View Single Post
Old 01-01-1970, 07:00 AM   #9
Hồ sơ
toi&m
Senior Member
 
Tham gia ngày: Apr 2005
Số bài viết: 102
Tiền: 25
Thanks: 1
Thanked 34 Times in 13 Posts
toi&m is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Còn căn bệnh thực dụng chối bỏ đam mê thì nó đang trong giai đoạn ủ bệnh chuẩn bị thành đại dịch như là cúm gia cầm vậy. Nhắc đến chuyện tôn vinh người tài của mình cũng vô cùng thực dụng. Trên tất cả những phương tiện thông tin đại chúng cứ các người tài hoa là ông Tiến sĩ A, bà giáo sư B nhưng đang công tác tại nước ngoài. Hihi. Nghĩ mà buồn cười ghê nhỉ. Hỏi họ sao không về cống hiến cho quê hương họ bảo không có điều kiện. Trùi ui. Khi có đũ điều kiện thì cần gì các ông các bà đó về làm gì. Khi khó khăn thì mới cần chứ.
Nhân dịp Myhanh đề cập về việc các du học sinh không về cống hiến cho quê hương, tôi xin trích vài suy nghĩ và ý kiến của du học sinh mà tôi đã đọc được trên VietNamNet . Có một du học sinh đã phân loại ra nhiều nghành và khuyên là du học sinh có nên về nước hay không như thế này:
Kinh tế: Nên về nước vì đất nước đang phát triển mạnh mẽ về giao dịch kinh tế.
Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Nguyên tử Hạt nhân: không nên về vì kiến thức được học dựa trên những kỹ thuật và máy móc tân tiến. Về nước, nhà khoa học làm cho nhà nước không có máy móc, thì kiến thức học được sẽ bị thui chột dần. Ở nước ngoài, mới có điều kiện nghiên cứu nâng cao. Ở lại sẽ nâng cao kiến thức và khi thời điểm chín mùi sẽ về nước.
IT : Nên về nước nếu phát triển phần mềm. Nếu học về lĩnh vực thiết kế Processors thì nên ở lại nước ngoài tham gia vào các nhóm nghiên cứu.

Ngoài ra, xin đăng lại bài viết của một du học sinh được đăng trên báo Tuổi Trẻ và đưọc VietnamNet đăng lại mà sau đó đã tạo được một cuộc tranh luận sôi nổi vài tháng trước:
Bài viết đăng trên VietNamNet.
Có bằng tiến sĩ ở trời Tây: Tôi nên về hay ở? </span>14:42' 12/07/2005 (GMT+7)
Tôi dám khẳng định rằng bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài đều mong muốn sau khi học xong sẽ quay trở về làm việc vì không đâu bằng quê hương mình. Nhưng một thực tế đáng buồn là một số cơ quan chưa tạo điều kiện để chúng tôi làm việc.

"Về hay ở" là trăn trở của nhiều du học sinh
Cơ quan tôi có một anh tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài khi mới 26 tuổi. Anh về nhận công tác tại cơ quan tôi đúng chuyên ngành mà anh đã theo học, hy vọng đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung. Anh có thể được coi là “hạt giống đỏ” vì cơ quan tôi có hơn 700 cán bộ công nhân viên mà số có trình độ sau đại học chưa kín nổi 10 ngón tay.

Nhưng than ôi, trong suốt hơn 10 năm, anh chỉ được giao những công việc chắng mấy liên quan đến chuyên môn, thậm chí còn không được làm tổ trưởng một nhóm 5 người. Không phải vì anh không có năng lực. Rất nhiều Viện nghiên cứu danh tiếng đề nghị anh chuyển sang làm việc nhưng lãnh đạo không đồng ý vì anh là cán bộ "nguồn" trong 5-10 năm tới. Chán chường và tuyệt vọng. Nhưng cũng còn một điều an ủi, biết đâu trước khi về hưu, anh chẳng được đề bạt lên chức Trưởng Bộ môn?

Bản thân tôi cũng chẳng khá hơn gì anh. Sau khi tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc, tôi được nhận vào cơ quan. Sau 4 năm, sáng đến cơ quan rửa ấm chén, đun nước pha trà, chiều lau dọn phòng trước khi về, tôi quyết tâm "thay đổi không khí" bằng cách tự tìm học bổng đi du học. Sau khi hoàn thành chương trình cao học tại một trường đại học danh tiếng ở Tây Âu về, tôi cũng hăm hở trở về cơ quan với ước vọng được làm việc và có thu nhập để nuôi sống bản thân cũng như giúp đỡ bố mẹ.

Nhưng tất cả những kỳ vọng của tôi đều nhanh chóng trở thành giấc mộng. Trong vòng 3 năm, tôi chỉ được giao một công trình nghiên cứu cùng với 3 đồng nghiệp với tổng kinh phí 4,5 triệu đồng. Số tiền dành cho chuyên môn chẳng đáng là bao, 90% kinh phí dùng để chạy hóa đơn chứng từ. Nhưng tôi có một "vinh dự" lớn mà bất cứ giáo sư nào ở nước ngoài cũng thèm muốn: tên của tôi có mặt trong tất cả các công trình nghiên cứu của cơ quan, mặc dù chỉ là ở trên… giấy tờ của phòng Tài vụ.

Cứ đến dịp cuối năm tôi lại được dịp mỏi tay kí tên vào bảng chấm công nhưng tôi cũng chẳng biết là công trình đó làm những gì. Ngoài lương hành chính sự nghiệp ra, tôi chẳng có thu nhập nào khác từ cơ quan vì "lậu" đâu có đến lượt bọn tôi. Nhiều lần tôi lên gặp trực tiếp lãnh đạo đề nghị được giao việc nhưng đều nhận được câu trả lời "các cậu phải khẳng định được trình độ chuyên môn đã". Nhưng bọn tôi làm sao thể hiện được chuyên môn khi không được giao việc? Lãnh đạo còn "răn đe" tôi: “Trước đây các bác các chú có đòi hỏi như bọn mày bây giờ đâu".

Thật chẳng biết nói thế nào! Thời đó là thời kỳ bao cấp, lương hàng tháng có thể mua gạo và các nhu yếu phẩm khác theo giá bao cấp. Bây giờ trong cơ chế thị trường, bọn tôi có thể làm sao sống được với mức lương 400.000/tháng ở một thành phố lớn nhất nhì đất nước (lúc bấy giờ chưa áp dụng thang lương mới như hiện nay)? Trong khi đó, theo quy định của cơ quan, chúng tôi không được phép đi làm thêm, còn bỏ việc thì lại sợ mang tiếng.

Cũng may, bố mẹ tôi là nông dân nên thỉnh thoảng những năm đầu tôi còn về quê xin các cụ được ít gạo. Nhưng sau này thấy "nhục quá", tôi "xé rào" đi làm thêm và ngay lập tức bị lãnh đạo cảnh cáo là "không an tâm công tác" và vi phạm quy chế của cơ quan.

Bước đường cùng, tôi quyết định tìm học bổng đi làm nghiên cứu sinh nước ngoài. Tôi còn may mắn hơn các đồng nghiệp khác là sau khi tìm được học bổng, lãnh đạo thấy tôi làm căng, ký quyết định cho đi. Mấy đồng nghiệp của tôi thi được học bổng nhưng lãnh đạo không ký quyết định nên đành ngậm ngùi ở nhà…

Giờ đây, cầm tấm bằng Tiến sĩ trên tay, tôi băn khoăn không biết về hay ở. Nếu ở lại, tôi có thể làm việc cho nhiều phòng thí nghiệm, làm những việc theo đúng chuyên môn và lương tháng bằng lương 7 năm trước đây tôi làm ở Việt Nam. Với số tiền đó, tôi thừa sức nuôi sống bản thân và gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Ít nhất sẽ có thêm vài ba hộ gia đình thoát khỏi diện nghèo.

Tôi không hoàn toàn đồng ý với những lời phê phán trong một số bài báo cho rằng những sinh viên ở lại là bán sức lao động. Tôi cho rằng, bất kể ở nước ngoài hay ở Việt Nam, lương cũng phải dựa vào khả năng làm việc và đóng góp cho đơn vị đó…

Nuyen Quang Dzung (Tuổi Trẻ)
Thăm dò:
Bạn đã (đang) theo học chương trình sau ĐH ở nước ngoài. Sự lựa chọn công việc sau khi kết thúc khóa học là:
Ở lại và tìm việc làm
Sang nước thứ 3 tìm việc làm
Về nước, làm cho cơ quan cũ
Về nước tìm việc làm mới
Về nước và lập công ty riêng
Chưa có dự định cụ thể
<a href=\'http://srv.vietnamnet.vn/poll/poll_show.asp?id=176\' target=\'_blank\'><span style=\'color:blue\'>Kết quả thăm dò
</a> trên VietnamNet
toi&m is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn