Người dân trồng cà phê các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung thu hoạch cà phê mùa vụ 2009-2010. Người dân mừng vì giá cà phê cao hơn năm trước, song nỗi lo trộm cà phê vẫn bao trùm lên cuộc sống của người lao động.
Đã gần một tháng nay, gia đình ông Lê Văn Tạo ở Ia Sao, huyện Chư Păh (Gia Lai) mặc dù đã thuê thêm hai lao động để vừa hái cà phê, vừa tăng cường công tác tuần tra bảo vệ, thế mà cách đây ba ngày kẻ gian đã đột nhập vào sân phơi lấy trộm của ông gần 3 tạ cà phê.
Ông Tạo cho biết: “Trồng và chăm sóc cây cà phê ở Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung rất vất vả và công phu. Một gốc cây cà phê thấm đẫm bao mồ hôi, công sức và tiền bạc... Thế mà cứ đến mùa thu hoạch là kẻ gian tìm cách đột nhập vào để ăn trộm cà phê”. Theo ông Tạo, vụ trước, vườn cà phê nhà ông cũng bị những kẻ trộm chặt những cành sai quả của gần 100 cây cà phê. Năm nay số cây này gần như mất trắng, mặc dù gia đình ông đã tập trung rất nhiều công sức chăm bón...
Chị Lương Thị Ngọc cho biết thêm: “5 năm nay ba mẹ con chị nhận của Công ty 2 héc ta cà phê, với mức khoán từ 10 đến 14 tấn quả tươi/ha/năm. Để có được sản lượng đủ nộp cho Công ty và mong dôi ra một phần để hưởng lợi nhuận, chị đã tập trung đầu tư công sức và tiền bạc chăm sóc. Thế nhưng từ đầu mùa kẻ trộm đã lẻn vào vườn cà phê tuốt gọn hơn một trăm cây. Số còn lại thì gãy cành, rụng trái. Sản lượng may ra chỉ đủ nộp cho Công ty, còn khoản tiền và công sức của gia đình bỏ ra chăm sóc coi như mất trắng...”.
Đến huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), miền quê vừa bước ra sau cơn bão số 9 tàn phá nặng nề, anh Nguyễn Phước Đông ở Đăk Can tâm sự: “Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cà phê thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện trong mùa thu hoạch. Ở đây đã có công nhân của Công ty 732 (Binh đoàn 15) tích cực tuần tra, canh gác và làm tốt công tác bảo vệ tài sản của người dân nhưng do địa bàn rộng, những vườn cà phê thường nằm sát các sông, suối nên bọn trộm cũng lén vào được. Nhiều người dân đã phải thuê thêm người để bảo vệ vườn cà phê. Thành quả mồ hôi, công sức làm ra nhưng chỉ cần sơ hở một chút là trộm cõng liền mấy bao. Vườn nhà tôi chỉ cách nhà chừng 700m, có cây rào, thắp điện sáng cả đêm, vậy mà tuần trước “thần trộm” đã đến thăm và hái trộm gần 50 cây cà phê. Thay vì tuốt quả trên cây, bọn trộm dùng tay bẻ và dùng kéo cắt những cành có quả, nhét vào trong bao tải rồi đem đến những nơi hoang vắng, ít người qua lại mới tuốt đem về...”.
Chúng tôi được biết, nạn trộm cắp cà phê trong mùa thu hoạch trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên năm nào cũng xảy ra và tỉnh nào cũng có. Thủ đoạn của bọn trộm là lợi dụng địa hình rừng núi, sông suối, vườn cây xanh rậm rạp và nhất là lúc đêm tối, trưa vắng đột nhập vào những vườn cà phê không có người coi giữ hoặc chủ vườn sơ hở để hái trộm cà phê. Nhiều vườn cà phê chăm sóc tốt cũng phải 2, 3 năm sau mới hồi phục, cành lá mới bắt đầu ra hoa và cho quả...
