PDA

View Full Version : Đoản Khúc Lam Giang


myhanh
12-11-2007, 03:28 PM
Bài Đoản Khúc Lam Giang có 31 câu:
Thương Người Chiến Sĩ Miền Xa
1. (Đường) đò chiều sông (Lam)

2. Dưới bóng (trăng) gợi lòng em nhớ (thương)

3. Người (anh) áo xanh bạc (màu)

4. Vai ba (lô) trên đường chiến (đấu)

5. (Cùng) với đoàn quân (đi)

6. Giữ biên (cương) cho nước nhà yên (vui)

7. Bây (giờ) anh ở nơi (đâu)

8. Băng suối qua (đèo), núi cao rừng (sâu)

9. (Nhìn) về biên (cương)

10. Em gởi (--) bức tâm thư. (Nói)

11. Hết tâm (tình) của người em (thương)

12. (+) Mong sao giữ trọn niềm (tin)

13. Nơi tuyến (đầu) anh hát bài luôn sẵn (sàng)

14. Ngăn bước thù. Nơi bến (đò) em vững lòng nhanh tay (chèo)

15. Đưa quân qua bờ(--) (+)

16. (+) (Dù)

17. Bao (điều) hiểm (nguy)

18. Ta (cùng) quyết (diệt)

19. Xâm lăng (--) (+)

20. (+) Mang chiến (công)

21. Bay về từ (--), Hoàng Liên Sơn cho tới Lai (Châu)

22. Quảng Ninh, Móng Cái (--), Tuyên Quang, Bắc (Cạn)

23. Cao Bằng, Lạng (Sơn). Khắp nơi vang (lừng)

24. Rộn ràng niềm (vui) (+)

25. Cho phố phường tươi sắc (hồng), cho ruộng đồng say bông lúa (vàng)

26. Cho bản làng vang tiếng (chày), chung hát bài xây dựng (đời)

27. (+) Em ước mong (sao)

28. Có được một ngày (--), cùng nhau dưới ánh trăng (thu)

29. Ta cùng sánh bước (--), nắm tay dưới đôi bóng (quyện)

30. Chung hát bài ca (--). Duyên mãi thắm (tình)

31. Thắm tình quê (hương), non nước đẹp (tươi)

Sau đây là bài Đoản khúc Lam Giang với tiếng đàn của nhạc sỹ Hoàng Phúc:
http://www.thanhtung.com/media_files/hoatau/nshoangphuc/doankhuclamgiang.wma
Trong cải lương thường là bản rút gọn bỏ các câu 16-26

myhanh
12-11-2007, 03:37 PM
Một số trích đoạn trong cải lương dùng "Đoản khúc Lam Giang"
TRÂM HOA MAI
VL : Đây tình đầu ta trao, sau những đêm âm thầm nhớ thương. Lầu son với bao uy quyền, không có nàng, chỉ là hư ảo. Đừng đừng vội quay đi, cho xót xa nỗi niềm hoài mong. Ta biết rằng em đợi chờ ta, mà dấu che nỗi lòng, bởi do hai chữ hèn sang.
NH : Đời bạc phần vô duyên, đâu dám sánh đôi cùng ai, thương nhớ chỉ thêm vướng sầu, nhiều ngày suy tư, em muốn ra đi, để cố tìm quên.
VL : Duyên chúng mình do đất trời đã sắp bày không thể dời.

VƯỜN TIÊU QUÊ MẸ
Hà Nam Quang
-Đoản khúc Lam Giang-
Từng chiều buồng rưng rưng
Nắng hắt hiu bên vườn tiêu xanh
Vườn tiêu thuở xưa mẹ trồng
Sao quên được những mùa tiêu chín
Mẹ thường ngồi ưu tư
Để lắng nghe trong lòng giọt buồn
Qua từng ngày xuân xanh
Ánh mắt sâu thêm niềm nhớ mong
Ngày ngào nhìn cha đi
Nắng ngả bên đồi
Tiêu chín hương nồng
Rồi vươn tiêu vắng bóng cha
Chờ mong, chờ mong
Nhưng bóng người đi chẳng về
Đôi mắt mẹ sâu nỗi buồn
Xưa ẵm con thơ đứng chờ chồng
Vườn tiêu ấm bóng xưa
Nay nhìn con đi
Tiễn con theo chồng, bóng già cô đơn
Đứa con theo chồng cay xé vườn tiêu xanh

ĐỨA CON PHƯƠNG TRỜI XA

Đời miệt mài bao năm.
Ôi bước chân giang hồ lãng du.
Làm trai gió sương dãi dầu.
Chông gai nào đã mòn thương nhớ.
Nhìn xa nơi bốn phương.
Nghe vấn vương nỗi niềm tha hương.
Mái tranh quê nghèo.
Bao ngày nắng mưa triền miên.
Héo hon lòng.
cho người tháng năm chờ mong.
Nhìn dòng thời gian trôi.
Ai biết xa xôi.
Nơi cuối phương trời.
Nhìn màu hoa phai.
Mơ ước cho ngày mai.
Về mái nhà xưa.
Thăm cánh đồng quằn bông lúa vàng.
Thăm cánh cò vùng bay ngút ngàn.
Ở đó sâu xa.
Trong cõi lòng mình.
Tình thương tha thiết dâng trào.
Kính dâng người mẹ yêu.
Biết bao nhọc nhằn.
Mẹ vì đàn con.
Biển Thái mênh mông.
Như tình thương mẹ kính yêu.

DẦU TIẾNG ƠI ! DÒNG ĐỜI DÒNG NHỰA TRẮNG
Ngô Hồng Khanh

Nữ: Rừng gọi vầng trăng lên
Như võng treo hai đầu nhớ thương
Rừng khuya lá rơi ngập ngừng
Mong ai trăng gầy, vơi đầy trăng khuyết
Giờ mình ngồi bên nhau
Trăng sáng soi tâm tình ta trao
(-) (-) ………….

Nam: Chìm mặt hồ trăng rơi
Trăng nước, nước trăng trôi
Ai khuấy cho trăng mờ
Từng vì sao rơi như mắt em tôi

Nữ: Dầu Tiếng! Tiếng lòng ai?
Bao kiếp đời phu đã vùi
Bao lớp chàng trai chẳng về
(-) (-)………………

Nam: Để có hôm nay, ta đón mình
Đường lộ dẫu mấy xa xôi
Hai đầu sâu thẳm nhưng ta luôn gần
Chung vầng trăng non
Như nét môi ai cười
Cho lòng ai ...thêm vấn vương!

myhanh
12-11-2007, 09:13 PM
Tiếng ca Ngọc Hiền hợp với tiếng đàn Đặng Độ thể hiện "Đoản Khúc Lam Giang"
http://www.vnhoathinhdon.net/giangtuyen/ftpfiles/loicabaiban/thienhung/doankhuclamgiang_dangdo_ngochienca.mp3

sauvuongynhac
22-08-2008, 03:55 PM
Mỗi khi buồn tôi lại thích nghe bài này.:">

http://vinhloc.googlepages.com/doankhuclamgiang.wma

phanphuong
12-11-2008, 09:34 PM
Trước năm 1975, tiếng đờn Văn Giỏi đã vang xa khắp lục tỉnh, thế nhưng nhiều người mến mộ tiếng đờn của anh không hề biết rằng anh là một nghệ sĩ khiếm thị. Không được nhìn đời bằng đôi mắt nhưng anh vẫn sống và làm nghề bằng thái độ lạc quan, trong sáng.

Trong các danh cầm cải lương Nam bộ, Văn Giỏi đã tạo cho mình một phong cách riêng từ tư chất lẫn nghệ thuật diễn tấu nên đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng giới đồng điệu và mộ điệu.

Sinh năm 1947 tại xã Long Trung, Cai Lậy, Tiền Giang, từ nhỏ Văn Giỏi đã được các nghệ nhân Tư Vĩ, Sáu Oanh cùng hai người cậu ruột hết lòng truyền nghề. Từ năm 1961 đến năm 1963, anh tham gia hoạt động văn nghệ trong vùng giải phóng, sau đó anh lên Sài Gòn thọ giáo bậc tiền bối như Văn Vĩ, Năm Cơ, Tư Thiên, Bảy Bá. Tham gia các ban ca kịch Thành Công, Trầm Hoa miền Nam, Hương Thanh Bình, tên tuổi của anh rộ nở khắp nơi và anh được hai hãng băng đĩa lớn nhất Sài Gòn lúc bấy giờ là Việt Nam và Continanal mời ký hợp đồng dài hạn cho đến ngày giải phóng.

Sau giải phóng, nghệ sĩ Văn Giỏi trở thành cộng tác viên thường trực của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM trong khoảng 15 năm. Đây là giai đoạn vàng son nhất trong nghiệp cầm ca của người nghệ sĩ tài hoa này. Ngón đờn của anh lúc mượt mà trẻ trung, lúc thì lả lướt, phóng khoáng, giàu sáng tạo. Văn Giỏi tạo dấu ấn sâu sắc cho người nghe bởi tiếng đờn mang nhiều màu sắc mới, nhiều kiểu luyến láy, biến hóa khôn lường và đặc biệt là lối đờn chặn các dây trên tạo tiếng basse trầm ấm, lôi cuốn. Và phong cách này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhạc công cải lương trẻ lúc bấy giờ.

Cũng trong thời gian này, dựa trên nền nhạc thang âm ngũ cung của cải lương, nghệ sĩ Văn Giỏi đã sáng tác hai giai điệu mới là Phi Vân điệp khúc và Đoản khúc lam giang. Kết hợp với âm hưởng của ca nhạc Huế và dân ca Nam bộ, hai giai điệu trữ tình này lúc man mác du dương, lúc dịu êm sâu lắng nên nhanh chóng tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong lĩnh vực cải lương. Sau đó, cùng NSƯT Thanh Hải, anh cải biên lớp dạo đầu của giai điệu Vọng kim lang, dân ca Liên khu 5, làm nên một phong cách mới. Từ đó đến nay, hầu hết các tác giả viết vọng cổ và kịch bản cải lương đều chú ý đến 3 giai điệu này. Tiếng lành đồn xa, hàng ngàn người từ khắp nơi đến với nhạc sĩ Văn Giỏi để học đờn ca. Trong số đó, nhiều người đã công thành danh toại, mang nghệ thuật cải lương diễn tấu ở nhiều nước trên thế giới.

Ở độ tuổi lục tuần, ngón đờn của nghệ sĩ Văn Giỏi càng đĩnh đạc hơn, nét bay bổng giảm dần mà thay vào đó là phong cách vỗ êm, nét nhấn nhá sâu sắc hơn, lắng dịu hơn. Hiện nay, làm nghề tự do với mức cát xê cao nhất nước trong giới cầm đờn cải lương nhưng mỗi lần có việc làm từ thiện, ông lại hăng hái tham gia và vận động học trò cùng góp mặt vô điều kiện. Ông tâm sự: “Mình khiếm thị không làm được những công việc như nhiều người khác thì góp phần bằng tiếng nhạc, bằng tấm lòng cho quê nhà”.

NSƯT Văn Giỏi không chỉ được giới mộ điệu kính trọng, yêu mến bởi ngón đờn tài hoa mà sự phấn đấu của cuộc đời ông còn là bài học lạc quan cho những người khuyết tật.
Nguồn: báo Tiền Giang (mất tiêu link)
hehe ... sau khi luyện xong 4 câu 1256, mình sẽ quay lại bài này!

Độc Cô Cầu Bại
13-11-2008, 06:53 AM
Vậy là lúc nâng chén tiêu sầu có người đờn mình nghe rồi. :">

PP thì mới biết đến VG, chứ ĐCCB ta đã biết VG lâu lắm rồi. Thỉnh thoảng ông có tham gia chương trình VTCN, hoặc đờn cho mấy tuồng của HTV. Mà hình như người nào bị khiếm thị thì đờn rất hay. Họ trút nổi lòng mình qua tiếng đàn chăng? Trước đây có danh cầm Văn Vĩ cũng vậy. Có ai nghe tiếng đàn của VV chưa? Chỉ cần nghe vài tiếng là biết tiếng đàn của ông ngày. PP ráng đi. :">

phanphuong
13-11-2008, 07:16 AM
Có xạo không đó huynh, người không biết đờn, nghe láy đờn mà phân biệt được Văn Vỉ, Văn Giỏi là hơi siêu đó nha! ;)

Độc Cô Cầu Bại
13-11-2008, 07:22 AM
Tiếng đàn VV rất đặc biệt. Nghe là biết ngay. Không tin hỏi thử sư phụ PP coi có đúng không? ;;)

myhanh
13-11-2008, 07:33 AM
Văn Vĩ và Út Bạch Lan là hai người đồng nghiệp khi đi ăn xin và cho đến khi theo nghề hát. Trước khi gặp Phùng Há thì ngày ngày Út Bạch Lan dắt Văn Vĩ người đàn, người hát đi xin qua từng góc phố Sài Gòn hoa lệ. Rồi Phùng Há đã đưa hai người về và cải lương có thêm hai cây đại thụ "Một đệ nhất danh cầm" Văn Vĩ và sầu nữ Út Bạch Lan.
Đọc bài viết về Văn Vĩ. Bài đăng trên báo thanh niên, sau đó VnExpress đăng lại và Việt Báo copy (http://vietbao.vn/Van-hoa/Danh-cam-Van-Vi-va-noi-kho-nhuc-tuoi-tho/10871713/107/):

Văn Vĩ và nổi khổ nhục tuổi thơ
http://www2.vietbao.vn/images/vn1/van-hoa/10871713-26_vi.jpg Nhạc sĩ Văn Vĩ. Đầu thập niên 60, danh cầm khiếm thị tài ba Văn Vĩ - với tiếng đàn bay bướm tuyệt diệu đã làm say mê hàng triệu khán thính giả mộ điệu nhạc tài tử cải lương. Sự có mặt của danh cầm thời đó được các bầu sô đại nhạc hội xem trọng, là nhạc công tạo nên các tiết mục ăn khách.
Văn Tài, con trai út của nhạc sĩ Văn Vĩ, kể lại cuộc đời cha mình: "Thời niên thiếu, khi ba tôi vừa biết đàn thì cũng là lúc cô Út Bạch Lan mới biết ca, cả hai người cùng có một hoàn cảnh thiếu đói như nhau, phải đem tiếng đàn lời ca phối hợp đi... ăn xin. Ăn xin bằng ca hát lúc bấy giờ luôn gặp khó khăn, bị lính mã tà rượt đuổi, bắt bớ, hăm he. Ba tôi và cô Út phải bỏ xứ qua tận bên Miên tìm đất sống.
Tại xứ lạ quê người, cha tôi và cô Út Bạch Lan gặp được bác Hai Minh, cũng đồng hội đồng thuyền đi bán tiếng đàn lời ca để đổi lấy chén cơm và kết hợp lại thành bộ ba. Cha tôi và bác Hai Minh (sau này giàu lắm, có hiệu ảnh lớn tại ngã sáu Sài Gòn lấy tên là hiệu ảnh Quang Minh) đánh đàn, cô Út ca. Nào ngờ về sau cả ba người đều nổi danh, thành đạt, được mọi người yêu mến. Trong cuộc đời làm nhạc sĩ cho các đoàn hát, cũng có lúc cha tôi phải tủi thân với nghề khi gặp phải những tình huống bi đát xảy đến. Trong đó có một vụ gây xúc động mạnh trong lòng khán giả: một anh kép chánh trong đêm hát ca rớt nhịp, cha tôi "vớt" không kịp bị anh ta dùng cây kiếm (đang hát) đâm rách nát thùng loa khuếch đại âm thanh và chửi bới cha tôi không tiếc lời...".
Nhạc sĩ Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm, sinh năm 1929 tại xã Bình Đăng (nay là xã Bình Hưng) huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Năm lên 3 tuổi, Dậm bị mù mắt do chứng bệnh đậu mùa. Tên Đinh Văn Dậm được đổi lại là Văn Vĩ là do một người thầy thuốc bắc trị bệnh đậu mùa đặt cho theo tên một vì sao. Năm lên 7 tuổi, cậu theo cha đi định cư ở tỉnh Bạc Liêu. Lúc này Văn Vĩ đã tự đàn được một số bài bản ngắn bằng đàn cò líu (đàn cò loại nhỏ). Vài năm sau, gia đình Văn Vĩ trở về Thuận Đông. Tại nơi ở thứ ba, Văn Vĩ học đàn kìm với thầy Bảy Thừa, và trau chuốt thêm ngón đờn cò, học thêm nhạc với thầy Tư Lai.
Lúc ngón đàn kìm của Văn Vĩ trở nên tươi mát, giòn giã, đủ sức tham gia vào các buổi đờn ca tài tử, Văn Vĩ quyết tiến thêm một bước nữa: sang học đàn guitar với thầy Tư Thìn và thày Tư A ở Thủ Thiêm. Văn Vĩ vẫn chịu khó học thêm với các bậc đàn anh khác nữa là nhạc sĩ Ba Xây, thày Mười Út, thày Chín Thành...
Đến năm 14 tuổi, nhạc sĩ Văn Vĩ được nhận vào đàn cho sân khấu cải lương đầu tiên là gánh Minh Tinh, những bước tiếp theo là lên TP HCM đàn cho quán Lạc Cảnh cùng các nhạc sĩ tài danh như Bảy Hàm, Ba Xây, Tám Bằng... Nghệ danh Văn Vĩ được giới hâm mộ chú ý từ đó.
Năm 16 tuổi (1945), Văn Vĩ gia nhập các nhóm đàn ca tài tử ở TP HCM. Đến năm 1950, ông được các nhạc sĩ Bảy Hàm, Hai Biểu giới thiệu vào làm ở Đài phát thanh Pháp Á (Ban Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn do tài tử Tám Thưa làm trưởng ban), đồng thời cộng tác với các quán ca nhạc Lệ Liễu ở Thị Nghè; ở khu Kim Chung và quán Họa Mi của cô Năm Cần Thơ trong Đại Thế Giới...
Qua nhiều năm dài lận đận rày đây mai đó mang tiếng đàn tìm cuộc sống, mãi đến năm 1964 Văn Vĩ mới tậu được căn nhà trong một ngõ hẻm đường Phan Thanh Giản trên đất Sài thành, và mở lớp dạy đờn ca tài tử cải lương. Một số học trò của nhạc sĩ Văn Vĩ đã thành danh trên hai lĩnh vực đàn và ca. Đàn có nhạc sĩ khiếm thị Văn Bền, Văn Hải, Minh Thảo, Huỳnh Khải và ba đứa con trai của ông là Văn An, Văn Hậu (đã mất) và Văn Tài. Về ca có Út Bạch Lan, Thanh Hương, Minh Trung, Vương Linh, Hữu Tài, Tài Lương, Tấn An, Hoài Thanh, Thu Huệ...
Nhạc sĩ Văn Vĩ mất năm 1985, để lại trong kho tàng cổ nhạc Việt Nam một phong cách diễn tấu xuất thần, tài ba, hiếm có xưa nay.

phanphuong
13-11-2008, 07:34 AM
Dân đờn dễ thấy, dân ca thì hơi khó. Nếu vậy thì phải theo bác DCCB học ca mới được, ngọa hổ tàng long là đây! :))

Độc Cô Cầu Bại
13-11-2008, 07:39 AM
Danh cầm Văn Vĩ hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang Nghệ Sỹ - Gò Vấp. Tại nghĩa trang này có rất nhiều NS vang bóng một thời yên nghỉ. Người đã bỏ công lớn cho việc lập nghĩa trang, chùa NS này là NSND Phùng Há. Năm nay bà đã 98 tuổi thì phải.

phanphuong
13-11-2008, 03:48 PM
Mình có phiên bản độc tấu ghi ta của sư phụ, ai khoái nghe thì pm nhe. Không biết đưa lên forum sao cho hợp lý nữa!