View Single Post
Old 01-01-2011, 05:32 PM   #4
Hồ sơ
duonghoanghiep
Hội CHS
 
duonghoanghiep's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 45
Số bài viết: 1,657
Tiền: 25
Thanks: 277
Thanked 3,020 Times in 679 Posts
duonghoanghiep is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Phát ngôn và hành động: "Đỉnh" và "Đáy" của năm 2010

Năm 2011 đã đến. Cầu mong đó là một năm xã hội bình yên, an lành. Những tổn thương, mất mát niềm tin của con người về những cái Đáy tối tăm, bất tín bất nghì, rồi sẽ kéo da non. Bởi vẫn còn đây, những cái Đỉnh của trí tuệ, của văn hóa Việt, và của lòng nhân nghĩa Việt... vẫn rạng ngời và bất biến. Bất biến như câu ca dao của ông cha ta tự ngàn xưa: "Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"

Nổi tiếng- tai tiếng và...ký tên
Có một công ty lớn khá nổi tiếng trên thế giới bởi sự đầu tư làm ăn với nhiều quốc gia. Nhưng khi làm ăn với Việt Nam thì họ trở nên tai tiếng. Đó là công ty bột ngọt Vedan. Khi hiểu rõ ngọn nguồn của sự tai tiếng, người ta phải thốt lên mà triết lý: "Bột ngọt mà đắng".
Đúng. Bột ngọt mà đắng! Ngọt với Vedan mà đắng ngắt với người Việt Nam.
Bởi suốt 14 năm qua, từ khi đầu tư, xây dựng và sản xuất bột ngọt trên đất nước hình chữ S này, âm thầm giẫm đạp lên những quy định của nước sở tại, ngay từ đầu, hệ thống xả thải của Công ty Vedan được thiết kế cực kỳ bí mật, đã xả thẳng 5000 m3 nước phế thải/ ngày ra sông Thị Vải, để trốn hơn 90 tỷ đồng phí nước thải.
Việc làm đó tưởng khôn, mà thực ra không ngoan. Bởi cho dù có xả thải một cách bí mật nước phế thải, thì con sông Thị Vải suốt hơn chục năm nhẫn nại chịu đựng, cuối cùng đã phải ô nhiễm công khai. Cũng có nghĩa là đẩy hàng ngàn hộ nông dân 3 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, t/p Hồ Chí Minh và Đồng Nai vào vòng bế tắc của mưu sinh.

Công ty sản xuất bột ngọt mà với người Việt sao đắng!
Điều lạ, từng ấy năm trời, người dân Việt 2 bên bờ sông chỉ biết thở than. Từng ấy năm trời chính quyền địa phương nhận đơn khiếu nại của dân để rồi...im lặng đáng sợ. Từng ấy năm trời Bộ Tài nguyên- Môi trường, cơ quan chủ quản cũng im lặng đáng sợ nốt.
Chỉ đến khi báo chí phát tín hiệu SOS, chở diện mạo con sông lên đầy mặt báo, thì khi đó, con sông mới được các cấp quản lý, các ngành chức năng xúm lại chẩn bệnh. To tiếng nhất cũng là Bộ chủ quản. Khi vị Bộ trưởng cho biết rằng, 2 năm trước ông đã phát hiện ra con sông mắc bệnh, chỉ có điều ông không nói!
Chỉ khi đó, sự đau đớn của con sông mới làm xã hội, những người có lương tâm thật sự thấy đau đớn. Và thúc đẩy họ hành động. Không chỉ những người dân, mà còn có cả các nhà luật pháp, các tổ chức, đoàn thể, và cả Bộ chủ quản sẵn sàng đồng hành cùng người dân tìm lẽ phải.
Vậy nhưng cho dù dân khiếu kiện, cho dù các cấp, các ngành quản lý của địa phương lên tiếng, cho dù báo chí ồn ào phẫn nộ lên án...thì tất cả mọi phản ứng đó cũng không sao có sức nặng bằng, khi người dân Việt, hệ thống các siêu thị bất bình, đồng tâm tuyên bố tẩy chay không tiêu thụ bột ngọt Vedan. Chỉ khi đó, thái độ cò cưa, quanh co chối tội, ngụy biện, mặc cả... của Vedan mới ngọt như thứ bột họ vẫn sản xuất.
Lợi nhuận chi phối tất thảy, sự gian dối, sự chây lì, và cả sự...cầu thị (!)
Sự đồng lòng, đồng tâm cuối cùng cũng dẫn đến cái kết có hậu: Sau những ồn ào khiếu kiện, tranh cãi chầy cối, đến thời điểm này, Vedan nổi tiếng kèm tai tiếng, đã phải cúi xuống ký tên đồng ý bồi thường cho 3 tỉnh nói trên với số tiền 53,6 tỷ đồng cho nông dân Bà Rịa- Vũng Tàu; 45,7 tỷ đồng cho nông dân huyện Cần Giờ (TP HCM); và đặc biệt, gần 120 tỷ đồng cho nông dân Đồng Nai, tỉnh thiệt hại nặng nhất. Đợt 1; 60 tỷ đồng, và đợt 2: Gần 60 tỷ đồng nữa sẽ chuyển vào ngày 14-1-2011 tới đây.

Ảnh Thể Thao - Văn hóa.
Những bài học đắng ngắt từ Vedan ở góc độ nào đó, lại "cống hiến" cho chúng ta những bài học bổ ích. Cảnh báo và buộc xã hội chúng ta phải tỉnh ngộ về nhiều điều: Sự quan liêu, vô tình, vô cảm của cán bộ với lợi ích người dân. Sự hấp dẫn chết người của đồng tiền nhẫn tâm. Sự cần thiết phải có một thiết chế quản lý xã hội dân sự công khai, minh bạch, dựa trên nền tảng pháp luật chặt chẽ của nhà nước, và hiểu biết pháp luật cùng quyền hạn của người dân. Có thế, mới có thể ngăn ngừa được những Vedan khác.
Bởi bản chất của nhà tư bản là lợi nhuận, nên Vedan không phải là doanh nghiệp nước ngoài duy nhất, cũng không phải doanh nghiệp cuối cùng dám qua mặt tất cả những quy định mang tính luật pháp của nước sở tại.
Cũng không cứ anh nước ngoài, nhiều anh doanh nghiệp trong nước, vì lợi ích riêng mình, cũng sẽ sẵn sàng làm ô nhiễm môi trường, chừng nào họ có thể làm ô nhiễm mà không bị bắt quả tang. Và cũng chừng nào mà cán bộ quản lý các cấp, từ dưới lên trên, biết hết đấy nhưng các bác cũng lại biết... im lặng, mà không nói.
Bởi trong thời buổi này, chữ Tín trong kinh doanh là con chữ cao quý nhất, nhưng cũng lại mong manh quá, mong manh không chịu nổi. Mà bên cạnh chữ Tín, còn có chữ Tiền. Cái chữ Tiền đáng yêu lại nặng ngàn cân và cũng quyến rũ quá, quyến rũ đến không chịu nổi...
Vì thế, chữ Tâm càng cần phải được mài giũa, được bồi đắp, bắt đầu từ cán bộ cơ sở, những người gần dân nhất, và cũng rất có thể, dễ xa dân nhất.
(còn tiếp)
__________________
Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi...
duonghoanghiep is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn