Gió lên lay động hoa bằng lăng thướt tha Hoa diễm kiều, hoa mặn mà Màu hoa tươi thắm lắm hoa ơi Cũng như câu chuyện tình ta ngát hương 1. Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu, con sáo qua sông con sáo đậu hiên........nhà. Trời tháng tư, em mặc áo hoa cà. Qua ngõ nhà em, anh kéo nghiêng vành nón, giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng. Em rón rén lượm gói vào chiếc khăn, cất cẩn thận trong áo gối. Để đêm đêm nghe tiếng quốc gọi hè, anh có nhớ hôm nào em vuốt ve cánh bằng lăng tím nở. 2. Hai đứa thương nhau chỉ biết nhìn nhau e thẹn, em nhát quá không dám nói với anh dù chỉ một đôi lời. Len lén nhìn em, anh bắt gặp em cười. Hàm răng trắng cắn đôi hột lúa, mắt thẩn thờ chầm chậm ngó mây bay. Anh nói thầm mây đẹp lắm mây ơi, mây trắng quá như tình ta trong trắng. Em bẻn lẻn cuối đầu nín lặng, má ửng hồng trong vành nón che nghiêng. {Ngâm} Nhưng giặc Mỹ đã càn qua thôn xóm Lửa bạo tàn thiêu đốt mái nhà tranh Vườn rau nhỏ gót giầy đinh dẫm nát Anh quyết đứng lên để bảo vệ que mình Buổi tiễn đưa anh vào bộ đội Em đứng lặng yên không nói một lời 5. Chỉ nhìn thôi hởi người con gái nhỏ, em có nghe chiều chiến khu mây lộng bốn phương........trời. Em giữ cánh hoa xưa như giữ một nụ cười. Nhớ lại ngày nào anh kéo nghiêng vành nón, giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng. Đêm hành quân vành trăng sáng long lanh, nhớ con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu. Em mơ ước ngày đất lành chim đậu, con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà. (10 nhịp) 6. Trở lại quê xưa lòng rộn rã niềm vui chiến thắng, gặp lại em vẫn thẹn thùng. Tóc vẫn cài màu hoa tím bằng lăng. Em biết tình đôi ta không thể cách ngăn, dẩu ta chưa nói với nhau những lời nhắn gởi. Nhưng em ơi, lửa tình yêu ta đã cháy ngời trong ánh mắt, và trãi qua biết bao nhiêu tháng đợi năm chờ. Trãi qua bao cảnh nắng mưa, màu hoa tím năm xưa xin tặng người.
Cầm hoa em mỉm miệng cười Với màu hoa tím trọn đời thuỷ chung. --------------------------------------------------- This lyric is copied from www.forvn.com/forums
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Thì ra bài này do nhà văn Mạc Tuyền ở Long An viết.
Mấy bác Long An khi hát bài này nhớ "nổ" nhe. [Đăng nhập để xem liên kết. ]
Qua đó cũng thấy một chi tiết thú vị do sự "tưởng tượng" của tác giả:
Trích:
Trong bài hát, con rạch Cái Thia được nhắc tới hai lần : “Con rạch Cái Thia chảy dìa Tắc Cậu, con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà” và : “Đêm hành quân vầng trăng sáng long lanh, nhớ con rạch Cái Thia chảy dìa Tắc Cậu”. Sông Tắc Cậu thuộc tỉnh Kiên Giang, còn con rạch Cái Thia lại ở Đồng Tháp. Muốn “chảy dìa Tắc Cậu” ắt con rạch phải dài cả trăm cây số (?).
- Có thể tác giả muốn tìm từ có âm điệu sao cho dễ hoà hợp với nhạc và hợp vần với câu sau: "Tắc Cậu" với "con sáo đậu" mà phải là địa danh cho câu cú có ý nghĩa nhưng không tìm ra được nơi nào khác hết, đành dùng đỡ địa danh ở Đồng Tháp!
- Hoặc con rạch đó thực sự dài như vậy! Có ai kiểm tra hay mục sở thị gì chưa?
- Hoặc khi tìm từ cho nhạc, tác giả đã không chú ý đến căn bản trong môn địa lý Việt Nam!
Tuy nhiên phải nói rằng, ông tác giả này hơi bị không may. Ổng sẽ không ngờ rằng đời sau lại có kẻ "canh me" mình như vầy!
Đúng như giả thuyết thứ 3 của bác S2B, bác Mạc Tuyền trong bài báo trên có nói với phóng viên:
Trích:
Vậy còn chuyện con rạch Cái Thia dài cả trăm cây số (!), Mặc Tuyền cho biết, vì sống gần “ông thầy” Kiên Giang, thường nghe ông nhắc về các địa danh này, anh tưởng nó gần nhau… Với lại lúc đó, anh đâu tính có ai sử dụng bài hát mà kiểm tra cho chính xác.
Bài hát này còn thú vị ở chỗ tác giả nguyên thủy (Mặc Tuyền) tuy không thật sự thành thạo âm luật của bản vọng cổ, nhưng cũng viết lên một bài ca "để đời", tất nhiên, có sự thêm thắt lại của cô Hà Minh Mẫn nữa. Một may mắn nữa, là được Thanh Tuấn-Thanh Kim Huệ "lăng xê". Chứ nếu gặp bác Sầu Vương Ý Nhạc giới thiệu tác phẩm là thua rồi.
35 năm, một thời gian không ngắn, thế mà bản nhạc vẫn mãi được ngân nga.
Có lần đi công tác, qua phà Tắc Cậu bổng nhớ bài hát này. Phà nằm ngã 3 sông. Khúc sông không lớn lắm. Nó bình thường như bao chuyến phà nhưng lại trở nên nổi tiếng nhờ bài hát. Sức mạnh của bài ca vọng cổ.