Thầy Minh "....Mặt một ông bụt mập mọc một mụt mụn bọc bự .... lập lại coi"
Hơn 15 năm ở trường, thầy hầu như chuyên trị 12A (hay 12A1). Thầy hiền, chẳng khi nào la rầy hay trách mắng gì ai, mà thay vào đó là những câu chuyện nhỏ về cung cách đối nhân xử thế, về lẽ sống ở đời. Thầy không chỉ dạy cách làm toán, mà còn giúp học trò tìm ra lời giải cho những khó khăn trong cuộc sống. Vâng, thầy Minh, 1 ngừoi thầy mà không ai không quý mến khi tiếp xúc. Thầy chủ nhiệm lớp chúng tôi năm lớp 12. Tôi nhớ cuối năm lớp 12 liên hoan ở nhà thầy. Lớp chúng tôi đến nhà thầy trước để chuẩn bị khi thầy còn dự tiệc với các thầy khác. Lúc đó lớp tôi nhập tiệc trước, tôi không biết uống bia nên nhất quyết không uống khi mấy đứa bạn mời. Đến khi thầy về, cầm ly bia đầu tiên đến bên tôi, thầy nói: "nào, uống với thầy 1 ly, con gái!" Thầy chỉ mới nói đến đó là hai hàng nước mắt tôi trào ra và tôi òa khóc. Thầy nói tiếp " thầy chúc lớp trưởng của thầy luôn học giỏi nhé", thầy cười mà mắt thầy cũng đỏ hoe.... Rồi thầy đến từng đứa gửi gắm những lời thân thiết nhất.....Rồi chỉ biết tối hôm đó về xỉn te tua..... bệnh luôn..... trời ơi tuần sau thi tốt nghiệp nữa chứ!!!!!!
Nhưng có lẽ những hình ảnh đó giờ đây khó có còn gặp lại, bởi sức khoẻ thầy đã yếu hơn, thầy không còn..... nhậu nữa!( hi hi, cái này là thầy nói vậy chứ ko biết sự thật thế nào!)20/11 vừa rồi con đã không đến thăm thầy được. Con chúc thầy luôn luôn có dược thật nhiều sức khỏe, người thầy kinh yêu của con (ThuyAn97)
THẦY BƯỚC VÀO LỚP,VẪN NỞ NỤ CƯỜI HIỀN TỪ NHƯ MỌI KHI.THẦY GIẢNG BÀI MỘT CHÚT,VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN VỀ QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN,RỒI THẦY BẢO LŨ CHÚNG TÔI LẤY GIẤY RA LÀM KIỂM TRA.2 BÀI THẦY CHO CŨNG KHÁ DỄ,NÓI CHUNG CHẲNG CÓ GÌ PHẢI BÀN NHIỀU VỀ NÓ.CÁI TÔI MUỐN NÓI Ở ĐÂY LÀ ĐIỀU THẦY NÓI LÚC CUỐI GIỜ ,KHI ĐÃ THU XONG BÀI KIỂM TRA,THẦY NHẸ NHÀNG: “BÀI KIỂM TRA NÀY COI NHƯ LÀ BÀI KIỂM CUỐI CÙNG ĐỂ THẦY CHIA TAY CÁC EM.CÁC EM SẼ ĐƯỢC HỌC 1 THẦY MỚI ,TRẺ HƠN , ĐẸP HƠN VÀ GIỎI HƠN,THẦY CHÚC CÁC EM HỌC TỐT.”
TÔI CẦM MÓN QUÀ 20/11 TẶNG THẦY,KHÔNG BIẾT SAO TỰ NHIÊN THẤY ĐÔI TAY MÌNH RUN RUN,MÀ HÌNH NHƯ TAY THẦY CŨNG VẬY.CÓ LẼ KHÔNG RIÊNG GÌ TÔI MÀ CẢ LỚP CŨNG KHÔNG KHỎI NGỠ NGÀNG.CHÚNG TÔI CHỈ MỚI ĐƯỢC HỌC THẦY CÓ 3 THÁNG,CHỈ VỪA KỊP NHẬN RA RẰNG THẦY RẤT HIỀN,VÀ LO CHO HỌC TRÒ.CÒN NHỚ TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN,THẦY GỌI TÔI LÊN VÀ HỎI TÔI TRONG LỚP BẠN NÀO HỌC YẾU MÔN TOÁN, ĐỂ THẦY QUAN TÂM ĐẾN BẠN ẤY NHIỀU HƠN.NGAY CẢ LỚP CHUYÊN KHỐI A MÀ THẦY CŨNG LO LẮNG CHO TỪNG CHÚT ĐẾN THẾ LÀM TÔI KHÔNG KHỎI XÚC ĐỘNG.
CÒN VỀ LỜI GIẢNG CỦA THẦY THÌ KHỎI PHẢI NÓI.CÓ HÔM TÔI NGỒI HOÀI KHÔNG LÀM ĐƯỢC BÀI,THẦY CHỈ CẦN VẼ HÌNH VÀ NÓI MẤY CÂU LÀ TÔI HIỂU LIỀN.MÀ PHẢI CÔNG NHẬN THẦY VẼ HÌNH KHÔNG GIAN ĐẸP CỰC KÌ,AI NHƯ CÁI HÌNH CỦA LŨ CHÚNG TÔI,NHÌN NHƯ ĐỐNG BÙI NHÙI CHẲNG THẤY ĐƯỜNG LỐI ĐÂU MÀ RỜ.
VẬY MÀ NGÀY MAI,NGÀY KIA VÀ NGÀY HÔM SAU NỮA,CHÚNG TÔI PHẢI “NHƯỜNG” THẦY CHO MẤY ANH CHỊ 12 ĐỂ LÀM QUEN THẦY MỚI.DẪU BIẾT RẰNG THẦY MỚI TRẺ HƠN,(CÓ THỂ GIỎI HƠN NHƯ THẦY ĐÃ GIỚI THIỆU)NHƯNG VẪN THẤY NHƯ THIẾU THIẾU MỘT ĐỀU GÌ ĐÓ RẤT THÂN QUEN.
HÔM CẦM TRÊN TAY MÓN QUÀ TRAO CHO THẦY,TÔI ĐÃ BUỒN VÀ RUN ĐẾN NỖI QUÊN MẤT PHẢI CHÚC THẦY NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚC.TÔI MUỐN NÓI VỚI THẦY RẰNG DÙ MỚI HỌC THẦY 3 THÁNG NHƯNG THẦY VẪN LÀ NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH CỦA CHÚNG TÔI,VÀ MONG RẰNG NĂM SAU SẼ ĐƯỢC HỌC THẦY,NGHE LẠI GIỌNG NÓI HIỀN TỪ CỦA THẦY,THẦY MINH ...(thienthansocola)
Vậy thì có lẽ Kami la một trong chín đứa sướng nhất của 11A. Kami vẫn còn được học thầy, học bồi dưỡng mà. Kể ra thầy hiền thật. Hồi chiều mất cựu về thăm thầy quá trời, đang dạy bồi dưỡng được 2 tiết rưỡi, thầy hỏi cả lớp: "Hôm nay chúng ta về sớm được không?".
Cả lớp hăm hở toét miệng cười đồng thanh:"Dạ được".
Thầy cười:" Có những câu hỏi mà trước khi hỏi thầy biết chắc câu trả lời của mất đứa mà vẫn hỏi. VD như lúc làm bài hỏi : làm xong chưa_ Dạ chư...a(thầy kéo dài chữ chưa). Đề khó hông?_Dạ khó....
Rồi thầy lại hay kể chuyện của mấy khoá trước, nhắc tên vài anh chị, mà tụi Kami hổng có biết ai hết á. Thầy có nhắc đến khoá được thầy gọi là "bầy vịt tàu", "lũ cào cào"...
Nếu trúng phải anh chị nào thì xưng danh đi nào!
Hổng biết sau nàu lũ của Kami có được thầy nhớ tên mà kể cho mấy khoá sau hông ta?
"Ôi trời,mọi người có tin không,hôm nay thầy Minh đã “trở về” dạy lớp của thienthansocola.Mấy bạn tui nói ông thầy mới về trường dạy tụi tui có 1 bữa mà đã sợ đến nỗi trốn luôn rùi..hi..hi.Không sợ sao được khi thầy vừa vào lớp tụi nó đã ấn công thầy tới tấp :
-Nhà thầy ở đâu hở thầy?
-Thầy bao nhiêu tuổi rồi thầy?
-Thầy..có ghệ chưa thầy?(Nhỏ Lan Anh gan ghê mới dám mạo muội hỏi vậy!!)
Hôm nay tụi tui tưởng sẽ học thầy mới nữa nhưng mà điều kì diệu đã xảy ra,người bứơc vào lớp hôm nay có dáng người rất quen thuộc,nở một nụ cười rất chi là hiền từ ,và để trả lời ánh mắt thắc mắc của lũ chúng tôi,thầy Minh nói ngắn gọn: “Ừ,chúng ta vẫn còn duyên nợ với nhau”
Lũ học trò vỗ tay vui mừng và bài học mới bắt đầu.Thienthansocola cũng như mấy đứa khác,nở một nụ cười thiệt tươi…"
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Thầy Hảo "Vô học để thi học sinh giỏi cấp hành tinh à"
Nhắc đến thầy Hảo là nhắc đến những giờ học Vật Lý nhẹ nhàng và sảng khoái. Học trò vô tư phát biểu ý kiến, vô tư tranh luận, còn thầy im lặng ngồi nghe. Thầy có lối nói chuyện nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, lối kết thúc những trận đấu khẩu căng thẳng tưởng chừng không lối thoát của học trò bằng chính phong cách hồn nhiên bướng bỉnh của chúng, theo kiểu dĩ độc trị độc rất thông minh. Thầy chẳng bao giờ la mắng, làm cho tụi học trò vô tư thỉnh thoảng nghĩ lại chuyện xưa mà áy náy quá chừng ...
Phong cách của thầy cũng rất đặc biệt, không ồn ào sôi nổi theo kiểu dân khối A mà ngược lại, thâm trầm ý tứ một cách rất .... nghệ sĩ. Chính vì thế, ký ức về thầy cũng nhẹ nhàng lắng sâu một góc tâm hồn mà đôi khi khó thể nói thành lời.
Một cô bé chưa phải là cựu học sinh – thienthansocola - đã thốt lên: Thầy Hảo - người dạy tôi làm người, với một câu chuyện đầy ý nghĩa:
Lớp tôi có thể nói là học khá tốt. Tuy nhiên, chính vì việc đó mà đứa nào cũng…chảnh. “Chảnh” ở đây không phải là lúc nào cũng ngẩng mặt lên trời rồi “ta đây thế này, ta đây thế kia…”. Chảnh là vì đứa nào cũng quá tự tin đến nỗi toán, lý, hoá (là 3 môn chuyên) mà chẳng bao giờ thèm học lý thuyết, thầy cô thì lúc nào cũng tin tưởng nên ít khi nào bắt trả bài, cái thói quen làm biếng học cứ thế thấm sâu vào máu thịt dân chuyên…
Cho đến khi gặp thầy. Ban đầu thầy cũng hi vọng tuyệt đối vào chúng tôi lắm lắm. Mặc dù sau mỗi tiết học thầy đều dặn dò kĩ là về nhà phải học bài, vững lý thuyết mới làm được bài tập, lũ học trò vâng vâng dạ dạ rồi về nhà chỉ làm bài tập mà chẳng thèm đụng đến cuốn sách lý thuyết.
“Kiểm tra 1 tiết, 5 điểm lý thuyết, 5 điểm bài tập”, lời thầy như sét đánh ngang tai…Thời gian đâu để học lại ngần ấy bài?? Thế là bài kiểm tra lần đó chẳng có đứa nào 10 điểm. Nhìn thầy tụi tôi biết thầy thất vọng lắm lắm. Thầy nói thầy những tưởng bài kiểm tra này lớp tôi tối thiểu cũng phải được 9 điểm,nào ngờ đâu… Những lời nói của thầy hôm ấy làm tôi suy nghĩ mãi: “Các em phải cố gắng học chứ! Các em không có tư cách rớt đại học,nhớ chưa? Đừng có tự nghi ngờ rằng mình không giỏi, không thông minh. Làm cái gì thì phải làm cho bằng được. Như thầy ngày xưa cũng vậy. Đi thi mà thầy đoán chắc là thầy thua 1 người nên thầy đã bỏ luôn đợt thi thực hành của kì thi đó. Và thầy đã cố gắng, cố gắng… Quả thật lần thi sau thầy đã đạt thủ khoa…”
Lũ chúng tôi chỉ biết im lặng nghe, trong lòng cảm thấy có lỗi với thầy nhiều lắm. Học là để tốt cho tụi tôi chứ đâu phải cho thầy, vậy mà thầy đã lo lắng hết mực cho chúng tôi. Mỗi lần con sâu làm biếng trong tôi nổi dậy, tôi lại nghĩ đến ánh mắt thất vọng của thầy lúc ấy ,nó khiến tôi không thể không cố gắng, cố gắng hơn nữa. Xin lỗi thầy vì tụi con đã làm thầy buồn lòng ; cảm ơn thầy về tất cả những điều thầy đã dạy chúng con; cảm ơn thầy vì thầy là thầy của chúng con!
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Ký túc xá chiều mưa
Chiều mưa! “Khỉ già” nhảy cẫng lên “ye..ye..”,khỏi học quân sự. Đám con gái xúm lại buôn dưa lê.Buôn được vài chục kí thì chán.Thế là tụi tui rủ nhau đi “tham quan” kí túc xá.Lâu rồi không ghé qua thăm,nhìn kí túc xá sao hoang vắng quá,mạng nhện phủ đầy.Nhỏ Kim đưa tay sờ thử ống khoá cánh cửa lên cầu thang,dẫu biết rằng-dĩ nhiên-nó sẽ bị khoá,nhưng vẫn hi vọng…
Thất vọng !Lại còn bị con thằn lằn hù hết hồn.Tuy nhiên,học trò Lê Quý Đôn mà, đâu dễ bỏ cuộc vậy, đi lòng vòng mãi tụi tui cũng tìm được đường chui lên(suỵt, đừng nói cho ai biết nhe!).Hồi hộp ghê!Hệt như cái cảm giác của người con xa quê lâu rồi mới trở về thăm để “nhặt lại những mảnh tuổi thơ rơi rụng”.Phòng đứa nào cũng còn đây,nguyên vẹn những chiếc giường cũ kĩ.Nhỏ Kim nhảy tưng tưng: “A,cái bông hồng tụi con trai tặng hồI 8/3 vẫn còn nguyên nè,khô queo!”.Ngang qua những phòng khác,có phòng vẫn còn những tấm poster ca sĩ,người mẫu dán trơ trọi.Nhỏ Trúc mặc áo trắng từ phòng 2 bước ra làm Liên Hương vừa nhảy tưng tưng vừa la làng vì tưởng …ma giữa ban ngày!!Thêm vài lần kiểu này nữa chắc là ..sập kí túc xá quá.Chiến lợi phẩm thu được là cái áo thể dục nhỏ Ái bỏ quên khi dọn khỏi đây,con nhỏ này thiệt bê bối hết sức …
Tui vẫn nghĩ mình thiệt thòi vì là dân thị xã,không được chơi,học, ăn,ngủ..cùng bạn bè,lúc bí bài hổng được thỉnh giáo tiền bối,cũng chẳng được tham gia thi làm lồng đèn Trung thu…Mà thích nhất vẫn là quen biết được thật nhiều anh chị lớp trên, để được học hỏi những kinh nghiệm hết sức học trò .Bởi thế mà hồi ấy, “tân lớp 10 thị xã” thường xuyên phải hối lộ “tân lớp 10 nộI trú” để được những “phát thanh viên” này chia sẻ những điều về thầy cô mới,về các anh chị lớp trên,thậm chí là về chú bảo vệ “khó tính” hay cô căn-tin cởi mở…Tui cứ há hốc mồm lên nghe,trong bụng thầm ghen tỵ hết sức!!
Nghe kể lạI những ngày đầu chập chững vào lớp 10, đứa nào cũng không ngủ được vì nhớ nhà ,khóc nhè đòi về hoài .Nhưng vòng tay yêu thương của các thầy cô,anh chị đã dang rộng,những tình thương ấm áp ấy dần dần xua đi mọi nỗi buồn khiến dân nội trú cảm thấy kí túc xá như là ngôi nhà thứ hai của mình vậy.Nhớ hôm có ca nhạc miễn phí,cả đám muốn đi lắm nhưng sợ về trễ bị nhốt ở ngoài nên không dám đi(mà trong bụng tiếc hùi hụi).May thay năn nỉ 1 hồi cô Yến quản sinh cũng xiêu lòng,mừng hết lớn!!Chưa hết đâu ,đợt trên VTV3 chiếu “chuyện tình Paris”,Tía bắt học hổng cho coi,cả đám lại phải dùng khổ nhục kế (Hix..tội nghiệp lỗ tai Tía ghê).Còn cái bảng thông báo ngay cầu thang nữa,nó đã ghi lại bao chuyện dở khóc dở cười.Có hôm ai đó còn dán cả lệnh truy nã anh Phước nữa,có cả hình minh hoạ hẳn hoi ,làm mọi người xúm lại vừa đọc vừa cười, tắc nghẽn cả cầu thang…
Vậy mà đùng 1 cái kí túc xá bị biến thành ngôi nhà hoang mà thầy Hiệp gọi vui là… “cái chuồng”!! Nói vậy thôi chứ tui biết trong lòng dân nội trú vẫn giữ lại tất cả những điều đẹp đẽ nhất về “nó”,ngôi nhà thứ hai,ngôi-nhà-hạnh-phúc.Bằng chứng là hôm ấy,khi tui buột miệng đề nghị lên tham quan tầng 2(của bọn con trai í mờ)liền bị phản đốI kịch liệt.Dường như,mặc dù không còn ở kí túc xá nữa nhưng những nội quy,những thói quen xưa vẫn còn đó ,như đã thấm vào máu,như một điều tất yếu không thể thay đổi.Phải,tất cả đều không thể thay đổi.
Năm học mới cận kề.Nhìn tụi bạn chạy tới chạy lui tìm chỗ trọ,tui thấy thương quá. Đứa nào cũng luôn miệng : “Ước gì còn kí túc xá!”.
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Khi đã chuyển về khu nội trú mới (khu nội trú hiện tại của chúng ta) có một khoảng sân trường rất rộng nên bọn con trai tha hồ đá banh vào mỗi buổi chiều. Vì mãi mê đá banh mà không biết bao nhiêu đứa nội trú bỏ cơm chiều nên dân nội trú vốn ốm nay càng thêm ốm. Dân ngoại trú cũng mê đá banh nên ở lại tham gia, không khí vô cùng sôi nổi.
Vào một buổi chiều cuối năm, khi nắng chiều gần tắt, tôi đang đứng trên khu nội trú nhìn xuống chợt nhận thấy các "cầu thủ" của chúng ta đang đá bóng bỗng nhiên cùng nhau chạy về một hướng. Quái lạ nếu trái bóng bay ra ngoài thì phải ném biên cớ sao cùng nhau chạy theo như thế. Và rồi chẳng những không dừng lại mà các "cầu thủ" của chúng ta còn chạy lên hành lang nữa. Khi nhìn kỹ lại, hoá ra các "cầu thủ" của chúng ta không đuổi theo trái bóng mà là đang đuổi theo một... con vịt xiêm. Thì ra trong lúc đang say mê đá bóng thì bỗng đâu từ trên trời một chú vịt xiêm nhà ai hạ cánh. Cái giống vịt xiêm này bay rất xa. Nó có khả năng bay một lần cả gần một cây số nhưng chẳng mấy khi biết đường mà quay về nhà. Cho nên nếu nuôi chúng mà không cắt bớt lông cánh thì xem như chỉ "làm công quả".
Thế là chú vịt xấu số bị "tạm giam" vì đã "xâm phạm vùng trời LQD" bất hợp pháp... Nhưng chú ta được hưởng qui chế đặc biệt trong hai giờ để chờ thân nhân đến nhận. Nếu quá thời hạn hai giờ mà không ai đến bảo lãnh cho "tại ngoại" thì xem như án tử được tuyên và "thi thể" của chú ta sẽ được... sung vào công quỹ. Nhưng mà như đã nói ở trên, một khi chú vịt xiêm quyết "ly khai" thì khổ chủ không tài nào tìm lại được.
Trước khi "thi hành án" một đứa an ủi chú vịt xiêm rằng : "Thôi thì đã quá hai giờ mà không thấy ai đến nhận thì xem như mày chẳng còn ai thân thích nên có lẽ cũng chẳng biết đi đâu về đâu nữa. Nếu thả mày ra thì rất có thể mày sẽ bị rơi vào tay bọn xấu. Thôi thì ở lại đây vậy. Nơi nào cũng xấu nhưng nơi này... xấu hơn. Ở đâu cũng vậy, ở lại đây xin cám ơn...".
Hơn tám năm rồi tôi vẫn còn nhớ chú vịt xiêm trời cho ấy.
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Trước khi kể câu chuyện này tôi xin phép hai nhân vật chính nếu có dịp nào đó mà hai bạn ghé thăm diễn đàn và đọc được câu chuyện này thì xin bỏ qua và vui lòng đừng giận vì đây là chuyện người thật việc thật mà nếu như không kể ra nó sẽ bị ... "thất truyền".
Số là ban đầu khi nội trú được chuyển qua địa điểm mới, cơ sở của của trường Cao đẳng Sư phạm, thì chúng ta chỉ tiếp quản tầng trệt và tầng 1 vì tầng 3 các anh chị trường Cao đẳng còn ở lại. Có hai tầng thì tầng trệt dành cho các thầy, cô nghỉ lại. Chỉ còn một tầng 1 là dành cho anh chị em ta. 10 phòng của dãy tầng 1 được chia đều cho hai bên tóc dài, tóc ngắn. Các anh, chị khối 12 vì đã "nhớn" rồi nên phải ở hai phòng xa nhau nhất để đề phòng "hoả hoạn". Ngược lại, các bạn lớp 10 vì được cho là còn nhỏ, vô tư nên ở hai phòng giữa kề nhau. Chính sự vô tư này mà câu chuyện tôi sắp kể ra đây đã trở thành việc thật.
Vì hai phòng ở liền kề nhau nên ranh giới xác định giữa hai phòng cũng chỉ là tương đối. Và ranh giới phân chia trên sợi dây phơi đồ cũng chỉ là ...mong manh lắm! Buổi sáng phơi đồ lên dây bên này thì đến trưa, chỉ cần một con gió lộng, quần áo của bạn đã đi du lịch sang tận...phòng bên kia. Khi đó việc còn lại chỉ là ngồi lại phân loại và trả về cho khổ chủ. Việc phân loại cũng không khó khăn lắm vì bạn không thể sở hữu những đồ "đặc chủng" mà bạn không có! Thế nhưng đôi khi cũng xảy ra chuyện nhầm.
Có hai cô cậu là bạn học chung nhau ở trường huyện từ thời cấp hai và cùng nhau thi đậu vào trường LQĐ của chúng ta. Có lẽ chúng ta khi còn đi học cấp 2 ai cũng có ít nhất một chiếc quần tây màu xanh đậm là đồng phục để tham gia những buổi học ngoại khóa. Hai cô cậu kia cũng thế; mỗi người có một chiếc quần tây màu xanh đậm thoạt nhìn giống hệt nhau (vì cùng trường và cũng gần nhà mà).
Một buổi trưa mùa khô gió lộng, hai chiếc quần ấy được phơi gần nhau và nhờ gió "giao duyên" thế nào đã có một sự hoán đổi vị trí vô cùng ngoạn mục. Đến tối về cậu chủ đã vô ý mặc nhầm chiếc quần của cô bạn mà không hề hay biết (vì hay người có vóc dáng cũng gần như nhau). Sự việc vẫn diễn ra bình thường trong khoảng một tuần. Cho đến một hôm cô bạn "kiểm kê" lại quần áo và phát hiện ra tài sản của mình hình như thiếu mất chiếc quần ấy. Thế là một cuộc tìm kiếm diễn ra nhưng cô chủ kia chắc chắn sẽ không bao giờ có cơ hội tìm lại được tài sản của mình. Bởi anh chàng kia sau khi nghe được tin hành lang về việc "mất tài sản" của cô bạn mình đã vội vã trở về kiểm tra và biết chính xác là mình đã nhầm nhưng than ôi chiếc quần kia... đã rách không thể nào trả lại được.
Cô bạn ấy giờ đã lập gia đình và xuất ngoại. Anh chàng kia giờ cũng đã thành danh. Không biết hai người trong những lúc ngồi nhớ lại những vui buồn cuộc sống có ai còn nhớ đến câu chuyện này không?!
Hôm nay nhân lúc bạn Thựong K97 gời cho tôi đoạn thơ hài, xin gắn vào đây cho phần vui vẻ:
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái cọc để phơi áo quần
Hai người nhầm lẫn tứ tung
Nàng như cũng có cái quần giống tôi
Ðể rồi có một lần phơi
Thế nào tôi lấy nhầm ngay của nàng ...
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Thấy nàng hé cửa gọi sang thế này
"Ấy ơi ấy hãy vào đây,
Cho tui đổi lại cái này chút coi"
Lần đầu tiên thấy nàng cười
Nàng che một tấm vải dày ngang hông (?)
"Cái quần duy nhất của em,
Hôm qua anh lấy về bên ấy rồi ..."
Khi đã rách rồi thì làm sao mà trả lại?! Thế là anh chàng kia đành phải chơi trò "vờ" luôn chứ còn làm sao nữa! Cho đến tận giờ này chắc chắn cô bạn kia cũng vẫn chưa biết tại sao quần mình bị mất và nó đã về tay ai.
Mình biết được câu chuyện này là do anh chàng kia đến kể cho mình nghe. Sau đó vì xét thấy vấn đề quá đổi "trầm trọng" vì vật chứng đã rách nên mình quyết im lặng cho đến bây giờ mới kể. Nếu cô bạn kia có đọc được câu chuyện này thì vui lòng đừng bắt anh bạn kia trả lại chiếc quần năm ấy thì kẹt lắm. Áp dụng luật bất hồi tố nhé!
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Khu nội trú cũ ở đường ThủKhoa Huân bốn mặt là đường nên dẫu sao cũng mang dáng dấp thành thị. Khi dọn về khu nội trú mới mang dáng dấp nửa thành thị, nửa thôn quê nên cũng nhiều thay đổi. Phía sau khu nội trú là khu dân cư và ruộng đồng nên có rất nhiều sâu bọ. Một trong những loại sâu bọ khó chịu nhất là loại bướm phấn mình trắng bé bằng ngón tay nhưng vô cùng độc hại. Một khi bụi phấn của nó vươn vào người thì không thể nào ngủ được mà phải thức để gảy xuống đêm. Tôi đã "thưởng thức" cái món bướm phấn này những hai năm nên giờ vẫn còn rất ngán.
Khi ruộng đồng đã vào vụ mùa lúa tươi tốt thì lũ bướm phấn bỗng đâu xuất hiện. Cái giống bướm phấn này cứ thấy ánh sáng đèn là bay vào mà chẳng cần ai mời cả. Một khi đã vào thì ở lì lại suốt cả tuần không cách gì tống tiễn chúng được. Năm ấy không biết bướm phấn ở đâu mà nhiều vô kể. Chúng bay vào đậu kín trần nhà. Nằm xuống giường, trông lên trần mà phát khiếp. Bướm đông đến độ chúng không còn chổ đậu mà bò lúc nhúc thật kinh! Con nọ bò lên lưng con kia đùa giởn thế nào mà hai đứa buông tay té phịch xuống giường. Đang nằm ngủ mà nghe có cái gì cộm cộm, ngưa ngứa thì y như rằng có một con bướm phấn đang nằm ngủ với mình. Chúng chui vào chăn màng, sách vở. Đi đâu cũng thấy bướm phấn. Bướm phấn có mọi lúc, mọi nơi trong phòng. Ăn cùng bướm phấn, ngủ cùng bướm phấn là vậy! Độc hơn nữa là khi các cô nàng bướm phấn chui vào áo quần treo trên móc và vô tư dựng tổ "uyên ương" rồi đẻ trứng vào đó. Có hôm vội vàng mặc cái áo trắng còn mới toan lên lớp học, lát sau thấy ngứa ngái khó chịu, đưa tay vào mò mẫm thì phát hiện cả một ổ trứng to tướng cùng con bướm mẹ đang "nghỉ hậu sản" trong đó. Bực mình hết nói nhưng gây gổ với lũ bướm ấy làm gì cho mất thời gian, tôi đành bỏ cả tiết học để về... đi tắm.
Đến mùa bướm phấn thứ hai, có đứa trong phòng chợt nảy ra sáng kiến dùng lửa xua bướm phấn. Tụi nó dùng một thanh tre dài quấn vải vào đầu rồi tẩm dầu vào đốt. Lửa cháy phừng phừng, nhìn lũ bướm phấn rơi lộp độp mà lòng hả hê. Chợt có đứa kêu lên thất thanh: "Chết rồi!" Thì ra trong lúc mải mê đốt, miếng giẻ cháy rụi và một tàn lửa rơi vào cái áo "ăn nói" của một đứa trong phòng. Cả đám vội quẳng cây đuốc tre, quên cả việc diệt bướm phấn để lao vào cứu... cái áo. Thời ấy là đang lúc thịnh hành loại vải "suýt bóng" dùng may áo sơ mi nên thằng kia cũng có một cái lúc nào cũng treo đầu giường để dành đi "ăn nói". Nhưng cái loại vải này rất bén lửa. Tàn lửa mà rơi vào là nó rụi ngay lập tức.
Sau một hồi hốt hoảng, chúng tôi bình tâm lại, cả đám vội reo mừng vì cái tàn lửa rơi đúng vào mặt trong của cái túi. Cho nên dù mặt trong có cháy một chổ to bằng một dúm tay nhưng cái áo vẫn còn nguyên "giá trị sử dụng"!
Anh bạn chủ nhân khi nghe "hung tin" về chiếc áo đã hớt hải chạy như bay về phòng kiểm tra hiện trường... Anh bạn kia cầm chiếc áo lên, sau một thoáng kinh hoàng, gương mặt thản thốt chợt nở một nụ cười. Chỉ còn cười trừ vì chiếc áo có một vết cháy quá độc đáo!
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Ai đã một lần nhìn thấy con sâu chuối chắc chắn phải rùng mình vì hình thù gớm ghiếc của nó. Một con sâu chuối thường cuộn tròn trong chiếc lá chuối như một chiếc kèn. Chẳng mấy khi nó chui ra khỏi tổ vì thân hình nó mềm nhủn mặc dù dài cả gang tay. Mình nó được phủ một lớp bột phấn trắng trong như cây kẹo đục - một loại kẹo tôi thường thấy ở quê ngày còn bé.
Chẳng mấy khi sâu chuối xung đột với người nhưng năm ấy chúng quyết tâm đánh chúng tôi một trận. Số là khi tiếp nhận khu nội trú từ trường Cao đẳng, chúng ta được tiếp quản luôn một một bờ chuối trước dãy phòng nội trú nữ. Bờ chuối um tùm chẳng mấy khi có quả (vì mới có hoa đã bị vặt xuống nấu canh chua mất rồi!) mà chỉ thấy toàn là ... sâu chuối. Vì chỉ đứng um tùm mà chẳng có lợi ích gì nên nhà trường quyết định "hạ sát" tất cả lũ chuối ngớ ngẩn kia cho thông thoáng. Khổ nổi hàng chuối là nhà bọn sâu chuối nhưng khi đốn hạ mà chẳng ai quan tâm đến việc "đền bù giải toả" hay "tái định cư" gì cả nên bọn sâu chuối kéo nhau lên khu nội trú biểu tình. Khắp mấy ngày liền bọn chúng bò lúc nhúc trên hành lang, leo lên cột, lên dây phơi để đột nhập vào phòng để "đòi công lý".
Các bạn nữ chắc đã phải vất vả lắm để chống lại bọn "giặc" sâu chuối này. Tôi còn nghe kể rằng một cô bạn khối 94 sau một đêm ngủ dậy, sờ tay lên mép chăn, chợt nghe có một cái gì đó mềm mềm, nhủn nhủn. Sau một cảm giác dễ chịu ấy cô bạn bỗng hét toán lên vì phát hiện một tên sâu chuối đã lén đột nhập vào "khuê phòng" đánh một giấc đến sáng. Chúng tôi nghe chuyện mà không khỏi giật mình và không biết "tên sâu chuối" nào mà to gan đến thế!
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Khi đã về khu nội trú mới lũ con trai chúng tôi tưởng đã thoát khỏi cảnh "phơi xương" mỗi khi chiều xuống bên hồ tắm. Thế nhưng mọi chuyện vẫn cứ y như cũ. Có điều bây giờ hồ nước tắm đã nằm một khoảng cách khá xa nhưng cũng nằm trơ ra trước dãy phòng các bạn nữ. Cứ mỗi buổi chiều về, đứng trên lầu 1 từ các phòng nữ, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh "đoàn quân gầy guộc" đang dàn hàng ngang, chuyền tay nhau xối từng thùng nước. Những hôm nào hết nước mà người ta chưa kịp bơm thì một thằng phải khum người vào hồ, tay cầm thùng nước. Những thằng còn lại phải giữ hai chân của thằng kia cho nó không phải rơi tỏm xuống hồ. Cực khổ là vậy!
Ban đầu tiếp nhận khu nội trú từ trường Cao đẳng chúng tôi còn được thừa kế từ các anh một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ để thay đổi trang phục khi tắm. Nhưng vì ngôi nhà làm bằng gỗ tạp, vốn đã có tuổi nên nó cứ ọp ẹp dần. Qua một mùa mưa nắng những miếng vách gỗ cứ lần lượt rơi dần. Ác một nổi ba mặt vách kia còn khá nguyên vẹn, chỉ có một mặt đã trống hoát thì nó lại quay về hướng... các phòng nữ. Thế là chẳng thể nào dùng căn phòng ấy để thay đồ vì nó chỉ có tác dụng che kín được ... phần đầu mà thôi.
Cái khó ló cái khôn. Một thằng trong lúc loay hoay tìm chổ thay đồ đã phát hiện ra rằng giữa cái hồ có cái nắp vuông khá lớn. Bên dưới cái nắp ấy, phía trong hồ có một cây đà bêtông khá lớn được xây để giữ thành hồ. Mùa khô nước hồ cạn, cây đà trồi lên khỏi mặt nước và rất khô ráo. Khi đứng trên cây đà ấy thì bề mặt nắp hồ đúng bằng ngang ngực. Có thể tận dụng chổ này! Thế là hết thằng này đến thằng khác lần lượt nhảy vào hồ. Từ xa trông lại cái hồ nước giống như một chiếc xe tăng, còn tên đứng trong hồ nhô nửa người ra trông dõng dạt như một người chỉ huy lái xe tăng xông trận. Thuật ngữ "lái xe tăng" ra đời từ đó. Trong những năm tháng ấy không biết có bao nhiêu lượt người "lái xe tăng" nhỉ.
Đứng trong 'cổ xe tăng" ấy thì gần như là an toàn tuyệt đối. Nhưng sự đời nào yên ả thế. Bên hông hồ nước lại là con đường "độc đạo" của chị em đi từ nội trú lên hồ nước uống để lấy nước về dùng. Cả ngày bận học hành nên chỉ có buổi chiều là chị em nhà ta xách những thùng nhựa đi lấy nước. Một hôm có một tên nhảy vào hồ nước và mới tiến hành được 1/2 "thao tác" thì chực nhớ mình còn bỏ quên nhiều thứ trên nắp hồ. Thế là một chiếc khăn được quấn vội vàng và hắn nhảy ra. Chẳng biết hắn hứng chí thế nào mà nhảy nhót loạn xạ. Tội nghiệp cho chiếc khăn quấn vội vàng ấy không đủ sức theo kịp những cử động loạn xạ của hắn nên đã từ từ rơi xuống. Vừa lúc đó thì có một chị tay xách can nước đi về. Quá đỗi bất ngờ trước tình huống ấy, chị ta chỉ còn biết hốc mồm rồi ôm bụng cười ngặt nghẽo đến nỗi can nước rơi xuống đất vỡ tan tành!
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Nói về ăn uống ở nhà ăn thì mình còn nhớ rõ mồn một ngày ăn bữa cơm đầu tiên ở khu nội trú nằm bên bờ Ao quan. Hôm ấy cô Châu nấu món canh cải chua và cá viên chiên giòn. Ngày đầu tiên ăn tập thể cảm giác vô cùng lạ lẫm xem lẫn lo âu. Trước đây còn ở gia đình bữa ăn chỉ có vài người nay phải ăn với một số lượng người đông ơi là đông lo là phải?! Cảm giác vui vui thích thích khi ăn ở nhà ăn vẫn còn theo mình suốt một thời gian sau đó.
Nhưng được một thời gian tụi mình đã có thể điểm danh và thuộc lòng các món ăn. Thứ nhất là món cá chiên giòn mà bạn nào đó trong phòng cứ đinh ninh là nó cứng như que củi. Kế đến món gan heo kho khóm được mệnh danh là đất sét chính hiệu... và còn nhiều món nữa. Không phải là các cô tay nghề kém nhưng vì nấu một khối lượng lớn như vậy không thể nào như nấu bếp ăn gia đình được. Mình vẫn nhớ cái chảo dùng để nấu và cái xẻng dùng để xúc cơm rất ấn tượng. Nói đúng hơn là nó được dùng để trang bị cho cái lò nấu đường chứ không phải để nấu cơm. Mỗi bữa ăn mình vẫn thích ra sau bếp xin cơm Châu miếng cơm cháy để chấm muối ớt xanh ăn ngon tuyệt. Mấy bạn ngoại trú cũng thích tham gia ăn nội trú. Bữa ăn chỉ có cơm là nhiều. Thức ăn mỗi đứa quơ đũa hai lần là hết sạch. Mỗi đứa chúng mình ngày đó đang sức ăn sức lớn mà mỗi bữa ăn chỉ có ngần ấy, thương quá đi thôi. Thế là tối tối thường leo rèo (khu ký túc xá cũ) ra ngoài mua bánh mì bị chú Tuấn bảo vệ mấy lần bắt làm kiểm điểm. Nếu không thì mì tôm, sữa là hai món thường trực không thể thiếu được. Ngặt nỗi không có nước sôi vì trường sợ điện giật nên không cho phép phòng nào được câu điện nấu nước tại chổ. Thế là nảy sinh chuyện mắc dây điện lén mà chúng tôi gọi là "chôm điện".
Năm ấy mình đang học lớp 12 năm học 1995-1996. Việc mắc điện đã diễn ra từ cuối hè vì nhu cầu bức bách. Đến ngày thi học kỳ 1 vừa xong thì bị cô quản sinh báo với nhà trường. Thế là gần như toàn bộ nam sinh trong khu nội trú khối 12 năm ấy đều bị kỷ luật hạ hạnh kiểm. Nhưng cũng may sự việc xảy ra trong học kỳ 1 nên tất cả mọi người chỉ bị hạ hạnh kiểm trong học kỳ 1....Sự việc còn dài nhưng không tiện kể ra đây...
Những ngày cuối gần thi tốt nghiệp không đứa nào chịu về quê lấy tiền cứu ứng từ gia đình mà "cố thủ" ở khu nội trú để học bài. Thế là dẫn đến hiện tượng "đói tập thể". Những bạn ở thị xã phải thường xuyên vào tiếp tế lương thực. Có khi là gạo, đường, khô (Khoa, Nghiêm Toàn)... và bạn QuangVinh 93D còn tiếp tế cả một nồi chè nữa. Mấy bạn khác nẩy ra sáng kiến làm thịt cóc kho mặn và hái chuối xanh chế biến đến... bảy món mà Ngọc Dung đã có lần kể cho mọi người nghe. Những kỹ niệm ấy không thể nào quên được.
Ngày cuối cùng ăn bữa cơm tập thể mình vẫn nhớ Trọng Minh 93D khi ăn xong bẻ đôi chiếc đũa ném ra cửa sổ với một câu tuyên bố xanh rờn: "Từ nay chấm dứt cuộc đời nội trú!"
Bấy nhiêu chuyện cũng đủ gợi nhớ về khu nội trú phải không các bạn?
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.
Bây giờ mỗi khi nhắc về ngôi trườn Lê Quý Đôn điều ấn tượng nhất đọng lại trong lòng mình vẫn là tinh thần đoàn kết anh em tương thân tương ái vô cùng tươi đẹp. Mình cũng đã nhiều lần viết về tinh thần ấy. Văn hoá nội trú là những gì rất đời thường, rất bình dị, là những câu chuyện kể không tên, là những gì rất thân quen khi xa cách mới giật mình thấy nhớ.
Hồi đó em không được ở nội trú, nhưng cũng được "hưởng hơi", tại nhà em ở trong khu cư xá Cao đẳng sư phạm. Nói thiệt, hồi trường LQĐ mới dời về, em ấm ức lắm. Đang yên đang lành với các anh chị trường CĐ, tối thứ bảy nào cũng được ăn chè, tự nhiên.....Nhưng mà, tới khi vào lớp 10 mới thấy sướng. Rồi ao ước được ở nội trú. Tại thấy ai ở nội trú cũng "có đôi có cặp". :P Tối thứ bảy nào cũng nghe tiếng đàn hát ở tầng ba (riết rồi ghiền). Mấy tháng hè nội trú tối thui, chỉ mong mau tới tháng 8 để lại sáng đèn.
Tự nhiên nhớ, hồi đó "người ta" chiều nào cũng ngồi trên bồn bông tầng ba học bài. Nên chiều nào em cũng giành phần ra nhà sau phơi đồ ... dù người ta chẳng khi nào nhìn xuống (giờ ước gì quay trở lại hồi đó... lại được nhìn thấy người ta hằng ngày)
Nhớ năm lớp 11 thi bóng chuyền. Chỉ cần có lớp hệ chuyên thi đấu là cả nội trú lục tục nồi niêu xoong chảo xuống làm rùm beng, ở nhà không tài nào ngồi yên được. Em vẫn còn nhớ hình ảnh chị nhạc trưởng lớp 99C, tóc dài (hình như chị là lớp trưởng, tên Loan thì phải) ngồi xếp bằng cạnh lằn vôi mỗi trận đấu. Năm sau các anh chị K99 ra trường, cái hào khi ngất trời đó cũng ra theo luôn. Không biết bây giờ đã trở lại chưa?
Cũng có lần lọ mọ lên nội trú lúc đêm khuya. Overnight 2 đêm liên tục. (Sáng hôm sau vào lớp ngồi được 30' rồi lặn luôn. Phục tài thức đêm của nội trú thiệt.) Kể từ đó về sau, mỗi khi nghe các bác hàng xóm phàn nàn, tối qua tụi LQĐ chơi thâu đêm, ồn ào không ngủ được là lại thấy chột dạ (tiếc quá, phải chi tối qua mình cũng được lên đó chơi)
Nói về tinh thần cổ động của trường chúng ta thì không chê vào đâu được. Nhờ tinh thần ấy mà chúng ta đã nhiều lần làm nên những điều thần kỳ tưởng chừng như không thể. Tôi không thể nào quên những lần đi cổ động đá bóng. Ngày ấy rất vui, cứ đến lần thi đấu là các chị em nhà ta khệ nệ xách thùng đá, bánh kẹo rồi đèo nhau đến sân thi đấu la khản cả giọng.
Tôi nhớ nhất là lần thi đấu của những anh khối 92 với trường Tân An vào năm 1995. Ngày ấy lực lượng nam cầu thủ của chúng ta rất mỏng. Trường ta những năm ấy mỗi khối có 3 lớp, mỗi lớp chỉ có khoảng chừng 20 học sinh. Trong đó lớp D và B chỉ có 3 hoặc 4 nam mỗi lớp. Còn lại trông chờ vào lớp A cũng chỉ khoảng trên dưới 10 nam sinh. Tổng cộng chưa đến 20 nam nhưng đâu phải ai cũng đá bóng được. Đã vậy hơn nửa thành phần có thể thi đấu ấy là dân nội trú nên lượng lực cầu thủ của chúng ta vốn đã ốm lại càng... thêm yếu. Vì vậy mỗi lần có giải thi đấu với các trường bạn như Tân An, Bán công Tân An, Huỳnh Ngọc là điều rất khó khăn. Tuy vậy, các anh chị năm ấy đã làm nên một điều ngoạn mục.
Buổi chiều hôm ấy mới đầu giờ mà khoảng sân trường đã đông nghẹt các anh chị khối 92 với tất cả các lớp A,B,D. Không khí thật sôi động. Hôm ấy lớp chúng tôi học giờ văn thầy Hải ở tầng trệt. Nhìn ra cửa lớp là thấy ngay khung cảnh thi đấu. Mặc dù rất háo hức nhưng nài nỉ mấy thầy cũng không cho nghỉ học để cổ động cho các anh. Thế là "thân thể ở trong lớp, tinh thần ở ngoài lớp". Phía trên thầy giảng, chúng tôi vẫn hướng mắt về bục giảng nhưng tai hoàn toàn để ngoài sân. Vì vậy mà thầy giảng, thầy hỏi gì cũng không thấy đứa nào trả lời nhưng ngoài sân vừa nghe tiếng "dô" là trong lớp chúng tôi hưởng ứng "dô" vang dội. Đến lần thứ ba thì thầy đành phải mỉm cười cho chúng tôi ra xem và bảo rằng "tụi nhỏ này hết nói".
Chúng tôi túa ra sân nhanh chóng hoà vào la hét cùng các anh chị. Chúng tôi ngồi kín cả hai góc khung thành. Mỗi lần bóng trước khung thành đối phương chúng tôi cổ vũ phe mình vang dội. Các anh có thêm tinh thần đi bóng vào lưới liên tục. Còn mỗi lần đội bạn đến trước khung thành chúng ta, chúng tôi la hét đến khản giọng đến nổi phe kia, toàn là lực lượng hùng mạnh, "cứng giò" không thể nào đá được. Trận ấy chúng ta thắng đậm với một tỉ số không ngờ. Hình như là 8-1. Quả là một điều kỳ diệu chưa từng có.
Rồi mỗi lần thi hùng biện và báo tường với các trường chúng tôi cũng lũ lượt kéo đi hò hét, cổ vũ và đem về rất nhiều giải thưởng. Có những cuộc thi trường chúng ta giành hết các giải nhất, nhì, ba. Những ký ức ấy chúng tôi không thể nào quên
__________________
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương mãi để đời.