Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
[Đăng nhập để xem liên kết. ]
Gần đây đã xuất hiện một bài thơ “chế" nói về những món ăn tương kỵ nhau. Bài thơ đã được "chế" quá đáng, nhiều chỗ phản khoa học khiến nhiều người lo ngại trong ăn uống! Hoàn toàn có sự tương kỵ trong ăn uống
Theo lương y Hoài Vũ, cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều cho rằng có sự tương kỵ trong ăn uống và trong sử dụng thuốc men. Tương kỵ là sự không hòa hợp giữa hai yếu tố khác nhau khi chúng gặp nhau, tương tác với nhau. Về Tây y, có thể nêu ví dụ: uống thuốc đông máu cùng Aspirin sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết, sử dụng Benfil pemiciline cùng với Allopuriol sẽ làm tăng phản ứng mẫn cảm. Còn y học cổ truyền có khái niệm tương ố (ghét nhau) để chỉ sự làm giảm tác dụng của nhau và tương phản gây ra tác động có hại cho cơ thể, đồng thời
chỉ rõ có 19 vị thuốc tương phản nhau, không được dùng chung mà thầy thuốc nào cũng phải biết. Ví dụ: uống thuốc ôn trung trừ hàn thì không được ăn thức ăn sống, lạnh, uống thuốc kiện tỳ tiêu đạo thì không được ăn chất béo, nhờn... Tóm lại sự tương kỵ giữa các loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh là hoàn toàn có thật mà chúng ta cần quan tâm. Có những thực phẩm khi ăn chung sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy, ho hoặc dị ứng mẩn ngứa. Nhưng nó không tương kỵ như bài thơ "chế" trong một tờ rơi diễn tả. Nhưng chớ mơ hồ
Bởi đó là những câu thơ được "chế" rất mơ hồ, không được giải thích rõ ràng, làm cho người đọc khó hiểu, hiểu lầm, hiểu sai; bên cạnh đó còn có những câu thơ "chế" phản khoa học. Chẳng hạn, câu thơ này viết: "Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh
Ăn cùng một lúc liên thanh sấm rền"
Điều này trong sách có giải thích là: "Nói chung trước hoặc sau 1 giờ uống sữa bò chúng ta không nên ăn quýt, cam, chanh, muối. Vì protein của sữa gặp axit (chất chua trong trái cây) sẽ đọng lại không tiêu hóa được và gây đầy bụng". Hoặc: "Ba ba nấu với rau sam
Bụng đau quặn lại khó toàn vẹn thân"
Về món ăn chung với nhau này, sách vở cũng có giải thích rằng: "Ba ba ăn cùng rau sam (hay rau dền) sẽ gây khó tiêu hóa, làm tích đọng trong đường ruột...", thế thôi.
Hay: "Gan lợn, giá đậu nực cười
Xào chung mất sạch bổ tươi ban đầu"
Thì sách vở cũng có ghi rõ rằng: "Chất đồng trong gan lợn sẽ đẩy nhanh tốc độ ôxy hóa vitamin C trong giá đỗ, làm mất giá trị dinh dưỡng của nó". Qua đó cho thấy người sao chép, làm thơ đã làm mập mờ nội dung của sự việc, dẫn đến sự hiểu sai, hiểu lầm. ...và phản khoa học
Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở khoa học cũng như thực tế thì thấy nhiều câu thơ "chế" là không thể chấp nhận được, như: "Trứng vịt lẫn tỏi than ôi
Ăn vào chắc chết mười mươi rõ rành"
Thực tế là trong cuộc sống thường ngày, món nem rán có trộn trứng vịt, chấm với nước nắm tỏi được sử dụng rất nhiều nhưng có sao đâu. Hoặc trứng vịt lộn thường ăn với rau răm, gừng, muối và cho thêm giấm tỏi vào cũng đâu có làm ai bị tử vong. Do vậy câu thơ trên thật hoang đường, phản khoa học, và hầu như đều giống nhau như: "Thịt gà kinh giới kỵ nhau
Cùng ăn một lúc ngứa đầu phát điên"
Thực tế đã có nhiều người ăn thịt gà với kinh giới vậy mà chưa hề thấy ngứa đầu bao giờ.
Nếu là thực phẩm thông thường, không nhiễm độc, không bị nấm mốc, ôi thiu thì ăn vào không thể gây chết người như những câu thơ "chế" trên tờ rơi như: "Mật ong, sữa, sữa đậu nành
Ăn cùng tắc tử đề phòng mau mau"
Hoặc: "Thịt rắn kỵ củ cải xào
Ăn vào sao thoát khỏi lưỡi dao tử thần"
Thật khó hiểu, không rõ ai đó đã làm bài thơ "chế" với các nội dung mơ hồ và phản khoa học như thế rồi in thành tờ rơi, phát tán cho nhiều người nhằm mục đích gì?!