Re: GS Ngô Bảo Châu: niềm tự hào và cái giật mình...
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Trích:
GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai. Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.
Trời, không ngờ ông GS. HT lại có suy nghĩ như vậy!
Ðề: GS Ngô Bảo Châu: niềm tự hào và cái giật mình...
Giáo sư [Đăng nhập để xem liên kết. ] là người rất nổi tiếng trong lĩnh vực toán Tối ưu. Lát cắt Hoàng Tuỵ được cả giới toán học biết đến. Dòng họ Hoàng này còn có các giáo sư như Hoàng Chúng (Toán Học), Hoàng Phê (Văn Học) và là con cháu của tướng quân Hoàng Diệu. Đọc bài này mới biết ông là người đề xuất mô hình lớp chuyên toán.
__________________
...Từ độ mang gươm đi mở cõi.
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long...
Ðề: GS Ngô Bảo Châu: niềm tự hào và cái giật mình...
Xem cây gia phả Toán học Việt Nam để biết nhiều hơn về mấy ông này:
Mấy cái tên Việt Nam trong biểu đồ là một cây đa như cây đa Tân Trào trong nền Toán học Việt Nam. Trong đó, mũi tên liền nét chỉ sư phụ trực tiếp, dấu gạch gạch chỉ sư phụ một môn học. Tiến sĩ toán học Việt Nam đầu tiên của Việt Nam là Lê Văn Thiêm bảo vệ LATS tại Đức 4-7-1945 trước mấy ngày Đức Quốc xã thất bại trong thế chiến thế giới thứ 2. Do đó tên ông không có trong các tiến sĩ bảo vệ luận văn của Đức từ năm 1907-2005. Tuy nhiên tất cả tài liệu liên quan đến ông còn lưu lại ở một thu viện của Đức. Việt Nam đã liên hệ và xin về. Lê Văn Thiêm sau đó nghe theo lời kêu gọi của chủ tịch HCM ông về Việt Bắc qua Thái Lan và xây dựng trường ĐH tại thủ đô kháng chiến. Hiện nay trong viện Toán học có tượng bán thân của ông. Hai tạp chí Toán học nổi tiếng của Việt Nam ngày nay cũng do GS Thiêm xây dựng.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
thay đổi nội dung bởi: myhanh, 23-08-2010 lúc 09:09 AM.
Ðề: GS Ngô Bảo Châu: niềm tự hào và cái giật mình...
5. Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.
Trích:
Nguyên văn bởi myhanh
Thích cái cách nói rõ ràng, gãy gọn như GS Châu! Hehe. Nhất là câu 5.
VietnamNet có đăng bài viết "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu?" [Đăng nhập để xem liên kết. ]
LTS: Sau những ngày cả xã hội vui mừng đón nhận thông tin GS Ngô Bảo Châu được vinh danh với giải thưởng Fields danh giá, mới đây Tuần Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng bài viết dưới đây. Không có sự sáng tạo đích thực nào không đi liền hai chữ "tự do"
Mỗi người cần có khát vọng, cả dân tộc dám ước mơ? Liệu đó có thể là những tia lạc quan cho người Việt sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng Fields? Chắc chắn sẽ còn nhiều câu hỏi và dự cảm hơn thế, nhưng câu trả lời hình như đang bị che khuất đâu đó chung quanh những thông tin quá nhiều về lòng tự hào Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Ai cũng hiểu, lòng tự hào như vậy cũng sẽ nhanh chóng đi qua. Nếu nói cho đúng, hiện tượng Ngô Bảo Châu đã đi vào lịch sử toán học thế giới. Ngô Bảo Châu sẽ chẳng còn là niềm tự hào riêng của người Việt, của "nền toán học Việt Nam", "trí tuệ Việt Nam".
Nhưng rồi đây có bao nhiêu "trí tuệ Việt Nam", "trí tuệ của nền toán học Việt Nam" có thể hiểu đầy đủ về "Bổ đề cơ bản" để diễn giải và ứng dụng nó trong tư duy toán học của người Việt hay ở các lĩnh vực khác liên quan đến toán học, đến đời sống thực tiễn?
Sự bí hiểm của một nghi vấn suốt 30 năm, làm đau đầu thế giới toán học, chả lẽ cuối cùng cũng chỉ đọng lại một mớ những mơ mơ hồ hồ trong cái "niềm tự hào" kiểu phong trào kia hay sao? "Của báu" mà không đủ khả năng để dùng, hay thuộc sở hữu của đỉnh cao trí tuệ Việt Nam, nhưng thế giới lại "mượn" để dùng, và dùng rất đúng chỗ, rất hiệu quả?
Sự vượt trội của một cá nhân xuất sắc cuối cùng đã làm lộ ra một sự thật trần trụi, nói như Lão Tử đó là "thiểu thắng đa" của đạo giảm trừ (đạo Trời). Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông. Nếu tinh tuý mà thuộc về số đông thì nó chẳng còn gì là tinh tuý nữa. Đó là con đường độc thiện kỳ thân và cả sự khổ công "tu luyện" của "hoà thượng" Thích Toán Học (blog của GS Ngô Bảo Châu) trong nhiều ngày nghiền ngẫm, suy nghiệm về "công án" Langlands.
Có lẽ lời phát biểu gây ấn tượng đến nhiều người của GS Ngô Bảo Châu và được không ít báo trích lại đó là: "Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do".
Tinh tuý chẳng bao giờ thuộc về số đông Gác chuyện "bám lề" sang một bên, nói chuyện tự do thôi. GS Ngô Bảo Châu đã nhận thức về hai chữ "tự do" ở đỉnh cao của vinh quang cá nhân. Thiết nghĩ, đó mới là niềm tự hào của người Việt Nam về Ngô Bảo Châu, và với câu nói này "hoà thượng" Thích Toán Học mới là người ngộ đạo (đạo toán học). Vậy giải thưởng kia còn danh nghĩa gì nữa trước hai chữ "tự do"? Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do". Tại sao mỗi người phải biến mình thành một cá nhân "ăn khớp" với xã hội, ăn khớp với những lề thói mà đôi khi chúng chỉ là một mớ bảo thủ hỗn độn được một ít trí khôn ranh mãnh và một vài dữ liệu không đầy đủ của tri thức nhào nặn ra?
Mỗi người không chỉ có một cơ chế tránh bụi bẩn khi gió cát nổi lên mà chính khi nhìn thấy bụi bẩn họ mới hiểu hết được tính chất ô nhiễm của thế giới và sự cùng tồn tại bất phân ly với thanh tĩnh. Điều khác biệt lớn nhất là làm thế nào để cộng tồn, để sống với bụi bẩn khi sự che lấp, gian dối biến ảo chung quanh đời người luôn làm sai lệch nhận thức thực tế, làm giới hạn sự tự do, để người ta không dám nghĩ, không dám nói, không dám hành động và không dám tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm?
Câu trả lời chỉ có thể đến từ một con người dám mãnh liệt bảo vệ sự tự do, sống với tự do. Sự "tự sướng" khôi hài
Thật lạ lùng, có không ít người trong chúng ta hoan hô giải thưởng, hoan hô câu nói đĩnh đạc ấy, trong khi ý chí thì cùn nhụt, nhận thức thì đóng khuôn bởi bao nhiêu những lề luật. Con người nô lệ cho hoàn cảnh trong những điều kiện họ hoàn toàn có quyền chọn lựa sự tự do. Vậy phải chăng có quá nhiều người không muốn tự do, nhưng thích hoà mình vào tập thể để tung hô tự do?
Nếu đúng là như vậy thì đó chính là quy luật gia tăng của "đạo tiểu nhân" mà Lão Tử nói. Khi đạo tiểu nhân gia tăng thì chữ tự do làm gì còn môi trường trong lành đích thực để hít thở. Bởi sự xâm chiếm của cái số lượng, cái mạnh, cái cứng rắn, bạo lực từ bên ngoài sẽ bành trướng và chiến thắng.
Chỉ khi đạo của tự do (tự nhiên nhi nhiên) xuất hiện thì mới có thể "lấy yếu đánh mạnh", "lấy ít địch nhiều". Chỉ có như thế mới có thể phát hiện ra hiền tài, đề cao hiền tài, mới có thể hiểu được sức mạnh và công dụng lớn có khi nằm ở những sự giản đơn (đến bất ngờ). Những phức tạp rườm rà, luân hồi lên xuống trong đời sống sở dĩ diễn ra bất tận vì con người có đặc tính "tham sinh uý tử", không biết đặt mình vào cái chỗ nguy hiểm, cái chỗ mất tự do để khao khát tự do.
Đỉnh cao trí tuệ của dân tộc làm sao có thể đến từ thói quen "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai". Cá nhân một khi đã đánh mất tự do của chính mình thì chỉ có thể vỗ ngực tự hào với những thứ tự do vô thưởng vô phạt, mà biểu hiện thường thấy là sự tự mãn hô to lên "tôi tự hào quá, tôi sẽ đặt ngay tên con tôi là Bảo Châu để lớn lên trí tuệ của nó cũng sẽ được 'nhập dữ liệu' như thế".
Đó là sự "tự sướng" khôi hài. Vì sự mất tự do lớn nhất chính ở lúc chúng ta tranh nhau vỗ tay và tung hô sự hùng vĩ của một cá nhân về cho một tập thể, bất chấp diễn trình nhân quả, sự nỗ lực sinh tử và cô đơn tận cùng của cá nhân. "Hoà thượng" Thích Toán Học sẽ mất đi danh hiệu ngộ đạo nếu ông khuyên mọi người hãy ước mơ đến cái tự hào của giải thưởng.
Tự do sẽ sinh ra tất cả những giải thưởng cao quý nhất của loài người. Giải thưởng ấy tự động để tự do rơi trở về với khái niệm "toàn mỹ" của chính nó, có nghĩa rằng "giải thưởng" ấy phải phục vụ con người, chứ nó không phải là cái tủ trang sức chứa đựng vô số những vàng, bạc, đá quý, kim cương, đô-la, biệt thự, hay phải phục vụ cho một cá nhân, tư tưởng tự xưng là ưu tú nào...
Không có sự sáng tạo đích thực nào mà không đi liền với hai chữ "tự do" Sự tự do lớn nhất của một dân tộc không phải chỉ biết chấp nhận vinh quang là của chung, còn nhục nhã thì thuộc về chúng nó. Trí tuệ, nhục nhã, sai lầm, khuyết điểm đều phải là của chung, không nhìn vào sự thực ấy, cá nhân không thể khai phóng, không thể tự cởi trói để hướng đến tự do.
Thử hình dung, nếu GS Ngô Bảo Châu không thể chứng minh được "Langlands"? Chuyện gì sẽ diễn ra cho "nền toán học Việt Nam"? Lấy giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà soi thì sẽ thấy, một hạt giống (của gien Việt) dù có tốt đến cỡ nào, nhưng nếu gieo vào một mảnh đất cằn cỗi thì nó có muốn trổ cành xanh lá, ra hoa kết quả cũng không bao giờ được.
Ngược lại một hạt giống bình bình dù năng suất không cao nhưng gieo vào một mảnh đất màu mỡ thì nó vẫn sẽ cho ra những kết quả mong muốn. Nói gần, nói xa để những người Việt tự trọng, mến yêu, thần tượng Ngô Bảo Châu nên dành một phút để cảm ơn nước Pháp.
Có thể GS Ngô Bảo Châu vẫn cần đến giải thưởng và sự vinh danh, nhưng "hoà thượng" Thích Toán Học thì chắc chắn luôn là một chiếc thuyền rỗng đáy, đừng chở cái gì theo mình cả, dù là cái huy chương "Fields" lấp lánh ánh vàng. Chỉ có như vậy, một ngày kia thiên tài mới không đi lẫn với bầy cừu
Re: Ðề: GS Ngô Bảo Châu: niềm tự hào và cái giật mình...
Trích:
Nguyên văn bởi TheDeath
Việt Nam thật may mắn khi có tờ báo như Vietnamnet.vn
Cụ thể hơn là chuyên đề Tuần Việt Nam, pp thấy rất hay.
Tự do là khát vọng của nhân loại. Tuy nhiên, có những nơi không có tự do, và họ che lấp bằng các định nghĩa tự do cho riêng mình.