View Single Post
Old 06-01-2011, 09:22 AM   #4
Hồ sơ
NKB®
Senior Member
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Số bài viết: 250
Tiền: 25
Thanks: 36
Thanked 114 Times in 63 Posts
NKB® is on a distinguished road
Default Ðề: Re: Kinh doanh nhượng quyền

Việc nhượng quyền thương hiệu, bên cạnh các quy trình anh đang có, anh cần thêm:

- Sơ đồ tổ chức của bệnh viện.
- Chức năng nhiệm vụ từng vị trí trong bệnh viện (mô tả công việc từng vị trí)
- Quy trình quản lý tài sản, máy móc thiết bị
- Quy trình thu tiền, bảo quản tiền bạc như thế nào
- Quy chế tuyển dụng, trả lương.....

Nói chung là moi hoạt động, dù nhỏ nhất cũng phải biên soạn thành quy trình, văn bản, kể cả vệ sinh, đổ rác......để đảm bảo chất lượng hoạt động của bên mua nhượng quyền đúng như yêu cầu

Ngoài ra, cần phải có quy định về kiểm soát hoạt động của cơ sở nhượng quyền.

Đối với việc thu phí, thông thường có 2 dạng phí: phí gia nhập và phí thương hiệu hàng tháng. Phí gia nhập đóng một lần vào lúc đầu (vừa ký hợp đồng). Phí thương hiệu hàng tháng: thu tiền sử dụng thương hiệu hàng tháng. Số tiền này có thể căn cứ vào doanh thu hàng tháng hoặc cố định. Cách căn cứ vào doanh thu hàng tháng là tốt nhất, nhưng phải đảm bảo được bên bán nhượng quyền kiểm soát được doanh thu hàng tháng của bên mua nhượng quyền. Các doanh nghiệp nước ngoài họ bắt buộc sử dụng phần mềm của họ hoặc căn cứ vào hàng hóa, nguyên liệu họ cung cấp (độc quyền và bắt buộc) nên họ kiểm soát được.
Còn một loại phí khác là tiền ký quỹ: đây là loại phí nhằm đảm bảo bên mua nhương quyền thanh toán tiền hàng hóa, tiền thương hiệu hàng tháng đúng thời gian quy định, hoặc đảm bảo việc bên mua nhương quyền tuân thủ theo đúng nội dung hợp đồng. Phí này được trả lại sau khi hai bên thanh lý hợp đồng

Đối với hợp đồng thỏa thuận, cần phải quy định chặt chẽ bên mua nhượng quyền phải tuân thủ các điều kiện gì, nếu không tuân thủ thì phải phạt thế nào....

Bên bán nhương quyền thường kiểm soát bên mua nhương quyền bằng cách độc quyền cung cấp hàng hóa. Ví sụ như phở 24, công ty cung cấp nước phở, các vật dụng như tô, đũa muông,...(có in logo công ty), chỉ định nhà cung cấp nguyên liệu tươi sống (bắt buộc phải mua ở các nhà cung cấp do họ chỉ định để đảm bảo chất lượng và giá cả).....

Anh cũng cần phải biên soạn tiêu chuẩn để được mua nhươnng quyền. Ví dụ, người mua nhượng quyền phải đảm bảo điều kiện vốn, chuyên môn, ....Tiêu chuẩn này nước ngoài họ xét ký lắm, vì ảnh hưởng đến việc kinh doanh và uy tín thương hiệu của họ. Chẳng hạn như thời trang Zara, người mua thương hiệu của họ phải có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh thời trang cao cấp,vị trí mặt bằng mở shop phải rộng bao nhiêu, vị trí nào.......

Vấn đề quan trọng nhất của bán nhượng quyền là việc kiểm soat bên mua nhương quyền sau khi ký hợp đồng. Việc mở thì dễ, kiểm soat là khó nhất, ngay cả như ông Lý Quý Trung hay Đặng NGuyên Vũ cũng vướng vấn đề kiểm soát chứ ko phải tìm được người mua.

Nói tóm lại là anh cần phải làm rât nhiều thứ nữa nếu muốn bán nhượng quyền, nhất là đối với lĩnh vực nhạy cảm như y tế.

Anh tham khảo thêm ở đây; http://doanhnhansaigon.vn/online/nhuong-quyen/

Chuyên viết về nhương quyền
__________________
Làng Vũ Đại ngày nay....

thay đổi nội dung bởi: NKB®, 06-01-2011 lúc 09:29 AM.
NKB® is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến NKB® vì bạn đã đăng bài:
nobipotter (06-01-2011)