Khi hát ta có thể đếm lần ngón tay từ ngón út đến ngón trỏ. Lẩm nhẩm hoài riết quen. Tuy nhiên do khi đàn hát hóa điều nó còn liên quan tới cái gọi là trường canh gì đó nên tùy lúc mà có khoảng đếm 1-2-3-4 nhanh lẹ. Chịu khó bật băng cải lương lên nghe rồi tập đếm. Tôi chắc một điều bạn sẽ ngạc nhiên vì nhiều ngưới hát sai nhịp. Chuyện bình thường thôi.
@PP: giới thiệu câu 5, 6 luôn đi.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Không thể gọi là sai nhịp, vì có quá nhiều người Sai. Phong cách hát không đúng nhịp (chứ không sai), và chấp nhận được do tính chất tài tử của bản vọng cổ. Nghe ông Thanh Tuấn hát là muốn đứt hơi theo, lúc nào cũng băng băng nhào xuống trước 2 chữ đờn (khoảng nửa nhịp)
Tuy nhiên có một số trường hợp tuyệt đối phải tuân theo như vô mấy cái Hò, xuống Xề, và đặc biệt là dứt câu, phải ngay chóc tiếng song lang.
@ bác Độc: chưa ca được lấy gì mà giới thiệu, đang tập. Rắc rối ở câu 6, nghe chưa quen lắm.
Nhưng bây giờ câu 1-2 ....xiềng rồi! khà khà .... mới hôm qua hát Lá Trầu Xanh cho mấy bạn đồng môn đờn. Tự thấy đã luôn!
Không thể gọi là sai nhịp, vì có quá nhiều người Sai. Phong cách hát không đúng nhịp (chứ không sai), và chấp nhận được do tính chất tài tử của bản vọng cổ. Nghe ông Thanh Tuấn hát là muốn đứt hơi theo.
Tuy nhiên có một số trường hợp tuyệt đối phải tuân theo như vô mấy cái Hò, xuống Xề, và đặc biệt là dứt câu, phải ngay chóc tiếng song lang.
@ bác Độc: chưa ca được lấy gì mà giới thiệu, đang tập. Rắc rối ở câu 6, nghe chưa quen lắm.
Nhưng bây giờ câu 1-2 ....xiềng rồi! khà khà .... mới hôm qua hát Lá Trầu Xanh cho mấy bạn đồng môn đờn. Tự thấy đã luôn!
Không đúng nhịp thì gọi là sai nhịp chứ còn gì nữa.
Chính vì hát sai nhịp mới thấy bài vọng cổ phong phú và người ca cảm thấy thoải mái mắc sức luyến láy, khoe giọng. Người ta gọi đùa là giỡn với thầy đờn. Tất nhiên là phải có một số nhịp bắt buộc phải đúng như PP nói. Bậc thầy vụ này có thể kế NSND Út Trà Ôn, kế nữa có lẽ là Minh Cảnh. Thử một lần chú ý sẽ thấy.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Sẵn nói luôn, thường thì khi xuống câu vọng cổ (câu 1, câu 4 hoặc 5) ta sẽ nghe ngân ...ơ ...ơ... hay ...a... a.. gì đó rồi xuống hò. Tuy nhiên còn cách ca nữa là ...ơ.. xuống liền câu hò. Tiêu biểu cho cách ca này là Mỹ Châu. CHS mình cũng người cách ca kiểu đó. Mỗi lần xuống giọng cổ ai cũng bảo sao giống MC quá vậy. Người cùng quê mà. Nhưng sao câu hò đó MC hát luyến láy thêm câu nữa, rất tài tình. Bắt chước cũng đuối.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Từ khi được bác Độc truyền mấy chiêu đếm nhịp, pp đã tập và thấy rất hiệu quả. Bên cạnh đó phát hiện ra vài điều lý thú.
Vài cao thủ thích múa may bay lượn với nhịp điệu (tất nhiên vẫn tuân thủ nhịp Hò và nhịp song lang), cũng có người trung thành với hát mộc mạc, nhẹ nhàng theo đúng nhịp.
Giả sử nghe bài Lý Ngựa Ô [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Lệ Thủy cứ điềm đạm, thủ thỉ, đưa những dòng tâm sự dịu dàng của người con gái đến khán giả. Bác Minh Vương thì ngọt ngào nhưng hơi nhảy nhót trong lời ca, ít khi vô đúng nhịp ở những chữ Sang, thường vô trước 1-2 chữ đờn.
Bài này nghe hay, tiếng đàn kìm và ghi ta như quyện vào nhau. Lúc thì kìm trầm lắng, lúc ghi ta réo rắt. Ôi, mơ ước của mình.
Từ khi được bác Độc truyền mấy chiêu đếm nhịp, pp đã tập và thấy rất hiệu quả. Bên cạnh đó phát hiện ra vài điều lý thú.
Vài cao thủ thích múa may bay lượn với nhịp điệu (tất nhiên vẫn tuân thủ nhịp Hò và nhịp song lang), cũng có người trung thành với hát mộc mạc, nhẹ nhàng theo đúng nhịp.
Giả sử nghe bài Lý Ngựa Ô [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Lệ Thủy cứ điềm đạm, thủ thỉ, đưa những dòng tâm sự dịu dàng của người con gái đến khán giả. Bác Minh Vương thì ngọt ngào nhưng hơi nhảy nhót trong lời ca, ít khi vô đúng nhịp ở những chữ Sang, thường vô trước 1-2 chữ đờn.
Bài này nghe hay, tiếng đàn kìm và ghi ta như quyện vào nhau. Lúc thì kìm trầm lắng, lúc ghi ta réo rắt. Ôi, mơ ước của mình.
Khi nhận một bài hát mới, người ta nghiên cứu bài hát rồi sắp nhịp. Nhìn vào cấu trúc câu chữ mà có cách nhả chữ ngưng nhịp khác nhau. Từ đó mới có cách vô vọng cổ bay bổng khác nhau. Tất nhiên để hoàn chỉnh cần có ông thầy đàn để ráp bài vô, tùy tình hình mà có những luyến láy cho đã đã. Chúng ta hát toàn những bài đã có người hát trước làm mẫu rồi nên không cần mấy phần như đã nói trên đây. Nhưng mà lâu lâu ta có thể sáng tạo, luyến láy khác người ...ta coi có lạ tai lắm không. Vừa rồi thí sinh Minh Hảo bốc thăm trúng bài hát Đài hoa dâng Bác, người ta bảo bài hát này khó nên M.H hát sai nhịp. Một lý do không thuyết phục.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Hát vọng cổ muốn hay, đi vào lòng người thì phải hát sao nghe truyền cảm, từ bình dân là "mùi". Có chất giọng tốt mà thiếu chất "mùi" thì nghe chán lắm. Kế đến là chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Giọng thấp lè tè thì đừng dại chọn bài hát của Minh Vương, Mạnh Quỳnh mà hát, rớt đài ráng chịu. Nhưng mà có lẽ khó hát nhất là các bài vọng cổ hài. Nghe khoái chứ ca khó lắm.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...
Hổm rày không biết có ai ca được chưa nhỉ? Chưa biết ca thì mở đĩa lên ca theo. Khi ca được rồi thì lên sân khấu ca đại, nhớ dặn ông thầy đờn nhắc mình vô đoạn giữa nhé. Cứ mạnh dạn ca, ca trúng sai không cần biết, bảo đảm thầy đờn đờn theo mà.
__________________
Rượu đã say một đời ta du tử
Để quên em và cũng được quên ta ...