View Single Post
Old 12-07-2006, 09:49 AM   #5
Hồ sơ
TruongGiang
Member
 
Tham gia ngày: May 2006
Số bài viết: 84
Tiền: 25
Thanks: 0
Thanked 6 Times in 4 Posts
TruongGiang is an unknown quantity at this point
Default

THỦ THỪA, LONG AN:
Kê khống số dân để tách xã

_ Tờ trình xin tách xã đã đưa “số dân dự kiến sẽ tăng” vào số thống kê thực tế. Sau ba năm tách xã, dân số vẫn thấp hơn nhiều lần.
_ Tỉnh, bộ biết nhưng vẫn “cho qua”?


Huyện Thủ Thừa có sáu xã thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Cuối năm 2001, UBND xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa đề nghị tách một phần diện tích tự nhiên của xã để thành lập xã Tân Lập mới.

Kê khống để đủ điều kiện tách xã
Theo tờ trình của UBND huyện, xã Tân Thành có diện tích gần 7.750 ha, khoảng 1.460 hộ với gần 6.100 nhân khẩu được tách, thành lập mới một xã Tân Lập. Xã này có diện tích 3.780 ha có khoảng 650 hộ với gần 2.700 người. Tờ trình nêu rõ, việc đề nghị tách một phần đất tự nhiên chia tách xã Tân Thành thành hai xã mới là phù hợp với điều kiện quản lý chung của huyện, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế chung của khu vực Đồng Tháp Mười. Tiếp đó, UBND huyện có tờ trình cho UBND tỉnh Long An và Thủ tướng Chính phủ để thành lập xã Tân Lập mới thuộc huyện Thủ Thừa. Trên cơ sở đó, ngày 15-5-2003 Chính phủ có nghị định đồng ý với việc thành lập xã Tân Lập. Qua tìm hiểu của chúng tôi, số dân thực tế ở xã ít hơn nhiều so với báo cáo. Xã này nguyên là ấp 3 của xã Tân Thành khi chưa chia tách. Lúc đó, toàn ấp này có khoảng 250 hộ dân với khoảng 1.200 người. Khi lập xã mới, Tân Lập được chia thành bốn ấp. Bên cạnh đó, khi TP.HCM và Long An có chủ trương hợp tác xây dựng khu công nghiệp xử lý rác ở xã này thì gần như số dân ở ấp 1 bị giải tỏa toàn bộ (khoảng 30 hộ).
Ông Huỳnh Văn Công, trưởng ấp 2, cho rằng xã có bốn ấp, một ấp bị giải tỏa, hai ấp còn lại chủ yếu là đất nông trường. Người dân ở hai ấp 3, 4 phần lớn từ các tỉnh miền Tây đến nhận khoán đất của nông trường. Như vậy, “dân chủ lực”, có hộ khẩu thường trú chủ yếu tập trung ở ấp 2 nhưng ấp chỉ có khoảng 125 người tính cả tạm trú).

Thống kê kiểu... đếm cua trong lỗ
Ông Lê Phát Hùm, Trưởng phòng Tổ chức-Lao động huyện Thủ Thừa, cho biết trên địa bàn xã này có hình thành khu công nghiệp xử lý rác, có trục quốc lộ nối liền TP.HCM và miền Tây... Ngoài ra, dự kiến ở đây còn có cụm dân cư và tuyến dân cư. Với những yếu tố đó, tương lai dân số chắc chắn tăng. Ông Hùm cũng thừa nhận số lượng thực tế và báo cáo trong tờ trình chênh lệch khoảng 700 đến 800 dân. “Tuy nhiên, việc “kê khống” như vậy tỉnh cũng biết vì tỉnh trực tiếp cùng với chúng tôi làm. Kể cả một vụ phó Bộ Nội vụ cũng biết bởi họ có đến để thẩm định và họ cũng chấp thuận, đồng ý với việc chia, tách vì cho rằng đây rõ ràng là điều kiện bức thiết để thành lập xã mới” - ông Hùm khẳng định.
Thế nhưng khi chúng tôi thắc mắc vậy tại sao lại không báo cáo con số thật, có phải vì như vậy sẽ không được “duyệt” thì ông Hùm lại cho rằng: “Lúc đó vì không báo con số thật nên chưa biết”.
Cũng theo ông Hùm, một đơn vị hành chính cấp xã tối thiểu phải từ 2.000 người. Ngay lúc đầu đã xác định xã thu hút dân cư từ các nơi chuyển về định cư và làm dân số ở đây sẽ tăng lên. Con số nêu trong báo cáo là số dân hiện có cộng với số dân dự kiến sẽ tăng lên. Nhưng việc hình thành khu công nghiệp xử lý rác đã làm hạn chế mức tăng dân số.
Tuy nhiên, thực tế thì khu công nghiệp xử lý rác có chủ trương xây dựng vào cuối năm 2001. Trong khi đó, mãi đến tháng 5- 2003 mới có quyết định chia, thành lập xã mới. Một điểm nữa, qua tìm hiểu của chúng tôi, sau ba năm tách xã, hiện xã còn khoảng 230 hộ với 984 nhân khẩu. Tức số dân ở đây đã không tăng “theo dự kiến” như lời ông Hùm.
TruongGiang is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn