Về mặt nội dung thì bài viết của giáo sư Phan Huy Lê đã làm tôi vỡ ra nhiều điều.
Hình tượng bao năm về chú bé Lê Văn Tám tẩm xăng dũng cảm vỡ ra nhưng sự thất vọng được thay bằng sự thanh thản trong lòng tôi vì bây giờ đã biết được sự thật dù sự thật đó có đến muộn.
Một điều nữa là tôi đã không có sự sáng suốt và tỉnh táo như bạn Lai Quốc Đạt khi đã nghĩ ra từ lâu về việc không thể có một cậu bé Lê Văn Tám tẩm xăng cháy có thể chạy hơn hàng chục thước. Qua đây tôi rút ra được bài học là cần phải tỉnh táo sáng suốt và dùng lý trí và logic để suy xét và tiếp nhận những thần tượng đã được sách vở dạy và báo chí đề cập.
Đúng là lịch sử phải được ghi lại trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực. Sự thật dù tốt hay xấu là nền tảng vững chắc nhất cho những bước tương lai. Tương lai không thể nào bền vững và chắc chắn nếu nền tảng là những tưởng tượng và không có.
về câu chuyện LVT thì mỗi lần đi nhậu vời tụi bạn thì lại đem câu chuyện này ra làm trò cười, tỉ như anh LVT không biết gì bị dụ, rồi kho xăng địch làm sao vô được...đó là câu chuyện...nhậu.
Hôm nay sự thật được phơi bày thì chắc chắn cũng có vấn đề xảy ra, tại sao không nói sớm hơn, không nói trễ hơn mà lại ngay lúc này, có lẽ vì một lý do nào đó bất khả kháng....đó là chuyện bề trên, biết hay không biết cũng chả làm gì được.
Nhưng nếu câu chuyện đó đi vào sử sách, vào sách Giáo Khoa mà học sinh học thuộc lòng răm rắp, ghi đầu tạc dạ thì hãy coi lại.
Có thể câu chuyện này lại liên quan đến câu chuyện dụng người trong thời kỳ đó, nhưng ở thời điểm này nó lại không thích hợp nữa, đọc cho biết hình tượng chiến tranh là như vậy, biết những chiu của thời kỳ đó là như vậy, quí vị đừng đi quá xa là được.
Về mặt nội dung thì bài viết của giáo sư Phan Huy Lê đã làm tôi vỡ ra nhiều điều.
Hình tượng bao năm về chú bé Lê Văn Tám tẩm xăng dũng cảm vỡ ra nhưng sự thất vọng được thay bằng sự thanh thản trong lòng tôi vì bây giờ đã biết được sự thật dù sự thật đó có đến muộn.
Một điều nữa là tôi đã không có sự sáng suốt và tỉnh táo như bạn Lai Quốc Đạt khi đã nghĩ ra từ lâu về việc không thể có một cậu bé Lê Văn Tám tẩm xăng cháy có thể chạy hơn hàng chục thước. Qua đây tôi rút ra được bài học là cần phải tỉnh táo sáng suốt và dùng lý trí và logic để suy xét và tiếp nhận những thần tượng đã được sách vở dạy và báo chí đề cập.
Đúng là lịch sử phải được ghi lại trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực. Sự thật dù tốt hay xấu là nền tảng vững chắc nhất cho những bước tương lai. Tương lai không thể nào bền vững và chắc chắn nếu nền tảng là những tưởng tượng và không có.
Không thể được, SGK dành cho tiểu học. Ở tuổi đó thì biết gì mà suy luận kiểu tẩm xăng vô người mà chọn bon bon hàng chục mét là...thần thoại.
À, giờ thì đầu óc thông suốt rồi. Nên chuyển bài học Lê Văn Tám vô phần truyện Thần Thoại Việt Nam hiện đại. khà khà ... vẹn cả đôi đường! Mắc cười quá, cười ra nước mắt!
Trẻ con cần có những hình tượng đẹp đó để có lý tưởng sống, để sau này nó sẵn sàng hi sinh cho đất nước. Xem ra hình tượng này còn tốt hơn để trẻ con bị ảnh hưởng bởi hình tượng của những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, bóng đá... Những con người nổi tiếng với tài năng và cũng không ít những điều tai tiếng.
Trẻ con nên dạy nó dùng trí để thắng địch...! Nếu ai cũng dũng cảm một cách mù quáng đến quên cả... khoa học thì có khi không có lợi mà có hại!
Giả sử có chiến tranh, có người đòi làm đuốc sống, chèn thân vào pháo, và lấp lổ châu mai thì bác có cổ vũ không?
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Đúng là bây giờ mới sáng mắt ra, chính trị là trò chơi xảo trá, bịp bợm. Biết bao lời ngợi ca về LVT, biết bao sách vở viết về LVT, biết bao cuộc thi noi gương LVT, biết bao công trình đặt tên LVT, tất cả bây giờ đã trở thành những thứ rỗng tuếch, giả tạo.
Cảm thấy hụt hẫng vô cùng, ko biết nền giáo dục nước nhà đi tới đâu nữa. Loạn đến thế là cùng !
@pp: Còn nhiều chuyện về các vị anh hùng nữa, bữa nào ofline đi nhậu, sẽ hầu bác pp.
@Marnitt: đúng đó, có lý do chứ không phải không có. Nếu link các sự kiện gần đây với nhau. Nhưng cẩn thận vẫn hơn...
