View Single Post
Old 13-08-2008, 08:23 AM   #9
Hồ sơ
Gem
Senior Member
 
Gem's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2004
Tuổi: 40
Số bài viết: 2,127
Tiền: 109549
Thanks: 170
Thanked 1,340 Times in 543 Posts
Gem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: PR-Ngành quan hệ công chúng và truyền thông ( đào tạo)

PR – Ngành học của những người năng động

TS. Nguyễn Dũng đang trò chuyện cùng các SV Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông

- Quan hệ công chúng và Truyền thông là 1 ngành học còn khá mới mẻ, đồng thời cũng là ngành “út ít” nhất trong trường chúng ta. Chính vì vậy, những băn khoăn về tương lai của mình chắc hẳn cũng không ít lần hiện ra trong họ - những SV khoá đầu của khoa. Hãy lắng nghe buổi trò chuyện giữa họ với thầy Hiệu trưởng – TS. Nguyễn Dũng, vào sáng ngày 21/10/2007 vừa qua, để cùng chia sẻ và để cùng hy vọng vào 1 thế hệ trẻ đầy nhiệt tình, năng động…
PV: Thưa thầy, lý do dẫn đến quyết định thành lập khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông là như thế nào?
TS. Nguyễn Dũng: Đó là nhu cầu xã hội. Trường ta thành lập từ năm 1995 và đã trải qua nhiều thăng trầm. Ban đầu trường đưa ra sứ mạng đào tạo là: đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Sau năm 1999, khi khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp, xét thấy nhu cầu xã hội về việc làm, nhà trường đã xác định lại sứ mạng đào tạo là cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Chính trên tiêu chí đó, khoa Quan hệ công chúng và truyền thông đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với ngành PR.

PV: Quan hệ công chúng và Truyền thông là một ngành mới, hơn nữa, hiện tại xã hội vẫn có tư tưởng chưa coi trọng các trường dân lập. Vậy việc đào tạo ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông, theo thầy là có quá sức với trường?
TS. Nguyễn Dũng: Quá sức thì bao giờ cũng quá sức, không riêng gì ngành Quan hệ công chúng mà ngành nào cũng vậy, bởi vì chúng ta phải luôn điều chỉnh mình và không bao giờ được hài lòng với mình. Từ năm 1999 đến nay là một quá trình tự điều chỉnh một cách quyết liệt của nhà trường để thực hiện mục tiêu đó. Còn quan điểm của xã hội về các trường dân lập, chúng ta không nên đợi đến lúc xã hội thay đổi mà chúng ta nên tự mình nỗ lực để góp phần thay đổi quan điểm xã hội. Sự chấp nhận của thị trường lao động, lượng thí sinh vào trường hàng năm là một minh chứng cho vị thế của trường.
PV: Để ra đời khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông thì trường phải “thai nghén” trong thời gian bao lâu, thưa thầy?
TS. Nguyễn Dũng: Tôi nghĩ là cũng lâu, chính xác là khi nào thì tôi không nhớ rõ, khoảng sau năm 2000 trở đi, khi kinh tế và xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, càng ngày càng gần với khu vực và thế giới. Vì thế, thế giới có cái gì thì nước ta cũng cần có cái đó, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc, đã cho thấy PR đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tất yếu cần phải có một đội ngũ những người làm PR được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản.
PV: Thưa thầy, nhiều trường đã bỏ đi hai chữ “bán công” và “dân lập”, vậy tại sao trường ta không làm như vậy?
TS. Nguyễn Dũng: Đây là một câu hỏi rất hay. Thật ra thì cũng nhiều trường đã bỏ đi chữ “dân lập”. Và từ năm 1999, khi bắt đầu phải đối mặt với sự chọn lọc của thị trường lao động, chúng ta cũng rất muốn bỏ đi hai chữ “dân lập”. Xem lại một số logo cũ của trường giai đoạn này chỉ có “Đại học Văn Lang”. Tuy nhiên, khi mổ xẻ vấn đề, chúng ta nhận ra rằng, người e ngại hai chữ “dân lập” nhất lại chính là chúng ta. Trong khi đó, hai chữ ấy không ảnh hưởng gì đến chúng ta, quan trọng là chất lượng, chỉ cần chúng ta đừng xét nét, chăm chú vào hai chữ ấy. Còn nhiều cái đáng quan tâm hơn nhiều.

PV: Đã nhập học hơn một tháng, thầy có suy nghĩ gì về sinh viên khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông?

TS. Nguyễn Dũng: Tôi chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều nhưng tôi tin vào sự năng động của các em. Tuy không phải là tất cả nhưng có sự năng động sẽ có nhiều cái khác.
PV: Thưa thầy, ở nước ngoài, sinh viên của trường được tự quảng bá thương hiệu của trường thông qua các chiến dịch PR mà sinh viên tự xây dựng. Vậy còn trường ta?
TS. Nguyễn Dũng: Trường rất hoan nghênh sinh viên có suy nghĩ như vậy và thực ra đã có ít nhất 1 ví dụ rất hay: hoạt động tư vấn mùa thi của SV trường ta cho các bạn thí sinh các tỉnh từ Huế trở vào trong mùa tuyển sinh 2007. Tuy nhiên, để làm được việc này, sinh viên phải thực sự yêu mến, tự hào và hiểu biết về trường. Nhà trường chỉ có thể trao cho sinh viên sự hiểu biết, còn tự hào, yêu mến hay không là phụ thuộc vào các em.

PV: Vậy giáo trình của cho ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông như thế nào, thưa thầy?

TS. Nguyễn Dũng: Giáo trình thì trường đã có, tuy nhiên sinh viên không nên quá lệ thuộc vào giáo trình vì PR đòi hỏi sinh viên phải có một nền tảng kiến thức sâu rộng.

PV: Cuối cùng, xin thầy cho em hỏi về dự định phát triển tương lai của khoa?

TS. Nguyễn Dũng: Việc thành lập có sự thận trọng nhất định và cũng nhiều hy vọng. Tuy nhiên, cũng còn quá sớm để nói trước điều gì. Khó khăn có nhiều nhưng tất cả đều nằm trong giới hạn và tầm kiểm soát của chúng ta.

PV: Em xin cảm ơn thầy về buổi trò chuyện này và chúc thầy sức khỏe.
  • Phan Quang Huy
    (K13P, Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông)

Gem is offline   Trả Lời Với Trích Dẫn