Go Back   Cựu Học Sinh Lê Quý Đôn - Long An > :: Câu Lạc Bộ :: > ..:: Các CLB khác ::.. > CLB Tâm linh

Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?

Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?

this thread has 0 replies and has been viewed 35238 times

Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-02-2012, 12:26 AM   #1
Hồ sơ
HuongViet
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2007
Tuổi: 44
Số bài viết: 162
Tiền: 25
Thanks: 216
Thanked 95 Times in 62 Posts
HuongViet is on a distinguished road
Default Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?

Hỏi: Mỗi khi lạy sám hối, thú thật chúng con chưa hiểu rõ việc lạy và đôi khi không tin rằng lạy sám hối sẽ được tiêu tan nghiệp chướng. Ða số thường có tâm lý sợ lạy 108 lạy, vì tuổi già yếu như chúng con mà lạy như thế thì quá mệt. Nếu như không lạy đủ số như vậy, thì không tiêu được nghiệp chướng hay sao?

Ðáp: Khi làm một điều gì, thiết nghĩ, người Phật tử chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ càng qua việc làm đó. Có thế, thì chúng ta mới có thể tránh được những tai hại bất lợi cho mình trong hiện tại cũng như mai sau. Như Phật tử đã biết, lạy sám hối, là một trong nhiều pháp môn Phật dạy. Đã là pháp môn, nếu chúng ta chịu khó hành trì đúng pháp, tất nhiên là chúng ta sẽ được lợi ích rất lớn. Muốn thế, trước tiên, chúng ta phải biết qua ý nghĩa của hai chữ sám hối. Và sám hối như thế nào mới đúng pháp và tiêu tội chướng? Đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải tìm hiểu.
Sám nguyên tiếng Phạn là Samma, Trung Hoa dịch là hối hóa. Còn chữ hối là Hán ngữ, ghép hai từ ngữ Phạn và Hán lại thành hai chữ sám hối. Sám nghĩa là ăn năn lỗi trước, còn hối là chừa bỏ lỗi sau. Nói gọn là ăn năn chừa lỗi. Hồng danh sám hối là một trong bốn cách sám hối. Để Phật tử hiểu rõ hơn, tôi xin dẫn trong Kinh thường nêu ra có bốn cách sám hối như sau:
1. Tác pháp sám hối.
2. Thủ tướng sám hối.
3. Hồng danh sám hối.
4. Vô sanh sám hối.
Tác pháp sám hối:

đây là pháp sám hối thuộc phần sự tướng. Nghĩa là phải có lập giới đàn và cung thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh. Người nào tự thấy mình có tội lỗi, thì ra trước đại chúng hoặc một vị thầy có đầy đủ giới đức để tự phát lồ bày tỏ những lỗi lầm mà mình đã phạm phải. Phải bày tỏ một cách chí thành và hết lòng thành khẩn ăn năn hối hận những lỗi lầm mình đã gây ra. Đồng thời phải phát nguyện từ nay trở đi mình sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh tức là hết tội.
Thủ tướng sám hối:

Pháp nầy cũng thuộc về phần sự tướng, nhưng khó hơn pháp trước. Pháp sám hối nầy chỉ dành cho những người có trình độ cao, hoặc không có chư Tăng Ni thanh tịnh chứng minh. Đây là pháp sám hối thuộc về quán tưởng và khi sám hối đương sự phải đến trước tượng Phật hay Bồ tát thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm và nguyện ăn năn chừa bỏ. Cứ thật hành như thế cho đến khi nào thấy được hảo tướng như: thấy hào quang hay hoa sen báu, thấy Phật, Bồ tát xoa đầu v.v… thì mới thôi.
Hồng danh sám hối:

Pháp sám hối nầy cũng thuộc về sự tướng do ngài Bất động pháp sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Đây là pháp lạy 108 lạy, mà quý Phật tử thường lạy ở chùa hoặc ở nhà. Pháp lạy sám hối nầy, đối với người trọng tuổi già yếu như Phật tử thì không mấy thích hợp cho lắm. Tuy nhiên, đối với những ai mạnh khỏe, thì pháp lạy sám hối nầy rất có lợi, vì vừa tiêu trừ tội chướng mà cũng vừa có thêm sức khỏe. Nhưng muốn tiêu trừ phiền não tội chướng, thì hành giả khi lễ bái phải chí thành kính lễ.
Trong mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, nguyện trước tiên là “lễ kính chư Phật”. Tuy hình thức lễ bái đơn giản, nhưng có hiệu quả rất cao là diệt trừ được động cơ tạo nghiệp và hai thứ phiền não gốc. Vì khi hành giả lễ bái, thì động cơ tạo nghiệp của thân bị đình chỉ. Đồng thời khi lễ lạy, thì hành giả dẹp trừ được tâm ngã mạn cống cao và hướng về Phật với lòng tin vững chắc không còn nghi ngờ.
Như vậy, là phá trừ được hai thứ phiền não gốc “mạn” và “nghi”. Nên nói lạy Phật có phước là ở chỗ đó. Và khi thân lạy, miệng thì xướng danh hiệu Phật, thế là khẩu nghiệp được thanh tịnh. Khi khen Phật đó là chánh kiến, tất nhiên tà kiến không có. Và trong khi lễ lạy, thì tâm ý nương vào câu hiệu Phật, thế là tâm ý được thanh tịnh. Chỉ một hành động lạy Phật đơn giản như thế mà dứt trừ được ba nghiệp tạo tội của thân, miệng, ý. Vì thế, nên nói lạy Phật sám hối sẽ được tiêu trừ tội chướng. Tuy nhiên, trong trường hợp của Phật tử vì trọng tuổi yếu đuối, không thể đứng lên lạy xuống được. Theo tôi, tốt hơn hết là Phật tử chỉ cần chí thành niệm Phật thì cũng được tiêu trừ tội chướng. Phật tử nên biết, giáo pháp Phật dạy có vô lượng pháp môn, tùy theo căn cơ, tuổi tác, và sức khỏe của mỗi người mà có thể ứng dụng hành trì cho thích hợp. Nếu thật hành đúng pháp theo lời Phật Tổ dạy, thì tất cả cũng đều được lợi ích. Về cách lễ Phật, ngoài Sự lễ ra, còn có Lý lễ nữa. Về Lý lễ, trong kinh thường nêu ra có bốn cách:
Phát trí thanh tịnh lễ.
Biến nhập pháp giới lễ.
Chánh quán lễ.
Thật tướng bình đẳng lễ.
4. Vô sanh sám hối:


pháp sám hối nầy thuộc về lý sám hối. Phải là bậc thượng căn mới có thể thật hành nổi. Có hai cách quán: “quán tâm vô sanh và quán pháp vô sanh”. Vì bản tâm của chúng ta thường hằng vắng lặng sáng suốt, bất sanh bất diệt. Tội có ra là do tâm tạo. Đó là tâm vọng tưởng. Do bất giác khởi vọng tạo nghiệp. Tâm nầy không thật có. Tâm đã không thật, thì tội làm sao có thật được? Vì tội do tâm sanh, mà tâm vốn không sanh, thì tội cũng không có. Đó là tánh tội vốn không. Hằng sống với thể tánh nầy, thì mọi tội lỗi sẽ không còn. Thí như bóng tối dù trải qua hằng triệu tỷ năm, nhưng khi có ánh sáng của ngọn đèn chiếu vào, thì bóng tối kia sẽ tan biến ngay. Vì thể của bóng tối vốn không thật. Nên kinh nói:
Tội tùng tâm khởi, tùng tâm sám.
Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.
Tội vong tậm diệt lưỡng câu không,
Thị tắc danh vi chơn sám hối.
Nghĩa là :
Tội từ tâm khởi thì cũng phải từ tâm mà sám. Khi tâm đã thực sự vắng lặng rồi, thì tội kia cũng không còn. Tội không, tâm lặng, cả hai đều không thật có, được vậy, mới thật là chơn sám hối. Đến đây, thì không còn gì phải bàn luận là tội hay không tội. Vì đã vượt ngoài hai phạm trù đối đãi nhị nguyên : « bặt dứt chủ thể và khách thể ». Đó là hình ảnh của một con người siêu việt hiên ngang tự tại qua lại trong bầu trời tự do giải thoát.
Bốn cách lễ trên đều thuộc về lý, nên rất khó cho hành giả thật hành. Tuy nhiên, nếu ai thật hành được, thì lợi ích không thể nghĩ bàn.
__________________
Đạo đức không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.
HuongViet is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời



Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
Bạn không được quyền gởi bài
Bạn không được quyền gởi trả lời
Bạn không được quyền gởi kèm file
Bạn không được quyền sửa bài

vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển đến

Chủ đề tương tự
Ðề tài Người Gởi Chuyên mục Trả lời Bài mới gởi
THUẬT XỬ THẾ CỦA NGƯỜI XƯA - Thu Giang Nguyễn Duy Cần HuongViet Nghệ thuật sống 17 16-11-2010 12:13 PM
Muốn con thông minh, cha mẹ phải sáng tạo trong trò chơi nhk Chuyện trẻ thơ 0 16-04-2009 12:44 PM
Da Vinci code foureyes ..:: CLB Văn Thơ ::.. 100 06-05-2008 09:12 PM
Tình Ma Ma Bư ..:: CLB Văn Thơ ::.. 22 01-01-1970 07:33 AM
Destiny ZenkyNemesis Nghệ thuật sống 7 01-01-1970 07:00 AM


Website sử dụng phần mềm vBulletin phiên bản 3.6.8
do Công ty TNHH Jelsoft giữ bản quyền từ 2000 - 2024.
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:08 AM.

Hội CHS Lê Quý Đôn-Long An giữ bản quyền nội dung của website này

Tự động[F9]TELEX VNI VIQR VIQR* TắtKiểm chính tảDấu cũ
phan mem quan ly ban hang | thuê vps