đăng bài:
Nhungkekieubinh (10-06-2009)
Old 05-06-2009, 10:34 AM   #45
Hồ sơ
Hoa Anh Hung
Banned
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Số bài viết: 74
Tiền: 25
Thanks: 9
Thanked 15 Times in 13 Posts
Hoa Anh Hung is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Thực ra khi đọc thông tư này phần nào tôi cũng hình dung được nhà nước ta đang chia sẻ với NSDLĐ. Khi chấm dứt hợp đồng đúng luật thì NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc (từ 1/1/2009 trở về trước) và tiền trợ cấp thất nghiệp, nếu thỏa điều kiện. Nhưng điều kiện gì thì chưa có thông tư hướng dẫn. Có lẽ Bộ LĐTB&XH cũng đang lúng túng. Hình như luật ngày càng "gây thiệt" cho NLĐ. Trước đây quy định người nghỉ hưu sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc là điều quá bất lợi cho NLĐ (dù rằng có được hưởng phần trợ cấp chênh lệch nếu số năm đóng BHXH quá số năm quy định). Nói đi nói lại, thông tư lần này có tiến bộ hơn tí là quy định mức lương trung bình để trả trợ cấp thôi việc. Không như lần trước quá thiệt hại cho NLĐ khi mà chẳng may hợp đồng cuối cùng chấm dứt trái luật. Không có gì là mãi mãi mà! Biết đâu 20 năm sau chúng ta chẳng cần lương hư vẫn sống phây phây thì sao???
Hoa Anh Hung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-06-2009, 11:08 AM   #46
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Mình phải nhìn trên tầm vĩ mô chứ chỉ chúng ta thì nói gì. Ngay cả xã hội phát triển như trời Tây mà tiền an sinh xã hội là cực kỳ quan trọng đấy. Do đó không thể xem nhẹ các chính sách an sinh xã hội được!
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến myhanh vì bạn đã đăng bài:
Nhungkekieubinh (10-06-2009)
Old 05-06-2009, 11:44 AM   #47
Hồ sơ
Hoa Anh Hung
Banned
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Số bài viết: 74
Tiền: 25
Thanks: 9
Thanked 15 Times in 13 Posts
Hoa Anh Hung is on a distinguished road
Default Ðề: Tư vấn Luật Lao động

Thông tư 21 ngày từ khi ra đời (năm 2003) đã gây nhiều tranh cải. Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp cũng đã có ý kiến về nhưng điểm sai của nó. Vậy mà đến mãi hôm nay mới sửa đổi. Sửa chưa xong lại bổ sung phần mới không giống ai.
Hoa Anh Hung is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:17 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps