View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #4
Hồ sơ
toi&m
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 102
Tiền: 25
Thanks: 1
Thanked 34 Times in 13 Posts
toi&m is an unknown quantity at this point
Default

Tham nhũng,xin đừng đổ lỗi cho tiền lương (VietnamNet)

Nhiều bạn đọc cho rằng không nên đổ lỗi cho việc lương thấp dẫn đến tham nhũng. Những trường hợp tham nhũng mà báo chí đã từng phanh phui, độc giả đã từng biết thì liệu mức lương của họ có "đủ sống"?

Trần Quân, Hà Nội, email: tranquan@yahoo.com
Một số người biện minh cho là thu nhập thấp dẫn đến tham ô. Đó là một lý do. Nhưng thử hỏi ai nghèo hơn: nông dân, công nhân? Hãn hữu lắm mới bắt được người thuộc loại đối tượng này tham ô. Vậy thì ai tham ô? Những người có quyền ban phát tài sản của dân. Họ không phải là người có lương thấp, càng không phải là người nghèo. Vậy thì cái gì đã đưa tới tệ nạn đó? Thế giới đã có những tổng kết.


Nguyễn Hồng Thanh
, 01 Lê Viết Thuật, TP. Vinh, Nghệ An, email: hongthanh_22_07@yahoo.com
Đừng đổ lỗi cho tiền lương. Một ông cán bộ có lương cao không đủ sống còn những người lao động bình thường (mà họ đang chiếm phần đa trong xã hội) thì có lương đủ sống sao? Trong khi họ không thể "ăn cắp" không thể "tham nhũng" được! Hàng triệu chiến sĩ đã đổ máu cho con em họ được sống trong xã hội công bằng và đầy đủ hỏi con cháu họ có được hưởng thụ điều đó không. Đâu rồi lý tưởng và đạo đức mà cha anh chúng ta đã đổ máu để xây dựng và bảo vệ? Không có sự bào chữa, giải thích nào cho tệ nạn tham nhũng, chỉ có thể nói "xã hội đang không có kỷ cương, đạo đức bi suy đồi và đau đớn hơn, quyền lực mà nhân dân tin tưởng trao cho đang bị một số không ít người lợi dụng biến nó thành công cụ kiếm tiền". Họ đang làm giàu trên xương máu của cha anh chúng tôi đã ngã xuống trong chiến tranh giải phóng dân tộc và mồ hôi nước mắt của những người dân đóng thuế hôm nay. Chỉ có nghiêm trị bằng luật pháp, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong công việc và cuộc sống thì chúng ta mới hạn chế được tệ nạn tham nhũng.

Thiên Lam, Việt Nam, email: thienlam@yahoo.com
Qua bài báo trên, là một người dân tôi thấy rằng, chúng ta chưa thể chống tham nhũng được, vì ông Hồng, ông Liên và cả ông Hiểu cùng có cách nói thiếu lửa, nói đúng hơn là né tránh. Hãy cho người dân một cái quyền khả dĩ, chắc rằng tham nhũng cũng khó, hầu như cán bộ ta có đời sống cao hơn nhiều lần so với những người làm tư nhân có thu nhập cao khác, mà cứ luôn nói rằng lương không đủ sống. Tôi tin rằng, tiền từ lãng phí, tham nhũng có dư nhiều lần hơn cái quỹ lương đủ sống của cán bộ.

Lê Đình Cương, 631 Điện Biên, P. Đồng Tâm, TP. Yên Bái, email: ld_Cuong@Yahoo.com
Về việc chống tham nhũng, vấn đề đặt ra tưởng rất đơn giản song lại rất phức tạp và cũng lại rất đơn giản. Theo tôi, có một số vấn đề sau, tại sao có tham nhũng?

Tham nhũng xuất phát từ chỗ có tiền
Làm ra tiền nhưng không giám sát chặt chẽ (các doanh nghiệp nhà nước - mang tiền đi biếu và mang về cho mình). Thử hỏi tại sao những doanh nghiệp nhà nước được đầu tư rất nhiều, hiện đại lại không có lãi? Vì cơ chế giám đốc của DNNN, do nhà nước chỉ định ông ta làm kinh tế nhưng lại không có quyền lợi thực sự ở đó (lãi nhiều cũng vậy lãi ít cũng thế và không lãi) và trách nhiệm cũng không thực sự. Còn các doanh nghiệp tư nhân, tài sản đó là của họ. Do vậy, khi kinh doanh hay sản xuất họ có quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng.

Ở những vị trí có tiền, được quyền chi tiền và ban phát tiền nhưng trách nhiệm lại “không cụ thể” giám sát không chặt chẽ. Ở đây, tôi muốn nói đến trách nhiệm không cụ thể là ở chỗ ông ta được phân vào vị trí đó nhưng lại không gắn với trách nhiệm nào (khác với việc chọn giám đốc điều hành của hội đồng quản trị, ông ta phải có kế hoạch phát triển, được HĐQT giám sát chặt chẽ).

Tham nhũng xuất phát từ chỗ có quyền
Khi ở vị trí có quyền, ông ta sẽ gây nhiễu để kiếm tiền.
Khi có vị trí, ông ta sẽ muốn ở vị trí cao hơn có nhiều quyền hơn.


Cách giải quyết

Cổ phần hóa hoàn toàn và tất cả các doanh nghiệp không thuộc hệ thống trong nền kinh tế mũi nhọn hoặc quốc phòng quan trọng của nhà nước - nhà nước sẽ dựa trên nguồn thu thuế của các doanh nghiệp đó.

Với các doanh nghiệp thuộc quốc doanh, phải gán cho giám đốc quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng như giám đốc điều hành.

Với các vị trí của quản lý hành chính nhà nước, phải có cơ chế bầu cử và trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ như làm giám đốc sở giáo dục trong 1 khóa thì anh phải làm được cái gì cho nền giáo dục tỉnh đó.

Cơ chế tài chính dứt khoát, bỏ cơ chế xin cho (Ví dụ: khoán việc, khoán tiền: ngành giáo dục tỉnh A kinh phí 10 tỉ/ năm. Ngành tự bố trí nhưng phải đạt được mục tiêu đưa ra....)

Hệ thống thanh kiểm tra tài chính nhiều cấp, trách nhiệm từng cấp rõ ràng tất nhiên kèm theo nó phải có chế độ theo từng cấp rõ ràng đặc biệt là ưu đãi đội ngũ thanh kiểm tra này thông qua thu nhập. Một người làm trong ban kiểm tra có thể có thu nhập nuôi cả gia đình.

Quốc Trung, Hậu Giang
Những người lao động chân chính không bao giờ đồng tình với lập luận cho rằng do không đủ lương nên cán bộ có quyền tham những. Bởi thực tế hiện nay, trong xã hội, có biết bao gia đình còn sống trong nghèo khó nhưng họ có bất lương đâu, mà ngược lại họ luôn có ý thức giữ gìn đạo lý của người Việt Nam "Áo rách phải giữ lấy lề". Vậy hà cớ gì mà có những cán bộ có nghèo đâu mà lại làm những việc bất nhân, bất nghĩa như vậy! Tất cả chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ và loại bỏ những người không còn đủ phẩm chất ra khỏi hàng ngũ của mình, để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Nguyen Hung BTLCB, Tu Liem, Ha Noi
Chúng tôi không đồng ý với việc tăng lương là có thể chống lại được nạn tham nhũng ở nước ta. Bởi vì mặt bằng thu nhập của người Việt Nam chúng ta chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập vô cùng thấp so với mức lương tối thiểu hiện nay. Điều cốt lõi là phải có một ủy ban đặc biệt kiểu như Treka của Nga trước đây. Ban lãnh đạo phải chọn được một người thật chí công vô tư.

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

toi&m is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn