Ai đó bảo rằng Trung Nguyên là cái nôi của võ thuật... Thiếu Lâm là Thái Sơn bắc đẩu, mọi môn phái đều xuất phát từ Thiếu Lâm mà ra... Tuyệt chiêu trong võ thuật Kim Dung nhiều vô kể, nào là thiết bố sam, kim cang bất hoại, giáng long thập bát chưởng... Kể cả phim ảnh của Tung Của cũng bảo là võ công Trung Nguyên là nhất, là No1; Nhật, Hàn, Mông cổ... cũng là đồ bỏ...
Nhưng mà kinh tế học có nhiều thứ triết lý rất không theo lòng người, nó theo con đường của hiện thực, con đường của sự thực. Không phải cái gì có lý đều tồn tại, nhưng nó tồn tại ắt hẳn cũng có lý của nó. Thử xem mấy giải đấu võ tự do chẳng thấy thằng Tung Của ở đâu cả. Đâu rồi kiểu vừa đánh vừa nhảy nhảy, lộn lộn mấy vòng rất hoa mỹ, rồi thì kiểu thủ thế co một chân lên hai tay dang ra theo kiểu hạc, rồi thì kiểu cúi người thấp xuống theo kiểu hổ, rồi thì xà quyền, nai quyền, mèo quyền chả thấy đâu trong mấy kỳ thi strikeforce. Vậy thì chắc hẳn khán giả sẽ hỏi võ công Thiếu Lâm đâu rồi, võ công Võ Đang đâu, rồi thì Vịnh Xuân Quyền nằm ở chổ nào trong đánh thực? Một tỷ ba người với hàng hà sa số loại võ công, kungfu tuyệt đỉnh sao không đánh lại ở mấy kỳ thi strikeforce? Nói đến strikeforce chi cho xa xôi, thậm chí cả boxing cũng chẳng thấy tên tuổi Tung Của ở đâu cả!
Cuối cùng túm lại là chẳng cần biết phương tiện gì, nhưng kết quả dở tệ thì phải xem lại phương pháp của anh! Mấy món võ của Tung Của đa phần là để biểu diễn là chủ yếu, còn nếu đánh thật thì thực tế hai bên sẽ đánh như mèo quào, nghĩa là xông vào xực xì xầm, đập thẳng vào mặt, ngực bụng, tung cước cho nhanh mạnh, chính xác... chủ yếu là vậy chứ chẳng có cái gì là hổ quyền, nai quyền, mèo quyền khi đánh tự do cả.
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
thay đổi nội dung bởi: TheDeath, 07-12-2009 lúc 09:25 PM.
Ðề: Võ thuật Kim Dung dưới góc nhìn của kinh tế học!
Trích:
Nguyên văn bởi peanux
Nhà kinh tế học! Haha cái đề như vậy thì nội dung sao đọc cho trôi đây bác!
Vậy cũng không hiểu? Mọi hành động đều có mục tiêu và đấu võ đài vì cái gì? Túm tụm lại là vì tiền, tiền là mục tiêu lớn để các các võ sĩ phấn đấu... Kinh tế học sẽ nhìn dưới góc độ này!
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
Re: Võ thuật Kim Dung dưới góc nhìn của kinh tế học!
Ý kiến bác P. rất khách quan đó, bài đầu tiên của bác TD chỉ là phân tích lối võ biểu diễn của kungfu TQ và sự yếu kém khi tham gia các giải đấu đối kháng trên thế giới. Chưa thấy rõ cách nhìn kinh tế nào hết!
Võ thuật xuất phát từ cuộc sống, chiến đấu để tồn tại. Khi không cần thiết để chiến đấu nữa thì nó đã được dùng để rèn luyện sức khỏe, cũng là di dưỡng tinh thần. Thế nên một số nền võ thuật rất kiêng kỵ dùng võ thuật để đả thương, sát hại người khác. Thậm chí lên án rất nặng nề.
Cũng có một số nền võ thuật du di hơn, cho đấu võ đài, coi như một hình thức rèn luyện nhưng đã nghiêm cấm hầu hết các đòn thế gây thương tích, nguy hiểm đến tính mạng. Có một số thể thức kiểu như khi ra đòn đến gần trúng đích phải thu về và tính điểm. Các võ sĩ luyện tập theo định hướng và hầu như bỏ hẳn những đòn thế gây chết người, trừ các lực lượng vũ trang. Như thế, trải qua hàng trăm năm, các đòn hiểm ác không được lưu truyền rộng rãi, và hầu như cấm sử dụng.
Ngược lại, có một số nền võ học lại khai thác triệt để lối đánh nguy hiểm. Và, lại được một bộ phận công chúng thích bạo lực ủng hộ. Quyền anh, đấu võ đài tự do, muay Thái là các đại diện nổi tiếng. Lên võ đài thì nghĩ đến hạ gục đối phương thì bảo sao những ngón võ họ không nguy hiểm.
Tóm lại, do định hướng (mục đích) của các môn võ mà sẽ có những kết quả khác nhau. Người học võ để cho thân thể cường tráng, di dưỡng tinh thần thì phải khác với kẻ học võ chỉ để hạ gục đối phương trên võ đài. Nếu các chưởng môn khuyến khích đồ đề mình học võ để lên võ đài thì sự thế sẽ khác.
Re: Võ thuật Kim Dung dưới góc nhìn của kinh tế học!
Nghe nói ngày xưa (trước giải phóng) ở nước ta (cùng với Thái, Lào, Cam) có các võ đài dựng lên đấu tự do rất hấp dẫn. Dùng đủ mọi chiêu thức để hạ đối thủ. Nếu còn, đến bây giờ có lẽ VN cũng có vài võ sĩ đẳng cấp quốc tế hông chừng!
pp có nói chuyện với một võ sư từng tham gia những trận đánh như thế. Tính hỏi vài câu chuyện "huyền thoại" để làm vốn ...nổ với anh em. Ai ngờ chỉ nhận được câu trả lời cụt ngủn:
- "Đánh võ đài ác lắm!"
__________________
phanphuong
thay đổi nội dung bởi: phanphuong, 08-12-2009 lúc 05:37 PM.
Re: Ðề: Võ thuật Kim Dung dưới góc nhìn của kinh tế học!
Trích:
Nguyên văn bởi rangsun
2 võ sĩ này chắc cũng đang biểu diễn, ko thấy ai bị trúng đòn.
Nhìn kỹ đi, đây là một trận đấu thật. Võ sư thiếu lâm luôn trong thế thủ của con rắn, đợi khi đối phương ra đòn thì lập tức tấn công lại.
Nếu biểu diễn thì sẽ rất khác.