View Single Post
Old 06-07-2010, 09:41 PM   #4
Hồ sơ
Viet Abroader
Banned
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Cư ngụ: TP HCM
Số bài viết: 11
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 4 Posts
Viet Abroader is on a distinguished road
Default Đông Nam Bộ: một góc nhìn

VietAbroader Conference chỉ còn 10 ngày nữa sẽ chính thức bắt đầu. Mọi cố gắng và nỗ lực để tạo nên một hội thảo thành công và đầy ý nghĩa đã và đang được mọi người dồn hết tâm sức để thực hiện. Không một ai phàn nàn, không một ai kêu la vì những khó khăn và gian khổ đã phải đi qua. Tât cả, đều là vì: NGỌN ĐUỐC đang thắp lên trong lòng họ - những thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước với ước mong giúp thế hệ đàn em vươn tới ước mơ của mình.

Trong Hội Thảo lần này, điều mà Ban Tổ Chức mong muốn không chỉ là mang đến cơ hội cho các học sinh ở thành phố, mà còn là chiếc cầu nối để học sinh ở các tình thành xa có cơ hội được biến ước mơ thành sự thật.

Chính bởi vậy, sáng ngày 25/6: Long An, Tiền Giang, Bến Tre (6h-8h) và ngày 2/7 : Đồng Nai (10h-5h), hai bạn thuộc Ban Tổ Chức của Hội thảo năm nay đã không quản ngại đường xa tìm đến các 4 trường ở 4 tỉnh thành khác nhau để xin phép tổ chức Buổi Thông Tin về Hội Thảo tại trường (Nguyễn Thi Kỳ Bình - Emma Willard NY ’11 và Thái Hữu Đăng Khương - UT Austin ’14).

Chuyến đi bằng xe máy vượt hàng trăm cây số để đặt viên gạch đầu tiên xây chiếc cầu nối đến với các em học sinh tuy rất gian khổ và mệt mỏi, những cùng tràn đầy những trải nghiệm mới. Đó là trải nghiệm về một vùng đất Đông Nam Bộ với vè đẹp bình di, là trải nghiệm về sự nồng hậu và tốt bụng của người nông dân, là trài nghiệm về niềm tự hào khi được chung tay giúp đỡ chính quê hương mình và là trải nghiệm của một cảm nhận mới vê một con người.

Vốn sinh ra và lớn lên tại thành phố, lại cộng thêm việc học tại một trường chuyên và sớm đi du học, Bình chưa bao giờ nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp của vùng đất Đông Nam Bộ. Điểu đập vào mắt chị đầu tiên khi đi ngang qua vùng đất này chính là : màu xanh. Nhưng cung bậc khác nhau của màu xanh tạo nên những sắc thái cảm xúc cũng khác nhau. Đó là màu xanh của lúa non mơn mởn, của vườn chuối khuất sau những ngôi nhà tranh, là màu xanh của tán dừa nằm vắt ngang bầu trời.Nhưng gam màu xanh ấy đã vẻ nên một bức tranh thật đẹp mà Bình chưa bao giờ thấy. Bức tranh để lại cho Bình một cảm giác rất bình yên. Trời hôm đó đầy nắng,nhưng với hơn 12 tiếng đồng hồ ngồi trên xe máy, điều đó là một cực hình. Và màu xanh ấy đã làm dịu bớt cái nắng oi bức,làm dịu mát cả đôi mắt và tâm hồn. Cảm ơn lắm màu xanh của Nam Bộ!

Còn đối với Khương, hình ảnh Đông Nam Bộ vốn đã khá quen thuộc vì quê anh ở Tiền Giang. Anh đã trở về nơi đây hàng trăm lần. Nhưng lần trở về này, có một điều gì đó đã đổi khác… Một điều gì đó mà anh đã muốn làm từ rât lâu, một điều gì đó mà anh từng ấp ủ. Khương đã nhận được phần học bổng giá trị A*star của chính phủ Singapore cho 4 năm học. Và anh cũng biết rằng, từng có những học sinh tại đây, tại vùng quê xa xôi này, cũng đã nhận những suất học bổng giá trị.Ở đây, còn có biết bao học sinh tài năng nhưng chưa có cơ hội phát triển? Ở đây, đến khi nào học sinh mới có thể tự nhìn nhận thấy khả năng và xác định ước mơ của mình? Anh đã trằn trọc với những câu hỏi đó. Để rồi trong lần trở về lần này, anh đã đem đến câu trả lời. Ước mơ và tài năng sẽ tỏa sáng khi các em có cơ hội. Và anh, chị Bình cũng như Ban Tổ Chức Hội Thảo Chuyền Đuốc 2010 đang đem đén cơ hội ấy. Họ đang nỗ lức để bắt chiếc cầu nối giữa tri thức và ước mơ đến với các em. Nếu ngày xưa, mỗi khi trở về quê là một lần tìm về nơi yên bình và thanh thản, thì lần này, anh về với lòng tự hào, bởi: chính anh, đang tạo nên chiếc cầu nối kết ước mơ và khát vọng.

Chuyến đi về Đông Nam Bộ không chỉ đem đến cơ hội để hai con người có thể nhìn rõ hơn về cuộc sống xung quanh, nó còn cho họ cơ hội để cảm nhận và chứng kiến sự nồng hậu, chu đáo và tốt bụng của những người xung quanh.

Đối với Khương, sự giúp đỡ nhiệt tình của người bán ốc dạo ở Bến Tre đã khiến anh nhớ mãi. Câu chuyện là thế này: khi đến địa bàn tỉnh Bến Tre, cả Khương và Bình đều không biết chính xác vị trí của trường chuyên Bến Tre. Vừa lúc đó, một người bán ốc dạo vừa vớt ốc từ sông lên bày ra bán, anh liền hỏi thăm đường. Nhưng người bán ốc cũng không biết. Thế là Khương đành gọi điện cầu cứu mọi người tìm giúp đường đi và địa chỉ trường (trong đó có cả sếp Nguyên). Nhưng sau đó 2,3 phút, người bán ốc lúc nãy gọi Khương lại , cho địa chỉ chính xác của trường và chỉ dẫn cả đường đi một cách tận tình. Câu nói kết thúc của người bán ốc là : ‘đi hướng đó đó, không sai đâu, mới gọi 1080 hỏi tức thì mà’ !!!...... Không ngạc nhiên, không tự hỏi tại sao người bán ốc lại gọi điện đến tổng đài như thế nào…thay vào đó là sự ấm áp, trân trọng và biêt ơn. Hai con người xa lạ, không quen biết, nhưng lại tận tình giúp đỡ. Bán ốc đâu kiếm được là bao, vậy mà người bán ốc ấy lại sẵn sàng gọi đến tổng đài ( mỗi lẫn tốn khoảng 5-10 nghìn ) , chỉ để giúp đỡ một người xa lạ. Thử hỏi, có ai không cảm thấy ấm lòng? Trời đổ nắng gắt, cái nắng cháy da, cháy thịt, nhưng Khương lại cảm giác như một làn gió mát vừa mới thổi qua. Sự nồng hậu của người bán ốc nói riêng, và con người Bến Tre nói chung, đã mang đến cho anh một góc nhìn hoàn toàn mới về hai chữ ‘con người’.

Còn với chị Bình, cái nhìn mới về người đồng nghiệp cùng Delegate Team là điểu chị đã có được sau chuyến đi này. Anh Khương, khi tiếp xúc lần đầu, rất nhiều người có cảm giác anh là một con người cộc tính. Nhưng , thời gian chính là câu trả lời tốt nhất cho tính cách một con người. Được làm việc chung mới thấy, anh không giống như về ngoài cộc cằn, mà ngược lại, là một con người biết quan tâm, biết cảm nhận, mà hơn thế, cảm nhận lại rất tinh tế. Nếu một lần thử pha trà và ca phê uống, bạn sẽ như thế nào? Đó là một vị vừa đắng, vừa lờ lợ trong miệng, khó ai có thể nuốt nổi. Nhưng Khương thì lại khác. Anh có thể uống hết cả ly như vậy, không phải nó ngon hay vì vị giác của anh khác người, mà bởi đơn giản rằng: anh phải chịu trách nhiệm những gì mình làm, dù là những việc nhỏ nhất. Một giọt trà, một giọt cà phê …đều là biết bao công sức của người trồng và cả người pha. Nếu đổ đi thì đó chính là phủ nhận biết bao công sức và sự cực khổ của họ. Hơn thể nữa, hai chữ ‘trách nhiệm’ , có lẽ một số người sẽ nghĩ là quá to tát trong trường hợp này ,nhưng thử hỏi, nếu sống không có trách nhiệm đối với những điểu nhỏ nhất, thì làm sao có thể sống có trách nhiệm với những thức lớn hơn?

Hai lần về Đông Nam Bộ, ngồi xe hơn 12 giờ đồng hồ, nắng, gió, bụi, mệt mỏi…Nhưng tất cả điều không là gì so với những gì Bình và Khương đã cảm nhận được. Họ đã cảm nhận và nhìn thấy: vẻ đẹp. Vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của lòng tự hào khi giúp đỡ người khác. Những vẻ đẹp ấy, nếu không có chuyến đi này, thì đến khi nào họ mới có được?


Chỉ còn 4 ngày nữa là đến hạn chót nộp đơn cho Hội thảo VietAbroader tại TP.HCM. Còn chần chừ gì nữa mà chưa click ngay vào đây: http://vietabroader.org/varegistration/vac2010/hcm/?

Các bạn ở Hà Nội có thể đăng kí tham dự hội thảo tại http://vietabroader.org/registration....php?sid=38371.
Viet Abroader is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn