Nghe và cảm nhận ca khúc theo dòng cảm xúc cá nhân
THÀNH PHỐ BUỒN
Tác giả: Lam Phương
Em G
Thành phố nào nhớ không em ?
Em B7 Em
Nơi chúng mình tìm chút êm đềm
G G Emsus4
Thành phố nào vừa đi đã mỏi ?
D G Em
Đường quanh co quyện gốc thông già
Bm7 Bm7
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa
Bm7
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em
Bm7 D
Mắt em buồn trong sương chiều
Em
Anh thấy đẹp hơn ...
Em G
Thành phố nào nhớ không em ?
Em B7 Em
Ngày chủ nhật ngày của riêng mình
G G Emsus4
Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa
D G Em
Người lưa thưa chìm dưới sương mù
Bm7 Bm7
Qùy bên em trong góc giáo đường
Bm7
Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương
Bm7 D
Chúa thương tình, sẽ cho mình
Em
mãi mãi gần nhau ...
Em D Em
Rồi từ đó vì cách xa duyên tình thêm nhạt nhòa
G Am C
Rồi từ đó trốn phong ba em làm dâu nhà người
D Bm
Âm thầm anh tiếc thương đời
D Em
Đau buồn em khóc chia phôi
D Bm Em
Anh về gom góp kỷ niệm tìm vui ...
Em G
Thành phố buồn lắm tơ vương
Em B7 Em
Cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn
G G Emsus4
Và con đường ngày xưa đã lỡ
D G Em
Giờ không em sỏi đá u buồn
Bm Bm
Giờ không em hoang vắng phố phường
Bm
Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương
Bm D
Tiễn đưa người quên núi đồi
Em
quên cả tình yêu ...
(hop am guitar, ST)
Lời cảm nhận:
"Hôm nay trời nhẹ lên cao. tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn", có lẽ vì thế nên tôi tìm đến bài Thành phố buồn và thả hồn theo từng nốt nhạc.
Trong tất các đoạn nhạc, tôi thích đoạn gồm 4 câu:
. Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa
. Người lưa thưa chìm dưới sương mù
. Quỳ bên em trong góc giáo đường
. Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương
Với 2 câu sau tuyệt hay, một hình ảnh hết sức lãng mạn làm nổi bật cả bài hát, nói lên một tình yêu tha thiết, hiếm bài nào có được!
Nếu đem so với: "Em vừa nói câu chi mà mĩm cười lặng lẽ
. Anh như con tàu lăn sóng từ 2 phía
. Biển một bên và em một bên" của Chút thư tình người lính biển (Phan Huỳnh Điểu-Trần Đăng Khoa) thì câu hát của Thành phố buồn có vẻ cổ kính hơn.
Đêm đã khuya, nhìn ra đường. Phố vắng. Người thưa. Dù không phải là nơi ngọn nguồn của cảm xúc_nơi tác giả sáng tác bài hát nhưng từng dòng nhạc cứ lan nhè nhẹ, rồi da diết đến ray rứt làm lòng tôi không khỏi bâng khuâng...
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
thay đổi nội dung bởi: nhayhiphophatcailuong, 11-04-2009 lúc 09:57 PM.
Ðề: Nghe và cảm nhận ca khúc theo dòng cảm xúc cá nhân
NHỮNG BÔNG HOA TRÊN TUYẾN LỬA
Tác giả: Nguyễn Cửu Dũng Ca sĩ: Nam Khánh_AC&M
Có một người con gái tuổi 20:
Những trang nhật ký cuối cùng
TT - 12.6.70
Có cái gì mong đợi tha thiết trong lòng. Mong gì? Mong những người về bổ sung cho bệnh xá để có thể đảm đương nhiệm vụ nặng nề trong những ngày tới. Mong cuối tháng em về, mong thư những người thân yêu...
Và niềm mong ước lớn lao nhất là hòa bình, độc lập để mình lại trở về sống trọn trong lòng mẹ. Sao mấy bữa rày trong tâm tư mình nặng trĩu nhớ thương... đêm đêm mình mơ thấy miền Bắc... Ngày ngày mình ước ao mong đợi... Ôi Th. ơi! Đường đi còn lắm gian lao, Th. còn phải bước tiếp chặng đường gian khổ đó. Hãy kiên trì nhẫn nại hơn nữa nghe Th..
14.6.70
Chủ nhật, trời sau một cơn mưa quang đãng và dịu mát, cây lá xanh rờn. Trong nhà lọ hoa trên bàn vừa thay buổi sáng, những bông hoa mặt trời xinh đẹp ngả bóng xuống màu gỗ bóng loáng trên chiếc radio đặt giữa nhà. Chiếc đĩa hát đang quay một bản nhạc quen thuộc - Dòng Danube xanh... Có tiếng cười nói bạn bè đến chơi... Ôi, đó chỉ là giấc mơ - một giấc mơ không phải là trong giấc ngủ!
Sáng nay cũng là chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom - chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống...
Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chúng thả ở quả đồi trước mặt, nhưng sau bốn loạt bom chúng đi, mọi người mới hốt hoảng nhận ra rằng bom nổ cách mình chỉ không đầy 20m. Cả một vùng cây trơ trọi, nilông che trên nhà rách tan nát và bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đá rơi đầy hầm! May mắn là không ai bị thương. Sau trận bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triển khai tìm điểm khác làm nhà để chuyển đi.
Số lực lượng mạnh khỏe đã đi hết, để lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ. Chiều hôm qua trời mưa như trút nước, bọn mình đem nilông trải kín mặt nền nhà vậy mà nước vẫn đổ xuống giàn giụa. Trong nhà lênh láng nước, đứa nào đứa nấy ướt sũng, luôn tay hứng mưa dột và đổ nước ra ngoài. Mấy thương binh ngồi co ro ướt lướt thướt.
Nhìn những cảnh đó mình cười mà nước mắt chực trào ra trên mi. Tiếng chị Lãnh hỏi mình: “Có ai biết cảnh này cho không”.
Ai biết? Chắc nhiều người biết nhưng cũng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua.
Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng. Thuận em mình đã trải qua bao nhiêu lần cái chết kề bên, bao nhiêu câu chuyện đau buồn đã hằn lên khuôn mặt của em, những nếp nhăn làm em già trước tuổi nhưng bao giờ viết thư cho mình lá thư cũng tràn ngập lo âu cho mình và nhắc nhở mình cảnh giác hơn. “Còn em vẫn khỏe thôi!”. Mình đã học tập em tinh thần đó.
Hôm qua trong cảnh hoang tàn sau trận bom, mọi người gồng gánh ra đi, anh Đạt đăm đăm nhìn mình nửa đùa nửa thật hỏi: “Có ai biết cảnh này không nhỉ? Nếu hòa bình lập lại ắt hẳn phải chiếu cố nhiều đến những người đã qua cảnh này”. Mình cảm thấy đau nhói trong lòng, mình làm không phải để được chiếu cố, nhưng có ai hiểu nỗi ước ao cháy bỏng của mình không? Mình trả lời anh Đạt:
- Ồ, em thì chả cần chiếu cố đâu. Ước mong của em chỉ là hòa bình trở lại để em được về với má em. Có thế thôi!
16.6.70
Chúng mình đang sống trong những ngày căng thẳng tột bậc. Bệnh xá đã bị đánh phá, địch tiếp tục uy hiếp dữ dội bằng đủ loại máy bay. Nghe tiếng máy bay quần trên đầu mình thấy thần kinh căng thẳng như một sợi dây đàn lên hết cỡ.
Không có cách nào giải quyết khác hơn là mình vẫn phải ở lại cùng anh em thương binh. Buồn cười thay đồng chí chính trị viên của bệnh xá từ chối không dám ở lại cùng mình trong tình huống này. Vậy đó, lửa thử vàng gian nan thử sức. Mình cũng đành chịu đựng trong hoàn cảnh này chớ biết nói sao hơn?
Những ngày này nhớ miền Bắc tha thiết, nhìn trời râm mát mình nhớ những buổi chiều mình cùng các bạn ung dung trên chiếc xe dạo qua vườn ươm cây, những luống hoa pensées rực rỡ như những đàn bướm đậu trên mặt đất, những đóa hồng ngào ngạt hương thơm... Mình nhớ cả khóm liễu tường trong vườn thực vật - bông hoa Phương thường hái về cắm trong nhà. Ôi miền Bắc xa xôi, bao giờ ta trở lại?
17.6.70
Ngày nay Moran không quần, không khí im lặng, thỉnh thoảng từng đợt những chiếc HU-1A quần sát trên đồi, chắc chắn là có địch ở quanh khu vực này. Chỉ có ba chị em gái ở nhà cùng năm thương binh cố định. Nếu địch sục vào đây chắc không có cách nào khác hơn là bỏ chạy! Vậy được sao? Mọi người đều đã xác định là không có cách nào hơn trong tình huống đó nhưng nỡ nào?... Niên, một cậu bé thương binh, đã nói với bọn mình giọng rất đỗi chân thành: “Các chị cứ bình tĩnh, giặc đến cứ chạy đi, bọn em ở đây một mất một còn với chúng!”.
Niên năm nay 19 tuổi, em công tác ở đội an ninh thị trấn. Đó là một cậu bé rất xinh trai, khuôn mặt đầy đặn, sống mũi cao và đôi mắt to dưới hàng mi rậm. Những lúc đau đớn Niên nhìn mình với đôi mắt long lanh nước mắt. Niên bị thương trong lúc đi công tác, vết thương làm chảy máu thứ phát ở động mạch chằng trước. Mình mới mở buộc động mạch được ba bốn bữa thì bom giội xuống bệnh xá, Niên bị cây gỗ trong hầm đè gãy chân đúng ngay chỗ vết mổ.
Mười hai ngày qua mình lo lắng chân em sẽ chảy máu lại, nếu vậy sẽ khó bảo tồn nổi. Hôm nay sự nguy hiểm ấy qua rồi, nhưng nếu địch ập đến... em sẽ chết ư Niên? Lòng mình đau như dao cắt, không biết nói thế nào và làm cách nào để bảo vệ những người thương binh bọn mình đã tận tình phục vụ với bao nhiêu gian khổ trong bao nhiêu ngày qua.
18.6.70
Chiều đã xuống, ánh nắng đã mờ tắt sau dãy núi xa. Những chiếc phản lực, Moran đã thôi gào rú. Rừng chiều im lặng một cách dễ sợ. Không một tiếng chim kêu, không một tiếng người nói, chỉ có tiếng suối róc rách chảy và chiếc transistor đang phát một bản nhạc. Mình không nghe nhan đề nhưng chỉ biết khúc nhạc êm dịu, mượt mà như cánh đồng lúa xanh êm ả trong sương chiều. Bất giác mình quên đi tất cả, quên cái không khí nặng nề đang đè nặng trên mình suốt mấy ngày nay.
Từ sáng đến giờ ngoài lúc ăn cơm, ba chị em mỗi đứa ngồi một góc, mắt đăm đăm theo dõi phát hiện địch. Mình không rời vị trí quan sát một phút nào nhưng đầu óc mình lại là những cảnh của ngày đoàn tụ sum họp. Mình sẽ trở về chắt chiu vun xới cho tổ ấm gia đình, mình sẽ biết quí từng phút, từng giây hòa bình ấy bởi vì có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống. Ôi! Cuộc sống đổi bằng máu xương, tuổi trẻ của bao nhiêu người. Biết bao nhiêu cuộc đời đã chấm dứt để cho cuộc đời khác được tươi xanh. Miền Bắc ơi có thấu hết lòng miền Nam không nhỉ?
