Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Góc Học Tập :: > Khoa học Tự nhiên > Vật lý

Chuyện về các nhà bác học vật lý

Chuyện về các nhà bác học vật lý

this thread has 6 replies and has been viewed 16691 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #1
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default

Copy một vài đoạn từ "Truyện kể các nhà bác học vật lý" - Đào Văn Phúc, Thế Trường, Vũ Thanh Khiết - NXBGD H.1999

"Các nhà bác học vật lý không chỉ là những con người tài giỏi, vĩ đại. Họ còn là những người rất gần gụi với chúng ta. Mỗi nhà bác học đều có những cái gì mà chúng ta học tập được. Những cái đó động viên, khuyến khích chúng ta, chỉ cho chúng ta con đường đi vào khoa học. Con đường đó không chỉ dành cho một số người được ưu tiên, ưu đãi, mà sẵn sàng mở rộng cho mọi người có ý chí"


(Trích Lời nói đầu)
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #2
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Xin được mở màn bằng vài mẩu chuyện về thần tượng của Rep những năm học cấp 3 ...

MICHAEL FARADAY (1791 - 1867)

Chú thợ đóng sách nghèo ham học


Michael Faraday sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề thợ rèn. Ngay từ nhỏ cậu bé Faraday đã tỏ ra thông minh và ham học. Một hôm thầy giáo rất ngạc nhiên khi thấy Faraday đến lớp muộn, tay không mang cặp sách, vẻ mặt rầu rầu. Ông vội hỏi: "Có chuyện gì vậy, Faraday?". Faraday nghẹn ngào, nói không rõ tiếng: "Thưa thầy, con đến xin phép thầy thôi học để ở nhà trông em, vì dạo này bố con không có việc làm, mẹ con phải đi giặt thuê, kiếm thêm tiền nuôi gia đình". Và cậu bé òa lên khóc nức nở. Thầy giáo đặt tay lên đôi vai gầy gò của Faraday và nói: "Hãy dũng cảm lên Farday! Phải bỏ học nửa chừng như em là một điều đáng tiếc, nhưng em phải giữ vững lòng tin vào cuộc sống và luôn ghi nhớ những tấm gương hiếu học của người xưa. Cái khó là mài giũa ý chí cho bền...."

Đời sống gia đình ngày càng khó khăn, Faraday được bố dẫn đến xin việc tại "Hiệu bán sách và đóng sách Ribô" ở Luân Đôn. Ông chủ hiệu sách cho chú bé ở hẳn trong xưởng với điều kiện phải giúp ông ta mọi việc vặt trong nhà. Còn chú bé chỉ có một nguyện vọng duy nhất là, buổi tối xong xuôi công việc, được phép đọc sách. Và, theo lời khuyên của Ribô, Faraday làm quen với các cuốn sách về khoa học. Cậu bé bắt đầu đọc cuốn "Những mẩu chuyện về hóa học" của Macxê. Vừa đọc được mấy trang đầu, cậu đã ngạc nhiên: "Thì ra không khí mà mọi người đang hít thở lại là một hỗn hợp nhiều thứ khác nhau!". Và Faraday nhỏm dậy, cầm cây nến đi soi tìm một cái chậu đựng nước và một cái cốc. Cậu thấy nghi hoặc những điều tác giả cuốn sách đã nói, vì vậy cậu quyết định tự tay làm lại một thí nghiệm đơn giản có hướng dẫn trong sách. Cậu gắn một mẩu nến lên cái nút bấc thả nổi trên mặt chậu nước, rồi đánh diêm đốt nến cháy úp cái cốc đậy kín cả nút bấc lẫn nến. Ngọn lửa lụi dần rồi tắt ngấm! Cậu loay hoay đo mực nước trong cái cốc úp sau khi nến tắt. Cậu thấy rằng đúng là phần khí còn lại trong cốc chiếm khoảng 4/5 thể tích. Cậu vui sướng, reo lên khe khẽ. Dưới ánh nến đỏ quạch tỏa khói khét lẹt và đôi lúc bị gió thổi tạt đi, cậu bé say mê đi tìm những lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Nếu không có ông Ribô thức giấc lúc nửa đêm giục cậu đi ngủ thì có lẽ Faraday đã thức suốt sáng để đọc cho xong quyển sách. Cậu tắt nến đi ngủ, trong lòng vẫn còn nao nức lạ thường: "Kì này phải cố để dành tiền mua ống thí nghiệm và một ít axit".
..........
Được sự động viên giúp đỡ của gia đình, ông Ribô và bè bạn, Faraday tranh thủ dự các lớp học buổi tối do Hội triết học tổ chức. Anh thợ trẻ - chưa học hết lớp 2 tiểu học - chăm chú nghe giảng, ghi chép rất đầy đủ và sau đó đóng xén cẩn thận quyển vở ghi của mình. Anh hối hả trau dồi kiến thức để bù lại thời gian đã mất không được cắp sách đến trường. Lòng ham học của anh được giáo sư hóa học Humphrey Davy, hội viên Hội Khoa học Hoàng gia Luân Đôn chú ý. Dù chỉ được số lương ít ỏi, Faraday hăng hái nhận làm thư kí ghi chép cho nhà bác học Davy. Không những ghi chép rất chính xác các tư tưởng khoa học của Davy mà anh còn tham gia ý kiến vào việc phân tích các số liệu thực nghiệm, nhận xét các kết luận khái quát của nhà bác học. GS ngày càng mến và tin Faraday. Ông đã ra sức vận động cho Faraday được nhận vào làm việc chính thức ở Hội Hoàng gia. Cuối cùng, ngày 1-3-1813 anh thợ trẻ Faraday được chính thức nhận làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của giáo sư Davy. Cuộc đời của Faraday đã bước hẳn sang một trang mới.
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #3
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default

Con đường đi đến phát minh

Sau nhiều lần thí nghiệm và kiểm tra, ngày 24/11/1831, Faraday đã công bố trước Hội Hoàng gia Luân Đôn phát hiện của mình về hiện tượng cảm ứng điện từ, đồng thời trình bày thí nghiệm xuất sắc nhất về cách tạo ra dòng điện cảm ứng: khi cho một đĩa đồng quay ngang qua một nam châm vĩnh cửu hình móng ngựa, có thể thu được dòng điện ổn định lâu dài hơn hẳn dòng điện cho bởi pin Volta. Báo cáo đã làm chấn động dư luận cả nước. Mọi người đều nhất trí đánh giá rằng phát kiến vĩ đại của Faraday đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử điện từ học và cả trong lịch sử kỹ thuật.

Chiếc đĩa đồng quay của Faraday thực sự là một máy phát điện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, nhưng dòng điện do nó phát ra còn quá yếu, chỉ có thể được phát hiện bằng những điện kế cực nhạy. Chính vì thế mà một hôm viên bộ trưởng của Chính phủ Hoàng gia Anh Menbuốc tới thăm phòng thí nghiệm của Hội Hoàng gia đã hỏi đùa nhà bác học 40 tuổi: "Liệu bao giờ thì ngài có thể cho tôi "đánh thuế" chiếc máy điện của ngài?". Câu hỏi xoáy đúng vào điều mà Faraday đang thắc mắc: bao giờ thì điện có thể mang lại những lợi ích thiết thực cho con người? Nhà bác học trở về nhà, mang theo niềm tâm sự bực dọc đó.

