Chính nghĩa cần được ca ngợi, nhưng nó luôn bị thiệt thòi và gánh phần oan nghiệt nhất.
Một đứa trẻ chới với giữa dòng nước, cả đám lao vào cứu, thế là chết cả chùm.
Tay không, thế cô bị thằng cướp kề dao vô cổ mà cứ chống cự, thế là bị cắt cổ.
Giáo dục và truyền thông hiện tại có xu hướng ca ngợi những người anh hùng rơm này. Điều đó thật là nguy hiểm.
Đọc nhiều bài báo tuyên dương đứa trẻ cứu người mà run.
Đọc nhiều vụ tay không chống cướp mà sợ.
Cứ đà này, sẽ có nhiều cái chết lãng nhách!
Chính nghĩa cũng chỉ là một khái niệm mơ hồ mà thôi. Các anh hùng rơm, hãy tỉnh táo.
Theo mình, báo động (ngầm), kéo dài thời gian, cố gắng ghi nhớ gương mặt đối tượng. Và quan trọng nhất, bảo vệ tính mạng của mình bằng cách nghe theo lời chúng!
Chuyện chống cướp để dành cho lực lượng chuyên nghiệp. Vừa rồi, đọc nhiều bài báo thấy mấy anh xe ôm bắt cướp, rồi tuyên dương như Lục Vân Tiên, thấy vừa buồn vừa tội.
Có lần hỏi anh bác sĩ cách cấp cứu một người bị đột quỵ như thế nào. Anh ta trả lời "Tìm cách đưa vô bệnh viện sớm nhất, hãy để cho những người chuyên nghiệp xử lý!".
Giải quyết những tình huống nguy hiểm (ảnh hưởng để tính mạng) mà thiếu hiểu biết, thiếu khả năng, đôi khi còn gây hại hơn.
Nên chăng nhà trường giáo dục các em nhỏ, báo chí "giáo dục" người lớn nhiều hơn về vấn đề này!
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 22-02-2012 lúc 09:39 AM.
Lúc trước có đọc một trường hợp phải nói là "quá ngu" (anh hùng rơm). Một con nhỏ nhảy cầu tự tử, thanh niên lao xuống cứu --> chết queo. Những việc này phải chăng cần bị "phê phán" chứ không nên "ca ngợi" !?
Có lần hỏi anh bác sĩ cách cấp cứu một người bị đột quỵ như thế nào. Anh ta trả lời "Tìm cách đưa vô bệnh viện sớm nhất, hãy để cho những người chuyên nghiệp xử lý!".
Giải quyết những tình huống nguy hiểm (ảnh hưởng để tính mạng) mà thiếu hiểu biết, thiếu khả năng, đôi khi còn gây hại hơn.
Nên chăng nhà trường giáo dục các em nhỏ, báo chí "giáo dục" người lớn nhiều hơn về vấn đề này!
Cái này thì...chính em đã chứng kiến tại...trường ta. Chuyện rất buồn.....và gần giống thế này!!!
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...
Hồi cấp 2 anh (với Nobi) có tham gia hội chữ thập đỏ của huyện. Ở đó người ta dạy mấy chuyện sơ cấp cứu khá hay. Tiệc là lâu quá cũng quên quên. Mây kiến thức cơ bản đó hình như bị bỏ quên. Giá như có vài tiết như thế thì hay biết mấy. Giống như chuyện sóng thần dạo nào. Một em bé nhờ biết kiến thức cơ bản mà đã cứu được già đình em và nhiều người khác. Nhiều khi cứ trông mong học hỏi cao xa mà bỏ quên mấy kiến tức cơ bản.
Theo mình, báo động (ngầm), kéo dài thời gian, cố gắng ghi nhớ gương mặt đối tượng. Và quan trọng nhất, bảo vệ tính mạng của mình bằng cách nghe theo lời chúng!
Chuyện chống cướp để dành cho lực lượng chuyên nghiệp.
Ôi đơn giản lắm là phải:
1. Lo tính mạng của mình trước nên không có bất cứ 1 hành động nào cả ngoài việc không đứng che camera ghi hình.
2. Làm theo tất cả các yêu cầu của bọn cướp.
3. Nhấn chuông báo động sau khi biết được mình an toàn.
Việc này là đã được trainning cho tất cả nhân viên rồi nên ai làm sai thì sẽ bị kỷ luật (vì rõ ràng là hoặc là anh chưa thi, hoặc là anh học vẹt và stupid).
Nên nhớ số tiền để ở nh là theo quy trình chặt chẽ bao gồm việc duy trì 1 số tiền rât ít ngoài quầy giao dịch, còn lại 1 ít đã được bỏ vào két sắt sâu bên trong) phần lớn còn lại là để ở NHNN.
Nên số tiền mất luôn ( nếu bọn cướp thoát được truy quét sau đó rất gắt gao và chuyên nghiệp của cảnh sát) cũng chẳng đáng bao nhiêu so với tổn thất tính mạng và ' tai tiếng' là stupid bank!
Thật sự chống tội phạm là trách nhiêm của toàn dân nhưng nên chăng có những hướng dẫn hiệu quả được truyền thông rộng rãi.