View Single Post
Old 02-01-2011, 10:50 PM   #9
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 45
Số bài viết: 1,657
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,021 Times in 680 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Phát ngôn và hành động: "Đỉnh" và "Đáy" của năm 2010

Rất thích tác giả bài này về sự thâm thúy khi có một bài viết hay tổng kết một năm về tình hình xã hội nước nhà. Tác giả có cái khen, cái chê thật công tâm rạch ròi.


Viết về GS. Ngô Bảo Châu, mình thích nhất thích sự thâm thúy của một người trí thức thật sự. Thích câu nói: “Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa

Ngoài ra còn thích bài viết này ở những đoạn:

“Bên niềm vinh dự lớn của đất Việt, không tránh khỏi một nỗi buồn sâu lắng cũng không hề nhỏ...”
(Viết về GS. Ngô Bảo Châu).



Gần 10 năm chuẩn bị, mà cho đến giáp kỳ khai mạc, câu chuyện đơn giản cổng chào hay không cổng chào, kiến trúc, vật liệu cấu trúc cổng chào ra sao...cũng phức tạp đến nỗi không sao ngã ngũ, sáng tỏ. Đến nỗi cuối cùng, không cổng cũng chẳng chào

Lễ hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt, thì sự xô bồ, sự mất vệ sinh, thiếu văn minh và văn hóa của người đi hội cũng có dịp phơi bầy. Khiến có người đã phải viết trên mặt báo: "Nên bớt phần hội, để tăng phần lễ". Lễ ở đây là lễ nghĩa, là đạo làm người, là văn hóa ứng xử nơi công cộng...”


Những công trình xây dựng chào mừng gấp gáp, nên chất lượng bền vững cũng gấp gáp không kém. Đến nỗi có người đã phải đặt câu hỏi: Vì sao các bậc tiền nhân, ông cha chúng ta, văn minh lúa nước, chỉ có hai bàn tay lao động thủ công, 1000 năm sau, vẫn để lại một Di sản kiến trúc và văn hóa đỉnh cao, để thế giới phải khâm phục, nể trọng, mà chúng ta, văn minh công nghiệp, công nghệ cao hơn, vật liệu tân tiến hơn, lại chỉ để cho ra đời những công trình kiến trúc xây dựng "lở mồm, long móng"?”

(Viết về đại lễ Thăng Long)




Cũng lạ cho các nữ sinh Hà Giang, lứa tuổi đang phải đi học là các em toàn yêu các quan chức cốt cán cỡ tuổi cha chú?... Làm cho người dân vốn đã hoài nghi, thêm một lần nữa loạn lạc lòng tin”

“Năm cũ sắp kết thúc. Nhưng câu chuyện đau lòng về sự băng hoại đạo đức xã hội này, không thể cho qua. Bởi nếu cứ kết luận "có hậu" như thế, thì nguy cơ băng hoại đạo đức xã hội vẫn tiếp tục là nhãn tiền”

“Và dù văn bản có kết luận rõ ràng, sự tăm tối, bệ rạc của tâm hồn, của phẩm cách, liệu có phải thuộc về những đứa trò gái ngu ngốc, khờ dại, bị ép buộc, dẫu có phần hư hỏng hay không? Nếu không, thì sự bệ rạc đó thuộc về những ai?

(Viết về chuyện mua dâm nữ sinh ở Hà Giang).



“Lo lắng, nghi ngại, người Việt Nam cả trong và ngoài nước nín thở chờ đợi các động thái của chính quyền bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, tính độc lập tự chủ của Việt Nam, vượt ra khỏi những sức ép

Công khai những khác biệt, minh bạch chỗ đứng của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền và cách ứng xử trong tranh chấp, thiết lập các cơ chế hợp tác và xử lý tranh chấp trong sự ràng buộc và đan xen lợi ích... Trên con đường ấy, Việt Nam đang có được nhiều bạn đường hơn, gắn kết với nhau bằng lợi ích và cả trách nhiệm quốc gia.
Lịch sử có thể lặp lại. Nhưng có những lịch sử không bao giờ được phép lặp lại. Giành và giữ chủ quyền Biển Đông, là thử thách lớn, và chính ở thử thách đó, bản lĩnh, khát vọng và chí khí dân tộc Việt một lần nữa được khẳng định, mài giũa và tỏa sáng” (Viết về chủ quyền đất nước).


“Điều lạ, từng ấy năm trời, người dân Việt 2 bên bờ sông chỉ biết thở than. Từng ấy năm trời chính quyền địa phương nhận đơn khiếu nại của dân để rồi...im lặng đáng sợ. Từng ấy năm trời Bộ Tài nguyên- Môi trường, cơ quan chủ quản cũng im lặng đáng sợ nốt….Chỉ đến khi báo chí phát tín hiệu SOS, chở diện mạo con sông lên đầy mặt báo, thì khi đó, con sông mới được các cấp quản lý, các ngành chức năng xúm lại chẩn bệnh. To tiếng nhất cũng là Bộ chủ quản. Khi vị Bộ trưởng cho biết rằng, 2 năm trước ông đã phát hiện ra con sông mắc bệnh, chỉ có điều ông không nói!...

…Những bài học đắng ngắt từ Vedan ở góc độ nào đó, lại "cống hiến" cho chúng ta những bài học bổ ích. Cảnh báo và buộc xã hội chúng ta phải tỉnh ngộ về nhiều điều: Sự quan liêu, vô tình, vô cảm của cán bộ với lợi ích người dân. Sự hấp dẫn chết người của đồng tiền nhẫn tâm. Sự cần thiết phải có một thiết chế quản lý xã hội dân sự công khai, minh bạch, dựa trên nền tảng pháp luật chặt chẽ của nhà nước, và hiểu biết pháp luật cùng quyền hạn của người dân. Có thế, mới có thể ngăn ngừa được những Vedan khác….

…Bởi trong thời buổi này, chữ Tín trong kinh doanh là con chữ cao quý nhất, nhưng cũng lại mong manh quá, mong manh không chịu nổi. Mà bên cạnh chữ Tín, còn có chữ Tiền. Cái chữ Tiền đáng yêu lại nặng ngàn cân và cũng quyến rũ quá, quyến rũ đến không chịu nổi...

(Viết về vụ Vedan)


Nhưng sự ghê gớm và nghiệt ngã của cơn lũ dữ 2010 còn ở chỗ này: Nó thách thức cao nhất phẩm cách, bổn phận người cán bộ với đồng bào mình. Thử thách cao nhất sự nhân ái, sự tín nghĩa của con người với con người….Có những con người lao động mang tấm lòng vàng 10, và ngược lại, có không ít kẻ đại gia mang tấm lòng vàng... mỹ ký.

Dù vậy, việc bỏ rơi dân vì lợi ích riêng, như trường hợp cán bộ Tuấn không khiến người dân sốc và ngạc nhiên. Bởi trong đời sống xã hội hiện đại này, hình như có không ít cán bộ đã hành xử như vậy. Ở góc độ nào đó, cán bộ Tuấn còn đáng được ghi điểm thật thà. Bởi có những cán bộ không bỏ dân công khai như ông Tuấn, mà bỏ dân... bí mật, vì lợi ích riêng mình. Thế mới có câu nói trở thành thành ngữ hiện đại: "Nói vậy, mà không phải vậy".

Đỉnh điểm của bi thương dẫn đến đỉnh điểm của sự từ thiện. Có điều, cuộc sống không bao giờ hiểu hết chữ Ngờ. "Đêm hội Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung" được tổ chức và được Đài truyền hình VN phát trực tiếp tối 11-11, khi vỡ lở sự thật, lại cho thấy cái đáy rỗng của sự bất tín, bất nghì.

Sau những tài trợ sữa trẻ em quá đát, quần áo xi líp, xu chiêng rách chỉ có thể làm giẻ lau, là màn từ thiện quái chiêu và thất đức, người dân miền Trung sẽ cảm nhận thế nào về nghĩa đồng bào?
Các bậc tiền nhân, cha ông chúng ta xưa còn nghèo, nhưng luôn biết sống theo đạo lý "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng". Vậy mà nay, có những đại gia giầu có bạc tỷ, mà tấm lòng lại là vàng mỹ ký. Chất lượng lượng cuộc sống cao, mà sao đạo lý lại tụt?

(Viết về lũ lụt miền trung)


Khi tâm hồn con người ta bình yên, ấy là sự góp phần cho xã hội bình yên.
(Viết về lòng vị tha giữa hai người cựu thù)

Những tổn thương, mất mát niềm tin của con người về những cái Đáy tối tăm, bất tín bất nghì, rồi sẽ kéo da non. Bởi vẫn còn đây, những cái Đỉnh của trí tuệ, của văn hóa Việt, và của lòng nhân nghĩa Việt... rạng ngời và bất biến.

(Tổng kết bài viết).
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến duonghoanghiep vì bạn đã đăng bài:
phanphuong (03-01-2011)