Hôm qua đi học một lớp về hít thở, giáo viên có nói rằng không nên nóng giận vì mỗi khi nóng giận bao tử sẽ tiết ra một chất dịch nào đó bào mòn thành bao tử. Vì thế người dễ nóng giận sẽ có nguy cơ đau bao tử.
Không biết nhận định này đúng/sai thế nào.
ACE nào biết giải thích (có cơ sở khoa học đàng hoàng, hihi) dùm nhé!
Đa tạ!
Tinh thần ảnh hưởng đến thể xác, thể xác ảnh hưởng đến tinh thần. Cái này khoa học có rất nhiều bằng chứng rồi.
Giận quá còn ảnh hưởng đến trí tuệ nữa, "giận mất khôn"
Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ), Can khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc khắc Tỳ Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí Phạm Vị. Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không phải do Tỳ tự suy yếu.
.....................
__________________
Hỗ trợ cung cấp công cụ giải trí có tính phức tạp cao...
haha nóng giận sao mà ăn cơm vô ---> nhịn đói ---> đau bao tử
nói chơi cho zui. chứ theo sự hỉu biết hạn hẹp của TLP thì đau bao tử là từ dân gian gọi, trong bệnh học ko có từ này. Người ta gọi bệnh này là Viêm loét dạ dày - tá tràng. tùy theo mức độ sẽ là viêm hay loét...hay đến biến chứng cancer.
Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguyên nhân, đôi khi chúng phối hợp nhau. Các yếu tố này còn có sự tham gia của di truyền, yếu tố tâm thần và nuôi trường. Di truyền
Nhiều lập luận cho rằng loét tá tràng có tố tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và loét, đồng thời xảy ra ở 2 anh em sinh đôi đồng noãn hơn là dị noãn. Trong số những yếu tố di truyền đã biết đến là:
- Nhóm máu O không tiết của các kháng nguyên hòa tan ABH.
- Tăng tiết pepsinogen I phối hợp với tăng tiết acid HCL.
- Cường gastrin máu do u tiết gastrin trong bệnh đa u nội tiết nhóm I.
- Cường gastrin máu do phì đại tế bào G vùng hang vị.
Trong bệnh loét dạ dày yếu tố di truyền ít rõ hơn. Tần suất của nhóm máu A cao một cách bất thường
Các bệnh lý di truyền khác phối hợp với loét: Bệnh tăng dưỡng bào; hội chứng run, và loét; bệnh thoái hoá dạng bột týp 4; hội chứng da trâu mang đặc trưng là sỏi thận - đau khớp - đái tháo đường và loét dạ dày tá tràng, bệnh dày da và. màng xương với ngón tay dùi trống da dày mặt bự; bệnh nết ruồi son (lentiginose) với teo đồng tử và đái tháo đường phụ thuộc insulin. Yếu tố tâm lý Hai yếu tố cần được để ý là nhân cách và sự tham gia của stress trong loét. Theo Alexander, tâm lý của bệnh nhân loét và ưu thế của hệ thống hoạt động thụ động, chủ thể dao dộng giữa khuynh hướng hoạt động hoặc nhu cầu về trách nhiệm, tự do, độc lập và khuynh hướng thụ động cần sự giúp đỡ. Thể tâm thần ảnh hưởng lên kết qủa điều trị, loét cũng thường xảy ra ở người có nhiều sang chấn tình cảm, hoặc trong giai đoạn căng thẳng tinh thần nghiêm trọng như trong chiến tranh. Rối loạn vận động
Ðó là sự làm vơi dạ dày và sự trào ngược của tá tràng dạ dày. Trong loét tá tràng có sự làm vơi dạ dày quá nhanh làm tăng lượng acid tới tá tràng. Ngược lại trong loét dạ dày sự làm vơi dạ dày quá chậm, gây ứ trệ acid ở dạ dày. Trong trào ngược tá tràng dạ dày muối mật và lecithin làm viêm hang vị rồi gây ra loét. Yếu tố môi trưởng
1. Yếu tố tiết thực
Bản chất của thức ăn, gia vị, giờ ăn hoặc ăn nhanh dường như không đóng vai trò trong bệnh nguyên của loét. Tuy nhiên không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen về ăn uống. Như ở Bắc ÂU ăn nhiều lúa mì loét ít hơn ở miền Nam ăn toàn gạo: Thật vậy nước bọt chứa nhiều yếu tố tăng trưởng, thượng bì giữ vai trò nuôi dưỡng niêm mạc và làm giảm tiết acid. Sữa không có tác dụng bảo vệ protein, cafein và calci là những chất gây tiết acid; với liều cao rượu gây tổn thương niêm lạc dạ dày.
2. Thuốc lá
Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người hút thuốc lá, thuốc lá cũng làm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoặc gây đề kháng với điều trị. Cơ chế gây loét của thuốc lá vẫn hoàn toàn chưa biết rõ, có thể do kích bác dây X, hủy niêm dịch do trào ngược, tá tràng dạ dày hoặc do giảm tiết bicarbonat.
3. Thuốc
Aspirin: gây loét và chảy máu, thường gặp ở dạ dày nhiều hơn tá tràng, do tác dụng tại chỗ và toàn thân. Trong dạ dày pH acid làm cho nó không phân ly và hòa tan được với mỡ, nên xuyên qua lớp nhầy và ăn mòn niêm mạc gây loét. Toàn thân là do aspirin ức chế prostaglandin, làm cản trở sự đổi mới tế bào niêm mạc và ức chế sự sản xuất nhẩy ở dạ dày và tá tràng, do đó các viên nang chỉ làm giảm nguy cơ loét dạ dày, nhưng không làm giảm loét tá tràng.
-Nhóm kháng viêm không steroid: gây loét và chảy máu tương tự như aspirin nhưng không gây ăn mòn tại chỗ.
Corticoid: không gây loét trực tiếp, vì chỉ làm ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin, nên chỉ lành bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có sẵn tố tính loét.
4. Helicobacter pylon (HP)
Ðã được Marshall và Warren phát hiện năm 1983, HP gây viêm dạ dày mạn tính nhất là vùng hang vị (táp B), và viêm tá tràng do dị sản niêm mạc dạ dày vào ruột non, rồi từ đó gây loét. 90% trường hợp loét dạ dày, và 95% trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện HP nơi ổ loét.
và theo sự nhớ mang mán thì khi căng thẳng nóng giận nói chung, túm lại là stress sẽ gây ra 1 số đáp ứng về thần kinh, miễn dịch và nội tiết.
Các đáp ứng sinh lý tức thì được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật (ANS: autonomic nervous system). Các đáp ứng trung gian được điều hòa bởi tuyến tủy thượng thận, một tuyến nội tiết nằm dưới sự kiểm soát của ANS. Các đáp ứng dài hạn được điều hòa bởi hệ nội tiết và hệ miễn dịch. Mỗi một trong số các hệ thống này đều có những ảnh hưởng rộng rãi trên các mô đích (target tissue) trong cơ thể. Hệ ANS gồm hai phần: hệ giao cảm (sympathetic) và đối giao cảm (parasympathetic). Sympathetic: Tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim và tăng cung lượng tim sẽ đẩy nhanh việc cung cấp oxy và năng lượng cho hoạt động mạnh của các khối cơ lớn (cho phản ứng “chống hoặc chạy”). Các mạch máu đến cơ vân giãn ra, tăng sự cấp máu cần thiết cho hoạt động cơ. Các mạch máu đến ruột co lại, làm chậm quá trình hấp thu thức ăn. Nội tiết: sự phóng thích epinephrine (E) và norepinephrine (NE) từ tủy thượng thận tác động giống sympathetic. ngoài tủy thượng thận (adrenal medulla) thì 4 tuyến tuyến yên (pituitary), tuyến giáp (thyroid),vỏ thượng thận (adrenal cortex) và tuyến tụy (pancreas) cũng tham gia trong qtrình stress để tiết ra các hormoon ACTH (Adrenal CortexTrophic Hormone) và TSH (Thyroid Stimulating Hormone)GH (Growth Hormone). ADH (Anti-Diuretic Hormone) .... NHỮNG CHỮ MÀU ĐỎ TÁC ĐỘNG ĐẾN DẠ DÀY --> CÓ NGUY CƠ ĐAU BAO TỬ KHI NÓNG GIẬN hi vọng giải đáp được câu hỏi nì hihi
__________________ Đơn giản cho đời thanh thản
thay đổi nội dung bởi: Tô Lan Phương, 02-11-2010 lúc 02:06 PM.
Sự đời, 1 việc mà hỏi 2 người thế nào cũng có gì đó khang khác, nghề y lại càng ...
Để giải thích "có cơ sở khoa học đàng hoàng" thì phải hiểu rõ sinh lý học của stress cặn kẽ. Chị thì không dám nhận chữ cặn kẽ đó, chỉ thử giải thích theo suy nghĩ của mình.
Chị chỉ nói đến phần các đáp ứng sinh lý tức thì với stress mà TLP nêu nhe (phần di truyền gì gì đó không nói). Các đáp ứng đó chỉ duy nhất phục vụ cho 1 mục đích: sống còn (đánh hay chạy chỉ để sống còn thôi). Và đáp ứng sống còn (tức thì) liên quan đến hệ giao cảm. Sau đó thì sao?
Cơ thể phải cố gắng về mức cân bằng thể dịch lại (biểu hiện bên ngoài sẽ ngược lại lúc chống đỡ, nhịp tim chậm lại, thở chậm lại...). Lúc này là vai trò của hệ đối giao cảm đây. Và khi kích thích đối giao cảm với mục đích chính calm down, thì hệ luỵ đi theo cũng có. Nó sẽ làm tăng tiết HCl ở dịch dạ dày, làm mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công ở dạ dày, do đó dễ sinh loét, chứ không phải chắc chắn sinh loét. Còn việc giảm lượng máu ở đường tiêu hoá trong pha chống đỡ tức thì chủ yếu là làm giảm khả năng tiêu hoá của đường tiêu hoá, có thể nó cũng góp phần, nhưng không thể nói là phần chính được.
Bởi vậy thiên hạ mới nghiên cứu rần trời đại loại như The Preventive and Therapeutic Effects of Vagotomy for Stress Ulcer.
@lbt90B: vậy thì phải nói đến cơ chế bảo vệ và tiết dịch của dạ dày rùi...chắc ko khéo chị em mình lại biến cái topic này thành bài giảng về viêm loét dạ dày tá tràng...ko phải là y học phổ thông gòi.
Nếu: nóng ai, giận ai, căng thẳng về 1 mục tiêu/ ham muốn nào đó quá mà chưa đạt, buồn, suy nghĩ tiêu cực... và không ăn nhiều rau xanh, canh, trái cây
Thì: bạn lim bị đủ thứ bệnh (đâu đầu, béo, đau bụng, tiêu chảy, đau tim, nổi mụn, nhức mỏi...) dưới mấy cái tên bệnh nghe như có vẻ trầm trọng : tim thần kinh, tim thực vật, đau quản thận, đau thần kinh liên sườn, rối loạn tiền đình gì gì đó, rối loạn tiêu hoá...
Nên:sống vui vẻ, vị tha, ai ghẹo chọc gì nếu có tức lắm thì chửi thề, kệ mẹ nó, rối thôi! Ăn uống thì ít ít lại, uống nước thôi cũng đủ tốt +rau xanh+trái cây+chơi thể dục thể thao.
Mà nhiều khi bệnh hơi hơi, nhiều khi chạy vô mấy cái bệnh viện quốc tế tiêu tiền bảo hiểm, được các y bác sĩ tại đây chữa trị "nhiệt tình, vui vẻ, cùng mình vẻ ra 1 đống chi phí hợp lý" cho công ty bảo hiểm đền.
Hết căng thẳng, hết bệnh, về làm tiếp...
Sau đó được 1 số em marketing (khách sạn, nhà hàng, matxa, mỹ phẩm) gọi mời làm member với những lời ngọt ngào, vui vẻ...(hình như mấy cái bệnh viện này bán thông tin của mình??)
Túm lại, nể phục bác sĩ nào vui vẻ, nhiệt tình, chữa bệnh thì cũng phải biết giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ động viên, an ủi, thấu hiểu bệnh nhân!!!...bỏ tiền ra nhiều tí cũng không tiếc...
Nhắc mới nhớ (có đụng chạm đến bác sĩ nào trên diễn đàn thì kệ): bệnh viện Long An vẫn còn là nơi có lối cư xử với bệnh nhân tồi tệ nhất đến thời điểm này! vẫn còn giữ nguyên thái độ thời kỳ bao cấp đần độn với bệnh nhân...(qua lần dẫn ngoại mình 93 tuổi đi khám bệnh gần đây, mấy thằng y bác sĩ quát nạt mình và ngoại khi mình tới khoa khám tổng quát trể 1 phút sau khi đã khám khoa mắt, tai mũi họng), còn tại sao dùng từ khoa tổng quát và vì sao trễ là 1 câu chuyện khá li kỳ! Sau đó mình phản ứng muốn góp ý và cần viết góp ý thì cả bầy y bác sĩ phòng cấp cứu trố mắt ra nhìn mình như người từ cõi trên.
Mình góp ý với mấy bệnh viện tư, nước ngoài...người ta cám ơn rần rần (nhất là mấy việc chưa được để người ta phát triển thêm chất lượng phục vụ), không biết mấy bác sĩ bệnh viện Long An phản ứng sao với bài viết này nhỉ!!!????
Tôi vẫn còn tin "lương y như từ mẫu"! Nhưng ai đối xử sao với tôi, tôi đành coi họ lại như vậy thôi (nếu không tôi sẽ ảo tưởng, mà ảo tưởng rồi mới đưa bà đi khám BV Long An, chứ phải chi khám quách bên ngoài hay Sài Gòn)