Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Thông tin trường hội :: > ..:: Bản Tin Trường ::..

..:: Bản Tin Trường ::.. Các thông báo về các hoạt động tại trường do học sinh tự cập nhật ...

Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

this thread has 44 replies and has been viewed 61241 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 14-04-2013, 03:13 AM   #41
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 46
Số bài viết: 1,658
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,026 Times in 681 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

Vài bài viết về công tác đào tạo ĐH Việt Nam, chia sẻ nhân mùa tuyển sinh.

THẤT NGHIỆP NHIỀU QUÁ: “Cái chết” được báo trước!
Thứ Bảy, 13/04/2013 22:10
Đào tạo ồ ạt mà không tính đến khả năng hấp thụ của thị trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục ngàn cử nhân. Đây là “cái chết” đã được dự báo trước từ lâu.

Thời gian qua, nước ta có xu hướng chuyển từ đại học (ĐH) tinh hoa sang ĐH đại chúng bằng cách mở ra rất nhiều trường và đào tạo số lượng cử nhân, kỹ sư đông đảo.

Nhu cầu 1, đào tạo 10
Ngay từ năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (QH) khóa XI, tôi đã cảnh báo nguy cơ thất nghiệp này: “Về nhu cầu nhân lực, hiện cả nước có khoảng 100 KCN - KCX; thu hút được tối đa 500.000 lao động. Trong đó, chỉ cần từ 5%-7% cán bộ có trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ cao đẳng (CĐ), 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Giả sử mỗi năm thêm 10 KCN - KCX và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng khoảng từ 13.000-15.000 cán bộ mỗi năm là đủ. Thế nhưng, hằng năm, các trường ĐH, CĐ trong cả nước đã cho “ra lò” trên 200.000 người”. Tới nay, số trường ĐH, CĐ cũng như số sinh viên ra trường mỗi năm đã gấp đôi con số năm 2004.


Người lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng trong bài phát biểu, tôi đã báo cáo QH: Năm 2004, tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ trên số dân toàn cầu chỉ là 100/10.000 người. Tỉ lệ này ở Trung Quốc là 125/10.000 còn ở nước ta đã là 129/10.000. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cứ 200 người dân thì có 1 doanh nghiệp còn ở nước ta tỉ lệ ấy là 800/1. Có thể tham khảo tỉ lệ này ở một số nước phát triển: Mỹ 10/1, Singapore 4/1. Vì vậy, nước ta chưa thể áp dụng quan điểm ĐH đại chúng theo hướng tăng số lượng sinh viên, số trường ĐH và CĐ. Với thị trường lao động kém phát triển như nước ta, mỗi năm chỉ cần vài chục ngàn người tốt nghiệp ĐH, CĐ mà “cho ra lò” đến 400.000 thì việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, làm lao động chân tay là “cái chết” đã được báo trước của kiểu đào tạo theo cảm tính, phong trào.
Cuộc chạy đua của các địa phương
Trong các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, chất lượng đào tạo chỉ là vấn đề thứ yếu. Đào tạo có chất lượng nhưng người ta không có chỗ cho mình làm thì người ta cũng chẳng tuyển. Trong chuyện này, các địa phương không nên kêu ca vì rất nhiều trường do địa phương đề xuất thành lập, nâng cấp, thậm chí còn vận động để được cấp phép. Địa phương nào giờ đây cũng muốn thành một “vương quốc” hoành tráng, có đủ bến cảng, sân bay, nhà máy xi măng, nhà máy bia, viện nghiên cứu và trường ĐH… Các địa phương cũng góp phần làm cho số lượng trường tăng lên nhiều.
Khi một trường CĐ lâu năm nâng cấp lên ĐH, điều đó có nghĩa là chúng ta mất đi một trường CĐ tốt và có thêm một trường ĐH yếu; còn khi một trường trung cấp lâu năm nâng cấp lên thành CĐ thì một trường trung cấp tốt mất đi, một trường CĐ yếu thêm vào danh sách sản xuất “hàng kém chất lượng”. Nâng cấp tất cả lên ĐH, CĐ lúc này đồng nghĩa với việc những lao động đang thiếu và cần thì ta không đào tạo mà đi đào tạo những đối tượng xã hội chưa có nhu cầu.
Loại bỏ trường kém chất lượng
Theo thống kê trước đây của Bộ GD-ĐT, mỗi năm chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm; 30% trong số này tìm được việc đúng ngành nghề. Để giải quyết tình trạng này, trước hết phải phát triển kinh tế. Kinh tế mạnh thì mới có chỗ làm việc cho mọi người. Tiếp đến, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương phải hạn chế việc mở trường; chỉ những trường nào đầy đủ điều kiện, có tương lai phát triển mới cho thành lập. Việc tạo ra một loạt trường ĐH, CĐ bé con con như hiện nay không khác gì hàng loạt căn nhà mini 30-50 m2 trong những đô thị cũ.

Muốn chỉnh trang đô thị, phải bỏ những ngôi nhà bé tí kia đi nhưng làm điều đó rất khó vì tốn nhiều tiền đền bù. Tương tự, rồi đây đất nước phát triển, có muốn hình thành những trường ĐH lớn cũng không được vì mỗi “anh” đã chiếm một khoảnh rồi. Trường ĐH, CĐ bây giờ đủ rồi, không nên mở nữa. Trong cuộc đua tranh này, nếu trường nào thấy khó tồn tại thì nên liên kết với nhau thành những trường lớn để có đầy đủ điều kiện đào tạo. Với những trường không có khả năng trụ lại thì giải thể, đừng giải cứu bằng mọi cách. Các sinh viên phải năng động, không xin được ở khu vực Nhà nước thì xin ở khu vực tư nhân. Mình có bằng cấp thì nên tự lập, mở ra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh của riêng mình, tận dụng những gì mình học được để tạo việc làm cho mình và người khác.

Đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một giải pháp đã được Bộ GD-ĐT đặt ra từ lâu nhưng thực hiện rất chậm. Phần vì các trường chưa năng động, phần vì các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động nói chung “chẳng tội gì” dính vào bởi trong tình thế người khôn việc khó, đơn vị sử dụng lao động cứ việc ngồi chờ sinh viên tốt nghiệp mang hồ sơ đến, ai được thì nhận, tham gia đào tạo làm gì cho mất thời gian, tiền của. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhất định mới thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động liên kết với nhà trường.

Bộ GD-ĐT phải quản lý tốt việc thành lập và hoạt động đào tạo của các trường, tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng và đưa công việc này vào nề nếp. Về phía các trường, phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo để có được nhân lực chất lượng tốt hơn. Ở bậc ĐH, nhân tố quyết định là các trường vì ở bậc học này, Bộ GD-ĐT không thể “quản” chặt như phổ thông; các trường đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.


Chấn chỉnh khâu tuyển dụng cán bộ


Cơ quan Nhà nước tuyển dụng, sử dụng lao động theo tiêu chuẩn nào thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết rồi: Thứ nhất “hậu duệ” (con ông cháu cha), thứ hai “quan hệ”, thứ ba “tiền tệ”, cuối bảng mới là “trí tuệ”. Theo công thức này, chắc chắn không tuyển được người giỏi, cũng không kích thích được sinh viên học cho giỏi. Vì thế, vấn đề ở đây là phải làm sao chấn chỉnh được chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ.



GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)


Nguồn: Báo Người lao động
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...

thay đổi nội dung bởi: duonghoanghiep, 14-04-2013 lúc 03:17 AM.
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-05-2013, 12:51 AM   #42
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

Trích:
Nguyên văn bởi duonghoanghiep View Post

Câu 25: Còn về ngành quản trị kinh doanh và quảng cáo thì những yêu cầu về nghề nghiệp như thế nào, em sẽ phải học cụ thể những gì ở giảng đường đại học và khi tốt nghiệp thì sẽ có những trở ngại gì và em còn phải có những trang bị như thế nào cho bản thân?
Quản trị & quảng cáo là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Mình xin phép trả lời về quảng cáo.

Hiện giờ chưa có trường nào đào tạo về quảng cáo. Chỉ có đào tạo về marketing. Bạn lưu ý là quảng cáo chỉ là một phần của marketing.

Ngành này đang phát triển rất nhanh, công nghệ phát triển liên tục, con người thay đổi không ngừng, do đó lý thuyết marketing cũng thay đổi tương ứng. Trong khi đó, lý thuyết đang dạy tại trường thì là của rất nhiều năm xưa cũ, gần như không liên quan gì tới thực tế bên ngoài. Nên nếu theo ngành này, bạn phải chuẩn bị tinh thần tự học, từ Internet & từ các anh chị đi trước. Và để tự học được, bạn phải giỏi tiếng Anh. Tất cả những người giỏi marketing đều rất giỏi tiếng Anh.

Nên nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, hãy chuẩn bị vốn tiếng Anh thật vững. Rồi khi vào trường rồi, hãy đăng ký tham gia các câu lạc bộ marketing ở trường, tìm hiểu xem marketing có những lĩnh vực cụ thể nào, lần lượt tìm hiểu kỹ về từng lĩnh vực trên Internet, rồi từ đó bạn sẽ biết mình cần phải học tiếp những gì.

Một yếu tố quan trọng nữa của marketing là vốn sống, là khả năng lắng nghe và quan sát. Hãy trau dồi & rèn luyện những điều này từ bây giờ, nếu không theo ngành marketing thì cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống.

Trong quá trình đi học, bạn nên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa (ko nhất thiết là hoạt động chuyên về marketing) để tăng cường vốn sống, tìm việc làm thêm ở các công ty trong lĩnh vực marketing, đăng ký học các khóa học về marketing ở IAM, BMG hay VietnamMarcom.

Tóm lại, có hai thứ bạn có thể chuẩn bị từ giờ nếu muốn theo ngành quảng cáo/marketing: tiếng Anh xuất sắc và vốn sống dồi dào.
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-05-2013, 01:04 AM   #43
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

Trích:
Nguyên văn bởi duonghoanghiep View Post

Câu 20: Theo em, ngành PR tổ chức sự kiện hiện nay không nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành (nếu có thì ở các trường dân lập). em muốn hỏi để theo ngành làm PR tổ chức sự kiện nên thi vào ngành nào để có thể theo đúng nghề mình đã chọn, có đủ các kỹ năng cần thiết cho ngành? Em cũng nghe nói con gái làm những ngành này phải đi sớm về khuya, cực, kho lo chồng con được. Anh chị nghĩ như thế nào về điều đó?
Thứ nhất, PR và tổ chức sự kiện là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau của marketing. Con gái làm sự kiện thì đúng là rất cực; nhưng làm PR thì cực kỳ hợp.

Nôm na, PR là đưa thông tin bạn cần truyền tải đến người dùng thông qua các phương tiện truyền thông (tivi, báo chí, Internet, social network ...). Nghĩa là người làm PR phải hiểu rõ, đối tượng mục tiêu của mình thường xem/nghe/đọc những kênh nào, các kênh đó có đặc điểm gì, thích xem/nghe/đọc thông tin kiểu gì, thích và không thích cái gì, tin và không tin cái gì, v.v. để tiếp cận họ đúng cách và thuyết phục họ tin vào thông điệp của mình. Công việc văn phòng là chính.

Còn với tổ chức sự kiện, thì đúng như tên gọi, bạn phải thực hiện tất cả các khâu chuẩn bị trước sự kiện và thực hiện tất cả các công việc trong ngày diễn ra sự kiện, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Sự kiện thì đủ thứ thể loại, từ tiệc tùng tới đêm nhạc, từ một ngày hội đến cả tuần lễ festival, v.v. Vì phải chuẩn bị và điều hành một khối lượng lớn công việc như vậy, từ tỉ mỉ lặt vặt đến tổng quan, mà lại thường trong khoảng thời gian ngắn, nên áp lực siêu lớn và con gái thường khó mà chịu nổi.

VN chưa có trường đào tạo những ngành này đúng nghĩa của nó, vì vậy cách học tốt nhất là ... đi làm . Hãy đăng ký vào 1 trường ĐH phù hợp nhất với năng khiếu của bạn, rồi tìm việc ở các công ty PR/tổ chức sự kiện để làm thêm, và tự trau dồi qua Internet.
Ví dụ, muốn theo nghề PR thì có thể học KHXH&NV, Kinh tế (Marketing), Ngoại thương, Quan hệ quốc tế, v.v. Học Luật cũng làm PR được (như anh Ẩn - K2000). Vì chưa có trường lớp đào tạo chuyên ngành cụ thể nên các công ty tuyển dụng căn cứ vào khả năng tư duy + vốn sống + kinh nghiệm làm việc chứ ko căn cứ vào bằng cấp.

Hy vọng giúp bạn được phần nào.
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-05-2013, 01:30 AM   #44
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

Thông tin thêm cho các bạn thích làm marketing, về những yêu cầu đối với một marketer, từ ý kiến của một nhà tuyển dụng:

Tính cách/tố chất cần có của một marketer
Nhìn nhận vấn đề sắc bén (sharp-minded)
Vốn sống tốt, hiểu biết về tâm lý con người (insightful)
Tư duy logic tốt (critical thinking)
Tư duy độc lập (good judgment)
Có khả năng sắp xếp tốt (well-organized)
Làm việc nhóm
Khả năng lãnh đạo
Làm việc tập trung vào kết quả (result-oriented)
Thích ứng tốt với thay đổi
Sáng tạo

Kỹ năng tối thiểu cần có của một marketer
Trình bày, thuyết trình (presentation),
Đàm phán, thương lượng (negotiation),
Giao tiếp (communication),
Tiếng Anh,
Quản lý thời gian (time management)

Marketer cần biết:
Kiến thức nền, cơ bản của marketing
Những cập nhật về xu hướng, sáng tạo, thực tiễn từ thế giới marketing và marketing trên thế giới
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến Reporter vì bạn đã đăng bài:
GPexesolleYdof (21-11-2014)
Old 06-05-2013, 08:38 AM   #45
Hồ sơ
myhanh
 
myhanh's Avatar
 
Tham gia ngày: Dec 2004
Cư ngụ: Love Planet
Tuổi: 44
Số bài viết: 7,404
Tiền: 0
Thanks: 2,122
Thanked 5,472 Times in 2,040 Posts
myhanh is on a distinguished road
Default Ðề: Trường chuyên Long An mời CHS về tư vấn hướng nghiệp

Trích:
Nguyên văn bởi duonghoanghiep View Post
Vài bài viết về công tác đào tạo ĐH Việt Nam, chia sẻ nhân mùa tuyển sinh.

THẤT NGHIỆP NHIỀU QUÁ: “Cái chết” được báo trước!
Thứ Bảy, 13/04/2013 22:10
Đào tạo ồ ạt mà không tính đến khả năng hấp thụ của thị trường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục ngàn cử nhân. Đây là “cái chết” đã được dự báo trước từ lâu.

Thời gian qua, nước ta có xu hướng chuyển từ đại học (ĐH) tinh hoa sang ĐH đại chúng bằng cách mở ra rất nhiều trường và đào tạo số lượng cử nhân, kỹ sư đông đảo.

Nhu cầu 1, đào tạo 10
Ngay từ năm 2004, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (QH) khóa XI, tôi đã cảnh báo nguy cơ thất nghiệp này: “Về nhu cầu nhân lực, hiện cả nước có khoảng 100 KCN - KCX; thu hút được tối đa 500.000 lao động. Trong đó, chỉ cần từ 5%-7% cán bộ có trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ cao đẳng (CĐ), 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Giả sử mỗi năm thêm 10 KCN - KCX và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng khoảng từ 13.000-15.000 cán bộ mỗi năm là đủ. Thế nhưng, hằng năm, các trường ĐH, CĐ trong cả nước đã cho “ra lò” trên 200.000 người”. Tới nay, số trường ĐH, CĐ cũng như số sinh viên ra trường mỗi năm đã gấp đôi con số năm 2004.


Người lao động đăng ký tìm việc tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng trong bài phát biểu, tôi đã báo cáo QH: Năm 2004, tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ trên số dân toàn cầu chỉ là 100/10.000 người. Tỉ lệ này ở Trung Quốc là 125/10.000 còn ở nước ta đã là 129/10.000. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cứ 200 người dân thì có 1 doanh nghiệp còn ở nước ta tỉ lệ ấy là 800/1. Có thể tham khảo tỉ lệ này ở một số nước phát triển: Mỹ 10/1, Singapore 4/1. Vì vậy, nước ta chưa thể áp dụng quan điểm ĐH đại chúng theo hướng tăng số lượng sinh viên, số trường ĐH và CĐ. Với thị trường lao động kém phát triển như nước ta, mỗi năm chỉ cần vài chục ngàn người tốt nghiệp ĐH, CĐ mà “cho ra lò” đến 400.000 thì việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp, làm lao động chân tay là “cái chết” đã được báo trước của kiểu đào tạo theo cảm tính, phong trào.
Cuộc chạy đua của các địa phương
Trong các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, chất lượng đào tạo chỉ là vấn đề thứ yếu. Đào tạo có chất lượng nhưng người ta không có chỗ cho mình làm thì người ta cũng chẳng tuyển. Trong chuyện này, các địa phương không nên kêu ca vì rất nhiều trường do địa phương đề xuất thành lập, nâng cấp, thậm chí còn vận động để được cấp phép. Địa phương nào giờ đây cũng muốn thành một “vương quốc” hoành tráng, có đủ bến cảng, sân bay, nhà máy xi măng, nhà máy bia, viện nghiên cứu và trường ĐH… Các địa phương cũng góp phần làm cho số lượng trường tăng lên nhiều.
Khi một trường CĐ lâu năm nâng cấp lên ĐH, điều đó có nghĩa là chúng ta mất đi một trường CĐ tốt và có thêm một trường ĐH yếu; còn khi một trường trung cấp lâu năm nâng cấp lên thành CĐ thì một trường trung cấp tốt mất đi, một trường CĐ yếu thêm vào danh sách sản xuất “hàng kém chất lượng”. Nâng cấp tất cả lên ĐH, CĐ lúc này đồng nghĩa với việc những lao động đang thiếu và cần thì ta không đào tạo mà đi đào tạo những đối tượng xã hội chưa có nhu cầu.
Loại bỏ trường kém chất lượng
Theo thống kê trước đây của Bộ GD-ĐT, mỗi năm chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm; 30% trong số này tìm được việc đúng ngành nghề. Để giải quyết tình trạng này, trước hết phải phát triển kinh tế. Kinh tế mạnh thì mới có chỗ làm việc cho mọi người. Tiếp đến, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành, địa phương phải hạn chế việc mở trường; chỉ những trường nào đầy đủ điều kiện, có tương lai phát triển mới cho thành lập. Việc tạo ra một loạt trường ĐH, CĐ bé con con như hiện nay không khác gì hàng loạt căn nhà mini 30-50 m2 trong những đô thị cũ.

Muốn chỉnh trang đô thị, phải bỏ những ngôi nhà bé tí kia đi nhưng làm điều đó rất khó vì tốn nhiều tiền đền bù. Tương tự, rồi đây đất nước phát triển, có muốn hình thành những trường ĐH lớn cũng không được vì mỗi “anh” đã chiếm một khoảnh rồi. Trường ĐH, CĐ bây giờ đủ rồi, không nên mở nữa. Trong cuộc đua tranh này, nếu trường nào thấy khó tồn tại thì nên liên kết với nhau thành những trường lớn để có đầy đủ điều kiện đào tạo. Với những trường không có khả năng trụ lại thì giải thể, đừng giải cứu bằng mọi cách. Các sinh viên phải năng động, không xin được ở khu vực Nhà nước thì xin ở khu vực tư nhân. Mình có bằng cấp thì nên tự lập, mở ra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh của riêng mình, tận dụng những gì mình học được để tạo việc làm cho mình và người khác.

Đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một giải pháp đã được Bộ GD-ĐT đặt ra từ lâu nhưng thực hiện rất chậm. Phần vì các trường chưa năng động, phần vì các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động nói chung “chẳng tội gì” dính vào bởi trong tình thế người khôn việc khó, đơn vị sử dụng lao động cứ việc ngồi chờ sinh viên tốt nghiệp mang hồ sơ đến, ai được thì nhận, tham gia đào tạo làm gì cho mất thời gian, tiền của. Do vậy, Nhà nước cần phải có chính sách nhất định mới thúc đẩy các đơn vị sử dụng lao động liên kết với nhà trường.

Bộ GD-ĐT phải quản lý tốt việc thành lập và hoạt động đào tạo của các trường, tổ chức hệ thống kiểm định chất lượng và đưa công việc này vào nề nếp. Về phía các trường, phải cải thiện điều kiện đào tạo, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo để có được nhân lực chất lượng tốt hơn. Ở bậc ĐH, nhân tố quyết định là các trường vì ở bậc học này, Bộ GD-ĐT không thể “quản” chặt như phổ thông; các trường đều phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.


Chấn chỉnh khâu tuyển dụng cán bộ


Cơ quan Nhà nước tuyển dụng, sử dụng lao động theo tiêu chuẩn nào thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết rồi: Thứ nhất “hậu duệ” (con ông cháu cha), thứ hai “quan hệ”, thứ ba “tiền tệ”, cuối bảng mới là “trí tuệ”. Theo công thức này, chắc chắn không tuyển được người giỏi, cũng không kích thích được sinh viên học cho giỏi. Vì thế, vấn đề ở đây là phải làm sao chấn chỉnh được chính sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ.



GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)


Nguồn: Báo Người lao động
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Nói thì hay nhưng giải pháp lại hành chính quan liêu ... Quản cái gì? Giải thể ai?
Nhà quản lý chỉ cần cung cấp thông tin minh bạch còn lại hãy để thị trường quyết định...
__________________
Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick.
My Technical Blog
myhanh is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
Học sinh cuối cấp THPT muốn được vào học tại Trường Đại học Long An(LAU) phanphuong Tin Long An 3 10-06-2008 05:15 PM
Nên học nền giáo dục Mỹ những điểm nào nhk ..:: Thảo luận nghiêm túc ::.. 3 08-12-2006 12:15 PM
The Godfather - Bố Già cobemongmo ..:: CLB Văn Thơ ::.. 32 01-09-2006 04:38 PM
Destiny ZenkyNemesis Nghệ thuật sống 7 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:55 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps