Ðề tài: Lê Văn Tám là ai?
View Single Post
Old 25-11-2010, 01:30 PM   #1
Hồ sơ
phanphuong
Super Moderator
 
phanphuong's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2006
Số bài viết: 8,221
Tiền: 371
Thanks: 1,950
Thanked 7,357 Times in 2,060 Posts
phanphuong is on a distinguished road
Default Lê Văn Tám là ai?

Câu chuyện

Câu chuyện về Lê Văn Tám thường kể rằng có một cậu bé làm nghề bán đậu phộng rang, tuy nhỏ tuổi nhưng đã tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp. Vào đêm 1 tháng 1 năm 1946, cậu bé tìm cách lọt vào được kho xăng của Pháp ở Thị Nghè. Cậu đã tẩm dầu lên mình và đốt, rồi nhảy vào một thùng xăng gần nhất. Cả kho xăng đã bị phá hủy và cậu bé cũng hy sinh theo.

Câu chuyện này đã được tuyên truyền rộng rãi tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, với biểu tượng "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám", nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân... Câu chuyện này cũng được đưa vào sách giáo khoa tiểu học ở Việt Nam. Tên của Lê Văn Tám đã được đặt cho một số trường tiểu học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác ở Việt Nam.

Tranh cãi
Theo giáo sư sử học Phan Huy Lê (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì nhân vật Lê Văn Tám là không có thật, và được Trần Huy Liệu, lúc đó là bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, dựng lên.[1] Theo một nguồn khác thì nhân vật Lê Văn Tám vốn được đạo diễn phim Phan Vũ sáng tác cho một phim truyện nhưng sau đó được dùng cho mục đích tuyên truyền.[2]

Trong một cuộc họp báo [2] vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê nhớ lại:

“ Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền (sau cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động), anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè.[..] Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. ”
—Phan Huy Lê, [3][4]
Vụ đốt kho đạn Thị Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng suốt bấy lâu.

Nhưng đến nay đã có nguồn tư liệu cho chúng ta có cái nhìn khác những gì viết trong sách sử. Tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ. Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác rất chặt chẽ nên hai anh tiến hành công việc đặt mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.” Có nhiều bài báo, có cả sách viết về Lê Văn Tám. Hiện nay, rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có nào là tượng đài, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám, trường học Lê Văn Tám...
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_T%C3%A1m
__________________
phanphuong
phanphuong is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn
Đã có thành viên gửi lời cám ơn đến phanphuong vì bạn đã đăng bài:
Stevvinhith (14-09-2015)