Có gì mà thất vọng, hãy xem Lê Văn Tám như Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương (cái này còn nghi ngờ vì có người bảo là cũng có thể là ko có) vậy đi. Cung giong nhu bao nhan vật khác, chúng ta xem nó là 1 sự thật đến khi chúng ta đủ nhận thức nhận thấy nó phải là 1 sự thật. Vấn đề ở đây ko phải là thất vọng hay ko thất vọng, mà rõ ràng hình ảnh Lê Văn Tám đã có 1 giá trị giáo dục rất lớn đấy thôi. Có những sự thật mà người liên quan sẽ công bố khi mà sự thật đó ko còn hoặc ảnh hởng rất ít đến họ. Bây giờ chưa trả sự thật thì 5-10 hay lâu hơn nữa. Không có 1 nhà chính trị nào trung thực cả, họ luôn phải bảo vệ được họ trước khi nghĩ đến việc làm gì khác. Hihi.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Có gì mà thất vọng, hãy xem Lê Văn Tám như Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương (cái này còn nghi ngờ vì có người bảo là cũng có thể là ko có) vậy đi
Vậy có lẽ sách giáo khoa phải viết lại như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có gia đình nọ sinh ra một đứa bé vô cùng bụ bẩm tên là LVT, 6 tháng đã biết bò, 1 tuổi đã bi bô nói chuyện, thật là trí tuệ hơn người. Càng lớn lên đứa bé có một khả năng kỳ diệu là gặp lửa mà không hề bị bỏng.
Thắm thoát mà mấy thu đã qua, cậu bé đã khôn lớn, giờ thành một chàng trai vô cùng khôi ngô tuấn tú, oai phong lẫm liệt. Thấy cảnh đất nước lầm than, nhân dân chịu cảnh nô lệ, cậu bé quyết tâm... đốt kho xăng của quân địch.
Ngày ấy, cậu đã trút cạn một can xăng vào người và dùng thân mình như một ngọn đuốc rực rỡ, sáng chói xông thẳng vào kho xăng của địch. Kẻ địch vô cùng kinh ngạc, hoảng sợ, buông súng và quỳ rạp xuống. Bởi lẽ bọn chúng đang đối diện với thiên sứ, đối diện với sức mạnh của đấng tối cao... Và cậu bé vẫn hùng dũng bước đi như không có chuyện gì xảy ra...
Sau đó là một tiếng nổ bùng lên thật khủng khiếp... Trong ánh lửa nóng rực người ta vẫn thấy chàng trai vẫn bước đi, đi thật sâu vào trong ngọn lửa của dân tộc bất khuất...
Hết./. (như vậy mới giống chuyện Thánh Gióng, An Dương Vương)
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
thay đổi nội dung bởi: TheDeath, 14-10-2009 lúc 05:06 PM.
Trẻ con nên dạy nó dùng trí để thắng địch...! Nếu ai cũng dũng cảm một cách mù quáng đến quên cả... khoa học thì có khi không có lợi mà có hại!
Giả sử có chiến tranh, có người đòi làm đuốc sống, chèn thân vào pháo, và lấp lổ châu mai thì bác có cổ vũ không?
Người ta dạy con nít mấy việc sau:
- Dạy toán để nó có tư duy
- Dạy văn để nó cảm nhận cái đẹp
- Dạy khoa học tự nhiên để nó có kiến thức về hiện tượng tự nhiên
- Dạy nó lý tưởng sống để nó sống đúng và đẹp với gia đình, xã hội và đất nước
Tất cả mọi cái đều phải có hình tượng của nó.
Ít ra hình tượng đó tạo 1 tâm lý tốt cho trẻ.
Còn cái câu mà bác hỏi cũng giống như 1 câu chuyện mà 1 người bạn đã hỏi tôi: giả sử có 1 bà cụ già đagn đi qua sông bị chìm, 1 anh bác sỹ hay kỹ sư gì đó (đại khái là 1 người thành đạt) nhảy xuống cứu. Kết quả: bà cụ sống, anh kia chết. Vậy tôi nghĩ gì? (Mà cái này thì hiện nay cũng xảy ra rất nhiều trong xã hội). Tôi cũng đang suy nghĩ câu trả lời đó. Chỉ có 1 điều, những người làm như thế là anh dũng, tôi học đức tính anh dũng và sự hy sinh đó. Còn họ làm như thế có đúng ko? Thì khó mà nói. Trở lại chuyện cứu người đó, rõ ràng 1 điều: 1 cái cây đang cho quả ngọt đã bị cưa đi để cứu 1 cái cây già cỗi. Nếu thực dụng, thì rõ ràng là ko hiệu quả. Nhưng xét về mặt giáo dục, rõ ràng hình tượng anh thanh niên kia cần được nhân rộng. Người ta nhân rộng để chuyển tải đức tính hi sinh và lòng gan dạ, chứ ko phải để chuyển tải là khi gặp như thế mọi người ai cũng phải làm như thế. Cũng cần nói rõ, cái này ko phải để ngụy biện cho sự ích kỷ của con người, vì trong tích tắc đó, anh thanh niên kia hành động theo bản năng tốt đẹp của mình. Chứ ở đây, ko có ý bảo vệ cho những ai ích kỷ cho ta là hữu dụng nên gặp trường hợp như thế thì khoanh tay đứng nhìn.
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...