Trong lĩnh vực toán học và vật lý, thuyết hỗn mang mô tả những hệ tuyến tính hoặc phi tuyến (trong một số điều kiện) thể hiện hiện tượng hỗn loạn, đặc trưng bởi tính chất nhạy cảm với với điều kiện ban đầu (xem hiệu ứng cánh bướm). Với đặc tính này, những biến đổi quan sát được của các hệ thống vật lý có biểu hiện hỗn loạn trông có vẻ ngẫu nhiên, dù mô hình mô tả của hệ thống là 'xác định' theo nghĩa là được định nghĩa chính xác và không chứa những tham số ngẫu nhiên. Một vài ví dụ của những hệ thống như vậy là khí quyển trái đất, hệ mặt trời, kiến tạo học, đối lưu chất lỏng, kinh tế, tăng trưởng dân số.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Đặc biệt là Hiệu ứng cánh bướm
Trích:
Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Thuyết này cũng hay nhỉ! Nhớ có lần xem phim Mỹ, tên tội phạm giết người hàng loạt, lúc đầu cảnh sát điều tra thấy có vẻ ngẫu nhiên, nhưng cuối cùng đã tìm ra được quy luật của hắn.
Loạt film Butterfly Effect có 3 tập lận, và a PP đang nhắc tới tập thứ 3. Nhưng theo em tập đầu tiền năm 2004 là hay nhất. Hiệu ứng cánh bướm cũng là chủ để xuyên suốt trong cuốn sách nổi tiếng "Những Giấc mơ của Eistein", em quên tên tác giả roài
Butterfly Effect chữ này mà dịch hiệu ứng cánh bướm thì mất ý nghĩa.Đúng ra là phải dịch hiệu ứng bươm bướm. Khi một con bươm bướm bay thì cả đàn bay theo loạn xạ lên.
__________________ Necessity is the mother of in(ter)vention.
Speak softly & carry a big stick. My Technical Blog
Butterfly Effect chữ này mà dịch hiệu ứng cánh bướm thì mất ý nghĩa.Đúng ra là phải dịch hiệu ứng bươm bướm. Khi một con bươm bướm bay thì cả đàn bay theo loạn xạ lên.
Tầm bậy nào! Vậy là hiểu sai cái hiệu ứng cánh bướm rồi. Ý của nó là một cái đập cánh của một con bướm ở Nam Mỹ "có thể" gây ra một cơn bão ở tận... Florida! Nghĩa là một tác động tuy nhỏ nhưng nó gián tiếp gây ra một dây chuyền có thể dẫn đến những kết quả cực kỳ to lớn! Nghĩa là "cánh" con bướm mới quan trọng còn con bướm không quan trọng "tí nào" (ngầm hiểu vậy đó)
Cho nên gọi là hiệu ứng cánh bướm chứ không gọi là hiệu ứng bươm bướm! Vì cánh bướm tiếng Việt ám chỉ là con bướm, cánh chim ám chỉ là con chim, cánh diều ám chỉ con diều...
__________________
Không thể thay đổi ngày hôm qua!
thay đổi nội dung bởi: TheDeath, 24-02-2010 lúc 08:43 AM.
pp nhớ hình như trong Chứng khoán, có một học thuyết là thị trường sẽ vận động theo quy luật .... không có quy luật nào hết! Nó cũng làm mình liên tưởng đến thuyết hỗn mang này.
Nhưng, trong thuyết hỗn mang, yếu tố quy luật (hàm) không được chú ý đến, nó tập trung vào điều kiện ban đầu. Đó cũng là khởi điểm của thuyết hỗn mang. Khi tác giả phát hiện thông số ban đầu chỉ sai khác tí xíu (vài phần trăm) mà kết quả sai khác kinh khủng.
Để dễ hiểu, nói về hiệu ứng cánh bướm. Một cánh bướm đập ở Mê Hi Cô sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền, nếu có hàng tỉ tỉ con bướm, và kết quả là một cơn bão khủng khiếp xảy ra ở Flo Ri Đa. Nhưng, một cánh bướm khác đập ở Luần Đôn, cũng có thể sinh ra một cơn bão tương tự và dập tắt cơn bão ở Flo Ri Đa.
Đọc được chỉ vài dòng nên không biết nhiều (chủ yếu là link ở wiki), nếu có bác nào hiểu rõ Thuyết Hỗn Mang này thì chia sẻ nhé.
Ngày xưa đi học mà chẳng có ông thầy nào kể nghe mấy cái thuyết quái dị này nhỉ!
Việt Nam có 1 ông tác giả Việt kiều, là ông Trịnh Xuân Thuận, viết quyển Hỗn độn và hài hòa (in Vietnamese). anh pp đọc quyển đó đí, cũng hay lắm, trong đó, có cái phần viết về sự hình thành vũ trụ sau vụ nổ Big Bang, có nói về thuyết hỗn mang đó...
Thực ra, thuyết hỗn mang được đặt ra như 1 thách thức với sự phát triển khoa học kỹ thuật của loài người, để làm sao thu hẹp được phạm vi của thuyết hỗn mang, tức đi tìm quy luật cụ thể của 1 hiện tượng... Kết quả của quá trình này là: càng ngày, khoa học càng giãn nở về cả 2 phía: vi mô (lý thuyết dây, hạt cơ bản, quark...) và vĩ mô (sự giãn nở của vũ trụ...). Nhưng thuyết hỗn mang thì... vẫn tồn tại.
Trong thiên văn học, cái thuyết này được ứng dụng rõ ràng nhất trong việc tính toán các tình huống tự nhiên xảy ra sau hàng tỷ năm nữa với sự hỗ trợ đắc lực của các máy tính... Nhiều phép tính cho 1 kết quả rất buồn cười nên cuối cùng, viễn cảnh tương lai khi dùng máy tính tính toán cho kết quả giống như lời phán của 1 ông thầy tướng số...
__________________
Kẻ lang thang đã gặp tiểu thư...