Trong khi bà vợ loay hoay làm món bánh gatô mà ông thích, Faraday thần người suy nghĩ. Về nguyên tắc thì đã rõ: hoặc chuyển dịch thanh nam châm trong cuộn dây đồng, hoặc chuyển dịch cuộn dây đồng đối với thanh nam châm, đều tạo ra được dòng điện. Nhưng không thể tạo ra một cuộn dây đồng dài vô tận để cho dòng điện phát sinh một cách liên tục và mạnh được. Điều mắc mứu chính là ở chỗ đó. Nếu không giải quyết được thì những thí nghiệm điện từ của ông chỉ là một trò chơi không hơn không kém .... Faraday cúi xuống nhìn đĩa bánh ngọt vợ ông vừa đưa ra, nếm thử một miếng. Chợt ông ngừng nhai, trân trân nhìn đĩa bánh ngọt "Này em .. hình như anh đã tìm ra lời giải rồi thì phải?""Lời giải gì? Anh nói chuyện gì mà lạ vậy?" Faraday như bừng tỉnh. Ông mỉm cười "Anh đang suy nghĩ về nguyên tắc của một chiếc máy phát điện bằng cảm ứng điện từ có thể sử dụng trong thực tế mà chưa tìm được. Nhưng chính em vừa gợi cho anh một ý rất tài tình! Em hãy tưởng tượng nếu như những miếng bánh ngọt em cắt là những thanh nam châm đặt theo đường bán kính của đĩa tròn, lần lượt hướng các cực khác tên nhau ra ngoài ... bên ngoài đĩa là những cuộn dây đồng gắn trên một vành tròn ... Khi ta quay đĩa có nam châm, sẽ xuất hiện dòng điện trong các cuộn dây. Chỉ việc tăng giảm số lượng các thanh nam châm và tốc độ quay của đĩa, là ta có thể thu được các dòng điện mạnh đến bao nhiêu cũng được ..."* Rồi ông ngay lập tức quay trở lại phòng thí nghiệm, cặm cụi suốt đêm đến sáng để cho ra đời chiếc máy phát điện đầu tiên theo mẫu ông nghĩ. Faraday hân hoan nói với người phụ tá "Anh hãy xem! Ông bộ trưởng Menbuốc của chúng ta đã có thêm đối tượng để đánh thuế. Thế mà, vừa hôm qua đây, ông ta đã không ngờ việc này lại xảy ra sớm thế!..."
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #4
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default

Những năm cuối đời

Ngày 12 tháng 3 năm 1862 đánh dấu ngày làm việc nghiên cứu cuối cùng của nhà bác học, sau khi tiến hành 16401 thí nghiệm. Mùa hè năm 1867 nhà bác học Faraday ốm nặng. Ông bị điếc và mất trí nhớ. Nhiều lúc ông quên bẵng người đến thăm và chăm chú nhìn một chiếc lò xo nhỏ trong tay. Nằm trên giường bệnh, những lúc khỏe khoắn và tỉnh táo ông ghi chép vào nhật ký của mình. Trong những trang nhật ký cuối cùng của ông người ta đọc thấy những lời sau đây: "Tôi thật sự luyến tiếc những năm sống đầy hạnh phúc, trong niềm say mê làm việc và trong ước mơ tìm đến những phát minh.... Với các bạn trẻ, tôi chỉ có một lời khuyên để lại, rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống: Hãy làm việc và suy nghĩ đi ngay cả khi chưa hề thấy một tia sáng nhỏ bé, vì dù sao, như thế cũng còn tốt hơn là ngồi không!...."

Ngày 25 tháng 8 năm 1867 nhà bác học vĩnh viễn từ giã cõi đời. Nhà bác học vĩ đại ra đi để lại cho nhân loại những phát minh bất tử. Đúng như lời nhà bác học Hemhônxơ người Đức đã nói:
"Chừng nào loài người còn cần sử dụng điện, thì chừng đó mọi người còn ghi nhớ công lao của Michael Faraday".
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #5
Hồ sơ
Reporter
Senior Member
 
Reporter's Avatar
 
Tham gia ngày: Aug 2005
Số bài viết: 223
Tiền: 25
Thanks: 24
Thanked 193 Times in 58 Posts
Reporter is an unknown quantity at this point
Default

Tiếp tục nào ...

Bây giờ là Acsimet (287 - 216 trCN)

Acsimet nổi tiếng với huyền thoại "Ơ rê ka" gắn liền với kỳ tích kiểm tra tạp chất trong vương miện của vua Hiêrôn. Ngoài ra, ông còn lưu danh hậu thế như là một nhà khoa học yêu nước.

Acsimet sinh năm 287 trCN tại thành bang Xyraquydơ trên đảo Xixilia. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha là một nhà thiên văn truyền cho lòng say mê khoa học. Lòng say mê đó đã dẫn dắt chàng trai Acsimet lên đường vượt biển sang trung tâm khoa học lừng danh Alecxanđria bên Ai Cập, nơi có một thư viện khổng lồ chứa trên 7000 cuốn sách chép tay, có đền Mudêôn quy tụ hầu hết các bộ óc uyên bác thời đó. Sau khi học hành thành tài, ông trở về phục vụ xứ sở, phục vụ đất nước.

Tương truyền, có lần ở Xyraquydơ người ta đóng một con thuyền ba tầng to và nặng đến nỗi ... không hạ thủy được . Người ta cho mời Acsimet đến. Ông nhìn địa thế rồi cho dựng quanh con thuyền đồ sộ này một hệ thống đòn bẩy và ròng rọc phức tạp, đẩy con vật khổng lồ ngoan ngoãn bò xuống nước.

Khi đại quân La Mã do danh tướng Macxenluyxơ chỉ huy đến xâm lăng Xyraquydơ, Acsimet đã cho các máy phóng đá của mình xuất trận. Các loại tên đạn độc đáo ấy lao vun vút về phía quân thù, cùng lúc trên mặt biển bất thần vô vàn phiến gỗ từ mặt thành văng ra nhắm thẳng vào thuyền địch .... "Quân La Mã hoảng sợ, đến nỗi chỉ cần nhìn thấy một sợi dây thừng hay một chiếc gậy gỗ ở trên tường là đã la hét thất thanh, cho là Acsimet đang quay những cỗ máy về phía mình và chạy thục mạng" >->

Thất bại chua cay, Macxenluyxơ than thở : "Thế là chúng ta đã phải ngừng giao chiến với nhà toán học đó rồi. Ông ta ngồi yên trên bờ biển, đánh đắm chiến thuyền của chúng ta, bắn chúng ta một loạt không biết cơ man nào là tên đạn. Ông ta quả đã vượt xa những người khổng lồ trong thần thoại".

Sau một thời kỳ hãm thành lâu dài, rút cục, năm 212 trCN, người La Mã đã đánh chiếm được Xyraquydơ. Acsimet đã gục ngã dưới tay một tên lính La Mã, khi ông đang mải mê với những đường tròn trên cát.
Nghe nói, khi nhìn thấy tên lính, Acsimet đã thét lên: "Không được đụng đến những đường tròn của ta!" Và chỉ có vậy .........
__________________

Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
Góc bạn bè yên ấm, cảm thông ơi
Ta ngoái lại, rụng rời đôi cánh mỏi
Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi ....
Reporter is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-12-2009, 11:22 PM   #6
Hồ sơ
hoangkct
Junior Member
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Số bài viết: 1
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
hoangkct is on a distinguished road
Default Ðề: Chuyện về các nhà bác học vật lý

cuốn sách này rất hay và rất đặc biệt với mình. học lớp 12, không tài nào học hiểu môn Hóa học. Chính nhớ cuốn sách đã cổ vũ tinh thần để tớ học lại môn hóa ngày đêm, sau đó tớ thấy là kết quả học tập khá lên tới mức mình đã có vị trí trong lớp. trong lúc trước đó mấy tháng thì là học sinh yếu môn hóa
hoangkct is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-12-2009, 01:01 AM   #7
Hồ sơ
vodanh79
Junior Member
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Số bài viết: 2
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
vodanh79 is on a distinguished road
Default Ðề: Chuyện về các nhà bác học vật lý

hồi nhỏ đọc vật lí vui ghiền luôn !
vodanh79 is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:24 PM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps