Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Giao lưu bạn bè :: > Chia sẻ kinh nghiệm > Tư vấn - Hướng nghiệp

GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

this thread has 14 replies and has been viewed 10029 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-07-2006, 09:43 AM   #11
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

X. NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC:

· Mục tiêu đào tạo: đây là ngành học vừa được phép tuyển sinh vào năm 1999. Thí sinh dự thi đầu vào theo cả 2 khối A và B.

Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ sinh học để có thể vận dụng vào thực tiễn như nghiên cứu sản xuất về CNSH, và có khả năng tiếp thu các quy trình CNSH hiện đại của nước ngoài.

· Các chuyên ngành đào tạo và các nơi sinh viên có thể đến công tác sau khi tốt nghiệp :

* Chuyên ngành Sinh học Y Dược
* Chuyên ngành Công nghệ sinh học Nông Nghiệp
* Chuyên ngành Công nghệ Sinh học Môi trường
* Chuyên ngành Công nghệ sinh học Công nghiệp
* Chuyên ngành Sinh – Tin học

Sinh viên ra trường có thể công tác tại các viện Kiểm nghiệm, viện Nghiên cứu, các cơ quan Y tế, bệnh viện, xí nghiệp Dược, các viện nghiên cứu Y Dược, các công ty chế biến thực phẩm, Nông lâm nghiệp, Thủy sản, Bảo vệ Môi sinh…
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
ZiS (02-07-2009)
Old 11-07-2006, 09:44 AM   #12
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

XI. NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG:

· Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành môi trường nhằm phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong các lĩnh vực tài nguyên và sinh thái môi trường, công nghệ môi trường, quản lý, kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Sinh viên ra trường có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.

· Các chuyên ngành đào tạo, các nơi sinh viên có thể công tác sau khi tốt nghiệp: Khoa Môi trường của trường Đại học Khoa học Tự Nhiên giảng dạy sinh viên theo 4 chuyên ngành:

* Chuyên ngành Khoa học Môi trường
* Chuyên ngành Tài nguyên Môi trường
* Chuyên ngành Quản lý Môi trường
* Chuyên ngành Tin học cho Môi trường
* Chuyên ngành Môi trường và Tài nguyên biển

Sinh viên ra trường có thể công tác tại các Sở Khoa học Công Nghệ và Môi Trường của Tỉnh hay thành phố, các cơ quan quản lý môi trường, các cơ quan qui hoạch , khai thác khoáng sản, các hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng, các viện Nghiên cứu có liên quan đến các lĩnh vực trên. Sinh viên ra trường còn có thể giảng dạy từ cấp phổ thông trung học cho đến Cao Đẳng, Đại học các môn học có liên hệ đến khoa học Môi trường.
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
ZiS (02-07-2009)
Old 11-07-2006, 09:59 AM   #13
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

XII. NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU:.

· Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và khả năng thực nghiệm về :
- Các phương pháp chế tạo vật liệu và màng mỏng
- Các phương pháp đo đạc và nghiên cứu vật liệu màng mỏng
- Các tính chất của các loại vật liệu khác nhau (polymer, ceramic…) và những ứng dụng chính của chúng
· Các chuyên ngành đào tạo :
* Chuyên ngành vật liệu màng mỏng
* Chuyên ngành vật liệu Polymer

Sinh viên ra trường có thể phục vụ trong các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, các công ty dịch vụ liên quan đến chế tạo, nghiên cứu tính chất và ứng dụng các loại vật liệu khác nhau. Sinh viên cũng có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng…. hoặc học tiếp ở các trường trong và ngoài nước để có trình độ cao hơn (như cao học hoặc tiến sĩ) về chuyên ngành Khoa học vật liệu hoặc vật lý chất rắn.
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có 2 thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015), ZiS (02-07-2009)
Old 12-07-2006, 12:55 PM   #14
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

XIII. NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

1. Tên ngành đào tạo:
Điện tử – Viễn thông (Electronics & Telecommunications).
2. Mã ngành đào tạo:
105 - khối A
3. Bậc đào tạo:

Đại học, Sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ).
- Các chuyên ngành:

Gồm 3 chuyên ngành. Các chuyên ngành này xuất phát từ 3 hướng chuyên sâu hiện tại của Bộ môn

- Vi điện tử và Điện tử nano (Microelectronics & Nanoelectronics)

- Máy tính và Mạng (Computers & Networks)

- Viễn thông (Telecommunications) (cũng thường được gọi Truyền thông – Communications)


4. Mục tiêu đào tạo :
- Giảng dạy & nghiên cứu thiết kế vi điện tử ( điện tử nano dù hiện tại chỉ là phần nhỏ trong khoa học công nghệ nano nhưng có vai trò ngày càng quan trọng).

- Giảng dạy & nghiên cứu về kiến trúc vi xử lý, cấu trúc máy tính, phần mềm hệ thống, giao tiếp, thiết bị ngoại vi trong chuyên ngành Máy tính và Mạng, trước tiên máy tính là sản phẩm của điện tử và tin học trong đó điện tử đóng vai trò tiền đề

- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ, quy mô, dịch vụ, đặc biệt là mạng điện thoại và truyền thông di động trong chuyên ngành Viễn thông (hay Truyền thông)

5. Nơi công tác sau khi ra trường :

- Đây là một bổ sung kịp thời cho đào tạo nhân lực, xuất khẩu lao động, góp phần phát triển toàn diện nền công nghiệp điện tử – viễn thông – tin học của đất nước.

- Chuyên ngành Vi điện tử & ĐTNN : rất nhiều cơ quan , công ty lớn có nhu cầu tuyển dụng

- Chuyên ngành Máy tính và Mạng : ngành có liên quan (hay tiếp giáp) giữa Điện tử và Tin học nên dễ dàng tìm việc làm ở những nơi có liên quan đến chuyên ngành này

- Viễn thông (chuyên về Truyền thông dữ liệu và Truyền thông di động) là chuyên ngành đang rất phát triển ở Việt nam và khu vực
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
ZiS (02-07-2009)
Old 12-07-2006, 12:57 PM   #15
Hồ sơ
LeGiang
Banned
 
Tham gia ngày: Jan 2005
Số bài viết: 473
Tiền: 25
Thanks: 41
Thanked 595 Times in 241 Posts
LeGiang is an unknown quantity at this point
Default

XIV. NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC- KHÍ TƯỢNG VÀ THUỶ VĂN :


I.1 TÊN NGÀNH ĐÀO TẠO : HẢI DƯƠNG HỌC - KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN

I.2 MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO : Mã tuyển sinh : 109 – khối A

I.3 BẬC ĐÀO TẠO : Đại học

I.4 NHU CẦU CỦA NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI:

Đất nước ta có hơn 3260 km bờ biển, có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông đổ ra biển.

Vùng biển, hải đảo, và vùng ven biển nước ta là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh-quốc phòng và môi trường sống, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa ngõ lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời đây cũng là nơi đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế, sự tranh chấp quyết liệt về chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển, góp phần giữ gìn và bảo vệ vững chắc hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển đất nước và tăng cường hợp tác quốc tế. Vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được thế và lực vững mạnh, đủ sức đấu tranh lâu dài bảo vệ chủ quyền của ta trên biển, đồng thời phát triển thực lực kinh tế biển. Chúng ta đã có Nghị quyết 03-NQ/TƯ ngày 6/5/1993 về phát triển kinh tế biển và Chỉ thị số 20-CT/TƯ ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết này đồng thời quán triệt và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng được ghi trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, nước ta cần phát triển mạnh mẽ kinh tế biển, tăng cường quản lý Nhà nước về biển, kết hợp chặt chẽ với quốc phòng và an ninh trên biển. Cụ thể một số vấn đề như sau (Huỳnh Minh Chính, Ban biên giới-Bộ Ngoại Giao) :

- Xây dựng kinh tế – xã hội vùng biển, hải đảo trở thành vùng phát triển năng động, trở thành cửa mở lớn thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác đồng thời giữ vững chủ quyền, xây dựng thế trận quốc phòng-an ninh. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền cả về chiều sâu, đưa nội dung biển đảo vào chương trình đào tạo quốc gia, và chiều rộng nhằm phục vụ phát triển kinh tế, quản lý Nhà nước và đấu tranh bảo vệ chủ quyền, tài nguyên, tài phán quốc gia trong lĩnh vực biển.

- Tham gia các diễn đàn và hội nghị quốc tế quan trọng về biển để nắm vững tình hình phát triển kinh tế – xã hội và quản lý biển của thế giới, khu vực, đấu tranh bảo vệ lợi ích và chủ quyền trên biển. Tăng cường và tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến biển và quản lý biển.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển; đẩy mạnh đào tạo cán bộ về lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, luật pháp và quản lý biển.

Với nhu cầu kinh tế xã hội như trên, chúng ta cần đào tạo càng nhanh càng tốt một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật đảm nhiệm được nhiệm vụ nặng nề mà nhu cầu kinh tế, xã hội đang đặt ra.

Để làm được việc này, không nơi nào khác hơn là các Trường Đại Học.


I.5 QUI MÔ ĐÀO TẠO:
Theo quan niệm chung, Hải dương học là ngành nghiên cứu về tất cả các vấn đề có liên quan tới biển trong đó có tương tác biển – khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông – biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường.

Với ý tưởng như vậy, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở đào tạo thích hợp, đúng chức năng về ngành Hải dương học.

II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC - KHÍ TƯỢNG VÀ THUỶ VĂN


II.1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

II.1.1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Đào tạo Cử nhân Hải dương học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận và thực tiễn của khoa học Hải dương học để sau khi ra Trường có thể đảm nhận công tác điều tra nghiên cứu biển phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.

Chương trình còn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về toán, lý, tin học cũng như các phương pháp tính toán trong chuyên môn để phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế-sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế và quốc phòng trên biển v…v…

Chương trình được xây dựng theo mục tiêu đào tạo diện rộng nhưng có định hướng chuyên ngành, vừa chú trọng cung cấp kiến thức toán, lý, hóa và tin học cần thiết để tiếp cận các phương pháp nghiên cứu hiện đại, vừa đảm bảo các kiến thức cơ sở và chuyên sâu của ngành sao cho có thể làm việc ngay sau khi ra trường.

Sau khi ra trường sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành Hải dương học, có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trung Tâm và các Đài, Trạm quốc gia của Tổng cục Khí Tượng Thủy Văn, Trung Tâm Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia, các Sở Khoa Học và Công Nghệ các tỉnh trong cả nước, phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.

II.1.2. Các chuyên ngành :
· Hải dương học Vật lý
· Hải dương học Toán Cơ Tin
· Hải dương học Hoá Tin
· Hải dương học Kỹ thuật-Kinh tế
LeGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến LeGiang vì bạn đã đăng bài:
ZiS (02-07-2009)
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:55 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps