Đề thi Vật Lý Việt Nam Cup
( Ngày 26/11- 03/12/ 2005)
Tác giả Trắc nghiệm:Bunhia - Canada Bài 1 : Hallophysics - Mỹ Bài 2 : Eros - Pháp
A. Phần thi trắc nghiệm
Câu 1
Nếu công của ngoại lực tác dụng vào một chất điểm, giúp di chuyển một vật từ điểm A tới điểm B trong không gian, bằng 0 , thì mệnh đề nào sau đây là đúng :
A) Ngoại lực được bảo toàn
B) Không có lực ma sát ngoại tác dụng vào .
C) Thế năng của hệ không đổi
D) Động năng của hệ ở điểm A bằng với điểm B.
Câu 2
2 quả bóng giống nhau được tung thẳng lên trời . Quả bóng đầu tiên có vận tốc ban đầu bằng 2 lần quả bóng thứ 2. Độ cao lớn nhất mà quả bóng có vận tốc lớn đạt được so với độ cao của quả bóng còn là là :
A) Căn bậc 2 lần quả bóng còn lại
B) 2 lần quả bóng còn lại
C) 4 lần quả bóng còn lại
D) 8 lần quả bóng còn lại.
Câu 3
Tưởng tượng bạn đang ngồi trên một chiếc xe đạp . Để xe đạp di chuyển có gia tốc về phía trước bạn phải tác dụng một lực xoắn (mô men lực ) vào ổ đĩa . Hỏi lực xoắn đó có hướng thế nào so với bạn :
A) Phía trước
B) Phía sau
C) Bên phải
D) Bên trái
Câu 4
Hiện tượng các chớp sáng xanh khi quan sát mặt trời vào lúc hoàng hôn là do :
A) Hiện tượng tán xạ ánh sáng
B) Hiện tượng sinh lý của mắt
C) Cả 2 nguyên nhân trên
Câu 5
Trạm thu và chuyển sóng radio với bước sóng dài dùng các ăngten không phải là gương nhẵn bóng mà chỉ là các ăng ten dạng lưới kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng radio. Mặc dù ăng tên không cần nhẵn bóng nhưng vẫn phản xạ được sóng vì :
A) Khái niệm nhắn rất tương đối, nếu kích thước gồ ghề nhỏ hơn nhiều so với bước sóng thì vật vẫn được coi là nhẵn đối với sóng đó.
B) Sóng radio dài là một sóng đặc biệt
C) Đối với sóng dài radio, ăng tên dạng lưới là một cấu trúc rất tốt dùng để phản xạ.
Câu 6 Áo phao là một thiết bị không thể thiếu của thợ lặn, nó có tác dụng như một túi chứa khí có thể thay đổi thể tích (nhờ bơm khí vào hoặc rút khí ra) để cân bằng trọng lực và lực đấy archimedes. Một người thợ lặn đang nằm cân bằng ở độ sâu 5m, hỏi khi lặn xuống độ sâu 20m, người đó phải làm gì để trở lại trạng thái cân bằng?
A) Bơm thêm khí vào áo phao.
B) Xả bớt khí từ áo phao
C) Không làm gì cả
Câu 7
Ánh sáng trắng của mặt trời làm nóng được cốc nước, quá trình vật lý thực sự là do :
A) Cốc nước hấp thụ tất cả các ánh sáng trắng
B) Cốc nước hấp thụ chủ yếu là các ánh sáng tím có năng lượng cao
C) Cốc nước hấp thụ chủ yếu các sóng hồng ngoại
Câu 8 Tụ điện bị rò (hay còn gọi là bị đánh thủng) là hiện tượng khi điện môi giữa hai bản của một tụ điện trở nên dẫn điện, tụ điện có thêm một thành phần là một điện trở thuần R. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều, trở kháng của tụ điện bị rò thay đổi thế nào so với tụ điện không bị rò:
A) Tăng lên
B) Giảm Đi
C) Không đổi
D) Tùy thuộc vào tần số dòng điện
Câu 9
Trong thí nghiệm Young về các vân giao thoa, với 2 khe nhỏ A và B, 2 khe nhỏ này :
A) Chỉ cho ánh sáng lọt qua
B) Có vai trò như là 2 nguồn sáng kết hợp
C) Có kích thước tuỳ ý
Câu 10 ( câu cuối )
Lớp vỏ của mặt trời có nhiệt độ là
A) 6000*C
B) 1000000*C
C) 15 000 000 *C
B. Phần giải bài tập
I. Bài 1 ( 10 đ)
Một sợi dây thừng được đặt cân bằng trên 2 mặt phẳng nghiêng tạo với đường năm ngang một góc theta như hình vẽ. Sợi dây thừng dài đồng chất, có hệ số ma sát với mặt phẳng là 1.
Hỏi có tối đa bao nhiêu phần của dây thừng không chạm vào mặt phẳng nghiêng?
Tìm giá trị của góc theta ứng với trường hợp đó.
II. Bài tập ( 20 đ)
CHÚ CHÓ LÀM XIẾC
Một chú chó làm xiếc (chất điểm C) nhảy lên một hình trụ đặc đồng chất đang nằm yên trên mặt đất và bắt đầu “chạy” trên hình trụ đó. Chú chó này rất khéo và luôn giữ được độ cao h so với mặt đất. Cho biết: khối lượng chú chó là m, khối lượng hình trụ là M với bán kính là a.
1. Xem rằng không có ma sát giữa hình trụ với mặt đất:
1.1 Mô tả chuyển động của tâm O của hình trụ
1.2 Tính lực mà chú chó tác dụng lên hình trụ
1.3 Tìm phương trình vận tốc góc của hình trụ theo thời gian
2. Xem rằng chuyển động của hình trụ trên mặt đất là lăn không trượt.
2.1 Bằng cách áp dụng các bước đã làm ở câu 1 với điều kiện có lực ma sát, tìm phương trình vận tốc góc của hình trụ theo thời gian.
2.2 Tìm điều kiện của hệ số ma sát k.
3. Trong quá trình huấn luyện, chú chó ban đầu chưa đủ độ khéo để giữ được độ cao h không đổi.
3.1 Thực ra chú chó nhảy lên hình trụ tại điểm và càng ngày càng nhích lên đỉnh cuả hình trụ ( )với vận tốc góc rất nhỏ. Giải thích xem vì sao khi đó ta có thể xem rằng tại mọi thời điểm thì C vẫn gần như đứng yên so với O.
3.2 Cho M = 2m, k = 4, mô tả chuyển động của hệ dựa vào các kết quả tìm được ở những câu trước.