20.6.70
Đến hôm nay vẫn không thấy ai qua. Đã gần mười ngày kể từ hôm bị bom lần thứ hai. Mọi người ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón bọn mình ra khỏi khu vực nguy hiểm mà mọi người nghi là gián điệp đã chỉ điểm này. Từ lúc ấy, những người ở lại đếm từng giây, từng phút. Sáu giờ sáng mong cho đến trưa, trưa mong đến chiều... Một ngày, hai ngày... rồi chín ngày đã trôi đi mọi người vẫn không trở lại! Những câu hỏi cứ xoáy trong đầu óc mình và những người ở lại. Vì sao? Lý do vì sao mà không ai trở lại? Có khó khăn gì? Không lẽ nào mọi người lại đành đoạn bỏ bọn mình trong cảnh này sao?
Không ai trả lời bọn mình cả, mấy chị em hỏi nhau, bực bội, giận hờn rồi lại bật cười, nụ cười qua hai hàng nước mắt long lanh, chực tràn ra trên mi mắt.
Hôm nay gạo chỉ còn ăn một bữa chiều nữa là hết. Không thể ngồi nhìn thương binh đói được. Mà nếu đi, một người đi thì không đảm bảo. Đường đi trăm nghìn nguy hiểm. Còn nếu đi hai người thì bỏ lại một người, nếu có tình huống gì xảy ra thì sao? Và không nói gì xa xôi, trước mắt trời sẽ ập nước xuống, một mình loay hoay làm sao cho kịp. Chăng nilông trước thì sợ máy bay? Cuối cùng cũng phải hai người đi. Chị Lãnh và Xăng ra đi, mình đứng nhìn hai chị quần xắn tròn trên vế, lặn lội qua dòng suối nước chảy rần rần, tự nhiên nước mắt mình rưng rưng...
Bất giác mình đọc khẽ câu thơ: Bây giờ trời biển mênh mông Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ...
Không, mình không còn thơ dại nữa, mình đã lớn, đã dày dạn trong gian khổ nhưng lúc này đây sao mình cảm thấy thèm khát đến vô cùng bàn tay chăm sóc của một người mẹ mà thật ra là một bàn tay của một người thân hay tệ hơn chỉ là một người quen cũng được. Hãy đến với mình, nắm chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn, truyền cho mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những chặng đường gian khổ trước mắt. Đó là những dòng chữ cuối cùng của chị Thùy Trâm. Hai ngày sau, ngày 22-6-1970 chị hi sinh... (Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
thay đổi nội dung bởi: nhayhiphophatcailuong, 11-04-2009 lúc 09:53 PM.
Ðề: Nghe và cảm nhận ca khúc theo dòng cảm xúc cá nhân
Trích:
Nguyên văn bởi johnceduy
Bài tp buồn em nghe rất nhìu lần những nghe mãi không chán
. Nếu mai này em có người yêu. Được tận hưởng những cung bậc thăng trầm trong tình yêu, rồi có những lúc nhớ nhung da diết đến suy tư trầm lắng... thì những dòng nhạc réo rắt này mới thực sự làm ẩm ướt trái tim:
. Bởi ngay trong dòng nhạc dạo của bài hát đã nâng khúc nhạc lên một cao độ khủng khiếp đến ray rứt: "Rồi từ đó... vì cách xa..."; một trường độ hơi dài trong khung nhạc tạo nên một sự luyến tiếc khôn nguôi...Những nốt luyến rất "âm thầm tiếc nuối":""thê..ê..ê...m" nhạt nhòa" làm tăng cấp độ nuối tiếc!
__________________
Trái tim xin một lời: tôi yêu Việt Nam!(Vy Nhật Tảo)
thay đổi nội dung bởi: nhayhiphophatcailuong, 13-04-2009 lúc 02:09 PM.