Để ngăn chặn tình trạng trộm cắp cà phê, mong rằng chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức lực lượng tuần tra canh gác... để người dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Có các vấn đề đặt ra là:
1. Liệu báo chí đang muốn định hướng dư luận theo ý mình không?
2. Tại sao không có những suy luận theo hướng đứng về phía bên người nuôi chó?
3. Nếu giả sử người ta vô tội thật thì sao? Vậy nếu giả sử theo "định hướng" của báo chí mà xử oan cho người ta thì sao?
4. Tinh thần pháp luật là trọng cứ chứ không trọng cung. Bây giờ các tình tiết như độ xa của "cây dừa" xa như khảo sát thực tế thì sao?
1.Cái này không ngoại lệ.
2.Cái này cho thấy số đông người thấy người nuôi chó là không đúng. (nếu TD theo dõi trên báo PL thấy có người theo người chủ đấy chứ).
3.Nhân chứng không tin lẽ nào lại nghe báo chí mà xử oan. Mấy lần trước TD tạo mấy cái topic so sánh án lệ mà sao lần này TD không làm ta?
4.Xa như vậy sao nhân chứng không ký tên vào biên bản?
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Ở huyện Cư M"Gar (Đắc Lắc), nhìn cảnh bác nông dân A Ma Gel thu hoạch cà phê xanh mà lẽ ra phải ít nhất hai tuần nữa mới chín đều, tôi xót: "Sao vậy bác ơi?". "Mồ hôi nước mắt trồng ra đến thế này, không hái để cho người ta hái à!".
Ông nói khi cà phê có giá, trộm ở đâu về đông như rươi. Chúng càn đến đâu là những rẫy cà phê tan tác đến đó, công sức vun trồng coi như đổ sông đổ biển. Thế nên mùa này vườn nào cũng thấy người ta cất lều canh rẫy.
Kế rẫy của ông A Ma Gel, vợ chồng ông Đặng Minh Thuận đang đau đớn vì kẻ cướp sau một đêm đã quét sạch trái của 500 cây cà phê (tương đương 5 sào). Ông Thuận bảo vợ lập tức làm theo những hộ khác là "lên báo cho chính quyền xã biết cà phê bị càn quét bởi trộm!". Ông hét hai cậu con trai lực lưỡng: "Tụi bây về dẫn bốn con chó xuống đây cho tao, mỗi góc rẫy sẽ cột một con. Mang thêm cái võng cho tao". Ông quyết "cắm trại" ở rẫy.
Đến mùa lo nơm nớp
Cẩn thận hơn ông Thuận, anh Phan Thanh Hải ở thôn Tây Hòa, xã Chư Pao, huyện Krông Buk, chỉ vào cái lều bên rẫy: "Khi trái cà phê bắt đầu cứng, nhân chỉ cần hơi già là tôi đã lên rẫy dựng lều giữ chứ không đợi tới chín bói đâu".
Ông Nguyễn Hồng Lam ở thôn Hợp Thành, xã Thống Nhất, huyện Krông Buk cho biết cướp lộng hành quá nên người nông dân vùng ông tự ngồi lại bàn kế "chống giặc cướp": góp người để lập ra những đội dân quân... giữ rẫy cà phê. Và những đội "đặc nhiệm nông dân" này cứ quãng 16g30 là xuất quân, len lỏi trong rẫy đồi, lội ngang dọc, xuyên từ xã Thống Nhất qua xã Ea Siêng tuần tra thâu đêm.
Trong khi đó, đài truyền thanh xã chiều và sáng sớm nào cũng phát (cùng với việc kêu gọi nông dân đừng hái cà phê xanh mà mất giá trị) chính thức: "Cứ sau 5 giờ chiều, ai xuất hiện tại các rẫy vườn ở xa xem như người gian, đi trộm cà phê!". Ai phát hiện người lạ lảng vảng ở rẫy cứ dẫn về xã.
"Nhưng rừng rẫy bao la, rộng hàng ngàn hecta, người đâu có mặt ở từng cây cà phê nổi!" - ông Hồng Lam than. Cũng ở vùng cà phê đồ sộ và lâu đời nhất Tây nguyên là xứ Buôn Hồ này, nghe nói có những vùng rẫy người ta đành phải nhờ cậy đến lực lượng bộ đội đứng chân trên địa bàn... canh giữ rẫy giúp, chống nạn đạo tặc.
Theo ông Lam, bọn trộm cũng trang bị điện thoại di động, lại nghiên cứu kỹ đồi rẫy lẫn từng gia đình có rẫy (số người trong nhà, giờ giấc sinh hoạt...) nên canh đầu trên chúng hái đầu dưới, ngay cả thời điểm ăn cơm trưa cũng là cơ hội của trộm... Người ta nói ở xã Ea Pao có cả làng chuyên hành nghề ăn cướp như thế, khi đi trộm còn đánh nguyên xe công nông đi. Còn phổ biến hơn là bọn trộm đi bằng xe máy, cơ động hơn và chúng xuất hiện ở khắp nơi trên Tây nguyên.
Chẳng biết làm sao...
Hiện toàn vùng Tây nguyên có trên 500.000ha cà phê, niên vụ 2007 này sản lượng ước có thể lên đến 25 triệu bao; phần lớn cà phê VN được xuất khẩu, do vậy dự kiến năm nay có thể thu về cho đất nước 1,5 tỉ USD.
Chính quyền xã Ea Pao cho biết vào mùa cà phê chín, đức cha ở trong giáo hạt khuyên răn bà con đừng ăn trộm của nhau, xấu hổ lắm!... "Nhưng mà cà phê ngoài rẫy vẫn cứ mất, kể cả ngay lúc đức cha đang khuyên răn, than phiền về nạn trộm cắp cà phê!" - bà Nguyễn Thị Lan ở thôn 6, xã Chư Pao ca cẩm.
Một chị hàng nước bán trên dốc Hà Lan mà đường 14 chạy qua làm phép tính: "Chỉ một loáng người ta có thể suốt một tấn cà phê tươi, bán được 6 triệu đồng (6.000 đồng/kg), thử hỏi có... thứ gì, nghề gì dễ kiếm tiền hơn thế?". Chị bảo cướp càng ngày càng táo tợn, bà con làm rẫy khổ lắm mà chẳng biết làm sao...
Ở Đắc Lắc ai cũng biết chính quyền chống hái, cấm thu mua cà phê xanh..., bởi hái trái xanh sẽ làm hao hụt 15-35% sản lượng, và nguy hại nhất là làm cà phê kém phẩm chất, dễ mất giá trị trên thị trường thế giới. "Nhưng nghe theo chính quyền thì mình... mất cà phê ngay tại rẫy sao!" - một nông dân ở Krông Buk nói.
Anh Phan Thanh Hải nói khuyến cáo chống hái xanh thì ra rả trên hệ thống phát thanh, nhưng vườn rẫy mênh mông thì ai tuần sát, đảm bảo an ninh. "Vì thế, bọn trộm, cướp cứ ung dung ngang dọc!". Người nông dân này bảo nếu nhờ mấy anh công an túc trực trên vườn rẫy thì ép các ảnh quá, hơn nữa "cả hơn trăm ngàn hecta bao nhiêu cảnh sát cho đủ? Đó là giả dụ thôi chứ cảnh sát đi canh rẫy nghe lạ quá!".
NGUYỄN HÀNG TÌNH
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
4.Xa như vậy sao nhân chứng không ký tên vào biên bản?
Cái này là thực tế về khoảng cách, điều này xác minh rất dễ dàng khoảng cách bằng công cụ đo độ dài! Bây giờ ký tên vô khác nào tự nói rằng những lời khai trước đây là sai bét!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Cái này là thực tế về khoảng cách, điều này xác minh rất dễ dàng khoảng cách bằng công cụ đo độ dài! Bây giờ ký tên vô khác nào tự nói rằng những lời khai trước đây là sai bét!
Nếu đo đúng cây dừa thì nói gì, còn đo cây mận thì sao ký!
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Ngày nay trộm cướp cà phê rất lộng hành, người ta nuôi chó là để đe dọa trộm nhưng trộm vẫn trộm thì phải xem xét lại! Ông bà mình nói nuôi chó là để giữ nhà, chứ có nói là nuôi chó để kiểng đâu?
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Đọc lại cái topic [Đăng nhập để xem liên kết. ] và cái topic này thấy TD là người thích tranh luận và chỉ tranh luận. Còn tranh luận để làm gì thì bó tay.
Cái topic kia bác bao lần dùng từ "án lệ" ra để là biện hộ cho lập luận của mình còn trong cái topic này cái từ "án lệ" bác ấy cất kỹ lắm.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog