Hôm rồi về thị xã Tân An, nhằm lúc có 1 cái chợ mới vừa được lập bên cạnh hồ bơi, Rùa chợt nhớ đã đọc ở đâu đó rằng chợ Tân An của mình hồi xưa ( hỏng biết hồi nào) tên là Vũng Gù.
__________________
Rồi ngày sẽ trôi qua, Cuộc đời vẫn đẹp sao!!! ctdiemai@yahoo.com
Cái Tên Vũng Gù
(Tham khảo trong tài liệu "Tân an ngày xưa" của học giả Đoàn Văn Hội) 1. Vũng Gù tên cũ của Tỉnh lỵ Tân An
Quân đội Pháp xâm chiếm Nam Kỳ trước đoạt ba tỉnh miền đông : Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.Do Hòa ước năm Nhâm Tuất ký kết ngày 5-6-1862, sứ thần Việt là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp nhượng cho Pháp ba tỉnh nói trên.
Thuở bấy giờ, Phủ Tân An vẫn thuộc địa phận tỉnh Gia Định và ban sơ, Phủ đường đặt tại Châu phê, chợ Cai Tài, làng Huê Mỹ Thạnh, nên mới có câu ca dao còn truyền tụng đến ngày nay : Bảng treo tại chợ Cai Tài,
Bên văn, bên võ, ai có tài ra thi,
Năm 1863, chánh quyền dời Phủ lỵ về làng Nhơn thạnh, tả ngạn sông Vàm cỏ tây và năm 1864, một viên Tham biện Pháp (Inspecteur) được bổ nhiệm cai trị Phủ nầy.Cuối năm 1868 (hay đầu năm 1869), Phủ đường được vĩnh viễn dời về vị trí tỉnh lỵ Tân An hiện nay, lúc bấy giờ được gọi là Vũng gù .Lúc trước, tổng Hưng long thuộc Phủ Kiến an (tỉnh Định tường) năm 1867 sáp nhập với Tân An và năm 1871, Tân An lại đặng thêm tổng Mộc hóa khi xưa thuộc Phủ Tây ninh : như vậy, các tổng làng nằm giữahai con sông Vàm cỏ đều được nhà cầm quyền Tân An kiểm soát.Tham biện Tân An tồn tại đến năm 1899 và nghị định ngày 20-12 bãi bỏ chữ Tham Biện (Inspection) vàthay thế bằng chữ Tỉnh (Province). Và tham biện Tân An từ đây gọi là Tỉnh Tân An. 2.Vị trí, sông ngòi
Tỉnh Tân An nằm giữa tỉnh Mỹ Tho phía nam, Gia Định, Chợ Lớn phía đông ; bắc, giáp Cao Miên còn tây thì cận Vĩnh Long, Sa Đéc và Châu Đốc.
Địa phận Tân An gồm cả hai con sông to :
Vàm Cỏ Đông (Waico oriental) xưa gọi là Sông Thuận an, tục danh là sông Bến Lức, và Vàm Cỏ Tây (Waico occidental) xưa là sông Hưng Hòa, tục danh là Vũng Gù.
Sông Bảo Định Hà nối liền Vàm cỏ tây qua Tiền Giang tại tỉnh lỵ Mỹ Tho. Thời xưa, sông nầy là hai khúc rạch nhỏ, nhờ Vân trường hầu là Nguyễn Cửu Vân nối liền cả hai làm một thông thương từ Vũng Gù qua sông Mỹ Tho.
Đến năm Gia Long thứ 18 (1819), vua sai đào thêm và nới rộng, đặt tên là Bảo Định hà, ghe tàu đi lại thuận tiện từ Tân An qua Mỹ Tho và các tỉnh miền Hậu Giang. Và chính nhờ Bảo Định hà mà sau khi chiếm cứ Định Tường, quân đội Pháp dùng nó chở thơ từ, bưu kiện từ Tân An qua Mỹ Tho (Định Tường) nên mới có cái tên « Arroyo de la poste » (Kinh Bưu chánh). Một con kinh đào chảy ngang châu thành Tân An, hình vòng cung, bắt đầu từ sông Vàm cỏ tây, ngăn cách hai trường nam nữ tiểu học, và đổ ra Bảo Định hà, nơi cầu Đội Lai. Kinh nầy, người ta gọi là Kinh Lính Tập vì nó chảy bên hông dãy nhà lính ở, người Pháp kêu là Canal de
Ceinture vì nó giống cái thắt lưng ; vài mươi năm nay, kinh đã được lấp bằng. 3.Chiếc đò rút
Trên quốc lộ hướng về Tân An, còn năm trăm thước tới cầu, con đường chia làm hai, một đi ngay đến cầu sắt, một rẻ qua tay trái xuống bến đò.Một chiếc đò rút tiếp chiếc xe hơi ở Sài Gòn xuống, rồi tám anh phu lực lưỡng, mỗi bên bốn anh, hướng về phía Tân An nắm chiếc dây rút, chỗ giáp nước sông cái với Bảo Định hà, bên hè nhà ông Huyện Sĩ, lúc xưa gọi là Vũng Gù , hay Bưng Cồ, đọc trại tiếng Miên gọi nơi đó là bến bò uống nước. Kẻ viết bài nầy thú thật hồi mươi, mười hai tuổi, chỉ thấy đàng xa họ rút chiếc đò, chạy từ từ qua sông,chớ chưa hề lại gần mà xem cơ cấu nó ra sao cho biết. Chiếc xe hơi dưới đò lên bến rồi, hoặc vào châu thành, hoặc đi dọc theo Bảo Định hà, qua chiếc cầu quây,ra quốc lộ mà xuống Mỹ Tho. 4.25 ngày theo dấu người xưa
… Rời làng Khánh Hậu, chúng tôi ghé tỉnh lỵ Tân An nghỉ vài giờ rồi qua bến đò Chú Tiết, tại Vàm Châu Phê, trên sông Vũng Gù (Vàm cỏ tây) đặng đi viếng một địa gia quyến ông Hóng. 5. Bài thơ tiễn bạn
Bài thơ do ông Trần Phong sắc và Cao Văn Lõi làm tại buổi tiệc tiễn ông Ngô Văn Chiêu (người sáng lập ra đạo Cao Đài) rời Tân An đi nhậm chức ở Hà Tiên có đoạn:
Mừng nay quan Huyện đổi Hà Tiên,
Có đức trời cho đặng có quyền.
Trăm dặm Vũng Gù còn tiếng miến,
Một đường sau trước nối danh hiền.
Hòn Nghê cầm báu đưa theo gió,
Đảnh Hạt hoa tươi rắm tới triền.
Âm chất sẽ ngồi xe ngựa mãi,
Trùng phùng đồng ước hội đào viên.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
6.Bến Vũng Gù
Nơi bến nầy, khi xưa người Miên hay đem bò uống nước cho nên người Nam còn gọi sông Vàm cỏ tây là Vũng gù hay « Bâng cồ », có lẽ là tiếng Miên đọc trại, nghĩa là « bến bò uống nước ».Tại đây, có ngôi nhà lầu của ông Huyện Sĩ, Lê Phát Sĩ mà chúng tôi có dịp nói trước đây. Ông là một trong những người cọng sự đầu tiên của Chánh phủ Pháp ở Tân An và cũng là một bực cự phú địa
phương.Thật ông khéo chọn vị trí mà cất nhà : nơi giáp nước sông Vàm cỏ tây và Bảo định hà ; đứng trên lầu mà trông ra hai con sông, ngó lên cầu sắt, phong cảnh đã đẹp mà ngọn gió chiều mát mẻ khỏe thân. Một nhà địa lý đoán rằng nhà ông Huyện Sĩ cất nhằm hàm rồng nên ông giàu lớn, con cháu còn phú hộ
nhiều đời. Lối năm 1870, một thương gia Pháp đem qua Sài Gòn một chiếc xe hơi mui trần hiệu Citroen chưng ở nhà hàng Courtinat, đường Catinat (Tự Do), để giá một ngàn đồng (1.000$). Cả tháng không ai mua, họ mới xuống Tân An mời ông Huyện Sĩ lên xem. Ông chê mắt, lại không mua.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Trong quyển sách "Tân An ngày xưa " của học giả Đoàn Văn Hội có rất nhiều thông tin hay về mảnh đất Tân An xưa . Phần trên đây là những phần có liên quan đến tên Vũng Gù mà myhanh đã trích lại để chia sẻ cùng anh (chị). Nếu anh (chị) nào có quan tâm thì myhanh có thể gửi quyển sách này (dạng PDF) qua email riêng.
Nói pà con cô bác đừng có cười nha ( ). Lịch sử và Triết học là hai món ăn khoái khẩu nhất của myhanh mặc dù sở trường của mình là máy tính.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog