Trích:
Nguyên văn bởi Độc Cô Cầu Bại
Công nhận là dân cải lương thứ "thiệt". Ai cũng biết bài này dành cho nữ, chỉ hát được tông nữ mà có mình bạnbbảo nam hát được. Hát được như ai nghe?
?
|
Bác này cứ cãi dân "trong nghề" hoài.
Tông nam thường là tông hò nhất, dân gian hay gọi dây Kép, tương đương với nốt Sol bên tân nhạc.
Tông nam cao là hò nhì, dân gian hay gọi là dây Xề, tương đương với nốt La.
Tông nữ thường là hò tư, còn gọi là dây Đào, tương đương nốt Ré.
Giọng ca sĩ như thế nào thì đờn theo tông đó thôi.
Chứ không phải là do bài hát đó mang tông cao hay thấp.
Nếu biết chút nhạc lý của tân nhạc thì có thể hiểu đơn giản là khi đờn cho Đào hay Kép ca (từ dây Kép sang Đào) cũng giống như chuyển tông khi đệm đàn cho các giọng cao thấp khác nhau (từ Sol sang Ré)
Cổ nhạc có cái riêng, lối đệm theo giai điệu (chứ không phải hợp âm như tân nhạc), do đó những giai điệu đệm cho tông cao thấp (nữ hay nam) có khác nhau.
Tuy nhiên, vẫn có thể đờn đúng giai điệu, chỉ cần nâng cao độ lên cũng được. Minh họa cụ thể là cây đờn ghita có phím chặn. Chỉ cần đờn dây Kép, nhưng thấy chú này khỏe khoắn thì cứ việc dịch phím chặn lên, thành ra dây Xề.
Trở lại bài Lá Trầu Xanh, thông thường nữ ca (tâm sự của một cô gái) và nhạc sĩ tất nhiên hay đờn dây Đào.
Nhưng nam ca thì đờn dây Kép hoặc dây Xề, có ảnh hưởng gì đâu!
À, bổ sung thêm, đi hát karaoke, vì nhạc đã đờn sẵn tông dây Đào, nam muốn hát bài này thì cứ hạ xuống 2 tông (dây Xề) hoặc 3 tông (dây Kép). Không thì phải chịu hát "lòn" xuống dây Đào cực thấp như bác ở trên nói. Còn bác Độc, thần tượng Mỹ Châu thì hạ xuống một tông thôi, đó là dây Đào thấp, người ta hay gọi là dây Mỹ Châu.
Nghe nói khi xưa, có lần Hoàng Thành đờn cho Mỹ Châu hát, tự nhiên rớt vọng cổ xuống ngay chữ Oan (thay vì chữ Hò) thấp hơn một tông so với dây Đào. May mà ông này cao thủ, chơi luôn thành ra dây Mỹ Châu! (?)