Nhiều ý kiến khác nhau về cuộc sống sau cái chết.
Sau khi chết người ta đi về đâu?
Đạo phật nguyên thủy thì Đức Phật từ chối trả lời câu hỏi này.
Những tôn giáo khác cũng xác nhận có cuộc sống sau cái chết (luân hồi), hoặc thiên đàng, hoặc địa ngục...
Các nhà khoa học hiện đang còn bàn cãi về đề tài này?
Vậy bạn có tin có cuộc sống khác sau cái chết?
Khi nói về một vấn đề thì có nhiều quan điểm và lập trường. Nếu chúng ta có 2 thứ kia khác nhau thì khó mà thảo luận. Đạo Phật cho rằng "cát bụi sẽ trở về với cát bụi". Thiên đàng hay Địa ngục nếu hiểu về đúng bản chất trần trụi của nó thì không có gì ghê gớm cả. Tất cả chúng ta ai cũng muốn xây cái thiên đàng ngay chốn trần gian chứ không ai muốn sau khi chết mới lên "thiên đàng" hehe.
Giống khái niệm "Cõi niết bàn" trong đạo phật cũng vậy. Nó không phải là một thế giới ở trên 9 hay 18 tầng mây mà ở ngay trong mỗi con người chúng ta. Đó một trạng thái của tinh thần. Khi đã thành chính quả (theo 8 con đường chính đạo để diệt cái vô minh) thì con người có thể đến đó.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Giống khái niệm "Cõi niết bàn" trong đạo phật cũng vậy. Nó không phải là một thế giới ở trên 9 hay 18 tầng mây mà ở ngay trong mỗi con người chúng ta. Đó một trạng thái của tinh thần. Khi đã thành chính quả (theo 8 con đường chính đạo để diệt cái vô minh) thì con người có thể đến đó.
Mới vừa tuần rồi Lim có chung vào lớp Thiền- Mediation; là 1 trong rất nhiều môn Yoga tại trung thể dục thể thao (Yoga bao gồm nhiều môn: Yoga Therapy;Sibananda;Back Therapy; Hatha Yoga; Flow hot, moon series; Ashtanga; Satyananda; yoga core...mà mấy môn này thực chất là thể dục, kéo giãn cơ như xiếc, kéo căng cơ và luyện sức bền như các lớp võ thuật thiên về khí công..).
Riêng môn Thiền thì được thầy Ấn Độ giới thệu là cách luyện để thành chính quả (mà có thể thay thế 8 cách như Phước nói ở trên). Thiền rất đơn giản là:
-Nhắm mắt suốt nhưng không ngủ (trong khoản 20 phút)
-Hít thở bình thường
-Luyện ở bất kỳ tư thế nào mà mình thoải mái nhất (nằm, ngồi, dựa tường).
-Đầu óc hoàn toàn trống rỗng.
-Nghe nhạc.
Liêm đã nhắm mắt được 20 phút nhưng làm cho cái đầu hoàn toàn trống rỗng thì chỉ được vài giây nhưng thấy khá hay và thú vị (Liêm thấy mình được đứng trên ngọn núi cao; được bay trên mây 1 chút; được về lại với thiên nhiên 1 chút).
Bộ phim của Mỹ gần đây nhất Eat Pray Love do Người đàn bà đẹp -Julie Robert đóng cũng nói về Thiền nữa (nhưng nhân vật nữ chính này luyện Thiền hoài mà không được: nhắm mắt không được 2 phút, đầu óc thì mãi suy nghĩ vì cô ấy vừa "bỗng nhiên li dị" mà; rồi chạy sang Ý tìm niềm vui ẩm thực; sang Ấn Độ để tìm sức mạnh của Thiền; sang Bali để khám phá ra được sự bình yên và cân bằng từ bên trong của tình yêu thật sự...), các ACE có thể xem phim này thêm.
Ông thầy (và các anh chị trong lớp) đang lôi kéo tập Thiền đây!
Thầy còn đưa cho 1 đĩa nói về Thiền 3D rất hay, ACE LQD nào có nhu cầu alô để Lim sang ra mà về tập!
Lim thấy Thiền rất hay và bổ ích
nhưng còn băn khoăn là có phù hợp với mình tại thời điểm này không? (vì mình đang làm Kinh Doanh trong 1 môi trường sinh động, ngoài sức khỏe mình còn phải duy trì sự năng động, tiến công. Lỡ đâu tập Thiền thấy được cõi niết bàn sớm quá sướng quá, rồi lại làm gì mà ở cõi niết bàn mới phù hợp, trái với người khác thì chết cha!) thôi chắc để già già 1 tí rồi tập cho chắc ăn, lỡ đâu bí đường vợ con là mệt!
Sau khi chết người ta đến miền cực lạc. Tất nhiên là sống cuộc sống ở đó rồi. Miền cực lạc ra sao? Còn tùy người đến. Họ thấy cực lạc như thế nào thì miền cực lạc sẽ như thế đó. Bởi vậy không có miền cực lạc nào giống miền cực lạc nào hết. Thế nên cuộc sống sau cái chết mới bí hiểm.
@lim:
Thiền nói đơn giản là "sống chậm", "nhìn lại mình". Thiền chỉ là phương pháp giúp cho con người nhận ra nguyên nhân (duyên) của sự đau khổ. Bản thân "thiền" không phải là thuốc trị "đau khổ" mà nó chỉ là "máy siêu âm", "máy x quang", "máy điện tim" tức là phương tiện giúp ta tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà thôi.
Bản thân "thiền" nó không diệt được vô minh không đến được với vô ngã nên không thể thành "chánh quả". Mà thông qua "thiền" người ta biết được duyên mà tìm ra con đường đi trong bát chánh đạo phú hợp.
Nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì "Thiền" là bước số 2 trong "Tứ Diệu Đế".
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Thiền là sống tỉnh thức trong từng phút giây hiện tại.
......Nếu như một người tập Thiền mà chỉ đợi đến giờ nhất định mới đi tọa thiền để có được sự định tâm và nguồn an lạc thì thiền sinh ấy chưa phải là một người tập thiền giỏi. Chúng ta phải đưa thiền đi vào trong đời sống mới thực sự có nhiều lợi lạc. Nếu như ở thiền phòng, ngồi im lặng theo dõi từng hơi thở để cho tâm tư được tĩnh lặng, tự chủ, an lạc thì chúng ta cũng phải biết ứng dụng thiền như thế nào để khi làm việc trong nhà bếp hay lúc ở trong phòng làm việc, tâm của chúng ta cũng được như vậy. Làm sao đó để việc ngồi thiền có tác dụng cả những lúc ta không ngồi thiền cũng như khi vị bác sĩ tiêm một mũi thuốc vào cánh tay bạn, không phải chỉ cánh tay mà cả toàn thân bạn đều được hưởng mũi thuốc đó. Khi bạn ngồi thiền, sự an lạc mà bạn có trong một giờ phải được tỏa rạng và ảnh hưởng trong suốt hai mươi bốn giờ chứ không phải chỉ trong lúc đang ngồi thiền. Chúng ta phải thực tập như thế nào đó để không còn thấy ranh giới giữa lúc ngồi thiền và không ngồi thiền thì sự thiền tập mới thực sự mang lại lợi ích.
Trong thiền phòng, chúng ta đi thiền hành từng bước chậm rãi, khoan thai và có ý thức, nhưng tại công sở hay trong siêu thị, ta trở nên một con người khác vì không còn giữ được chánh niệm và sự trầm tĩnh nữa, ta đi đứng một cách vội vã, vụt chạc như bị ma đuổi. Làm thế nào để khi ra khỏi thiền phòng, ta vẫn giữ được chánh niệm? Đây là vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm, bàn bạc và cùng nhau chia sẻ. Tôi có một người bạn biết thực tập hơi thở giữa những tiếng reo của điện thoại, điều đó giúp ích cho anh ta rất nhiều. Một người bạn khác là một thương gia, nhưng biết đi thiền hành khi đến những nơi hẹn, anh đi rất khoan thai và an lạc từ dãy phố này đến tòa cao ốc kia. Nhờ vậy mà những buổi gặp gỡ làm ăn của anh thường rất thành công dù với những người khó tính nhất.
Giữa bao nhiêu phiền toái của cuộc đời, để có đủ khả năng đối diện với chúng, chúng ta cần phải biết dừng lại, trở về với chính mình. Khi đó, bạn không cần phải vào ngay thiền phòng, hay đến một trung tâm thiền nào đó để thực tập hơi thở chánh niệm, bởi ở đâu bạn cũng có thể thực tập Thiền. Khi ngồi tại văn phòng, trong xe hơi, khi ở trung tâm mua bán đông người, hay khi ngồi chờ tàu chạy trong nhà ga xe lửa, nếu bạn cảm thấy bực dọc hay mệt mỏi, bạn có thể thực tập trở về với hơi thở và mỉm cười để đừng đánh mất mình và giữ được sự thăng bằng cho thân tâm. Hơi thở chánh niệm giúp cho ta khôi phục con người mình một cách trọn vẹn bất cứ ở đâu, trong tư thế nào (đi, đứng, nằm, ngồi), ta cũng thực tập thở và quán chiếu được cả. Mặc dù vậy, tư thế ngồi vẫn là tư thế tốt nhất cho việc hành thiền. Cách ngồi thiền vững chãi là ngồi trong tư thế kiết già (full – lotus positions) tức là ngồi xếp bằng hai chân lại với nhau trên một cái gối (tọa cụ) dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Ngồi như thế sẽ cho thân tâm bạn dễ dàng trở nên định tĩnh, an lạc và tự chủ hoàn toàn. Ngồi thiền chính là lúc trở về với nội tâm, quán chiếu và thanh lọc để nội tâm được an lạc, thanh tịnh, sáng tỏ, chứ không phải là chạy trốn chính mình hay chạy trốn thực tại. Đôi lúc chúng ta ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời và chạy trốn chính mình, giống như con thỏ trở về cái hang của nó. Làm như vậy chúng ta có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật đầy bất ổn. Cũng như những người tu hành xác (khổ hạnh), khi họ kiệt sức thì họ có ảo tưởng rằng cuộc sống chẳng còn vấn đề gì nữa hết. Nhưng khi cơ thể được phục hồi, sinh khí trở lại thì những vấn đề kia cũng trở về theo.
Tu thiền với mục đích làm cho đời sống có an lạc và sự tu tập cốt ở sự đều đặn và tinh tấn. Mỗi ngày chúng ta đều thực tập thiền tọa, thiền hành để quán chiếu mọi sự việc đang xảy ra với một tâm tư hoàn toàn tỉnh thức. Thực tập như thế dần dần chúng ta có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng, đầy vô thường đắp đổi.
Để cho việc hành thiền đem lại thành quả cho bản thân bạn cũng như cho xã hội, chúng ta phải biết áp dụng thiền tập vào trong đời sống hàng ngày và luôn tự hỏi: Bạn có tập thở không khi nghe chuông điện thoại reo? Bạn có tập buông thả không khi bị căng thẳng, hay sau những giờ làm việc mệt mỏi? Đó là những câu hỏi rất thiết thực, là những đề mục thiền quán rất thực tiễn cho chúng ta thực tập hàng ngày. Nếu như lúc ăn, lúc nói, lúc làm việc, lúc ngủ nghỉ khi nào bạn cũng thiền cả, thì đời sống của bạn là đời sống thiền, điều này, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội của bạn. Thiền là sống tỉnh thức, sống có chánh niệm trong từng phút giây một cách trọn vẹn với chính mình, với mọi người xung quanh. Thiền là sự sống hiện thực sinh động chứ không phải là một ý tưởng mơ hồ xa vời và tách khỏi cuộc sống.
Thích Nhuận Hải
Lời bàn: Thiền là sống tỉnh thức trong từng phút giây hiện tại. Mình đang đi, mình biết rằng mình đang đi. Chân trái nâng lên, đưa ra trước, rồi đặt xuống,... rồi chân phải nâng lên, đưa ra trước, rồi đặt xuống, ... Khi đi, ta chỉ biết mình đang đi và ý thức được xe cộ đang lưu thông trên đường mà không bận tâm đến điều gì khác nữa. Đó là thiền rồi! Điều đó khác hẳn với một người đi đường lơ đễnh, đầu óc rỗng không, ... có ngày bị xe đụng! Tương tự như vậy, ta có thể thiền khi ăn, khi giao tiếp với đối tác, khi súc miệng, vệ sinh cá nhân, khi quan hệ vợ chồng, ... Khi đó, ta ý thức được việc mình đang làm, không lơ là. Như thế, việc làm của mình sẽ đạt hiệu quả hơn. Nếu thực hành đúng cách, thiền giúp ta làm việc (kể cả việc kinh doanh hay làm việc trong môi trường kinh doanh) hiệu quả hơn vì chúng ta ý thức được việc mình làm, quan sát tinh tế, không để phân tán tư tưởng,... Cũng như Khổng Minh thời xưa khi nói chuyện với người khác, ông rất chú ý đến thái độ, cử chỉ, cảm xúc,.. của đối phương. Vì vậy, ông đưa ra nhiều nhận định chính xác, phải chăng ông đã áp dụng thiền khi giao tiếp?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người rất nổi tiếng về lĩnh vực này. ACE nào thích tìm hiểu thì có thể vào trang của Làng Mai để xem các tài liệu, các bài giảng của ông.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog