PDA

View Full Version : Minh Vương - Chàng chăn trâu hồn nhiên


myhanh
20-01-2007, 07:42 AM
Tác giả: Hoàng Kim

http://www2.thanhnien.com.vn/Uploaded/huynhthang/Nam_2007/Thu_bay/Thu_bay_020/minh-vuong.jpg Minh Vương, Bạch Tuyết và Lệ Thủy trong vở Đời cô Lựu (ảnh: T.L) Minh Vương có khá nhiều vai diễn để đời. Từ vai Minh trong Tô Ánh Nguyệt đến vai Võ Minh Luân (Đời cô Lựu), Nguyễn Trãi (Rạng ngọc Côn Sơn), Lý Quảng (Hoa Mộc Lan)... Và những vai này suốt mấy chục năm vẫn đứng vững vàng trên sân khấu.
Điều lạ lùng nhất với Minh Vương là anh vẫn có thể đóng Võ Minh Luân 19 tuổi mặc dù bản thân đã ngấp nghé 60. Nghệ sĩ sợ nhất chuyện "cưa sừng", còn Minh Vương dường như cứ trẻ thơ đi qua vai diễn. Tôi nói "trẻ thơ" vì trong Võ Minh Luân có cái hồn nhiên trong sáng, dễ thương đến nghẹn ngào. Nét dễ thương của một đứa trẻ lớn lên mồ côi mồ cút, suốt ngày chăn trâu ngoài đồng khiến người ta xót xa. Khi cậu ta tỉnh bơ hát lên mấy câu ca dao "Ví dầu ví dẩu ví dâu - Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng - Vô chuồng rồi trâu chạy trở ra - Trở ra rồi ta lại ví vô..." thì cô Lựu - Bạch Tuyết như sụp xuống, còn khán giả cười cái rần nhưng nước mắt ứa ra. Quá tội nghiệp! Câu ca dao hài hước ở chỗ đơn điệu hình ảnh con trâu cứ chạy ra chạy vô, nhưng lại cắt lòng người bởi trong đó chứa đựng hình ảnh một thằng bé cô đơn giữa bốn bề đồng ruộng, không được học hành, không có gì giải trí, chỉ có mấy con trâu làm bạn trong cảnh đời tăm tối. Nó không ý thức được cái nghèo và sự thiếu thốn nên nó hồn nhiên nói "chăn trâu vui lắm má à!", và hồn nhiên hát. Chính sự hồn nhiên đó mới làm người xem thấm thía cái bi kịch của nó, và người mẹ đau đớn sụp xuống trong niềm hối hận xót xa. Minh Vương diễn quá hay. Anh không cường điệu nét hài, chỉ chấm phá vừa đủ, ngây ngô vừa đủ, thế là nhân vật nổi bật lên. Lối diễn này bây giờ hiếm lắm, bởi diễn viên cứ gắng sức làm "trẻ", cứ gắng sức hài hước, nên khán giả cười mà không thấm, cười mà quên mất tâm lý, tính cách nhân vật. Và chính vì vậy mà họ thấy diễn viên "cưa sừng" dù có khi diễn viên chỉ xấp xỉ 30, 40 tuổi. Còn Minh Vương cứ bình thản làm trẻ thơ nhờ ở sự chừng mực như thế.
Và cậu bé chăn trâu còn một điểm nhấn tuyệt vời nữa khi bưng ly cà phê ực một cái rồi kêu "á" lên hết hồn. Cô Kim Anh - Lệ Thủy hỏi: "Cái gì vậy?", cậu ta chép miệng: "Ngọt quá!". Nghèo tới nỗi không hề biết sữa là gì, và cứ gọi cà phê là "cà phe" quê trớt! Khán giả lại cười, và thấy thương đứt ruột. Những chi tiết rất thật của những làng quê nghèo mà ai chưa chứng kiến chắc không tin nổi. Chính vậy nên Minh Vương đã phải bảo vệ ý kiến của mình thật quyết liệt trước những người dựng vở và duyệt vở. Khi lên sàn tập, anh đã sáng tạo thêm mấy câu ca dao đó, và chi tiết uống sữa, nhưng bị cắt bỏ. Anh kiên nhẫn phân tích cho đến khi mọi người chịu mới thôi. Chợt nghĩ, nếu không chắc nhân vật Võ Minh Luân cũng bình thường như những đứa trẻ mồ côi khác, làm sao ấn tượng đến bây giờ.
Nhưng Võ Minh Luân dù sao cũng chỉ có một chiều tính cách, còn vai Nguyễn Trãi mới thật sự là thử thách của Minh Vương. Chuyên đóng kép đẹp, nên anh bất ngờ khi đạo diễn Đoàn Bá giao cho một vai lão đầy râu ria che mất khuôn mặt "ăn tiền". Nhận rồi, anh bắt đầu khổ luyện với từng dáng đi, dáng đứng, nét mặt, giọng nói. Tâm lý Nguyễn Trãi phức tạp, có đủ các cung buồn, thương, giận dữ, đăm chiêu, u hoài, xót xa vận nước, căm hận, tiếc nuối... Minh Vương nói: "Diễn xong suất nào mắt tôi cũng đau vì phải đăm chiêu, kiệt sức, không một phút nào dám lơ đễnh. Đến nỗi, có hôm ọc cơm ra vì mệt. Nhưng càng diễn càng hấp dẫn, càng yêu nhân vật". Và đây là một vai lão đã làm nên một "sao Khuê lấp lánh" trong sự nghiệp của Minh Vương.

(Nguồn:TNO)