View Single Post
Old 19-08-2006, 11:00 AM   #13
Hồ sơ
2SacHoaTG
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2006
Số bài viết: 48
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
2SacHoaTG
Default

-Tôi xin có thêm vài ý kiến nhỏ về bài văn của em Nhi và việc dạy, học văn: Thứ nhất, tôi đánh giá cao khả năng của em Nhi và nếu em làm bài đúng đáp án thì điểm 10 là hoàn toàn xứng đáng.

-Xin nhớ rằng đây là một kì thi tuyển sinh Đại học, để kiểm tra kiến thức các em đã được học ở phổ thông, và để đánh giá, so sánh hàng vạn thí sinh theo một thang chung nên xin đừng lạc đề sang các lĩnh vực khác. Để hiểu về một tác phẩm văn học cho trọn vẹn đã là một việc rất khó, nó đòi hỏi sự trải nghiệm và tri thức tổng hợp.

- Vậy nên, ở một góc độ nhất định, tôi thấy nếu các em học sinh mà chịu khó 'học thuộc' được những gì những người đi trước đã tích luỹ và tổng kết thì đã là quí lắm rồi, các em đâu chỉ được dạy vài ba tác phẩm mà học thuộc.

- Xin có một câu hỏi: Nếu không có một sự yêu thích nhất định thì liệu chúng ta có đủ kiên nhẫn để học thuộc không? Đây không phải là một tác phẩm nên không thể qui kết tội 'đạo văn' cho em Nhi được.

- Thứ hai, đành rằng ai cũng đòi hỏi, hô hào sáng tạo, có cái mới, độc đáo, sợ nếu chỉ biết rập khuôn thì sẽ xáo mòn... nhưng xin hỏi: Không bỏ công sức trèo lên để "Đứng trên vai người khổng lồ" (như Newton đã nói) thì sáng tạo cái gì, nhìn rộng ra được cái gì, hay lại quay lại 'sáng tạo' những thứ mà người ta đã làm ra từ hàng vài thế kỉ trước? Xin hãy tập đứng và đi cho vững trước khi bàn đến chuyện chạy nhảy.

- Về mặt 'kĩ thuật' cán bộ ra đề chỉ được phép hỏi sao cho với vốn kiến thức phổ thông, thí sinh có thể hoàn thành bài thi trong vòng 3 giờ đồng hồ. Giả thiết rằng có đề thi yêu cầu thí sinh tự sáng tạo tối đa, vậy với những môn giàu tính xã hội- nhân văn như môn Văn, chúng ta sẽ dùng qui chuẩn gì để so sánh, đánh giá đây?

- Tôi lại xin hỏi thêm một câu: Liệu một luận án Tiến sĩ Văn học giả sử không tham khảo bất kì một tài liệu nào (điều này hơi phi lí) thì bàn được bao nhiêu phần về ba tác phẩm này? Vậy nên hãy làm thế nào để cán bộ 'dám ra đề' và thí sinh 'dám đi thi' với vốn kiến thức phổ thông.

- Thứ ba, xin đề nghị một giải pháp nhỏ: Đề thi văn nên bố cục 6 điểm cho phần 'cứng', nghĩa là nếu thí sinh mà 'thuộc' được những gì đã được viết ra, tổng kết và thừa nhận chính thống thì sẽ đạt mức trung bình (5-6 điểm); 4 điểm còn lại dành cho phần 'linh hoạt, sáng tạo'. Trong 4 điểm đó, thí sinh có quyền tự chọn: 0-4 điểm cho khả năng nhận định, bình luận một vấn đề xã hội, một tác phẩm hiện thời (nên để một chuyện ngắn ngắn, một ý twởng, hoặc một nhận định hiện tại về thực trạng xã hội về cuộc sống, về trào lưu) hay 0-4 điểm cho khả năng sáng tác theo chủ đề...

- Đến đây thì xin nhường cái khó trong việc dạy, ra đề và chấm bài cho các thầy cô, việc học thế nào cho hiệu quả của các em học sinh. Xin trân trọng cảm ơn!
2SacHoaTG is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn