Câu hỏi đầu tiên : trong các bài tuyển dụng cuả các nhà tuyển dụng , tieunhoc hay gặp câu : cần những người có kinh nghiệm , hoặc ưu tiên những người có kinh nghiệm .
Vậy nều bản thân người đi xin được dự tuyển mà chưa hề có kinh nghiệm trong công việc này hoặc cơ bản là sinh viên vừa mới ra trường , câu trả lời nào sẽ là câu trả lời ăn điểm nhất trong vấn đề này , và những gì nên tránh không nên nói trong tình huống này !
Cám ơn đã đọc bài !
__________________
Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
Theo foureyes, khi nhà tuyển dụng yêu cầu về kinh nghiệm là họ muốn ứng viên có kiến thức, sự hiểu biết về công việc sắp tới, họ sẽ không mất thời gian,hay mất nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn lại.
Chính vì thế, nếu một sinh viên mới ra trường, chưa đi làm mà nơi tuyển dụng lại yêu cầu kinh nghiệm thì có thể lấy kinh nghiệm trong thời gian thực tập, thời gian đi làm thêm, thậm chí những kinh nghiệm có được trong quá trình học tập, hay những kiến thức thu thập được qua các phương tiện thông tin. Quan trọng là chứng tỏ được mình có sự hiểu biết về công việc sắp tới, ít nhất là những kiến thức cơ bản.
Nên trung thực khi xác định với nhà tuyển dụng là mình chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nên nói khéo một chút, chẳng hạn như " chưa đi làm nên chưa có nhiều, đầy đủ kinh nghiệm nhưng một số kinh nghiệm trong quá trình thực tập, đi làm thêm, tích lũy, học hỏi từ người khác như........"
Lấy kinh nghiệm của bản thân foureyes, khi được phỏng vấn hỏi về sự hiểu biết của mình về công việc hành chánh nhân sự, cách sắp xếp hồ sơ trong lần phỏng vấn xin việc đầu tiên trong đời, foureyes đã trình bày những gì mình biết trong quá trình thực tập. Và kết quả là....foureyes đã làm ở công ty đó cho đến bấy giờ (hơn 3 năm)
Dĩ nhiên, những người có kinh nghiệm sẽ chiếm ưu thế hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên mới ra trường không có cơ hội. Thậm chí, nếu chứng tỏ được bản lĩnh như tự tin, chịu khó học hỏi, tiếp thu tốt, năng động thì sinh viên mới ra trường có thể qua mặt những người có kinh nghiệm vì đối với một số công ty có chính sách đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu
Em xin tiếp tục với câu hỏi tiếp theo : Mức lương mong đợi của bạn là gì ?</span>
Theo em đây là một vấn đề nhạy cảm , và thường thì ứng viên khó có thể biết được một cách chính xác mức lương mà nhà tuyển dụng sẽ dành cho vị trí đó , nhưng hình như có cách để đánh gía được mức lương đó
Vậy câu trả lời hay nhất cho vấn đề này là như thế nào ? , và cách đánh giá một cách tương đối cho mức lương ở vị trí này !
Bởi nếu ứng viên đưa ra không chính xác về mức lương cho vị trí sẽ không ổn chút nào , bạn có thể sẽ ngậm ngùi tiếc nuối về mức lương thấp mà minh đưa ra , hoặc tệ hơn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng coi là : không có sự đánh giá chính xác về giá trị bản thân , và giá trị công việc .....hoặc vui vui thì.....nhà tuyển dụng sẽ mừng
Mọi ngừời thảo luận cùng em tiếp nào !
__________________
Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
Woa bấy lâu nay em post bài trên topic này với mong muốn thu hút những cao thủ ...cỡ myhanh , vậy mà đến giờ cao thủ mới xuất đầu lộ diện <_<
Lý do đơn giản là vì theo thông tin tieunhoc được biết thì anh myhanh là người trực tiếp phỏng vấn chứ không còn là kẻ bị phỏng vấn nữa rùi , mà nơi anh myhanh làm việc thì dĩ nhiên không phải là nhỏ .
Trở lại về topic :
Với kinh nghiệm trên giảng đường , tieunhoc bị thầy cô nói rất nhiều về việc phải nhanh nhạy trong những câu hỏi , tập cho quen để chuẩn bị cho những cuộc phỏng vấn
Khi nhận đuợc câu hỏi phải suy nghĩ ngay câu trả lời , cho dù câu trả lời đó là " không biết " , nhưng phải làm sao thể hiện đuợc cái thông minh , và nhạy bén của mình trong đó .
Thầy luôn nói rằng : khi bọn em đi phỏng vấn chung với sinh viên kinh tế , mặc dù sinh viên kinh tế biết về CNTT không nhiều , có thể họ chỉ biết rộng , chứ không sâu bằng các em nhưng ........các em sẽ rớt buổi phỏng vấn đó , còn người ta sẽ đậu vì........người ta rất năng động và....cho dù không biết gì nhưng người ta cứ "nổ "......nổ đến nỗi .......người ta được nhận vào còn bọn em thì ...phải rút lui
anh myhanh tiếp tục thảo luận về vấn đề này nha !
__________________
Có những lúc thật BUỒN nhưng người ta vẫn cứ phải CƯỜI
Linhmieu tui không biết tâm trạng các bạn chuẩn bị ra trường, chuẩn bị đi làm như thế nào, chứ linhmieu tui ngày trước lo lắm. Lo đủ thứ vì thấy sau một thời gian học mình chẳng biết gì? Cái gì cũng lơ tơ mơ? Không biết mình sẽ làm được gì? ... Nếu chung là không được tự tin lắm dù rằng tui không phải "học dở" đâu nhé! Đem "nỗi lòng" tâm sự với mấy người bạn, ai cũng có ý nghĩ như thế. Tui chỉ nhớ rằng ngày đó chúng tui tự bảo nhau:"Lo gì, nghề dạy nghề mà!". Quả thật như vậy! Đi làm thời gian đầu rất bở ngỡ. Cái gì cũng không biết, nào giờ chỉ nghe nói thôi chứ có biết thực tế đâu. Dần dần thì cũng quen. 1 tuần, 2 tuần rồi sẽ ổn cả thôi! Lúc đầu có nhiều người hỏi tui, nhờ giải thích cái này cái nọ, .. (không biết họ có thử không nữa???). linhmieu tui chỉ cười. Sau đó tui về nhà lật sách vở, hỏi bạn bè, lên mạng,... để tìm ra lời giải. Cứ mỗi lần như thế là tui lại hiểu thêm, có kinh nghiệm thêm.
Ông bà xưa có câu: "Không biết thì phải hỏi." Cấu này có lẽ không hiệu nghiệm với chúng ta rồi. Là kỹ sư, cử nhân, ... mới ra truờng mà gặp ai cũng hỏi, hỏi nhiều cái sơ đẳng quá (do quá lo sợ, thiếu tự tin,...) dễ bị người khác cười lắm đấy! Họ nói: "Sic... đại học gì đâu mà cái gì cũng không biết, vây mà đòi lương cao, ...". (Lúc đó mình cũng chỉ biết cười thôi!) Nếu gặp công ty biết sử dụng ngừơi, họ chỉ tận tình thì hay biết mấy. Chứ còn ngược lại thì ... chịu khó tìm tòi học hỏi bạn bè một thời gian. Ai cười mặc ai, nói nhỏ với họ rằng"Hãy đợi đấy! Rồi đây mày sẽ biết tay tao!"
Linhmieu
Linhmieu
__________________ "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẩm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!
Nguyễn Đình Chiểu"
Chúng ta thường rất lo khi đi phỏng vấn nhất la với SV khi chuẩn bị tốt nghiệp. có hàng trăm câu hỏi ma mình không biết câu trả lời . vì biết gì đâu mà trả lời
Tuy nhiên, khi phỏng vấn các bạn bạn sinh viên vừa ra trường, Người tuyễn dụng thường đánh giá không cao những trường hợp sau.
1/ Ứng viên có cách thể hiện quá tệ:
Ăn mặc quá luôm thuộm,hoặc quá cầu kì. model.....
Ứng cử viên không được bình tỉnh, không có được vẻ tự tin khi tiếp xúc vơi nhà tuyển dụng
Ứng viên tỏ ra quá tự tin, thích chứng tỏ mình quá hiểu biết , hay không trung thực khi trình bày vấn đề mà mình không hiểu rỏ ( có thể tạm gọi là " Nổ" )
2/ Ứng cử viên không tỏ rỏ một ưu điểm nào nổi bật của bản thân ( đương nhiên cũng loại trừ trường hợp " Nổ " ở trên, nên nhớ là không phài cứ ưu điểm thì cứ phải là " trung thực, chịu khó, tận tâm, ham học hỏi.... " vì những cái đó thì nghe ứng cử viên nào cũng nói, nhà tuyễn dụng nghe nhàm lắm rồi, đôi khi những thế mạnh mà ứng viên không dám nói nhưng lại được đánh giá cao : " hát hay, biết đàn , biết đá banh... hay chơi game"
3/ Ứng cử viên không nhận thức được nhược điểm của bản thân: Thường nhiều sẽ rất bất ngờ khi nghe hỏi câu này. có những nhược điểm cũng là ưu điểm, bạn thử suy nghĩ xem